Giáo án Ngữ văn 6 - Nguyễn Trung Toàn - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn 6 - Nguyễn Trung Toàn - Năm học 2008-2009

 TUẦN 1- BÀI 1 :

 VĂN BẢN : Con Rồng cháu Tiên

1- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :- Giúp học sinh :

 + Hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết

 + Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

 + Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kì ảo của truyện

 + Kể được truyện

2-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

a- Giới thiệu bài :

Truyền thuyết là một loại truyện dân gian được nhân dân ta sáng tác bằng trí tưởng tượng vô cùng phong phú của mình và được lưu truyền từ đời này sang đời khác .Đọc những câu chuyện truyền thuyết ta không chỉ bắt gặp những tên người , tên núi tên sông như Lạc Long Quân , Âu Cơ , Thánh Gióng , An Dương Vương , núi Sóc Sơn , thành Cổ Loa .mà còn tìm thấy trong đó một pho sử hào hùng về thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông ta.Với những cốt lõi là sự thật lịch sử , cùng với trí tưởng tượng phong phú , nhân dân ta đã thể hiện thái độ và cách đánh giá của mình về những sự kiện và nhân vật lịch sử .Chính vì vậy mà người đọc không nhầm lẫn trang truyền thuyết đầy chất thơ với những những trang

 sử kí mà bao đời nay ông cha ta đã viết nên .Đúng như Chủ tịch Phạm Văn Đồng đã nhận định :”Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá , gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng , chắp đôi cánh của sức tưởng tượng nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người yêu thích”.Hôm nay cô trò mình cùng đọc và tìm hiểu những trang truyền thuyết như thế .

 

