Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 103: Văn bản Cô Tô - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Thu Huyền

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 103: Văn bản Cô Tô - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Thu Huyền

1) Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

2). Trọng tâm kiến thức:

 Sau tiết học, học sinh lớp 6A3 có được:

a. Kiến thức:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão qua ngòi bút miêu tả tài hoa, tinh tế của Nguyễn Tuân và đời sống con người lao động thân thiện, tích cực ở vùng đảo Cô Tô.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả cảnh sinh động, độc đáo và tài năng sử dụng ngôn ngữ miêu tả hết sức điêu luyện của tác giả.

b. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ những nét đặc sắc của một tác phẩm kí với ngôn ngữ điêu luyện, phong phú, cảm hứng dào dạt trước cảnh tượng tuyệt mỹ tác động vào giác quan nghệ sĩ.

c. Thái độ:

 Giáo dục học sinh lòng yêu mến những con người lao động bình thường ở mọi miền tổ quốc; tình yêu thiên nhiên, yêu tiếng mẹ đẻ giàu có, trong sáng.

3) Chuẩn bị:

a. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bài giảng điện tử, tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng.

Phương pháp: giảng bình, vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi.

Kỹ thuật: động não, “khăn phủ bàn”, sơ đồ tư duy.

b. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK, tìm thêm tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân và đảo Cô Tô.

 

