H : Hình ảnh nàng Âu Cơ có những nét nào co tính chất lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ ?
- Thích du ngoạn những nơi co hoa thơm cỏ lạ.
H : Cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân có gì kì lạ ?
- Rồng ở biển cả, Tiên ở non cao gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết thành duyên vợ chồng. Tình duyên kì lạ này như là sự kết tinh nhũng gì đẹp đẽ nhất của con người và thiên nhiên sông núi.
H : Việc Âu Cơ sinh nở có gì đặc biệt ?
H : Chuyện gì xảy ra giữa Lạc Long Quân ?
- Cuộc chia tay này cũng phản ánh nhu cầu cuộc sống của nhân dân trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước.
- Kết thúc là cảnh con rồng, cháu tiên lập nước Văn Lang với 20 triều đại Hùng Vương bề thế, vững bền. Đó là triều đại đầu tiên của dân tộc ta. Bác Hồ đã dạy « Các vua Hùng Lấy nước »
Ngày soạn: 24/08/2008 Ngày giảng: 6A:28/08/2008 6B: 26/08/2008 Tiết 1- Bài 1- Văn bản CON RỒNG, CHÁU TIÊN I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của 2 truyện. - Kể được 2 truyện. II- Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 6A: 6B: 2. KTBC 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Gọi HS đọc theo 3 đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu đến “ Long Chang” - Đoạn 2: tiếp đến “lên đường” - Đoạn 3: còn lại Gv nhận xét, sửa lại cách đọc cho HS Gọi HS đọc chú thích SGK H: Truyền thuyết là gỉ ? H : Truyện kể về những ai và kể về sự việc gì ? H : Hình ảnh Lạc Long Quân có tính chất nào lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ ? T :- Lạc Long Quân có nhiều phép lạ diệt trừ tất cả yêu quái trong vùng. - Có công với dân về nhiều mặt : Bảo vệ dân, giúp dân làm ăn, hình thành nếp sống văn hoá cho nhân dân. H : Hình ảnh nàng Âu Cơ có những nét nào co tính chất lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ ? - Thích du ngoạn những nơi co hoa thơm cỏ lạ. H : Cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân có gì kì lạ ? - Rồng ở biển cả, Tiên ở non cao gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết thành duyên vợ chồng. Tình duyên kì lạ này như là sự kết tinh nhũng gì đẹp đẽ nhất của con người và thiên nhiên sông núi. H : Việc Âu Cơ sinh nở có gì đặc biệt ? H : Chuyện gì xảy ra giữa Lạc Long Quân ? - Cuộc chia tay này cũng phản ánh nhu cầu cuộc sống của nhân dân trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước. - Kết thúc là cảnh con rồng, cháu tiên lập nước Văn Lang với 20 triều đại Hùng Vương bề thế, vững bền. Đó là triều đại đầu tiên của dân tộc ta. Bác Hồ đã dạy « Các vua HùngLấy nước » H : Trong truyện sử dụng rất nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo.Em hãy tìm những chi tiết nói lên điều đó ? - Người trên cạn, kẻ dưới nước lấy nhau - Đẻ 1 bọc trứng 100 quả H : Theo em yếu tố đó có tác dụng gì ? - Tô đậm tính chất kì lạ,lớn lao, đẹp đẽ của người, vật, sự kiên. - Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc để chúng ta thêm tự hào,tin yêu tôn kính tổ tiên dân tộc mình. - Làm tăng sức hấp dẫn của câu tác phẩm H : Theo truyên thì người việt là con cháu của ai ? - Con cháu vua hùng H: Hãy cho biết ý nghĩa của truyện ? H : Nhắc lại những nét khái quát nhất về nội dung và nghệ thuật của văn bản ? I. Đọc và tìm hiểu chú thích: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Định nghĩa truyền thuyết: SGK 2. Tìm hiểu văn bản: a. Nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ: - Lạc Long Quân có nhiều nét lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ: + Nguồn gốc cao quý ( con thần) + Hình dáng và nếp sinh hoạt kì lạ: Thân rồng, thường sống ở dưới nước. + Tài năng, sức khỏe phi thường => Tài đức vẹn toàn, được mọi người yêu quý. - Âu Cơ cũng khác thường: + Họ Thần Nông ở núi cao phương Bắc( dòng tiên) + Nhan sắc tuyệt trần. - Âu Cơ sinh trăm trứng, nở thành trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. - 50 xuống biển, 50 lên non=> phân chia cai quản các nơi b. Ý nghĩa truyện III. Tổng kết * Ghi nhớ: SGK trang 8 * Luyện tập Kể diễn cảm lại truyện. 