doc 83 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Nguyễn Trung Toàn - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng giáo dục huyện Kiến Thụy
Trường THCS Đại hợp
Giáo án 
Người soạn: Nguyễn Trung Toàn
Nhóm ngữ văn 6- Tổ KHXH
Năm học 2008 -2009
Ngày soạn : ......./9/200 Ngày dạy : ......./9/200
 Tuần 1- Bài 1 :
Kết quả cần đạt:
*Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết .Hiểu nội dung , ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con Rồng cháu Tiên”và “bánh chưng bánh giầy”trong bài học .Kể được hai truyện này.
*Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở bậc Tiểu học.
*Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.
 Văn bản : Con Rồng cháu Tiên
1- Mục tiêu cần đạt :- Giúp học sinh :
 + Hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết 
 + Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên 
 + Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kì ảo của truyện 
 + Kể được truyện 
2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
a- Giới thiệu bài :
Truyền thuyết là một loại truyện dân gian được nhân dân ta sáng tác bằng trí tưởng tượng vô cùng phong phú của mình và được lưu truyền từ đời này sang đời khác .Đọc những câu chuyện truyền thuyết ta không chỉ bắt gặp những tên người , tên núi tên sông như Lạc Long Quân , Âu Cơ , Thánh Gióng , An Dương Vương , núi Sóc Sơn , thành Cổ Loa ...mà còn tìm thấy trong đó một pho sử hào hùng về thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông ta.Với những cốt lõi là sự thật lịch sử , cùng với trí tưởng tượng phong phú , nhân dân ta đã thể hiện thái độ và cách đánh giá của mình về những sự kiện và nhân vật lịch sử .Chính vì vậy mà người đọc không nhầm lẫn trang truyền thuyết đầy chất thơ với những những trang
 sử kí mà bao đời nay ông cha ta đã viết nên .Đúng như Chủ tịch Phạm Văn Đồng đã nhận định :”Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá , gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng , chắp đôi cánh của sức tưởng tượng nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người yêu thích”.Hôm nay cô trò mình cùng đọc và tìm hiểu những trang truyền thuyết như thế .
b-Tiến trình tổ chức các hoạt động :
+ Các thiết bị tài liệu cần thiết cho giờ học :
Bức tranh đẹp , kì ảo về Lạc Long Quân - Âu Cơ cùng 100 người con chia nhau lên rừng xuống biển 
Tranh ảnh về Đền Hùng và đất Phong Châu
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
 GV-cho HS tìm hiểu khái niệm truyền thuyết bằng những lệnh sau:
? Em hãy đọc lại đoạn văn giới thiệu về thể loại truyền thuyết trong phần chú thích?
-HS đọc
I-Đọc và chú thích:
1-Khái niệm truyền thuyết.
-Nội dung:Kể về -Nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
-Nghệ thuật:-Có những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
-ý nghĩa:Thể hiện thái độ và cách đánh giá của người xưa về nhân vật và sự kiện được kể
2-Đọc văn bản
3-Tìm hiểu từ khó.
? Chú thích * trong SGK cho em biết truyền thuýêt kể về nhân vật nào và sự việc nào?
?Kể bằng cách nào?
?Kể để làm gì?
-Nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
-Có những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
-Thể hiện thái độ và cách đánh giá của người xưa về nhân vật và sự kiện được kể
?Phần kiến thức mà bạn vừa trả lời chính là những ý chính trong định nghĩa truyền thuyết về các mặt nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.
GV ghi bảng ý chính
-HS ghi 
Đọc tác phầm :Hình thức
*Giáo viên đọc một đoạn trong truyện.
* Gọi học sinh đọc truyện theo ba đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu ...Long trang
Đoạn 2: Tiếp ...lên đường 
Đoạn 3: Phần còn lại .
* Sau khi học sinh đọc xong từng đoạn , giáo viên cho học sinh nhận xét , góp ý , chọn một số chỗ để sửa cho học sinh và cho học sinh nêu nội dung chính của từng đoạn.
-HS đọc
?Nhận xét đoạn bạn vừa đọc?Nội dung chính của đoạn đó là gì?
-HS đọc
?Mời bạn ...đọc đoạn thứ hai?
G-Qua việc các bạn đọc , chia đoạn và nêu nội dung chính của từng đoạn, em hãy tóm tắt những sự việc chính do các nhân vật thực hiện?
-HS tóm tắt
G chuyển:Để hiểu kĩ và sâu hơn văn bản, chúng ta sẽ tìm hiểu phần chú thích trong sách giáo khoa.