doc 10 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 103: Văn bản Cô Tô - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 / 02 / 2011.
Ngày dạy: 21 / 02 / 2011.
 Ngữ văn 6. Tiết 103.	
 Văn bản: 
CÔ TÔ
.	 - Nguyễn Tuân -
1) Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
2). Trọng tâm kiến thức:
 Sau tiết học, học sinh lớp 6A3 có được:
a. Kiến thức: 
 - Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão qua ngòi bút miêu tả tài hoa, tinh tế của Nguyễn Tuân và đời sống con người lao động thân thiện, tích cực ở vùng đảo Cô Tô.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả cảnh sinh động, độc đáo và tài năng sử dụng ngôn ngữ miêu tả hết sức điêu luyện của tác giả.
b. Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ những nét đặc sắc của một tác phẩm kí với ngôn ngữ điêu luyện, phong phú, cảm hứng dào dạt trước cảnh tượng tuyệt mỹ tác động vào giác quan nghệ sĩ.
c. Thái độ:
	 Giáo dục học sinh lòng yêu mến những con người lao động bình thường ở mọi miền tổ quốc; tình yêu thiên nhiên, yêu tiếng mẹ đẻ giàu có, trong sáng.
3) Chuẩn bị:
a. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bài giảng điện tử, tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng.
Phương pháp: giảng bình, vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi.
Kỹ thuật: động não, “khăn phủ bàn”, sơ đồ tư duy.
b. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK, tìm thêm tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân và đảo Cô Tô.
4) Tiến trình dạy – học:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
*Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Giới thiệu bài: GV vào bài bằng việc giới thiệu về Nguyễn Tuân.
Hiếm có một nhà văn nào có bút lực tài hoa như Nguyễn Tuân, tài hoa ở cả cách sử dụng ngôn ngữ cho đến tạo lập hình ảnh. Chính vì vậy, trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân được coi là cây bút tiêu biểu. Ông được coi là một “định nghĩa” đầy đủ nhất về người nghệ sỹ. Là một cây bút tài hoa độc đáo cùng với phong cách tự do, phóng túng, Nguyễn Tuân đã tìm đến thể tùy bút và bút ký để ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, với mong muốn được bộc lộ cái tôi chủ quan, cái tôi độc đáo của mình. Đọc bài ký Cô Tô của Nguyễn Tuân, chúng ta sẽ thấy Cô Tô hiện lên nhiều vẻ đẹp qua bút lực tài hoa của nghệ sỹ ngôn từ Nguyễn Tuân. Nhà văn miêu tả vùng biển Cô Tô - đảo phía đông bắc Tổ quốc Việt Nam - vô cùng tươi đẹp, giàu có, hùng vĩ vào một ngày đầu thu sau trận bão lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm.
Kỹ thuật: “Khăn phủ bàn”, sơ đồ tư duy.
Thời gian: 8 phút.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
? GV: Dựa vào chú thích («) SGK trang 90 và phần tự tìm hiểu thêm của các con về tác giả, các con hãy giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Tuân?
( Phương pháp: hoạt động nhóm
Kỹ thuật: “ Khăn phủ bàn”
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4HS; phát giấy toki,bút; nêu yêu cầu thực hiện kỹ thuật “khăn phủ bàn”( phân công nhiệm vụ các thành viên,làm việc cá nhân đồng loạt, tích cực -> thống nhất ý kiến trong nhóm) 
- GV nêu câu hỏi: Hãy giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Tuân?
- HS ghi ý kiến cá nhân vào “riềm khăn” (nhắc lại yêu cầu tất cả HS tham gia, đồng loạt ghi ý kiến).
- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, thư ký ghi ý kiến vào phần trung tâm “khăn phủ bàn”, có thể trang trí phần trình bày của nhóm cho sinh động và hấp dẫn. Dán kết quả lên tường lớp cho các nhóm khác cùng quan sát.
- Các nhóm cùng quan sát kết quả của nhau và bổ sung ý kiến. 
Lưu ý ở kỹ thuật này HS làm việc cá nhân, sau đó làm việc theo nhóm. Sản phẩm của HS là khác nhau tùy theo mức độ các em tự tìm hiểu về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Tuân trước khi đến lớp.
Dưới đây minh họa 2 sản phẩm mong đợi:
*GV: Giới thiệu thêm:
Nguyễn Tuân rất giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc (yêu tiếng mẹ đẻ, yêu những kiệt tác văn chương cổ điển, yêu âm nhạc dân gian, yêu thiên nhiên ).