4. Củng cố : ? Qua truyện em cảm nhận được những vẻ đẹp nào ? Giáo viên hệ thống lại bài. 5. Dặn dò : HS học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài mới Ngày soạn: 24/08/2008 Ngày giảng: 6A:29/08/2008 6B:26/08/2008 Tiết 2- bài 1 – Văn bản Bánh chưng, bánh giày I - Mục tiêu cần đạt : HS hiểu được - Cách giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh giày.Hai thứ bánh quan trọng trong dịp tết - Qua cách giải thích đó tác giả dân gian muốn đề cao sản xuất nông nghiệp, nghề trồng trọt, chăn nuôi và mơ ước có một đấng minh quân thông minh giữ cho dân ấm no đất nước thái bình. - Giáo dục lòng tự hào về tri tuệ, văn hoá dân tộc, - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa truyện, kỹ năng tự học II - Hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC 3. Bài mới Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Chia 3 đoạn - Đoạn 1 : Từ đầu đến chứng giám - Đoạn 2 : tiếp đến hình tròn - Đoạn 3 : Còn lại GV hướng dẫn cách đọc cho HS. HS đọc GV nhận xét. H : Triều đại của Hùng Vương là một triều đại như thế nào ? - Thái bình thịnh trị, giặc ngoại xâm bị đánh đuổi. H : Tại sao lại coi ý muốn nhường ngôi của Hùng Vương như một câu đố ? H : Các ông Lang có ai đoán được ý của Vua ko ? vì sao ? - không vì đây là câu đố rất khó H : Ai đã đoán được ý của vua ? - Lang Liêu H : Vì sao Lang Liêu đoán được ý của vua ? - Lang Liêu được thần báo mộng.Thần cho biết quý nhất là hạt gạo vì gạo nuôi sống con người, ăn không chán và do tự tay con người làm ra H : Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo này ? Sau khi thần mách bảo Lang Liêu đã làm gì ? - Lang Liêu ngẫm nghĩ và tạo ra 2 loại bánh khác nhau H : Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể hay làm giúp lễ vật cho Lang Liêu ? - Để Lang Liêu tự bộc lộ trí tuệ, khả năng và việc giành được quyền kế vị vua cha là xứng đáng. H : Vì sao Vua Hùng không chú ý đến những món sơn hào hải vị mà chú ý đến chồng bánh cuả Lang Liêu ? - Vì nó là thứ lạ nhất được làm bằng nguyên liệu quen thuộc nhất, bình thường nhất. H : Vì sao Vua cha chưa chọn ngay mà còn ngẫm nghĩ rất lâu ? - Vì Vua thận trọng. Tại sao Lang Liêu lại làm bánh hình trong, hình vuông ? Tại sao một loại để trần còn loại kia gói ? H : Vì sao thần lại chon Lang Liêu để mách bảo ? - Vì Lang Liêu thiệt thòi nhất trong các con vua. - Lang Liêu chăm chỉ trồng lúa, khoai, là con vua nhưng rất gần gũi dân thường. - Hiểu được ý thần ý vua. H : Lang Liêu có xứng đáng được nối ngôi không ? H : Phong tục làm bánh chưng bánh giầy có từ bao giờ ? H : Giải thích ý nghĩa của phong tục và ý nghĩa của truyện ? I- Đọc và tìm hiểu chú thích II- Tìm hiểu văn bản 1. Hùng Vương và câu đố của nhà vua - Nguyện vọng nhường ngôi lại cho con. - Người được nhường ngôi phải làm vừa ý vua, nối được trí vua. 2. Cuộc thi tài giải đố. - Không ai đoán được ý vua - Lang Liêu được mách bảo trong một giấc mơ=> đoán được ý của vua cha. - Lang Liêu tạo ra 2 loại bánh => Thể hiện sự thông minh, tháo vát, hiểu được ý thần, ý vua. - Lang liêu chăm chỉ làm nông nghiệp, gần gũi dân thường. => Lang Liêu xứng đáng được nối ngôi. 3. Phong tục làm bánh chưng, bánh giày. - Có từ khi Lang Liêu nối ngôi vua - Ý nghĩa : đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp và đề cao sản phẩm nông nghiệp. III - Luyện tập : 4. Củng cố : ?Em cã c¶m nhËn g× sau khi häc xong v¨n b¶n trªn? GV hệ thống lại bài 5. Dặn dò : - HS học bài - Soạn bài mới. Ngày soạn: Ngày giảng: 6A:30/08/2008 6B: 28/08/2008 Tiết 3- Bài 1- Tiếng việt TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT I- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS hiểu - Thế nào là từ và đặc điểm của từ TV cụ thể : Khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ, các kiểu cấu tạo từ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy) II- Hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức :6A: 6B: 2. KTBC 3. Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản H : Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ? - Tiếng dùng để tạo từ - Từ dùng để tạo câu H : Khi nào 1 tiếng được coi là 1 từ ? - Khi tiếng dùng để tạo câu H : Vậy từ là gì ? GV : Có từ 1 tiếng có từ 2 tiếng GV hướng dẫn HS kẻ bảng phân loại SGK H : Đơn vị nào cấu tạo nên từ ? H : Thế nào được gọi là từ đơn ? H : Thế nào là từ phức ? H : Từ « chăn nuôi » có 2 tiếng, chúng có quan hệ với nhau về mặt nào ? H : Từ « trồng trọt », quan hệ giữa các tiếng là mối quan hệ nào ? H : Vậy cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau ? - Giống : Đều do 2 hay nhiều tiếng ghép lại - khác : Từ ghép được ghép với nhau nhờ quan hệ về nghĩa giữa các tiếng - Từ láy : Nhờ quan hệ láy âm HS đọc yêu cầu BT. HS đọc yêu cầu BT. HS đọc yêu cầu BT. HS đọc yêu cầu BT. I- Từ là gì ? 1. Lập danh sách các tiếng và các từ trong câu sau : Thần / dạy/dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. - có 9 từ - có 12 tiếng 2. Ghi nhớ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu II. Từ đơn và từ phức : 1. Điền các từ trong câu vào bảng phân loaị : 2. Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ : - Từ đơn là từ có 1 tiếng - Từ phức là từ có 2 hoặc nhiều tiếng - Từ ghép : các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa. - Từ láy : các tiếng quan hệ với nhau nhờ láy âm. * Ghi nhớ : Sgk III- Luyện tập BT 1 a. Các từ « nguồn gốc », « con cháu" » thuộc kiểu từ ghép. b. Từ đồng nghĩa với « nguồn gốc » : cội nguồn, gốc gác c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em BT2 : khả năng sắp xếp - Theo giới tính (nam, nữ): ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ, chú thím. - Theo bậc (trên dưới) : cha anh, ông cháu, chị em, chú cháu BT3 - Cách chế biến : bánh rán, nướng, hấp, nhúng, tráng - Chất liệu : bánh nếp, tẻ, khoai, ngô, sắn, đậu xanh - Tính chất của bánh : bánh dẻo, phồng. - Hình dáng : bánh gối, quấn thừng. BT4 - Tả tiếng cười : khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch - Tả tiếng nói : khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu. - Tả dáng điệu : lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang 4. Củng cố - GV hệ thống lại bài 5. Dặn dò - Học thuộc bài, làm bài tập. - Soạn trước bài mới. Ngày soạn: Ngày giảng:6A /2008 6B: Tiết 4 – Bài 1 - Tập làm văn GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I - Mục tiêu cần đạt - HS nắm được kiến thức về các loại văn bản. - Hình thành sơ bộ các khái niệm văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt. II - Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: 6A: 6B: 2. KTBC 3. Bài mới - Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản H: Câu 1a em làm như thế nào? - Nói hoặc viết cho người ta biết H: Câu 1b muốn biểu đạt đầy đủ trọn vẹn em sẽ làm gì? - Phải tạo lập văn bản, nghĩa là nói có đầu có đuôi có mạch lạc và lý lẽ. H: Giao tiếp là gì ? H : Câu 1c ? - Là một văn bản gồm hai câu viết để nêu ra một lời khuyên. Chủ đề của văn bản là « giữ chí cho bền ». Câu thứ hai nói rõ thêm giữ chí cho bền nghĩa là gì (không dao động) khi người khác thay đổi chí hướng. Chí đây