-HS nghe.
Tìm hiểu chú thích :Hình thức .
-Giao cho H tự đọc chú thích ở nhà.Chú ý những chú thích 1,2,3,5,7.
?Qua việc đọc ở nhà những chú thích trong sách giáo khoa , bạn nào hãy nêu nghĩa của những từ ở chú thích 1,2,3,5,7.
-HS nêu nội dung những chú thích trong SGK.
GV nhận xét và bổ sung:Theo huyền sử đời Hùng, ở vùng biển Đông nam có một con cá dữ tợn, có thân dài 50 trượng , đuôi như cách buồm, miệng há có thể nuốt được thuyền bè, lấy đá lấp eo biển để gây khó khăn cho thuyền bè đi lại, còn hồ Tinh là con cáo chín đuôi thường biến thành người để bắt những người dân ở vùng đồng băng, Mộc Tinh là cây chiên đàn sống ngàn năm thành tinh ở vùng núi cao, chuyên làm mê hoặc người và bắt người.Để cứu dân lành, Lạc Long Quân đã tiêu diệt những loài yêu quái trên .
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
Hoạt động của trò
Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm 
II-Tìm hiểu văn bản
G chuyển:Trước khi đi vào tìm hiểu văn bản, em hãy cho biết
Nhân vật Lạc Long Quân
+Về guồn gốc,hình dạng
-Vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long nữ
-Thần mình Rồng, thường ở dưới nước
+Về sự nghiệp mở nước
-Giúp dân diệt trừ Ngư tinh,Hồ Tinh, Mộc Tinh.
Dạy dân cách trồng trọt , chăn nuôi và cách ăn ở.
Nhân vật Âu Cơ
-ở vùng núi cao phương Bắc, nàng Âu cơ thuộc họ thần Nông,xinh đẹp tuyệt trần 
 + Về sự kết duyên, sinh nở , chia con 
-Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ
-Sinh một bọc trăm trứng nở 100 người con trai, hồng hào đẹp đẽ , lớn nhanh như thổi , mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần
-Lạc Long Quân và Âu cơ chia con :50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên rừng
--->Chi tiết tưởng tượng kì ảo.
truyện gồm mấy nhân vật?
?Theo em , ai là nhân vật chính?
-Lạc Long Quân và Âu Cơ
? Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ là những nhân vật liên quan đến lịch sử thời quá khứ như thế nào?
TH chéo môn lịch sử
HS có thể trả lời :Lạc Long Quân và Âu Cơ là những người có công trong việc thành lập nhà nước văn Lang và là tổ tiên của người Việt cổ.
Nếu không trả lời được , G có thể linh hoạt , khéo léo giới thiệu:
G-Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ gợi ta liên tưởng đến một sự thật lịch sử là sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt là nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt.Ngày đó, con người sống thành những bộ lạc ở rải rác ở vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng núi cao phương Bắc.Người dân lúc bấy giờ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước , săn bắn và đánh cá.Cuộc sống của họ cần phải chinh phục thiên nhiên để làm thuỷ lợi và chống giặc dữ.Những công việc lớn lao ấy đòi hỏi một sức mạnh lớn. Vì vậy, mới có sự kết hợp giữa các bộ lạc để tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết.
Đây chính là cốt lõi sự thật lịch sử của câu chuyện.Nhưng cốt lõi LS này chỉ là làm nền cho tác phẩm .Người đọc không coi đây là bài học lịch sử bởi chất thơ của câu chuyện.Làm nên chất thơ đó chính là yếu tố tưởng tượng , kì ảo.Chúng ta sẽ tìm hiểu yếu tố đó ở phần tiếp theo của bài học
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của văn bản.
Giao việc cho HS bằng những lệnh sau:
? Qua việc đọc truyện trên lớp và soạn bài ở nhà , các em hãy tìm những chi tiết kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ .Cô giao việc như sau:
Tổ 1:Tìm những chi tiết kể về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
Tổ 2:Tìm những chi tiết kì lạ kể về sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân ?(Thần giúp dân diệt trừ yêu quái ở đâu, đó là những vùng đất như thế nào?
Tổ 3 :Tìm những chi tiết kì lạ kể về cuộc kết duyên kì lạ của Lạc Long Quân và Âu Cơ ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì ?
-Các tổ làm việc trong 3 phút.
Sau khi cho HS thảo luận ở tổ để tìm những chi tiết ấy , giáo viên cho đại diện mỗi tổ nêu ý kiến.Cho các tổ nhận xét lẫn nhau về việc thực hiện những yêu cầu cô chưa?)
Lạc Long Quân
-Vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long nữ
-Thần mình Rồng, thường ở dưới nước
