Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2010 - 2011 - Trường THCS Lê Quý Đôn

Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2010 - 2011 - Trường THCS Lê Quý Đôn

Giới thiệu chương trình:

Cả năm : 37 tuần ; 4tiết/tuần : Gồm : Văn bản(văn học), Tiếng Việt, Tập làm văn

I. Hướng dẫn chuẩn bị Sách và vở viết.

- Sách giáo khoa tập 1+ 2, Sách Bài tập

- 1 vở ghi chung văn, Tiếng Việt, TLV ở lớp(2 tập).

 - 1 vở soạn+ BT văn, Tiếng Việt, TLV ở nhà (1 tập)

II. Hướng dẫn soan bài:

* Ngữ văn:

_ Đọc kĩ tác phẩm

_ Đọc kĩ chú thích

_ Tóm tắt tác phẩm( Nếu là Văn bản truyện); Học thuộc văn bản (nếu là Vb thơ)

_ Nêu đại ý

_ Tìm bố cục ( Chia đoạn) và nêu nội dung mỗi đoạn

_ Trả lời câu hỏi cuối bài.

 * Tiếng Việt và Tập làm văn:

_ Đọc kĩ từng mục

_ Trả lời câu hỏi mỗi mục

III. Hướng dẫn học bài

* Ngữ văn:

- Học thuộc thơ, nắm chắc nội dung văn bản

- Hiểu, thuộc phần bài giảng của giáo viên trong vở ghi ở lớp

- Thuộc phần ghi nhớ(SGK)

 