Nguyễn Tuân rất tài hoa, ông am hiểu nhiều ngành nghệ thuật và vận dụng sự am hiểu đó để sáng tác văn chương rất độc đáo.
Sự nghiệp văn chương của ông để lại rất phong phú, độc đáo và tài hoa.( Chiếu slides một số tác phẩm chính của Nguyễn Tuân và đoạn video clip về tác giả Nguyễn Tuân)
 - HS theo dõi đoạn video tư liệu về tác giả Nguyễn Tuân.
- GV: Hướng dẫn HS cách đọc đoạn trích: 
 + Giäng vui tu¬i, hå hëi, cÇn chó ý ngõng nghØ ®óng chç vµ ®¶m b¶o sù liÒn m¹ch cña tõng c©u, tõng ®o¹n.
 + Chó ý ®äc nhÊn m¹nh vµo c¸c tÝnh tõ miªu t¶ nhất là các tính từ, cụm tính từ (VD lam biÕc, vµng gißn, xanh mưît), c¸c h×nh ¶nh so s¸nh ®Æc s¾c, míi l¹, cã sù t×m tßi cña t¸c gi¶.
- GV đọc 1 đoạn sau đó gọi ít nhất 2 HS đọc VB.
 ? GV: Con hãy nêu thể loại, vị trí của đoạn trích?
Trong bài ký rất nhiều lần tác giả kể, tả ngôi thứ nhất, chứng tỏ điều gì?
HS trả lời.
GV chốt kiến thức: Vị trí ấy chứng tỏ:
- Người viết có mặt khắp nơi.
- Kể, ghi chép những điều tai nghe mắt thấy. 
 *GV chiếu các Slides về hình ảnh các chú thích :
Cô Tô: Giới thiệu đoạn video clip về cảnh đảo Cô Tô.
Giã đôi:
Đá đầu sư:
Ngấn bể:
Hải sâm:
Cá hồng:
? GV: Theo con có thể chia văn bản Cô Tô làm mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần? 
- HS trả lời.
- GV có thể khái quát hóa bằng sơ đồ tư duy. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 20 phút.
- GV chuyển ý: Phân tích văn bản theo bố cục:
+ Tiết 103: Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão.
+ Tiết 104: Hai phần còn lại
? GV: Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được tác giả ghi lại vào thời điểm nào? Vào thời điểm đó Cô Tô có gì đặc biệt? 
HS trả lời.
=> GV bình: Một thời điểm cụ thể chính xác đó là đặc điểm của thể ký.
 Đây là một khoảnh khắc bình yên khi cơn bão đã đi qua. Tại sao tác giả lại chọn thời điểm này để tả về thiên nhiên Cô Tô, qua phần tìm hiểu tiếp theo ta sẽ lý giải.
? GV: Tác giả đã chọn vị trí nào để quan sát và miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô? Vị trí quan sát đó có tác dụng như thế nào?
- HS trả lời: Vị trí quan sát: trên nóc đồn. 
Tác dụng: dễ bao quát toàn cảnh biển đảo Cô Tô.
? GV: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Con hãy tìm các từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài?
 - HS : Bầu trời “trong sáng”, cây “xanh mượt”, nước biển “lam biếc”, cát “vàng giòn”, cá nặng lưới..
?GV: Con có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ (đặc biệt là các tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô?
- Hs nêu nhận xét: Sö dông nh÷ng h×nh ¶nh chän läc, c¸c tÝnh tõ gîi t¶ mµu s¾c vµ ¸nh s¸ng võa tinh tÕ võa gîi c¶m.
?GV: Tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nào nữa? Có gì độc đáo trong cách sử dụng ấy?
HS phát hiện: Ẩn dụ “vàng giòn”: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. à Cảm nhận được sắc vàng - khô đến độ giòn của cát - một màu sắc ấm nóng và khoẻ khoắn.
?GV: Thông thường khi cơn bão đi qua, người ta thường nhận thấy sự đổ nát, tàn phá của nó. Ở bài ký này, qua các cảm nhận của nhà văn con có nhận thấy điều đó không? 
- Hs trả lời.
?GV: Qua viÖc miªu t¶ cña t¸c gi¶, con h×nh dung như thÕ nµo vÒ c¶nh ®¶o C« T« sau c¬n b·o?
- HS nêu cảm nhận.
- GV bình chốt: Cách dùng từ (tính từ, cụm tính từ) có tính gợi tả cao kết hợp các từ chỉ mức độ để diễn tả ý nghĩa tiếp diễn tăng tiến làm cho người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng, của vùng đảo Cô Tô. Thông thường khi cơn bão đi qua, người ta thường nhận thấy sự đổ nát, tàn phá của nó. Riêng ở bài ký này, qua các cảm nhận của nhà văn ta không nhận thấy điều đó; Thậm chí cảnh vật lại hiện lên như mang một sắc thái mới, tinh khôi, quang đãng như vừa được gột rửa, thay áo mới; cảnh vật bừng lên trong những nét đẹp đầy sức sống, như một cuộc hồi sinh kỳ diệu cho ta thấy Cô Tô đã đẹp nhưng giờ đây - sau cơn bão - nó lại hồi sinh nhanh chóng trong một sức sống mãnh liệt, cứ như là một phép màu nhiệm.
 => Thời khắc mà những sắc màu thiên nhiên thể hiện rõ nhất, ấn tượng nhất, ngòi bút tài hoa của tác giả bộc lộ rõ nhất.
 Từ bức tranh này chắc con đã hiểu vì sao tác giả lại chọn tả Cô Tô sau cơn bão?
=> Chọn được vị trí quan sát thích hợp (trên cao) và chỉ chọn vài chi tiết tiêu biểu để tả đã làm nổi bật được đối tượng cần tả. (Tích hợp văn miêu tả).
? GV: Con hãy phát hiện câu văn bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả khi ngắm toàn cảnh Cô Tô? 
- HS phát hiện câu văn bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả: “Cµng thÊy yªu mÕn hßn ®¶o như bÊt cø ngưêi chµi nµo ®· tõng ®Î ra vµ lín lªn theo mïa sãng ë ®©y.” 
Hoạt động 4: Tiểu kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thứ nhất.
Phương pháp:Phát vấn, khái quát hoá bằng sơ đồ.
Thời gian: 5 phút
Kỹ thuật: động não.
- GV: Tác giả đã có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh Cô Tô? Qua đó con hiểu gì về tình cảm của tác giả.
HS nêu nhận xét, cảm nhận
Yêu cầu của kỹ thuật “Động não”:
- Mỗi HS nêu 1 ý kiến. Ý kiến sau không trùng ý
 kiến trước. GV có thể ghi nhanh các ý kiến phát biểu của HS lên bảng.
- GV phân loại ý kiến của HS thành từng nhóm.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu những ý kiến mang tính khái quát). 
- GV: Khái quát hóa bằng sơ đồ tư duy.
( Có thể sử dụng sơ đồ hình cây)
Hoạt động 4: Củng cố bài học, liên hệ thực tế, thực hành trên cơ sở những kiến thức vừa tìm hiểu.
Mục tiêu: HS khắc sâu kiến thức vừa được học, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu, trò chơi.
Thời gian: 10 phút.
? GV: N­íc ta còn cã nhiÒu vïng biÓn ®¶o ®Ñp nh­ C« T«? Con có thể giới thiệu với các bạn về một vài vùng biển mà con biết được không?
- HS trả lời: VÝ dô bãi biển Nha Trang- Khánh Hòa....)
 Qua c¸c ph­¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng, con biÕt g× vÒ hiÖn tr¹ng cña nh÷ng c¶nh ®Ñp ®ã?
- NhiÒu vïng biÓn ®ang bÞ « nhiÔm nghiªm träng.
-?GV: Theo con lÝ do v× sao?
- HS: Do ý thøc cña con ng­êi ( vøt r¸c bõa b·i; chÊt th¶i c«ng nghiÖp;...)
- GV kết luận: Cô Tô vốn là một trong những vùng có rạn san hô đẹp nhất... trong rạn san hô bị cạn kiệt, khiến các loài rong, tảo biển sống trên rạn là thức ăn của cá phát triển mạnh. Rong, tảo biển che phủ các rạn san hô, làm san hô không quang hợp được và chết. Trông... rạn san hô đẹp, có các loài cá kinh tế, cá cảnh Nơi đây có rất nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, sinh thái, vui chơi giải trí trên biển. Nhưng theo ông Chu Tiến Vĩnh, mặc dù có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng với thực tế hiện nay, Cô Tô đã trở thành vùng biển có mức độ bị đe doạ cao. Bãi biển Cô Tô bắt đầu có nguy cơ ô nhiễm do nề nếp sinh hoạt của người dân trên đảo và rong biển chết trôi dạt vào bờ không được thu dọn, xung quanh khu vực dân cư có rất nhiều rác thải, mất vệ sinh. Đặc biệt, ngay phía trước nhà khách UBND huyện và vị trí ngay trung tâm thị trấn, là một bãi tắm rất đẹp, nhưng người dân ném các loại rác thải, chai lọ vỡ đủ loại ra bờ biển.
?GV: VËy chóng ta ph¶i lµm g× ®Ó nh÷ng vïng biÓn ®¶o ®ã m·i m·i ®Ñp nh­ c¶nh ®¶o C« T« trong những trang kí của Nguyễn Tuân?
- HS trả lời.
I/ Đọc – tìm hiểu chú thích :
1. Tác giả : (SGK/66)
2.Tác phẩm
 a. Thể loại: Kí
 b. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần cuối của bài kí Cô Tô.
 c. Chú thích:
 3. Bố cục:
 3 phần:
 Đoạn 1: 
 Từ đầu  “ở đây” ® Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã đi qua.
 Đoạn 2: 
“Mặt trờinhịp cánh” ® Cảnh mặt trời mọc trên biển.
 Đoạn 3: 
Còn lại. ® Cảnh sinh hoạt trên biển.
II/ Đọc – tìm hiểu văn bản:
1.Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão: 
 - Thời gian: 
+ Ngày thứ năm trên đảo 
+ Cô Tô sau cơn bão 
 - Vị trí quan sát: trên nóc đồn
 - Vẻ đẹp của đảo Cô Tô:
+ Trong trẻo, sáng sủa.
+ Bầu trời cũng trong sáng.
+ Cây cối xanh mượt,
+ Nước biển lam biếc, đậm đà.
+ Cát vàng giòn.
+ Cá nặng lưới.
Cảnh biển Cô Tô
 Trong trẻo,tươi sáng . Sức sống mãnh liệt. 
 Sự hồi sinh kỳ diệu.
 ®T¸c gi¶ lµ ngưêi yªu mÕn, gÇn gòi, g¾n bã víi quª hư¬ng.
III. Luyện tập
- Liên hệ thực tế.
- Trò chơi “Ai là triệu phú”.
(Cài đặt chương trình Ai là triệu phú.
Các câu hỏi nhằm củng cố lại tiết học
HS tham gia chơi trò chơi)
 - Sáng tác
Giới thiệu về Cô Tô bằng một đoạn thơ do GV tự sáng tác.
C« T« sau b·o,
Trong s¸ng l¹ th­êng.
Trêi như cao h¬n,
N¾ng gißn b·i c¸t,
Sãng biÓn vui h¸t,
Ngîi ca quª hư¬ng.
Thªm mÕn, thªm th­¬ng
§¶o xa Tæ quèc.
Lßng thÇm m¬ ­íc
§Õn ®¶o Thanh Lu©n.
M·i nhí NguyÔn Tu©n
Tµi hoa tay bót,
Tõng giê, tõng phót
§¾m say c¶nh trêi
T×nh göi trong lêi
Ho¹ tranh ®Êt nưíc.
5. Hướng dẫn học bài:
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học bài ở nhà
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Học bài. Đọc và tiếp tục tìm hiểu văn bản. Chú ý trả lời các câu hỏi: Cảnh mặt trời lên được tả có gì đặc sắc? Nghệ thuật chủ yếu là gì? Cảnh sinh hoạt của con người ra sao? 
 *Rút kinh nghiệm: ( Sau giờ dạy)
Về thời gian:...................................................................................................................
Về nội dung...................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Về phương pháp và kỹ thuật dạy học.............................................................................
.......................................................................................................................................
MỘT SỐ LỜI BÌNH THAM KHẢO:
Tác giả :
 	Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.
Bút ký: thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các phương thức mà ta có bút ký chính luận, bút ký tùy bút v.v
Tùy bút: Là một thể của ký đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá.
Lưu ý khi giảng dạy Cô Tô: Ở bài ký này, ngoài những nội dung trên còn phải lưu ý dẫn dắt học sinh vấn đề sau: toàn bộ bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở trên được quan sát và miêu tả, cảm nhận vào một thời điểm đặc biệt: Sau cơn bão.
Ví dụ "Sau mỗi lần giông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy..." và một loạt hình ảnh minh hoạ cho điều đó.
 "Cây lại thêm xanh mượt
 Nước lại lam biếc đậm đà hơn
 Cát lại vàng giòn hơn nữa...
 Lưới càng thêm nặng
 Dấu vết của bão tố còn đó mà người dân đảo như đã quên hẳn nó, nhịp sống lại mau chóng hồi sinh- phải chăng là một cánh rất khéo để tác giả khẳng định sức sống, sự lao động hăng say trong công cuộc xây dựng XHCN những năm 70 của người dân biển đảo Cô Tô. Mặt khác để khẳng định sức sống của chính họ - đã từng quen với boã tố thiên nhiên, bão tố cuộc đời - điềm tĩnh và bình thản trước nó. Điều này rất thật, rất hay và cũng giàu ý nghĩa. Đây là những gì mà Nguyễn Tuân muốn ca ngợi khi tới vùng đất phía Đông Bắc của Tổ quốc này để thực tế và sáng tác. Ta càng thấy rõ sức sống của quần đảo này - một sự trân trọng và trìu mến của tác giả dành cho cảnh và người nơi đây.
Tất cả những chi tiết trên nhà văn đã có dụng ý miêu tả để người đọc cảm nhận sự hồi sinh kỳ diệu của thiên nhiên và con người sau cơn bão chứ không phải là một thời điểm nào khác. Khẳng định sức sống của con người và cuộc sống nơi đây cũng là một cách để ngợi ca công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc những năm 70; bởi vậy, những trang ký rất thực, kể tả chuyện mà thật vô cùng lý thú và lôi cuốn người đọc.
Một điều nữa cũng cần lưu ý là cho học sinh nhận rõ thể loại của văn bản. Nếu không các em sẽ không phân biệt được đây là bài ký hay là bài văn miêu tả, nhất lại là bài mở đầu cho thể loại này.
Muốn vậy, người dạy phải lưu tâm những chi tiết sau:
"Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô..."
"... Ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân..."
Anh hùng Châu Hoà Mãn; HTX Bắc Loan Đầu; Những địa danh: Vịnh Bắc Bộ, Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam...
Những tên gọi, cách chỉ thời gian, không gian này là có tính xác thực. Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh để các em hiểu: Cái đẹp ấy vốn có trong cuộc sống nhưng hoàn hảo hơn qua cách nhìn, cách cảm nhận của nhà văn, từ đó để khái quát nên cái tài, cái tâm của tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docT103Co ToGA thi GVG TP HN co ung dung ki thuat DH moi.doc