Giáo án Ngữ Văn 6 - Kì II - Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo án Ngữ Văn 6 - Kì II - Trường THCS Lương Thế Vinh

 Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 ( Tô Hoài)

 I. Mục tiêu:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên”.

 - Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn.

 - Giáo dục học sinh lòng hăng say trong cuộc sống, biết khao khát sống, sống có mục đích, nhưng không nên hung hăng thiếu suy nghĩ.

 II. Chuẩn bị:

 GV: Giáo án, Sgk, tranh ảnh về Tô Hoài

 HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.

 III. Tiến trình dạy học:

A. Ổn định tổ chức.

B. Bài cũ:

 

doc 20 trang Người đăng thu10 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Kì II - Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 08/01/2011 PPCT: 73- 74
 ND:10/01/2011 Lớp dạy: 6A1- 6A2
 Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Tô Hoài)
 I. Mục tiêu:
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên”.
 - Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn.
 - Giáo dục học sinh lòng hăng say trong cuộc sống, biết khao khát sống, sống có mục đích, nhưng không nên hung hăng thiếu suy nghĩ.
 II. Chuẩn bị:
 GV: Giáo án, Sgk, tranh ảnh về Tô Hoài
 HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
 III. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức.
Bài cũ:
Bài mới: Gv giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV: Em biết gì về tác giả Tô Hoài và các tác phẩm của ông? 
HS:Trả lời
GV:Cho hs đọc phần chú thích sao
Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí” 
Hs:Trả lời
GV:Nhận xét và mở rộng thêm
GV:Có thể đưa tranh ảnh của nhà văn Tô Hoài
Hoạt động 2:
GV:Hướng dân hs đọc
GV:Yêu cầu hs tìm hiểu 1 số từ khó trong Sgk
Văn bản này thuộc thể loại gì?
Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Gv: Văn bản này chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
ĐH: 2 phần:
+ Phần 1: từ đầu đến “ không thể làm lại được”. Dế Mèn tự họa chân dung của mình.
+ Phần 2: Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
GV: Văn bản sử dụng ngôi kể thứ mấy? có phù hợp với tư tưởng của văn bản không?
HS: Trả lời
GV: Mở rộng
Hoạt động 3: 
GV: Y/c hs thảo luận nhóm. Tìm những chi tiết miêu tả chân dung của Dế Mèn ( về hình dáng, hành động)
HS: Cử đại diện phát biểu
GV: Nhận xét, bổ sung
- Hình dáng: Ăn uống điều đọ, làm việc chừng mực, càng mẫm bóng, vuốt, càng, đầu, râu
- Hành động: đi đúng oai vệ,cà khịa với tất cả hàng xóm,quát,...
GV:Qua sự tìm hiểu về những chi tiết miêu tả chân dung,em hãy ra những nhận xét về Dế Mèn
GV:Em hãy chỉ ra nét đẹp và chưa đẹp ở tính tình và hình dáng của Dế Mèn.
Hs: thảo luận
GV: Nhận xét, chốt ý
Gv: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn miêu tả chân dung của Dế Mèn?
ĐH: - Từ ngữ gợi hình xuất sắc, không thể thay thế bằng những từ đồng âm.
 - Sử dụng phép nhân hóa.
GV: Y/c hs tóm tắt lại sự việc khiến Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình.
? Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt như thế nào?
HS: Coi thường, trịch thượng
GV: Tâm lí của Dế Mèn thay đổi ntn qua các sự việc xảy ra?
ĐH: 
- Vừa kẻ cả, coi thường, trịch thượng đối với Dế Choắt, xưng với Choắt là “chú mày”.
- Nghĩ ra trò nghịch ranh
- Hả hê vì trò đùa của mình
- Sợ hãi khi nghe chị Cốc mổ Dế Choắt
- Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được
- Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết của Dế Choắt
- Ân hận, rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình
GV: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Choắt là do đâu?
ĐH: - Chủ quan: do chị Cốc
 - Khách quan: do Dế Mèn
Gv: Dế Mèn đã rút ra bài học gì? Liệu đây có phải là bài học cuối cùng của Mèn không?
HS: Thảo luận
GV: Nhận xét, mở rộng
? Câu cuối cùng của đoạn văn có gì đặc sắc?
ĐH: Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm.
Hoạt động 4: 
GV: Ý nghĩa của văn bản này là gì? Sau khi học xong văn bản này em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt ý 
? Đặc sắc nghệ thuật của Tô Hoài trong đoạn trích này là gì?
ĐH: - Thể loại truyện đồng loại rất phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi
- Ngôi kể thứ nhất tạo không khí thân mật
- Hình ảnh miêu tả sinh động
- Tư tưởng chủ đề được rút ra một cách tự nhiên.
GV: Y/c hs đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 5: HD làm bài tập
HS: Suy nghĩ và viết bài vào vở soạn. Nếu còn thời gian sẽ chọn 1-2 bài đọc trước lớp.
I. Tác giả, tác phẩm: ( sgk)
II. Đọc và tìm hiểu chung:
Đọc:
Từ khó: ( sgk)
Thể loại: trện kí
Phương thức biểu đạt: tựu sự, miêu tả
Bố cục: 2 phần
III. Phân tích.
1.Dế Mè tự họa chân dung của mình.
 - Dế Mèn là một chú dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, đầy sức sống, tự tin, yêu đời.
 - Là một chú dế kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh, hay bắt nạt kẻ yếu hơn mình.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
- Vì trò nghịch ranh mà Dế Mèn đã gián tiếp gây ra cái chết cho Dế Choắt.
- Dế Mèn đã ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình. Đó là bài học về sự kiêu ngạo, thiếu suy nghĩ, nông nổi.
IV. Tổng kết: ghi nhớ ( sgk)
V. Luyện tập:
 Viết một đoạn văn ( khoảng 6- 8 dòng) nói về tâm trạng của Dế Mèn khi đúng trước mộ Dế Choắt.
 D. Củng cố, dặn dò:
 1. Củng cố: Văn bản này có ý nghĩa gì? Dế Mè đã rút ra bài học gì cho mình?
 2. Dặn dò: học bài, soạn bài “Phó từ”
 NS: 12/01/2011	PPCT: 75
 ND: 13/01/2011	Lớp dạy: 6A1, 6A2
 Tiếng Việt: PHÓ TỪ
 I. Mục tiêu: Giúp Hs
 - Nắm được khái niệm phó từ, phân loại phó từ
 - Rèn luyện kĩ năng phân biệt tác dụng của phó từ trong cụm từ, vận dụng phó từ khi nói và viết
 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
 II. Chuẩn bị:
 Gv: Giáo án, sgk, bài tập, bảng phụ
 Hs: Sgk, vở ghi, vở soạn
 III. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức:
Bài cũ:
Bài mới: GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học
Gv: Y/c hs đọc ví dụ sgk/ 12
? Những từ in đậm trong ví dụ và bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa đó thuộc từ loại nào?
ĐH: 
a. “Đã” bổ sung nghĩa cho từ “đi”; “cũng”-“ra”;“vẫn chưa” bổ sung nghĩa cho từ “thấy”; “thật” bổ sung nghĩa cho từ “lỗi lạc”
b. “Được”-“soi gương”; “rất”-“ưanhìn”; “ra”-“to”; “rất”bổ sung nghĩa cho từ “bướng”.
- Động từ: đi, ra, thấy, soi gương,
- Tính từ: lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng.
GV: Hãy nhận xét về vị trí của các từ in đậm.
ĐH: Có thể đứng trước hoặc sau động từ, tính từ
Gv: Phó từ là gì?
HS: Trả lời theo cách hiểu của các em.
GV: Nhận xét
GV: Y/c hs đọc ghi nhớ sgk
Gv: Đưa bài tập nhanh
- Tìm phó từ trong câu ca dao sau:
 Ai ơi chua ngọt đã từng
 Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
GV: Y/c hs đọc ví dụ sgk/13
? Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm trong ví dụ.
ĐH: 
a. lắm
b. đừng
c. không, đã, đang
GV: Y/c hs điền các phó từ vừa tìm được ở phần I và II sgk vào bảng phân loại phó từ.
ĐH: 
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ TG
Đã,đang,sẽ, sắp
Chỉ mức độ
Thật, rất, lắm
Thật, lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Cũng, vẫn, cứ
Chỉ sự phủ định
Không, chưa, chẳng
Chỉ sự cầu khiến
Đừng, chớ, hãy
Chỉ kết quả và hướng
Được, xong, ra vào, rồi
Chỉ khả năng
Vẫn chưa, có lẽ, có thể, phải chăng
Chú ý: Phó từ chỉ mức độ “thật” có thể đứng trước hoặc đứng sau ĐT, TT.
GV: Có mấy loại phó từ?
HS: Trả lời
Gv: Y/c hs đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2: HD làm bài tập
GV: Y/c hs đọc yêu cầu bài tập. Sau đó hoạt động nhóm
GV: Nhận xét, sửa chữa
Gợi ý:
a. – Đã ( thời gian); không, không còn (phủ định); còn, đều, lại, cũng (tiếp diễn tương tự); đương, sắp (thời gian); ra ( hướng).
b. Đã sâu được ( đã: chỉ thời gian; được: chỉ kết quả)
Bài 2: HS viết vào vở ( khoảng 3-5 câu) đaon văn có sử dụng ít nhất một phó từ.
I. Bài học:
 1. Phó từ là gì?
 a. Ví dụ: sgk/ 12
 b. Nhận xét:
 - Những từ “đã, sẽ, vẫn, đang, rất, thật...” thường bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
 - Những từ đó có thể đứng trước hoặc sau động từ hay tính từ.
* Ghi nhớ: (sgk)
2. Các loại phó từ.
- Có hai loại phó từ lớn: phó từ đứng trước ĐT, TT và phó từ đứng sau ĐT, TT.
* Ghi nhớ: (sgk)
II. Luyện tập:
Bài1: Tìm phó từ và cho biết những phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì?
Bài 2: Viết một đoạn văn có sử dụng phó từ thuật lại việc Dế Mèn trêu chị Cốc.
 D.Củng cố, dăn dò:
 1.Củng cố: Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ?
 2.Dặn dò: HS học bài và soạn bài “ Tìm hiểu chung về văn miêu tả”	
 NS: 15/01/2011	PPCT: 76
 ND: 17/01/2011	Lớp: 6A1, 6A2
 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I.Mục tiêu: Giúp HS
Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản.
Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả
Hiểu được những tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả
 II. Chuẩn bị: 
 GV: Giáo án, sgk, tài liệu tham khảo
 HS: Sgk, vở ghi, vở soạn
 III. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức
Bài cũ:
Bài mới: GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Hoạt động 1: HD tìm hiểu bài học
GV: Y/c hs tìm hiểu các tình huống trong sgk, thảo luận theo nhóm.
? Với những tình huống đó em sẽ giải quyết như thế nào? Hãy tìm những tình huống tương tự.
HS: H/đ cá nhân
GV: Theo em hiểu văn miêu tả là gì?
HS: Trả lời theo sự hiểu biết của mình
GV: Hãy tìm hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.
? Hai đoạn văn đó giúp em hình dung được những đặc điểm nào của 2 chú dế? Những chi tiết nào giúp em hình dung được điều đó?
ĐH: 
- Đoạn 1: miêu tả Dế Mèn : từ “ bởi tôi ăn uống điều độthiên hạ rồi”. Dế Mèn là một chú dế thanh niên cường tráng
- Đoạn 2: miêu tả Dế Choắt: “ Cía chàng Dế Choắtnhư tôi”. Miêu tả Choắt là một chú dế ốm yếu, không có sức sống
GV: Vậy miêu tả là gì? Trong văn miêu tả giác quan nào được sử dụng nhiều nhất?
HS: Trả lời
GV: Chốt ý
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
GV nhấn mạnh một số điểm cần nhớ trong phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: HD làm bài tập
Gv y/c hs đọc yêu cầu bài tập
Bìa 1: học sinh làm theo nhóm. Sau đó gv nhận xét và cho điểm theo từng nhóm.
Bài 2: GV gợi ý:
Đặc điểm nổi bật của mùa đông:
Lạnh lẽo, ẩm ướt
Đêm dài, ngày ngắn
Mưa phùn và gió bấc
Bầu trời u ám
Cây cối trơ trọi khẳng khiu
GV: y/c hs chọn một trong 2 đề và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
I. Bài học:
 1. Thế nào là văn miêu tả?
- Miêu tả là giúp người đọc, người nghe hình dung ra được sự vật, sự việc một cách cụ thê.
- Trong văn miêu tả năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
Ghi nhớ: Sgk
II. Luyện tập:
Bài 1: Sgk/ 16-17
- Đoạn 1: Đặc tả chú Dế Mèn ở độ tuổi “thanh niên cường tráng”. Đặc điểm nổi bật: to khỏe và mạnh mẽ
- Đoạn 2: Tái hiện lại chú bé liên lạc. Đặc điểm nổi bật là nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui vẻ
- Đoạn 3: Miêu tả một vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau cơn mưa. Đặc điểm nổi bật: một thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo.
Bài 2: sgk/17
Viết đoạn văn miêu tả mùa đông
Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh của người mẹ hiền.
 D. Củng cố, dăn dò:
 1. Củng cố:
 2. Dặn dò: HS học bài và soạn bài “Sông nước Cà Mau”
 NS: 15/01/2011	PPCT: 77
 ND: 19/01/2011	Lớp: 6A1- 6A2
 Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
	( Đoàn Giỏi)
 I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau
 - Nắm được nghệ thuật miêu tả sông nước Cà Mau của tác giả
 - Giữ gìn nét đẹp của quê hương
 II. Chuẩn bị:
 GV: Sgk, giáo án
 HS: Sgk, ... u bóng mỡ; đầu to và nổi từng tảng, rất bướng; răng đen nhánhnhư hai lưỡi liềm máy làm việc
Bài 4: HS h/đ nhóm
GV: Nhận xét
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
1. Ví dụ: Xét đoạn văn sgk/27-28
2. Nhận xét:
Muốn miêu tả được ta phải biết quan sát rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánhđể làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài 1: sgk/ 28-29
Bài 2: Tìm những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc làm nổi bật hình ảnh tính cách của Dế Mèn
Bài 4: Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?
 D. Củng cố, dặn dò:
 1. Củng cố: Muốn viết được đoạn văn miêu tả đòi hỏi người viết phải có năng lực gì?
 2. Dặn dò: HS làm bài tập 3, 5/sgk/ 29, soạn bài “ Bức tranh của em gái tôi”
 NS: 25/01/2011	PPCT: 81- 82
 ND: 26/01/2011	Lớp: 6A1-6A2
 Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
 ( Tạ Duy Anh)
 I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế của mình và vượt lên lòng tự ái.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc và cảm nhận văn chương 
 - Giúp hs hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
 II. Chuẩn bị:
 GV: Giáo án, sgk
 HS: Sgk, vở ghi, vở soạn
 III. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức
Bài cũ:
Bài mới: GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 
Gv: Y/c Hs đọc phần chú thích *
? Hãy trình bày đôi nét về tác giả và tác phẩm.
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét, mở rộng
Hoạt động 2: HD đọc và tìm hiểu chung
GV: Đọc trước và yêu cầu hs đọc tiếp. Sau đó y/c hs tóm tắt lại truyện
GV: Y/c hs tìm hiểu từ khó sgk
? Văn bản này thuộc thể loại gì? 
GV: Mở rộng thêm về thể loại truyện ngắn 
? Văn bản được viết theo ptbđ nào? 
? Văn bản chia bố cục làm mấy phần? Nội dung của từng phần.