Âu Cơ: 
-ở vùng núi cao phương Bắc, nàng Âu cơ thuộc họ thần Nông,xinh đẹp tuyệt trần 
+Về sự nghiệp mở nước :
-Giúp dân diệt trừ Ngư tinh,Hồ Tinh, Mộc Tinh.
-->ý nghĩa sâu sắc:
Dạy dân cách trồng trọt , chăn nuôi và cách ăn ở.
 + Về sự kết duyên, sinh nở , chia con 
-Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ
-Sinh một bọc trăm trứng nở 100 người con trai, hồng hào đẹp đẽ , lớn nhanh như thổi , mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần
-Lạc Long Quân và Âu cơ chia con :50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên rừng
 -Người con trưởng theo Âu Cơ tôn làm Vua , hiệu là Vua Hùng.
-Triều đình có tướng văn tướng võ,ngôi truyền cho con trưởng, mười mấy đời đều lấy hiệu là Vua Hùng 
?Nhận xét những chi tiết mà các bạn vừa tìm được?
-Là những chi tiết tưỏng tượng kì ảo.
? Qua những chi tiết các em vừa tìm được kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ, em hiểu thế nào là những chi tiết kì lạ 
(TH dọc: Đặc điểm của truyện truyền thuyết)
-Tưởng tượng ,không có thật mà tác giả dân gian sáng tác nhằm một mục đích nhất định .
?Những chi tiết tưởng tượng kì ảo này giúp người nghe có tâm trạng như thế nào khi theo dõi câu chuyện?
G:không chỉ làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, những chi tiết tưởng tượng ý nghĩa truyện :
Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý , thiêng liêng của cộng đồng người Việt với niềm tự hào về nguồn gốc cao quý linh thiêng của mình .
Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết , thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước 
kì ảo còn có ý nghĩa sâu sắc.
Hấp dẫn và lôi cuốn người đọc
Hoạt động 4:Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu ý nghĩa truyện
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
G giúp HS tìm hiểu ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng kì ảo bằng những câu hỏi sau:
? Những chi tiết kì lạ giải thích như thế nào về nguồn gốc của người Việt ?
-Nguồn gốc dân tộc ta :Con Rồng cháu Tiên
?Việc Lạc Long Quân diệt trừ Ngư tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh gợi cho em hình dung cuộc chinh phục thiên nhiên, công cuộc xây dựng đất nước của tổ tiên ta như thế nào?Qua chi tiết này , nhân dân ta có cách đánh giá như thế nào về sự nghiệp này, đánh giá như thế nào về những kì tích của lạc Long Quân?
-Tô đậm tính chất lớn lao , kì lạ đẹp đẽ của nhân vật.
?Cùng với sự giải thích nguồn gốc của người Việt, chi tiết kì lạ mà tổ 3tìm thấy (Bọc trăm trứng) còn nêu ước nguyện như thế nào của nhân dân ta?
-Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt
? Những chi tiết kì lạ ấy còn thể hiện thái độ như thế nào của nhân dân ta trong việc giải thíc ... ấu của con người.
Con hổ có nghĩa
Nhân vật Con hổ
Câu chuyện 1:
-Hổ cái trở dạ đẻ, hổ đực lao đi tìm bà đỡ
-Tìm được bà đỡ Trần, hổ đực đưa bà lao như bay vào rừng cúng với sự cầu cứu.
-bà đỡ Trần tuy sợ những cũng hết lòng cứu giúp.
-Hổ đực trả ơn bà dỡ Trần cục bạc bà lưu luyến chia tay bà.
Câu chuyện 2:
-Hổ bị hóc xương bò, đau đớn vật vã
-Bác tiều phu lấy hết can đảm giúp đỡ hổ lấy được khúc xương ra
-Hổ đến ơn bác tiều trong suót 10 năm
-Khi bác tiều phu chết, hổ đau xót , tiếc thương và nhớ về bác mỗi khi tới ngày giỗ.
Truyện con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn truyện loài vật để nói chuyện con người.
Truyện đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
-Truyện ra đời vào thời kì Trung đại, viết bằng chữ Hán.
-Truỵện có yếu tố hư cấu.
-Nhân vật, cốt truyện đơn giản
-Có tính chất giáo huấn: đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
Mẹ hiền dạy con-Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc biên dịch và tuyển chọn
-Mẹ thầy Mạnh tử hai lần dời nhà để tạo cho con một môi trưòng tốt.
-Không chỉ dạy con bằng cách tạo môi trường tốt, mẹ thầy mạnh tử còn dạy con bằng những cư xử hằng ngày: Mua thịt lợn cho con ăn khi trót nói đùa với con, cắt đứt tấm vải đang dệt để dạy con bài học về ý chí.
-Bằng sự dạy dỗ ấy, thầy mạnh từ đã trở thành người tài giỏi.
-Thuộc loại chuyện gần với sử(Ghi chép sự việc có thật)
-Truyện dùng người thật việc thật để giáo dục con người.
Cốt truyện và nhân vật đơn giản.
-Chi tiết giàu ý nghĩa gây xúc đọng cho người đọc.
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
-Tạo cho một môi trường sống tốt đẹp
-Dạy cho vừa có đạo đức, vừa có chí học hành.
-Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất cương quyết.
-Truyện ra đời vào thời kì Trung đại, viết bằng chữ Hán.
-Truỵện có yếu tố người thật việc thật
-Nhân vật, cốt truyện đơn giản
-Có tính chất giáo huấn: tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con.
- 
Bảng 3: So sánh các loại truyện tiêu biểu
TRuyền thuyết-Cổ tích
Giống nhau
Khác nhau
Truyền thuyết
Cổ tích
Đều thuộc kiểu văn bản tự sự, có phương thức trình bày một chuỗi các sự việc , thể hiện một ý nghĩa.
Đều do tập thể nhân dân sáng tác bằng trí tưởng tượng phong phú và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
-Nội dung: 
+Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ , 
-Nhân vật:
+Nhân vật trong truyền thuyết là những nhân vật liên quan đến lịch sử thời quá khứ 
-ý nghĩa:
Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.
+Cổ tích kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
+Nhân vật trong truyện cổ tích là những nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, ngốc nghếch, nhân vật là loài vật.
Cổ tích thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Bảng 3: So sánh các loại truyện tiêu biểu
Ngụ ngôn và truyện cười
Giống nhau
Khác nhau
Ngụ ngôn
Truyện cười
+Giống:
Đều thuộc kiểu văn bản tự sự, có phương thức trình bày một chuỗi các sự việc , thể hiện một ý nghĩa.
Đều do tập thể nhân dân sáng tác bằng trí tưởng tượng phong phú và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Cả hai loại truyện đều phê phán một số thói hư tật xấu của người đời.
Nội dung: 
Truyện ngụ ngôn kể về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người 
- ý nghĩa : 
Truyện ngụ ngôn nhằm khuyện nhủ, răn dậy người ta bài học nào đó trong cuộc sống 
- Nghệ thuật: 
Truyện ngụ ngôn kể bằng văn xuôi hoặc văn vần và có cách nói bóng gió kín đáo. 
-Truyện cười kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
-Truyện cười tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
-Tuyện cười gây cười bằng cách khai thác những hiện tượng trái với lẽ tự nhiên. Truyện ngắn gọn, tình huống , kết thúc bất ngờ.
Bảng 3: So sánh các loại truyện tiêu biểu
Truỵên dân gian và truyện trung đại
Giống nhau
Khác nhau
Truyện dân gian
Truyện trung đại
+Giống:
Đều thuộc kiểu văn bản tự sự, có phương thức trình bày một chuỗi các sự việc , thể hiện một ý nghĩa.
Kể theo ngôi kể thứ 3, trình tự tự nhiên.
Loại truyện hư cấu của truyện trung đại có yếu tố tưởng tượng giống với truyện dân gian.
Y nghĩa giáo huấn của truyện trung đại gần giống với bài học của truyện ngụ ngôn.
-Truyện dân gian do tập thể nhân dân sáng tác.
-Truyện dân gian sáng tác bằng phương thức truyền miệng và bằng trí tưởng tượng phong phú.
-Truyện trung đại xác định được thời gian sáng tác và người sáng tác
-Truyện trung đại viết bằng chữ Hán. Hai loại truyện còn lại của truyện trung đại có cách viết gần với kí(Ghi chép sự việc) và gần với sử(Ghi chép chuyện thật)
Những điều cần lưu ý khi ôn tập văn bản tự sự kì 1
1-Học sinh nắm được đặc điểm thể loại của từng loại truyện đã học .(Bảng 1)
2-Học sinh nắm được nội dung cụ thể của mỗi truyện đã học trong chương trình ở các phương diện:Nhân vật, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu giàu ý nghĩa và ý nghĩa truyện.(Bảng 2)(Nắm được những nội dung này học sinh có thể trả lời được những câu hỏi tắc nghiệm liên quan đến văn bản và có thể làm được bài văn kể chuyện)
3-Nắm được biểu hiện cụ thể của đặc điểm thể loại ở mỗi truyện đã học để trả lời các câu hỏi nhận diện thể loại truyện , tại sao lại có sự nhận diện đó.
4-Ôn tập kiến thức văn bản cần tích hợp với hai phân môn còn lại. Các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đều dựa vào cùng một hệ thống văn bản chung để khai thác và hình thành.