là « chí hướng, hoài bão, lý tưởng » vẫn là yếu tố liên kết. H : Theo em văn bản là gì? H: Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao? - Phải, vì đây là chuỗi lời nói, có chủ đề, có các hình thức liên kết với nhau. H: Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không? - Là văn bản viết vì có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông bó tình hình và quan tâm tới người nhận thư. H: Câu c? - Là văn bản viết có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thức nhất định. Hướng dẫn HS kẻ theo bảng mẫu ... Tiết 46 – Bài 11 - Tiếng Việt Kiểm tra tiếng việt ( 1 tiết) I- Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức của học sinh - HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tốt theo yêu cầu - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức làm bài tập II- Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức 2. KT * Đề bài: Câu 1: Từ là gì? Từ có cấu tạo như thế nào ? cho VD ? Câu 2 : Trong những từ sau đây từ nào là từ mượn (đánh dấu cộng (+) vào từ đúng, đánh dấu (-) vào từ sai : a) Tự nhiên d) sứ giả h) gọi điện b) Sính lễ e) buồm i) nốc ao c) Ngạc nhiên g) Sọ Dừa h) Ghi đông Câu 3: Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: a) Có một số bạn còn bàng quang với lớp. b) Vùng này con khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình, ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tính tú của văn hoá dân tộc 3. Đáp án Câu 1: - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ - Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn. Từ gồm 2 tiếng hoặc nhiều tiếng là từ phức. - Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy. VD: Bạn, hồn nhiên.. Câu 2: a) - d) + h) – b) + e) + i) + c) - g) - k) + Câu 3: a) Bàng quang = bàng quan b) Thủ tục = hủ tục c) Tinh tú = tinh tuý 4. Thu bài 5 : Dặn dò. Ngày soạn Ngày giảng Tiết 47 – Bài 11 - Tập làm văn Trả bài tập làm văn số 2 I- Mục tiêu : - HS tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu đã nêu trong SGK - So sánh với dàn ý xem nội dung đã đầy đủ hay chưa? bổ sung những ý còn thiếu. - Tự sửa các lỗi mắc phải trong bài làm văn và rút ra kinh nghiệm. II- Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC 3. Bài mới. I - Học sinh tự nhận xét bài làm 1. Việc xảy ra đã kể đủ và rõ chưa? (Ai? Làm gì? thời gian? địa điểm?, nguyên nhân? diễn biến? kết quả?) 2. Bài làm có đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 3. Bài sử dụng ngôi kể nào? kể theo thứ tự nào? 4. Kể chuyện này nhằm mục đích gì? Bài văn đã đạt mục đích chưa? II- Lỗi chính tả Hãy kể những lỗi chính tả mà em mắc phải? cách chữa? + Tr – ch (chống - trống) + x – s + uên – uyên ( quên – quyên) + l – n ( lao đao – nao đao) + d – gi – r ( dõ dàng – rõ ràng) III- Lỗi dùng từ đặt câu: 1. Hãy đọc những câu bị gạch chân trong bài làm? Theo em cách dùng từ như vậy đã chính xác chưa? 2. Hãy chữa lại cho đúng => GV tổng kết, đánh giá, sửa lại cho đúng và chính xác - Cho HS lấy 1 số VD tương tự * Dặn dò: Soạn bài mới Ngày soạn Ngày giảng Tiết 48 – Bài 11 - Tập làm văn Luyện xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường I- Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi chính tả phổ biến - Nhận thức được đề văn, kể chuyện đời thường biết tìm ý, lập dàn ý. - Thực hành, lập dàn ý. II- Hoạt động dạy - học 1, Ổn định tổ chức 2. KTBC 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Gọi HS đọc các đề bài trong SGK H: Đề bài yêu cầu những vấn đề gì? - HS trả lời – GV sửa chính xác H: Hãy ra một đề tương tự như các đề trên. - Yêu cầu mỗi HS một đề - Thu, nhận xét và uốn nắn trước lớp Cho HS theo dõi cách làm 1 đề bài Gọi HS đọc đề bài H: Đề yêu cầu làm việc gì? H: Những sự