doc 117 trang Người đăng thu10 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Năm học 2010 - 2011 - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị học tập môn ngữ văn 6.
Giới thiệu chương trình:
Cả năm : 37 tuần ; 4tiết/tuần : Gồm : Văn bản(văn học), Tiếng Việt, Tập làm văn
Hướng dẫn chuẩn bị Sách và vở viết. 
- Sách giáo khoa tập 1+ 2, Sách Bài tập
- 1 vở ghi chung văn, Tiếng Việt, TLV ở lớp(2 tập).
 	 - 1 vở soạn+ BT văn, Tiếng Việt, TLV ở nhà (1 tập)
Hướng dẫn soan bài:
* Ngữ văn: 
_ Đọc kĩ tác phẩm 
_ Đọc kĩ chú thích
_ Tóm tắt tác phẩm( Nếu là Văn bản truyện) ; Học thuộc văn bản (nếu là Vb thơ)
_ Nêu đại ý 
_ Tìm bố cục ( Chia đoạn) và nêu nội dung mỗi đoạn
_ Trả lời câu hỏi cuối bài.
 * Tiếng Việt và Tập làm văn:
_ Đọc kĩ từng mục
_ Trả lời câu hỏi mỗi mục
Hướng dẫn học bài
* Ngữ văn:
- Học thuộc thơ, nắm chắc nội dung văn bản
- Hiểu, thuộc phần bài giảng của giáo viên trong vở ghi ở lớp 
- Thuộc phần ghi nhớ(SGK)
* Tiếng Việt và Tập làm văn:
- Trả lời lại được các câu hỏi tìm hiểu bài, nhớ ví dụ
- Thuộc ghi nhớ của các phần.
- Làm đầy đủ bài tập.
 IV. Cách ghi vở:
_ Vở phải kẻ lề, ghi ngày, tháng, năm ghi bài, soạn bài.
_ Ghi chép sạch sẽ bằng bút mực , sai thì gạch chéo 1 gạch, không dùng bút xoá.
_ Chủ động ghi chép những nội dung giáo viên ghi trên bảng chính( Bên trái) và khi GV giảng chậm
	V. Giấy kiểm tra 15phút, 45 phút và tập làm văn:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên: 
- Giấy kiểm tra 15phút: giấy tập 1 tờ đơn , có kẻ điểm, lời phê
- Giấy kiểm tra 45 phút và tập làm văn: giấy tập 1 tờ đôi , có kẻ điểm, lời phê
VI. Chuẩn bị kĩ năng nói trong các giờ luyện nói và các giờ ngoại khóa, cách phát biểu
Tuần 1 - Bài 1. 
Tuần: 1
Tiết : 1
Bài 1
VĂN BẢN : CON RỒNG CHÁU TIấN
 (Truyền thuyết)
 S :20-8-2010
 G : 23-8-2010
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu
- Bóng dáng lịch sử thời kí dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn họcdân gian thời kì dựng nước
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên.
- Nhận ra những sự việc chính của truyện
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện
3. Thái độ
- Tự hào về nguồn gốc dân tộc.
- Có ý thức phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc
B. Chuẩn bị của thầy và trò:	
GV: Tư liệu về nguồn gốc dân tộc	
HS: Soạn bài, tham khảo tư liệu liên quan đến truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên
C. Phương pháp: : Vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích, đối chiếu, kĩ thuật khăn phủ bàn, mảnh ghép
D. Tiến trình hoạt động dạy học:
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra: bài soạn của học sinh; ổn định lớp.
3 Bài mới:
* Giới thiệu:Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những truyền thuyết, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Việt chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất dài và hẹp hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo - Truyền thuyết "Con Rồng - Cháu Tiên" trước hết chúng ta cần hiểu truyền thuyết là gì? 
Hoạt động 1: Giới thiệu chung:
- Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, xuất xứ tác phẩm
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, khai thác kênh hình, Học sinh đọc chú thích SGK (7)
Giáo viên lưu ý học sinh về thể loại "truyền thuyết”
Đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì tưởng tượng 
- Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của 2 nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Giáo viên đọc.
- Học sinh đọc, nhận xét, sửa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản:
- Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Phương pháp: Tái hiện, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá Vấn đáp, thuyết trình- Các kĩ thuật : kĩ thuật học theo góc, khăn phủ bàn, mảnh ghép
Giáo viên treo bảng phụ.GT n/v: 	- Nguồn gốc, hình dạng, tài năng hai vị thần.
- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh bọc trăm trứng. 
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, chia con.
- Sự nghiệp dựng nước.
- Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
-> Đó là chuỗi các sự việc, các tình tiết chính của câu chuyện. Khi kể học sinh bám sát vào các tình tiết đó để phát triển thành nội dung câu chuyện.
- Giáo viên kể phần đầu.
- Học sinh kể, nhận xét.
Trên cơ sở học sinh chuẩn bị bài ở nhà giáo viên lưu ý các em các chú ý 1, 2,3, 4,5
? Em có biết bố cục thường gặp của một câu chuyện dân gian?
? Bố cục của văn bản này như thế nào?
- Mở truyện: từ đầu... "Long trang"?
- Diễn biến truyện: tiếp đến "Lên đường".
- Kết thúc truyện: Phần còn lại.
I. giới thiệu chung : 
II. Đọc hiểu văn bản: 
1. Đọc, kể: 
*Tìm các sự việc chính trong truyện 
2. Chú thích: 
3. Bố cục : 
4. Phân tích: 
Học sinh đọc phần mở truyện.
? Phần mở truyện này cho em biết điều gì?
? Trong trí tưởng tượng của người xưa, Lạc Long Quân và Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm nào? 
a, Mở truyện: Giới thiệu nhân vật, nguồn gốc, hình dáng, tài năng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân nòi Rồng, con thần Long Nữ, quen sống ở dưới nước; Âu Cơ là dòng Tiên ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông. 
- Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Âu cơ xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên, cây cỏ.
- Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
? Qua những chi tiết giới thiệu đó, em có nhận xét như thế nào về 2 vị thần?
(Và Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp cao quí của thần tiên được hoà hợp. Sự hoà hợp đó diễn ra như thế nào? kết quả ra sao) 
-> Sự kỳ lạ, lớn lao, tài năng phi thường, vẻ đẹp cao quý của hai vị thần.
b. Diễn biến truyện:
- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh bọc trăm trứng, nở ra trăm người con khoẻ đẹp. 
? Theo em, chi tiết mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khoẻ đẹp có ý nghĩa gì? 
(Từ "đồng bào" mà Bác Hồ nói có nghĩa là cùng bào thai, mọi người trên đất nước ta đều cùng chung một nguồn gốc. Như vậy trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt Cổ, nguồn gốc dân tộc chúng ta thật đẹp, là con cháu thần tiên, là kết quả của một tình yêu, một mối lương duyên Tiên - Rồng).
Chi tiết kỳ lạ giải thích mọi người Việt ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra. Đó là một nguồn gốc thật đẹp, thật cao quí; niềm tự hào, tôn kính về nòi giống dân tộc. 
? Nhưng Lạc Long Quân và Âu Cơ lại phải chia con và chia tay. Em hiểu ý nghĩa chi tiết này như thế nào?
(Học sinh thảo luận) 
- Thực tế hai thần thuộc hai nòi khác biệt nhau: núi và nước, nên xa nhau là không thể tránh khỏi.
Đàn con đông đúc tất nhiên cũng phải chia đôi: nửa khai phá rừng hoang cùng mẹ, nửa vùng vẫy chốn biển khơi cùng cha.
? Qua sự việc trên, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì?
(và vẫn trong dòng tưởng tượng mộc mạc, người xưa đã đưa ra kết thúc cho câu chuyện như thế nào?)
- Đất nước được mở mang về cả hai hướng: Biển và rừng.
- Mọi người trên đất Việt đều chung một dòng máu, đoàn kết, gắn bó lâu bền cùng nhau.
? Qua những chi tiết đó, em biết thêm gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt cổ xưa?
(Tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang –nghĩa là đất nứoc tươi đẹp, sáng ngời, có văn hoá. Thủ đô đầu tiên của Văn Lang là Phong Châu. Các triều đại Vua Hùng nối tiếp nhau -> Xã hội Văn Lang thời đại Hùng Vương là một xã hội văn hoá dù còn sơ khai).
C. Kết thúc truyện:
Con cháu Tiên - Rồng lập nước Văn Lang với các triều đại Vua Hùng.
5. Tổng kết
? Qua truyền thuyết này, em hiểu gì về dân tộc ta? (Đó là cách giải thích của người Việt Cổ về nguồn gốc dân tộc ta)
- Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng, cao quí, là một khối đoàn kết, vững bền. 
? Truyền thuyết này đã bồi đắp trong em những tình cảm nào? (học sinh thảo luận).
Yêu quí, tự hào về truyền thống dân tộc; đoàn kết, yêu thương mọi người.
? Truyền thuyết bao giờ cũng có cái "lõi sự thật lịch sử ", vậy "..." của truyền thuyết này là gì?
Yếu tố lịch sử: Triều đại các vua Hùng 
? Bên cạnh đó, yếu tố chính làm nên thành công của truyền thuyết này là gì? Học sinh đọc ghi nhớ: SGK-8
Yếu tố, chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
*) Ghi nhớ: sgk
III. Luyện tập:	
? Em thích đoạn truyện nào nhất? Hãy kể lại đoạn đó?
? (Có thể cho học sinh kể tiếp sức theo nhóm)
? Tìm các câu chuyện khác cũng nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt như truyện "Con Rồng, cháu Tiên" 
- "Quả trứng to nở ra con người " (Dân tộc Mường)
- "Quả bầu mẹ" (Dân tộc Khơ mú)
* Hướng dẫn về nhà:
- Hiểu khái niệm truyền thuyết.
- Kể đảm bảo cốt truyện.
- Nêu cảm nghĩ về nguồn gốc dân tộc Việt
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tuần: 1
Tiết : 2
Bài 1
VĂN BẢN : Bánh chưng bánh giầy
 (Truyền thuyết)
 ( Tự học có hướng dẫn)
 S :20-8-2010
 G : 23-8-2010
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết 
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét văn hoá của người Việt
2. Kĩ năng:
- Đọc –hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết .
- Nhận ra những sự việc chính của truyện, - Kể được truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện
3. Thái độ
- Tự hào về nguồn gốc dân tộc.
- Có ý thức phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc
dung, ý nghĩa của truyện.
B. Chuẩn bị của thầy và trò
GV: Tư liệu về văn hoá dân tộc liên quan đến truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy”
HS: Soạn bài, tham khảo tư liệu liên quan đến truyền thuyết
C. Phương pháp: : Vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích, đối chiếu, kĩ thuật khăn phủ bàn, mảnh ghép
D. Tiến trình hoạt động dạy học:
1. Tổ chức : ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là "truyền thuyết"? Những chi tiết hoang đường, kì ảo có vai trò như thế nào trong loại truyện này?
? Kể lại truyện "Con rồng - Cháu tiên". Nêu cảm nhận cảm em về văn bản này? 
3. Bài mới:
Hàng năm, mỗi khi xuân về, tết đến, nhân dân ta - những con cháu vua Hùng - lại hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh không những rất ngon, rất bổ, luôn có mặt để làm nên hương vị Tết cổ truyền dân tộc mà còn hàm chứa bao ý nghĩa sâu xa, lí thú. Hai thứ bánh đó gợi chúng ta nhớ lại một truyền thuyết từ rất xa xăm...
Hoạt động 1: Giới thiệu chung:
- Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về truyện
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, khai thác kênh hình, 
HS đọc chú thích * 
? Nêu nguồn gốc  ... ng VD đó.
- Xác định các danh từ giữ vai trò trung tâm trong các cụm danh từ đó.
- Các từ ngữ đứng trước trong cụm danh từ thường có ý nghĩa gì?
- Các từ ngữ phần sau của danh từ trong các cụm danh từ trên thường có ý nghĩa gì ?
G/v hướng dẫn h/s kẻ mô hình cụm danh từ.
- Điền vào mô hình các cụm danh từ.
- Cho VD cụm danh từ rồi điền vào mô hình.
 II Cấu tạo của cụm danh từ 1. Ví dụ:
SGK.
2. Nhận xét:
Trong cụm danh từ phần trung tâm là danh từ.
- Phần trước: thường bổ sung cho danh từ ý nghĩa về số và lượng.
- Phần sau: Nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị.
3. Ghi nhớ: SGK.
Iii. luyện tập:
Bài tập1: 
a. Một người chồng c. Một con yêu tinh , nhiều phép lạ 
b. Một lưỡi búa 
Bài tập 2: 
+ H/s làm 
theo nhóm rồi cử đại diện nhóm trình bày.
- Điền các cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ.
 Bài tập 3: 
	+ Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các cụm danh từ.
 - Rỉ, cũ mèm, nặng, kì lạ
 - ấy, đó, hôm trước
 Bài tập bổ sung: 
	+ Viết đoạn văn có sử dụng cụm danh từ.
IV. hướng dẫn về nhà :
- Hoàn thành bài tập.
- Hiểu ghi nhớ của bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
 ********************************************
Tuần 12 – bài 11
 Tiết 45: 
(Ngày 21/11/2009) văn bản:
chân, tay, tai, mắt, miệng
 Hướng dẫn đọc thêm 
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện; bài học về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
- Hiểu thêm một đặc sắc NT của truyện ngụ ngôn: dùng yếu tố tưởng tượng nhân hoá tài tình.
- Học sinh biết ứng dụng nội dung bài học vào thực tế cuộc sống.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn ?
- Kể lại truyện ngụ ngôn đã học mà em thích nhất và nêu ý nghĩa của truyện đó 
* Bài mới:
- Giọng đọc cần sinh động, có sự thay đổi với từng đoạn, từng nhân vật.
Tóm tắt:
 Chân, Tay, là một số bộ phận của cơ thể con người. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhưng cùng mục đích là bảo đảm sự sống cho cơ thể. Vì không hiểu điều đó nên Chân, Tay, Tai, Mắt đã bất bình với lão Miệng, đã đình công và chịu hậu quả đáng buồn. May mà còn kịp thời cứu được.
(Theo bố cục 3 phần: Mở,  )
? Đọc phần mở truyện.
? Nhiệm vụ của phần này là gì ?
? Theo em, có gì độc đáo trong việc xây dựng hệ thống nhân vật của truyện này ?
? Vậy cách ngụ ngôn của truyện này là gì ?
? Truyện có tới 5 nhân vật, em có thể xác định nhân vật chính ?
(không có nhân vật phụ nào.)
? Vậy đầu mối truyện là từ nhân vật nào ? (lão Miệng).
? Và tình huống truyện ở đây là gì ?
? Đang sống hoà thuận cùng nhau ai đã phát hiện ra sự “ăn không ngồi rồi” của lão Miệng ? Điều đó có hợp lý không ?
(Cách xây dựng sự việc xoay quanh nhân vật rất hợp lý bởi lẽ cô Mắt vốn chuyên nhìn, để ý -> học tập cách nhân hoá dựa trên đặc điểm vốn có của sự vật.)
? Sau phát hiện của cô Mắt, thái độ của các nhân vật đều đồng tình và tất cả đã có hành động gì ?
? Em hiểu “hăm hở”, “nói thẳng” là gì ?
? Và họ đã nói thẳng điều gì ?
? Đứng trước thái độ đó, lão Miệmg có biểu hiện n/t/n ?
? Chứng kiến b/h của lão Miệng, bạn Trán, có tâm trạng gì ? Em hãy hình dung ?
? Trong tâm trạng đó, chúng cùng có quyết định gì ?
? Em đánh giá n/t/n về quyết định này ?
? Bởi có quyết định vội vã như vậy nên dẫn đến hậu quả gì ?
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cụ thể tình trạng này ?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả (Miêu tả rất phù hợp với cảm giác của từng bộ phận khi thiếu ăn, đói ăn; Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự thống nhất cao độ của các bộ phận cơ quan tạo nên sự thống nhất cho cơ thể, suy rộng ra là sự thống nhất của cả xã hội, cộng đồng.)
? Và em đã hiểu ra nguyên nhân và hậu quả trên là gì?
? Có ý kiến cho rằng, phần kết của câu chuyện ngụ ngôn này khác so với một số truyện chúng ta đã học. Đó là các nhân vật trong truyện đã tự mình rút ra bài học. Em có thể làm rõ điều này ?
? Từ chính bài học mà các nhân vật trong truyện đã tự tìm được, em hãy khái quát lên bài học cho mỗi chúng ta thông qua câu chuyện này ?
- Đó cũng chính là nội dung của phần ghi nhớ của bài học hôm nay.
? Truyện đã thành công ở NT nào ?
I. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc, kể: 
2. Chú thích: 
 SGK.
Phân tích: 
a, Mở truyện:
- Giới thiệu các nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hoá.
- Mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.
- Chân, Tay, Tai, Mắt cho rằng lão Miệng sung sướng chỉ ngồi ăn trong khi họ phải làm việc mệt nhọc.
b, Diễn biến truyện: 
- Cô Mắt phát hiện ra sự “ăn không ngồi rồi” của lão Miệng.
- Cả bọn hăm hở kéo nhau đến nhà lão Miệng, không chào hỏi, nói thẳng với lão: Từ nay chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa.
- Lão Miệng rất lấy làm ngạc nhiên, không được thanh minh.
- (Hả hê, hân hoan ra về vì đã thắng lợi.)
- Chân, Tay, Tai, Mắt: không làm gì nữa.
- Quyết định vội vã.
c, Kết truyện:
- Cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời -> không thể chịu đựng nổi.
- Vì suy bì, tỵ nạnh, chia rẽ, không đoàn kết làm việc.
- Cả bọn Chân, Tay, Tai, Mắt đã đến nhà lão Miệng, vực lão Miệng dậy, tìm thức ăn cho lão Miệng.
=> Tất cả thấy đỡ mệt nhọc, khoan khoái hơn.
* ý nghĩa của truyện:
- Cá nhân không thể tách rời tập thể. Từng cá nhân phải biết nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Mỗi cá nhân phải biết hợp tác và tôn trọng nhau. Đồng tâm, hiệp lực, làm việc theo năng lực bản thân và theo sự phân công của xã hội một cách tự giác sẽ tạo lên sức mạnh cho mỗi người và cho cả tập thể.
- Truyện được tạo ra bằng trí tưởng tượng với phép nhân hoá tài tình. 
Iii. luyện tập:
- Đọc câu chuyện, em có nhớ đến một khẩu hiệu nào phù hợp với nội dung của truyện không ?
(“Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”).
- Đọc truyện “Lục súc tranh công”.
	*. hướng dẫn về nhà :
- Đọc, kể và nêu b/h các truyện ngụ ngôn đã học.
- Sưu tầm thêm các truyện ngụ ngôn bằng văn xuôi, văn vần và thơ.
- Ôn tập truyện ngụ ngôn.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 46: 
(Ngày soạn 17/11/2009) 
kiểm tra tiếng việt
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Củng cố, hệ thống lại các kiến thức TV đã học.
- Rèn kỹ năng phân loại từ, xác định và chữa lỗi dùng từ; phát hiện và sử dụng danh từ, cụm danh từ trong hoạt động ngôn ngữ cụ thể.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
* Bài mới:
I. Đề bài
*Câu1: Xác định từ đơn , từ ghép trong câu văn sau: "Vua nhớ công ơn tráng sỹ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội "
* Câu 2: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ:
Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, h/đ mà từ biểu thị.
* Câu 3: Nghĩa của từ " hiền lành" là gì? 
A. Sống lương thiện không gây thiệt hại cho ai
B. Sống hoà thuận với mọi người
C. Dịu dàng ít nói 
D. Hiền hậu lễ phép
Câu 4: Từ " hiền lành" được giải nghĩa theo cách nào? 
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị 
B. Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Câu5: Từ " phú ông" có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ thuần Việt B. Từ Hán Việt C. Từ ngôn ngữ khác