5-Cấu trúc một bài kiểm tra gồm hai phần: Trắc nghiệm từ 40% đến 50% điểm, nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc hiểu văn bản , về Tiếng Việt, về lý thuyết Tập làm văn. Phần tự luận từ 50% đến 60% điểm, nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng bài tập làm văn qua một bài văn kể chuyện.
6-Giáo viên tự tham khảo cuốn "Câu hỏi tắc nghiệm ngữ văn 6" để bài tập ôn cho học sinh.
 Ví dụ:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước song lên cuồn cuộn để đánh Sơn tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trong một biển nước"
Câu hỏi:
1-Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
2-Văn bản đó thuộc thể loại gì?Tại sao em lại cho là như vậy?
3-Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
3-Đoạn văn nằm ở đoạn thứ mấy trong văn bản?
4-Nội dung chính của đoạn là gì?
5-Câu văn nào trong đoạn nêu chủ đề của đoạn văn?
6-Đoạn văn trên nhằm mục đích gì?
7-Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?Đoạn văn được kể theo thứ tự nào?
8-Doạn văn trên có bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ đơn, từ láy?
9-Đoạn văn trên có bao nhiêu cụm danh từ? Hãy xác định cấu tao?
10-Đoạn văn trên có bao nhiêu cụm tính từ? Hãy xác định cấu tao?
11-Đoạn văn trên có bao nhiêu cụm động từ? Hãy xác định cấu tao?
12-Từ nào trong đoạn văn trên là từ mượn?
13-Giải nghĩa từ lềnh bềnh? Nêu cách giải nghĩa?
Đề cương ôn tập học kì 1 phần văn (Ngữ Văn 6)
1-Nêu định nghĩa truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười? Kể tên những truyện đã học theo từng thể loại?
Truyện Truyền thuyết:
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. 
Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.
VD: + Con Rồng cháuTiên
 +Thánh Gióng
 +Sơn Tinh Thuỷ Tinh
 +Bánh chưng, bánh giầy
Truyện Cổ tích:
Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
Nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, ngốc nghếch, nhân vật là loài vật
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, tưởng tượng, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
VD:+Sự tích Hồ gươm
 +Sọ Dừa
 +Thạch Sanh
 +Em bé thông minh
 +Cây bút thần
 +Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyện nhủ, răn dậy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. 
VD:+ ếch ngồi đáy giếng
 +Thầy bói xem voi
 +Đeo nhạc cho mèo
 +Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng.
Truyện cười:
Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống,nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
VD: +Treo biển
 +Lợn cưới áo mới
2-So sánh Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích? Truyện ngụ ngôn và truyện cười?
a-So sánh Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích:
B-So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười
3-Tóm tắt truyện Thánh Gióng? Nêu ý nghĩa của truyện? Tại sao lại xếp truyện Thánh Gióng thuộc loại truyện truyền thuyết?
(Câu hỏi này có thể áp dụng tương tự với một số truyện khác , thuộc thể loại truyện khác)
Tóm tắt: Ngày xưa ở làng Gióng có một chú bé rất lạ.Đã lên ba mà vẫn không biết nói biết cười. Nhưng khi nghe tiếng sứ giả tìm người đánh giặc cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói đòi roi sắt ngựa sắt...để đi đánh giặc.Từ hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy không biết no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ...Bà con vui lòng gom góp gạo nuôi Gióng. Giặc đến, Gióng vươn vai thành tráng sĩ , mặc áo giáp sát, cưỡi ngựa sắt xông ra trận.Gióng xông thẳng vào quân giặc, diệt hết lớp này đến lớp khác. Roi sắt gấy , Gióng nhổ tre bên đường diệt gịặc Giặc tan, Gióng cởi bỏ áo giáp ... bay thẳng về trời. Vua nhớ công ơn, lập đền thờ Gióng ở quê nhà.
ý nghĩa: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức, sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
 Xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết bởi vì:
Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ (Nhân vật Thánh Gióng và buổi đầu dựng nước của cha ông ta).
Truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo.( Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì)
 - Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể ( thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.)

Tài liệu đính kèm:

  • docv6(1).doc