việc được kể có cần phải là sự thật, việc thật không? H: Có cần phải viết tên thật, địa chỉ thật của người được kể không? - Nên dùng từ phiếm chỉ hoặc tên giả H: Bài làm đã đủ 3 phần chưa? H: Nhiệm vụ của phần mở bải là gì? - Nêu khái quát về nhân vật H: Thân bài nêu 2 ý lớn, ý thích của ông em và ông yêu các cháu đã đủ chưa? - Đầy đủ: sở thích của ông là những cây xương rồng, ông yêu các cháu cũng được thể hiện qua hành động mà ông đối xử với các cháu. H: Nhắc đến 1 người thân mà nhắc đến ý thích của người ấy có được không? H: Ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt được người đó với người khác được không? H: Em có đề xuất ý nào khác? Gọi HS đọc bài tham khảo H: Bài làm đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý gì về người ông? + Thích cây xương rồng. + Thể hiện tình yêu các cháu bằng cách: chăm sóc góc học tập của các cháu, kể chuyện cho các cháu nghe. + Ông rất ít ngủ. H: Những chi tiết và việc làm ấy có vẽ ra một người già có tính khí riêng hay không? Vì sao em nhận ra đó là người già? H: Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý? - HS tự chọn 1 đề bài và lập dàn ý chi đề bài. - GV nhận xét - hướng dẫn HS lập dàn ý đúng. I- Tìm hiểu đề: II- Phương hướng làm bài - Kể sự thật, việc thật - Không nên viết tên thật, địa chỉ thật. 4. Củng cố: H: Kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt được những gì? Kể được đặc điểm của nhân vật hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ có phải là điều cần thiết không? H: Cách mở bài, kết bài ở phần tham khảo có hợp lý không? 5. Dặn dò: - Tập viết 1 bài văn trọn vẹn theo các đề T119 - Soạn tiết 49 Ngày soạn Ngày giảng Tiết 49+50 – Bìa 12 - Tập làm văn Viết bài tập làm văn số 3 I- Mục tiêu: Giúp HS: - HS biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa - Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phạm. II- Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Dàn ý: a) Mở bài: Giới thiệu chung về người được kể (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị..) b) Thân bài: - Ý thích của người đó: + Thích làm gì? + Tại sao lại thích? - Tình cảm dành cho mọi người và cho em như thế nào? + Yêu thương, chăm sóc, khuyên bảo như thế nào? + Cư sử đối với mọi người và em như thế nào? + Đối với gia đình em như thế nào? c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm nghĩ của em đối với người đó? 4. Cách cho điểm + Mở bài + kết bài: 4 điểm + Thân bài: 5 điểm 5. Thu bài 6. Dặn dò: Ngày soạn Ngày giảng Tiết 51 – Bài 12 – Văn học Văn bản: Treo biển - Lợn cưới áo mới I- Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu được thế nào là truyện cười. - Hiểu được nội dung ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong 2 truyện - Kể lại được truyện. II- Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản GV đọc mẫu - gọ 2 HS đọc lại tác phẩm Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích trong SGK. H: Theo dõi chú thích SGK cho biết truyện cười là gì? H:Nội dung tấm biển thông những gì? Thông báo 4 nội dung - Địa điểm cửa hàng - Hoạt động của cửa hàng (có cá) - Mặt hàng: (cá) - Chất lượng: (tươi) H: Bốn nội dung trên đã đầy đủ và cần thiết cho 1 tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ chưa? - Đầy đủ H: Có mấy người góp ý về cải biến đề ở cửa hàng bán cá? Họ đã yêu cầu và góp ý những gì? - Lần lượt góp ý vào các chữ: “tươi”, - “ở đây” – “có bán” – “cá” với nhiều thái độ khác nhau. H: Em nhận xét gì về thái độ cử chỉ của họ? + “Tươi”: cười – có ý chê nhà hàng không biết quảng cáo đề biển + “Ở đây” lý do chẳng lẽ ra haòng hoa mua cá. + “Có bán”: ai cũng biết là bán rồi. + “Cá”: Chữ tốt tử còn lại với 1 lập luận khá hợp lý “chưa đi đến” H: Cuối cùng chủ nhà hàng đã làm gì? Cất biển đi H: Theo em tấm biển nhà hàng đã hoàn chỉnh chưa? Có chỗ nào bỏ đi được không? - Có thể bỏ H: Biển đề thế nào là phù hợp - Bán cá tươi H: Cái đáng cười của nhà hàng này là gì? H: Những chi tiết nào làm em cười? H: Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? vì sao? - Kết thúc truyện: Khi chỉ còn chữ “cá” tưởng chẳng có ai có thể bắt bẻ được nữa nhưng khi có người góp ý và nhà hàng cất tấm biển đi ta lại bật cười to hơn. - Từng ý kiến được đóng góp nhìn riêng co vẻ hợp lý nhưng theo kết quả mà hoạt động thì cuối cùng lại thành phi lý. => Ở đây người nghe không biết suy xét, không có chủ kiến. H: Tính chất gây cười được bộc lộ như thế nào qua cách cư xử của ông chủ nhà hàng? - Tính chất thụ động, ba phải được bộc lộ rõ rệt qua 4 lần góp ý. H:Truyện cho ta bài học gì? Khi dùng từ ta phải như thế nào? H: Truyện có ý nghĩa như thế nào? *Ghi nhớ: SGK Hướng dẫn cho HS làm phần luyện tập. GV đọc mẫu – HS đọc Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích SGK H: Em hiểu thế nào về tình khoe của? Khoe của là tỏ ra, trưng ra cho mọi người biết mình giàu. Đây là thói xấu thường thấy ở người giàu (đặc biệt là người mới giàu) biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xâu cất, bài trí nhà cửa, nói năng giao tiếp) H: Anh có aó mới khoe của như thế nào? Không đợt ngày lễ ngày tết hay có dịp đi đâu đó mà đem ra mặc ngay. Tính khoe của của anh ta biến thành trẻ con (già được bát canh, trẻ được mặc áo mới). Trẻ được mặc áo mới mà thích thú là nét tự nhiên còn anh ta mặc để khoe của. Chưa hết anh ra lại còn đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua để khoe “đứng từ sáng đến chiều”, “ kiên nhẫn” đợi để khoe của. Sự kiên nhẫn quá đáng đến mức lố bịch. Khi thấy chẳng có ai hỏi han anh ra “ tức lắm” – 1 sự tức vô lối. H: Điệu bộ của anh ta khi trả lời anh mất lợn như thế nào? Có phù hợp không? - Không H: Câu trả lời có chỗ nào thừa? vì sao? - “ Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” vì nó không liên quan đến nội dung câu trả lời - nội dung thông báo (ý muốn của anh ta) H: Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? Nhà có việc lớn (làm cỗ cưới) lợn để làm cỗ bị hỏng mất. Khoe ngay lúc việc nhà đang bận và bối rối, tưởng như không còn tâm trí để khoe H: Lẽ ra anh ta hỏi như thế nào thì được? - “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? hoặc co thể nói con lợn bị sổng là con lợn gì? ( trắng, đen, nái) H: Từ “ lợn cưới” có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi không? - Không vì người được hỏi cần biết nó được dùng vào việc gì (cưới hay tang) H:Em cười điều gì trong 2 văn bản trên? Cười về hoạt động, ngôn ngữ của 2 nhân vật thích khoe của. H: Tính huống đáng cười nhất là tình huống nào? - Kết thúc bất ngờ. H: Truyện có ý nghĩa như thế nào? A- Treo Biển I- Đọc và tìm hiểu chú thích * Định nghĩa truyện cười: SGK II- Tìm hiểu văn bản 1. Nội dung tấm biển “Ở đây có bán cá tươi” - Thông báo đầy đủ địa điểm, hoạt động mặt hàng, chất lượng. - Nội dung biển chưa gọn, thông tin chưa chính yếu. 2. Cái đáng cười. + Treo biển thừa thông tin + Nghe người ngoài không suy xét, không co chủ kiến riêng. + Treo biển, cất biển: việc làm tốn thời gian, công sức. 3. Bài học - Nghĩ ngợi chắc chắn khi làm việc và phải có chính kiến khi tiếp thu phê bình. III- Luyện tập B- Lợn cưới áo mới I - Đọc và tìm hiểu chú thích II- Tìm hiểu văn bản ?* Khoe của là tỏ ra, trưng ra, cố tình cho mọi người biết mình giàu 1. Anh áo mới - “Đứng hóng ở cửa” “đợi từ sáng đến chiều” để khoe của - sự kiên nhẫn đến lố bịch. 2. Anh lợn cưới - Khoe của ngay lúc việc nhà đang rất bận. rộn. *: Ghi nhớ: SGK
Tài liệu đính kèm: