Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1 đến 23

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1 đến 23

Tuần 1

Tiết 1

Văn bản: Con rồng cháu tiên

(Truyền thuyết)

A. Mục tiêu.

Giúp học sinh:

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.

- Kể được chuyện.

B. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK + SGV + STK soạn bài.

- Tranh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con.

- Tranh ảnh về đền Hùng (nếu có).

2. Học sinh.

- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK.

C. Tiến trình bài dạy.

I. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số.

 

doc 82 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1 đến 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Văn bản: Con rồng cháu tiên
(Truyền thuyết)
A. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.
- Kể được chuyện.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK + SGV + STK soạn bài.
- Tranh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con...
- Tranh ảnh về đền Hùng (nếu có).
2. Học sinh.
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK.
C. Tiến trình bài dạy.
I. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách vở bộ môn của học sinh đầu năm.
III. Bài mới.
Giáo viên vào bài: “Con Rồng cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên” là gì? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy, truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu truyện này? Tiết học sẽ giúp ta trả lời các câu hỏi ấy.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
ghi bảng
Hoạt động 1.
G- Hướng dẫn cách đọc: Đọc diễn cảm, chú ý nhấn mạnh ở một số chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, về nguồn gốc và hình dạng của LLQ và AC.
- Đọc mẫu: Từ đầu đ “thần mới hiện lên”.
? H1 đọc tiếp đến “khoẻ mạnh như thần”.
? H2 đọc tiếp đến “rồi chia tay nhau lên đường”.
? H3 đọc tiếp đến hết.
GV nhận xét và sửa cách đọc cho học sinh.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
? Truyện “CRCT” thuộc thể loại truyền thuyết, dựa vào truyền thuyết dấu sao SGK/7, em hãy cho biết thế nào là truyền thuyết?
- Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
2. Chú thích.
*Truyền thuyết.
- Là loại truyện...
- Thường có yếu tố...
- Thể hiện thái độ...
? Yêu cầu học sinh trình bày các chú thích (1) (2) (3) (5) (7)?
Hoạt động 2
? VB2 “CRCT” là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi 3 đoạn :
- Đoạn 1: Từ đầu đ “Long Trang”
- Đoạn 2: Tiếp đ “Lên đường”
- Đoạn 3: Phần còn lại.
II. Phân tích văn bản.
1. Bố cục.
- 3 phần
Em hãy quan sát các đoạn đó trong văn bản và nêu sự việc chú thích được kể trong mỗi đoạn?
- Đ1: Việc kết hôn của LLQ và AC.
- Đ2: Việc sinh con và chia con của LLQ và AC.
- Đ3: Sự trưởng thành của các con LLQ và AC
? Theo dõi đoạn 1, hãy tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của LLQ và AC?
 LLQ
- Con trai thần Long Nữ
- Mình rồng, sức khỏe vô địch.
- Diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
ị Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng
 AC
- Là con Thần Nông
- Xinh đẹp tuyệt trần.
- Yêu thiên nhiên, cây cỏ.
ị Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ
2. Phân tích.
a. LLQ và AC kết hôn.
LLQ
AC
? Từ đó cho thấy những vẻ đẹp nào được thể hiện ở 2 vị thần này?
? Từ đó cho thấy những vẻ đẹp nào được thể hiện ở 2 vị thần này?
GV: Hình ảnh LLQ diệt trừ 3 con quái vật (Ngư tinh ở vùng biển, Hồ tinh ở đồng bằng, Mộc tinh ở miền núi) chính là sự nghiệp mở nước, là sự phản ánh dưới hình thức huyền thoại hoá quá trình chinh phục thiên nhiên và mở mang đất nước của tổ tiên người Việt ta.
? LLQ kết duyên cùng AC, có nghĩa là vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hoà hợp. Theo em, qua mối duyên tình này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc.
- Dân tộc ta có nòi giống cao quý, thiêng liêng.
ị Nòi giống cao quý, thiêng liêng.
? Qua sự việc này, người xưa còn muốn biểu lộ tình cảm nào đối với cội nguồn dân tộc?
- Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng cháu Tiên.
GV: Mối duyên tình giữa hai vị thần LLQ và AC đã đem đến điều kì diệu nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
b. LLQ và AC sinh con và chia con.
? Chuyện AC sinh nở có gì kì lạ?
- Sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe mạnh.
- AC sinh bọc trăm trứng nở thành trăm người con...
? Theo em chi tiết mẹ AC sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khoẻ mạnh có ý nghĩa gì?
- Mọi người dân đất nước VN đều có chung một nguồn gốc. Cũng chính từ sự kiện mẹ AC sinh ra một bào thai trăm trứng mà người dân VN ta gọi nhau là “đồng bào” (Đồng: cùng, bào: bào thai)
? Như trên đã nói, LLQ và AC kết duyện cùng nhau khi 2 thần “kẻ dưới nước, người trên cạn, tính tình tập quán khác nhau”, vậy điều gì đã xảy ra?
- Không cùn nhau ở một nơi lâu dài được nên phải chia con.
? LLQ và AC đã chia con ntn? và để làm gì?
- Chia 50 người theo mẹ lên rừng, 50 con theo cha xuống biển để cùng cai quản các phương.
- AC và 50 con lên rừng, LLQ và 50 con xuống biển.
? Qua sự việc cha LLQ và mẹ AC mang con lên rừng và xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì?
- ý nguyện phát triển dân tộc: làm ăn mở rộng đất đai.
- ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc, mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
? Vậy theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
- Con cháu LLQ và AC, con Rồng cháu Tiên.
ị Người Việt Nam có chung nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
GV: Truyện còn kể về sự trưởng thành của các con của LLQ và AC. Chúng ta cùng tìm hiểu phần cuối.
c. Sự trưởng thành của các con LLQ và AC.
? Sự ra đời của nhà nước Văn Lang có liên quan gì đến truyền thuyết LLQ và AC?
- Con trưởng theo AC được tôn làm Vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền ngôi đều lấy hiệu là Hùng Vương không hề thay đổi.
- Lập nên nhà nước Văn lang, hiệu là Hùng Vương không hề thay đổi.
? Sự việc trên có ý nghĩa gì đối với việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc của người Việt ta?
- Dân tộc ta có từ lâu đời, trải qua các triều đại Hùng Vương, Phong Châu là đất Tổ, dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, thống nhất và bền vững.
Hoạt động 3
III. Tổng kết.
? Em hiểu ntn là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
- Không có thật, được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.
1. Nghệ thuật.
? VB2 “CRCT” có những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nào? vai trò của các chi tiết này trong truyện?
- Chi tiết kỳ ảo: hình tượng các nv LLQ và AC, hình tượng bọc trăm trứng.
- Vai trò:
+ Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nv, s.kiện.
+ thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, d.tộc đ người đọc tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
- Các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
H thảo luận: nhóm bàn
2. Nội dung
? Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết CRCT?
? Truyền thuyết CRCT đã bồi đắp cho em những tình cảm nào?
? Các truyền thuyết có liên quan đến sự thật lịch sử xa xưa. Theo em truyền thuýêt CRCT phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ.
- Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý, là một khối đoàn kết, thống nhất, bền vững.
- Tự hào dân tộc, yêu quý truyền thống dân tộc, đk thân ái với mọi người.
- Thới đại các vua Hùng, đền thờ vua Hùng ở Phong Châu – Phú Thọ, giỗ tổ Hùng Vương (10.3) hàng năm.
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
- Thể hiện ý nguyện đk dân tộc.
? Đọc ghi nhớ sgk /8?
3. Ghi nhớ (sgk/8)
Hoạt động 4 
IV. Luyện tập.
? H kể diễn cảm lại truyện “CRCT”?
? Đọc thêm sgk?
- Y/c kể diễn cảm, đảm bảo các sv chính của truyện.
- Kể m. hoạ cho tranh/sgk 6
1. Kể diễn cảm truyện “CRCT”
2. Đọc thêm sgk.
IV. Củng cố.
? Nêu nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa của truyện “CRCT”?
- Nghệ thuật: Sử dụng các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo...
- Nội dung: Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi
Thể hiện ý nguyện đoàn kết dân tộc.
V. HDVN
- Học bài: kể diễn cảm truyện, làm bài tập 1 phần luyện tập sgk/8
- Soạn: bánh chưng, bánh dày.
D. Rút kinh nghiệm.
Tiết 2
Văn bản: bánh chưng bánh dày
	- Truyền thuyết-
A. Mục tiêu.
Giúp học sinh
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện.
- Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK, SGV, STK, soạn bài.
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi sau bài của văn bản “BCBD”
C. Tiến trình bài dạy.
I. ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ.
? Kể ngắn gọn truyện “Con Rồng cháu Tiên” ? ý nghĩa của truyện là gì?
* Đáp:
- Kể ngắn gọn truyện “Con Rồng cháu Tiên” càn đảm bảo các chi tiết sau:
+ LLQ và AC là con trai thần Long Nữ, thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, ăn ở.
+ AC là con Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ.
+ Hai người gặp nhau và lấy nhau, rồi Ac sinh bọc trăm trứng, 100 trứng nở ra 100 người con khoẻ mạnh tuấn tú.
+ LLQ và AC kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau nên không ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Hai thần đã chia con: 50 người con lên rừng theo mẹ, 50 người con xuống biển theo cha cùng nhau cai quản các phương.
+ Người con trưởng theo mẹ AC được tôn làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, đóng đo ở Phong Châu và đặt tên nước là Văn Lang...
- ý nghĩa của truyện:
Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
III. Bài mới.
GV: Hằng năm, mỗi khi xuân về Tết đến, nhân dân ta, con cháu của các Vua Hùng, từ miền xuôi đến miền ngược, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Phong tục gói bánh chưng, bánh dày ngày Tết có từ bao giờ và ý nghĩa của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1
I. Đọc, chú thích.
Hướng dẫn cách đọc: to, rõ ràng, chú ý nhấn mạnh ở chi tiết: thần mách Lang Liêu cách làm bánh những lời vua Hùng ra đố và tuyên bố kết quả giải đố.
1. Đọc.
Đọc mẫu: Từ đầu đ “ có Tiên Vương chứng giám”
? H đọc tiếp đ “tầm thường quá”
? H đọc tiếp đ “đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương”.
? H đọc tiếp đến hết.
Nhận xét cách đọc của học sinh.
? Hs trình bày các chú thích (1), (2), (3), (4), (7), (8), (9), (12), (13)?
- Hs dựa vào SGK/11,12
2. Chú thích.
sgk/11,12
Hoạt động 2
II. Phân tích văn bản.
Văn bản có thể chia làm 3 đoạn như sau:
- Đ1: Từ đầu đ “chứng giám”
- Đ2: Tiếp đến đ “...hình tròn”
- Đ3: Còn lại
? Em hãy nêu nội dung chính mỗi đoạn
- Đ1: Hùng Vương mở cuộc thi tài.
- Đ2: Diễn biến cuộc thi.
- Đ3: Kết quả cuộc thi.
1. Bố cục.
- 3 phần
Theo dõi Đ1 văn bản cho biết lý do vua Hùng mở cuộc thi là gì?
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao và b ... ề văn bản TS
- Tài liệu: STK BG + Hệ thống câu hỏi
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp: đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình
- Cách thức: hoạt động cá nhân, nhóm.
D. Tiến trình bài dạy
I> ÔĐTC
II. KTBC
? Kể lại 1 đoạn truyện “Sự tích hồ gươm”? Nêu ý nghĩa của truyện?
* Yêu cầu:
- H kể lại đoạn truyện mình thích bằng lời văn, kể diễn cảm
- ý nghĩa của truyện
+ Ca ngợi tính chất chính nghĩa, t/c nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do lê lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV
+ Nhằm giải thích tên gọi Hoàn Kiếm và thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc
III. Bài mới.
Trong VHDG, truyện cổ tích là thể loại rất tiêu biểu, được mọi người ưa thích. Không có 1 truyện cổ tích nào có tuổi đời trẻ hơn tuổi ông bà chúng ta, nhưng cũng rất kì lạ, không có 1 truyện cổ tích nào già nua trong đôi mắt, tâm hồn của lớp lớp thế hệ mới.
Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích VN được nhân dân ta rất yêu quí. Cuộc đời và chiến công của TS ntn? Câu chuyện hay và hấp dẫn người đọc vì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu?
Hoạt động 1
I. Tìm hiểu tác giả - tác phẩm
? Tác giả “Thạch Sanh” là gì? 
- là sáng tác của nhân dân
1. Tác giả:
- sáng tác của nhân dân
? Truyện “TS” là loại truyện nào của VHDG?
- Cổ tích
2. Tác phẩm
- Là truyện cổ tích
? Dựa vào chú thích SGK/53, em hãy cho biết thế nào là truyện cổ tích? So sánh với truyền thuyết
? Truyện cổ tích TS kể về c/đ của kiểu nv nào?
H dựa vào sgk/53 trả lời
- Dũng sĩ
* Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về c/đ 1 số kiểu nhân vật:
+ nv bất hạnh...
+ nv dũng sĩ...
+ nv thông minh, ngốc...
+ nv là động vật...
hướng dẫn đọc: đọc to, rõ ràng, nhấn mạnh những chiến công của TS. Thể hiện giọng của từng nhân vạt: thạch sanh: thật thàm tin người, mẹ con lí thông nham hiểm, độc ác.
- Đọc mẫu: từ đầu -> “thần thông”
3. Đọc – chú thích:
a, Đọc – kể
? 3H lần lượt đọc tiếp đến hết?
+ Tiếp đến “phong cho làm Q. công
+ Tiếp đến “hoá kiếp thành bọ hung”
+ Phần còn lại
GV nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS
? Tóm tắt các sv trong chuỗi các sv của truyện?
HS thảo luận nhóm bàn 2’
GV đưa bảng phụ ghi chuỗi sv:
1. Thạch sanh ra đời
2. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông
3. Thạch Sanh diệt Chằn Tinh, bị Lí Thông cướp công
4. TS diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công
5. TS diệt Hồ Tinh, cứu Thái Tử, bị vu oan, vào tù
6, TS được giải oan
7. TS chiến thắng 18 nước chư hầu.
8. TS cưới công chúa, lên nối ngôi Vua
b, chú thích
? Kể lại 1 đoạn truyện theo 1 sv mà em thích?
Hoạt động 2.
? Truyện chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- 3 phần: + từ đầu -> “thần thông”: sự ra đời của TS
+ Tiếp -> về nước: những thử thách mà TS trải qua
+ Còn lại: TS được lên ngôi vua
? theo em bố cục 3 phần đó tương ứng với bố cục nào của bài văn tự sự: 3 phần: MB – TB - KB
? Theo em trong truyện này nhân vật chính là ai? Nhân vật phụ là ai? Vì sao?
- Nhân vật chính: TS: nêu chủ đề, tư tưởng của truyện
- Nhân vật phụ: Lí Thông, Công Chúa ... giúp nv chính hành động
? Sự ra đời và lớn lên của TS có gì bình thường và khác thường?
H thảo luận nhóm 2’ -> ghi bảng phụ -> dán bảng
2. Phân tích:
a. Sự ra đời và lớn lên của TS
GV nhận xét -> chuẩn xác
- Bình thường: + là con 1 gđ nông dân tốt bụng
+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi
- Khác thường: + Ra đời do Ngọc Hoàng sai Thái Tử đầu thai xuống làm con
+ Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra TS
+ TS được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông
- TS ra đời và lớn lên vừa bình thường và vừa khác thường => vừa gần gũi , vừa lớn lao, đẹp đẽ
? Kể về sự ra đời của TS vừa bình thường vừa khác thường như vậy, Theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?
- TS là con của người dân thường, c/đ và số phận rất gần gũi và nd
- Sự khác thường nhằm tô đậm t/c kì lạ đẹp đẽ cho nv làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
Nhân dân ta quan niệm rằng, nv ra đời và lớn lên kì lạ như vậy, tất sẽ lập được chiến công và những con người bình thường cũng là những con người có khả năng, phong cách kì lạ, khác thường. Vậy chàng TS có những khả năng và phong cách kì lạ, khác thường nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
Dừng tiết 1
? Em hãy tóm tắt lại những thử thách cung với chiến công mà TS đã đạt được? 
- Khó khăn, thử thách ngày càng tăng, thử thách sau khó khăn so với thử thách trước
- Thử thách càng khó khăn thì chiến công càng to lớn, rực rỡ, vẻ vang.
b, Những thử thách chiến công của TS:
- Canh miếu diệt chằn tinh, thu cung tên vàng
- Diệt đại bàng cứu công chúa
? Theo em, vì sao TS có thể chiến thắng vẻ vang và liên tiếp lập được những chiến công? (MĐ chiến đấu và tài năng ntn?)
- MĐ: cứu dân, cứu người bị, bảo vệ đất nước => chiến đấu vì cái thiện, vì nhân nghĩa.
- Tài năng: có nhiểu phép thần thông, có những phương tiện chiến đấu thần kì (cung tên, đàn, niêu cơm)
- Cứu con vua Thuỷ Tề - được đàn thần
- Bị vu oan phải vào ngục -> gẩy đàn giải oan, Vạch mặt Lí Thông
- Đánh đuổi quân 18 nước chư hầu.
? Đúng là “lửa thử vàng” sau mỗi lần thử thách, TS lại bộc lộ những phẩm chất đáng quý, đó là những phẩm chất nào?
GV gợi ý
? Việc TS kết nghĩa Lí Thông, bị lợi dụng sức lực, bị mẹ con LT liên tiếp lừa hết lần này đến lần khác nhưng TS không hề oán hận và còn tha cho mẹ con LT cho thấy chàng là người như thế nào?
- Thật thà, chất phác, nhân hậu, vị tha
* Phẩm chất của TS
- Thật thà, chất phác, nhân hậu, vị tha
- Dũng cảm, tài năng
- Nhân đạo yêu hoà bình
?Sẵn sàng tiêu diệt cái ác trừ hại cho dân, luôn thẳng tay trừng trị cái ác cho thấy TS là người ntn?
- Dũng cảm, sẵn sàng làm việc nghĩa
? Việc TS tha tội và thiết đãi cơm 18 nước chư hầu còn nói lêm phong cách nào ở con người này?
- Nhân đạo, yêu hoà bình
? Thạch Sanh tiêu biểu cho ai? Cho điều gì?
- TS là biểu tượng tuyệt đẹp của con người VN: thật thà, chất phác, nhân hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ người dân vô tội, nhân đạo, yêu hoà bình
- TS đại diện cho điều THIệN
? Trong truyện nhân vật nào đối lập với TS về tính cách và hành động? Chỉ ra sự đối lập đó?
- Lí Thông: ích kỉ, xảo trá, nham hiểm
* Nv lí thông:
- ích kỉ, xảo trá, nham hiểm
-> đại diện cho cái ác
? Lí Thông đại diện cho điều gì?
- Đại diện cho cái ác.
TS là nhân vật chính diện tiêu biểu cho cái thiện, LT là nhân vật phản diện đại diện cho cái xấu, cái ác. Truyện cổ tích luôn phản ánh sự đối lập, mâu thuẫn, đấu tranh giữa cái thiện và cái ác
? Ngoài nv phụ Lí Thông trong truyện còn có Công Chúa nv phụ có vài trò quan trọng. Theo em vai trò quan trọng đó là gì?
- Giúp TS giải oan, trừng trị kẻ ác, bộc lộ phong cách (nhân đạo, yêu hoà bình)
? Kết thúc truyện TS ntn?
? Em có nhận xét gì về kết cục này? (kết thúc này phản ánh điều gì giữa cái thiện và cái ác? có phổ biến không? VD?)
c, Thạch Sanh cưới Công Chúa, lên ngôi vua
-> cuối cùng cái Thiện luôn chiến thắng cái ác.
Đây là ước mơ, niềm tin của nd trước công lí, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, nhân nào quả ấy..., ước mơ đổi đời của nd
VD: Tấm cám, Sọ Dừa, cây bút Thần
Hoạt động 3
? Em đọc được những nội dung gì từ truyện cổ tích “TS”?
- Kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa, chống quân xâm lược
- Thể hiện ước mơ, niềm tin đạo đức, công lí, tư tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân
III. Tổng kết
1. Nội dung
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện TS là gì? (có nhiều chi tiết thần kì)
2. Nghệ thuật
? Hãy nêu các chi tiết thần kì trong truyện? ý nghĩa của các chi tiết đó?
- Sự ra đời và lớn lên kì lạ của TS: nhấn mạnh tô đậm sự đẹp đẽ, lớn lao hình tượng người dũng sĩ
- Cung tên vàng: sức mạnh của cái thiện
- Tiếng đàn: của công lí giúp nhân vật giải oan, của tinh thần yêu chuộng hoà bình, vũ khí cảm hoá kẻ thù
- Niêu cơm: Tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình
? H đọc ghi nhớ SGK/67
3. Ghi nhớ (SGK/67)
Hoạt động 4
IV. Luyện tập
? Các bức tranh trong SGK/63, 65 minh hoạ cho nội dung nào? Hãy kể diễn cảm đoạn truyện đó bằng lời văn của mình?
- H63: Thạch Sanh bắn đại bàng
- H65: Thạch Sanh thiết đãi quân 18 nước chư hầu
IV. Củng cố
? Nội dung và nghệ thuật của truyện?
? Đọc bài đọc thêm?	
V. HDVN
- Học thuộc ghi nhớ – Làm BT 1, 2 phần lí thuyết SGK/67
- Soạn: Chữa lỗi dùng từ
E. Rút kinh nghiệm
Tiết 23.
Chữa lỗi dùng từ
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Giúp H nắm được nghĩa của từ
2. Kĩ năng
- Giúp H nhận ra các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm
3. Thái độ
- Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ
B. Phương tiện dạy học
- Đồ dùng: bảng phụ, bút dạ
- Tài liệu: TKBG NV6, ngữ pháp TV, TV thực hành
C. Cách thức tiến hành:
- Phương pháp: gợi mở, nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, nhóm
D. Tiến trình bài dạy
I. ÔĐTC
II. KTBC:
? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa? Cho ví dụ?
? Bài tập 5 sbt/23, 24?
* Yêu cầu:
1. Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa
VD: đầu trọc, đầu bàn, đầu làng, đầu dây
2. Chín1: nghĩa 1; Chín2: 3; chín3: 4; chín4: 1
Chín5: 2; Chín6: 1; Chín7: 4
III. Bài mới
Từ có 2 mặt nội dung và hình thức. Không từ nào chỉ có nội dung mà có hình thức. Trong thực tế có nhiều trường hợp dùng từ không đúng có thể do không nhớ chính xác nghĩa của từ hoặc do dùng 1 cách vô thức. Đó là những lỗi dùng tự nào? chúng ta cùng tìm hiểu tiết học này
Hoạt động 1:
* Bước 1: Tìm hiểu lỗi lặp từ
? Đọc VD a, b: mục I SGK/68?
Treo bảng phụ có ghi VD
A. Lí thuyết
I. Lặp từ
1. Ví dụ (SGK/68)
? Chỉ ra những từ ngữ giống nhau ở mỗi ví dụ a, b? Mỗi từ đó được lặp lại mấy lần?
a, Tre: 7 lần, giữ 4 lần, anh hùng: 2 lần
b. Truyện dân gian: 2 lần
2. Phân tích
VD a
VD b
- Từ lặp lại: tre, giữ, anh hùng -> nghệ thuật: điệp từ
- Từ lặp lại: truyện dân gian -> lỗi: lặp từ
? Việc lặp lại các từ ở VD a có gì khác việc lặp lại ở vd b?
- VD a: lặp lại có tác dụng nhấn mạnh, tạo nhịp điệu hài hoà như 1 bài thơ cho đoạn văn xuôi -> Điệp từ
- VD b: không có tác dụng => làm câu văn lủng củng, nặng nề => lỗi lặp từ.
? Theo em: vì sao lại mắc lỗi lặp từ
- Thiếu cân nhắc, chọn lọc, suy nghĩa khi dùng từ, vốn từ còn nghèo, túng từ
- Diễn đạt yếu
3. Nhận xét:
- Lặp từ: làm câu văn lủng củng, nặng nề -> do nghèo vốn từ, diễn đạt yếu.
? Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ ở ví dụ b.
H thảo luận nhóm bàn -> ghi bảng phụ -> dán bảng
Nhận xét, chuẩn xác.
Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
Vì truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 dot 1.doc