* Câu 6: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
Tai nạn giao thông đã gây ra những hậu quả quan trọng.
Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng.
* Câu 7:
Cho đoạn thơ sau:
 “Trang thơ tôi đằm lại
Giữa nhà tù sơn la
 Tô hiệu ơi có phải
 Anh về cùng mùa hoa ?.”
 (Anh về cùng mùa hoa - Tạ Hữu Yên.)
Phát hiện những lỗi chính tả trong đoạn thơ trên.
Đoạn thơ trên có mấy danh từ:
B 1: 3 danh từ.
B 2: 4 danh từ.
B 3: 5 danh từ.
	C. Cho danh từ " mùa hoa" và phát triển thành 1 cụm danh từ, 1 câu văn. Đặt câu văn đó trong 1 đoạn văn ngắn (khoảng 3 câu).
	Đáp án - Biểu điểm
 Câu 1: Từ đơn: Vua, nhớ, phong, là, và, lập, ngay, ở, làng, Gióng, nay, thuộc, xã,huyện (0,75 điểm)
 Từ ghép: công ơn, tráng sĩ, Phù đổng..., đền thờ, .....( 0,75 điểm)
	Câu 2: B - 0,5 điểm. Câu4: A 0,5điểm
 Câu 3 : A. 0,5điểm Câu 5: C 0,5 điểm 
Câu 6: A. nghiêm trọng B. xây dựng C. sắp sửa 1,5 điểm
Câu 7: 6 điểm.
A. Sửa lại: Viết hoa 2 danh từ riêng (Sơn La, Tô Hiệu).1 điểm
B. 5 danh từ. 0,5 điểm
C. Mùa hoa- > Những mùa hoa ấy - > Những mùa hoa ấy nối tiếp nhau
* G/v hướng dẫn h/s làm bài.
* G/v thu bài.
* Học sinh về nhà chuẩn bị bài tiếp theo. 
 ***************************************
 Tiết 47: 
(Ngày 23/11/200) 
trả bài tập làm văn số 2
 Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Nhận thấy những ưu điểm, khuyết điểm của mình để rút kinh nghiệm và có sự so sánh thấy bản thân tiến bộ hay cần phải cố gắng nhiều hơn.
- Rèn kỹ năng tự chữa bài.
Tiến trình bài dạy 
*ổn định:
*bài mới:
I. đề bài: Kể lại một tấm gương tốt 
II. Nhận xét:
1. ưu điểm:
- Nhìn chung các em đã hiểu đề, nắm vững được yêu cầu của đề.
- Các em đã chọn được nhân vật và sự việc, ngôi kể và lựa chọn thứ tự kể.
- Các bài làm đã có bố cục rõ ràng.
- Bài viết có nội dung hợp lý. Sự việc trong các câu chuyện kể có ý nghĩa, đưa ra được bài học bổ ích
- Lời văn trong sáng, giản dị, hợp lý. Biết kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả hợp lý, cần thiết.
- Trình bày sạch đẹp.
* Những bài có nội dung tốt: Phan Linh, Mỹ Trang, Yến (6a1), Phương Anh, Hạnh, Nhật Anh ( 6a2)
2. khuyết điểm:
- Một số bài có nội dung còn sơ sài, chưa tiêu biểu, chưa làm nổi bật yêu cầu của đề: Tiến Đức, Vân, (6a1), Hiếu, Đạt, Phúc ....(6a2)
- Một số bàicó bố cục chưa rõ; còn lúng túng trong hình thức trình bày các đoạn văn: Hoàng, Nguyệt (6a1), Long, Kim Anh ....( 6a2)
- Một số bài còn mắc nhiều lỗi chính tả, chữ xấu: Vân, Hoàng( 6a1), Phan Anh, Việt, Trung,....(6a2)
3. Chữa lỗi cụ thể: 
a. Lỗi dùng từ: - tôi trang trọng bác--> trân trọng
 - nó hiên ngang ....--> nghênh ngang
 - tôi hân hạnh ---> vui mừng
b. Lỗi chính tả: - nời lói--> lời nói
 - náng trang trang --> chang chang 
 - nói níu no--> líu lo
 -chân chọng --> trân trọng
c. Lỗi diễn đạt : 
- Bạn là tấm gương sáng vằng vặc soi chúng tôi học tập 
- Bác thương binh ấy già nhưng không úa bác ấy vẫn cười đùa với con cháu, vui đùa với con cháu
- Hoa thường nâng giấc những bạn học yếu hơn mình làm cho các bạn ấy tâm phục khẩu phục đáng trân trọng 
IIi. trả bài:
- Giáo viên trả bài.
- Đọc bài khá: 6a1: Yến- 6a2: Phương Anh
- Học sinh phát hiện lỗi và tự sửa lỗi.
- Trao đổi bài cho nhau và chữa lỗi giúp nhau.
- Giáo viên gọi một số học sinh chữa những lỗi tiêu biểu: lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt, lỗi câu.
IV. hướng dẫn về nhà :
- Đọc sửa lại bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 6 Tuan 110.doc