Hoạt động 3: HD tìm hiểu văn bản
GV: Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em biết? 
ĐH: Nhân vật người anh. Vì đây là nhân vật có mặt từ đầu đến cuối truyện và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
GV: Trong cuộc sống thường ngày thái độ của người anh đối với em gái ntn?
ĐH: - Coi thường, bực bội: Gọi em gái là Mèo, bí mật theo dõi các việc làm bí mật của em
- Tò mò, kẻ cả của đứa trai đuợc làm anh, hơn tuổi
GV: Khi bí mật của Mèo bị chú Tiến Lê phát hiện thì thái độ của mọi người và của người anh ra sao?
ĐH: 
- Mọi người xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên
- Người anh thì tâm trạng không vui. Vì:
+ Ghen tuông đố kỵ với tài năng của em, cảm thấy mình thua kém, thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái mà bỏ quên mình
GV: Vì sao người anh lại có tâm trạng như vậy?
ĐH: Vì vốn coi thường em gái, tự cho mình là hoàn hảo hơn nên người anh có tâm trạng đó. Đó là tâm trạng của lứa tuổi thiếu niên đang có ý thức tự khẳng định mình
GV: Vì sao người anh lại lén xem tranh của em gái? Tâm trạng của ngưòi anh thay đổi ra sao khi xem song tranh của em? Vì sao?
ĐH: 
- Người anh lén xem tranh của em gài vì: tò mò, đố kỵ, vì tính trẻ con
- Thở dài.Thể hiện sự buồn nản, bất lực, cay đắng nhận ra tài năng của em hơn mình
GV: Khi biết em có tài hơn mình người anh có thái độ ra sao?
ĐH: hay gắt gỏng, bực bội vô cớ với em gái
GV: Khi biết em gái đạt giải nhất trong cuộc thi vẽ tranh thì thái độ của người anh ntn?
ĐH: Miễn cưỡng trước thành công bất ngờ của em, miễn cuỡng cùng gia đình đi xem triển lãm tranh đạt giải của Mèo.
GV: Bức chân dung của chú bé được miêu tả ntn? Tại sao tác giả viêt “mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng kì lạ”. Theo em đó là thứ ánh sáng gì?
ĐH: 
- Tư thế nhân vật trong tranh: đẹp, cảnh đẹp, trong sáng. Ánh sáng kì lạ ấy phải chăng là thứ ánh sáng của lòng mong uớc, của bản chất trẻ thơ. Rõ ràng người em gái không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của anh trai mình.
GV: Khi đứng trước chân dung của mình do em gái vẽ thì tâm trạng của người anh ra sao?
ĐH: 
- Giật sững- bám lấy tay mẹ một cách vô thức- ngỡ ngàng- hãnh diện- xấu hổ tự hỏi không tin vào mắt mình- nhìn như bị thôi miên- muốn khóc quá- im lặng trả lời trong trí óc
GV: Y/c hs thảo luận về những thay đổi tâm trạng của người anh lúc này
GV: Theo em, nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét? Vì sao?
ĐH: Người anh đáng trách hay đáng thông cảm vì những tính xấu nhưng chỉ là nhất thời. Sự day dứt, nhận ra tài năng và hơn hết là nhận ra tâm hồn trong sáng của em gái chứng tở cậu ta cũng là một người biết sửa mình, muốn vuơn lên, cũng biết tính ghen ghét đố kị là xấu.
GV: Nhân vật người em hiện lên với những vẻ đáng yêu, đáng quý nào về tính tình và tài năng?
ĐH: 
- Tính tình: hồn nhiên, trong sáng, độ lượng và nhân hậu
- Tài năng: vẽ đẹp, có hồn, vẽ những gì gần gũi, yêu quý nhất
GV: Theo em tai năng hay tâm lòng của cô bé đã cảm hoá được người anh?
ĐH: cả tài năng và tấm lòng. Đặc biệt là lòng nhân hậu và tình cảm trong sáng của em.
GV: Ở nhân vật này điều gì khiến em cảm mến nhất?
ĐH: tâm slòng trong sáng, đẹp đẽ giành cho ngưòi thân và lòng say mê nghệ thuật
GV: Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh về người anh hoàn thiện đến thế?
ĐH: Bức tranh là tất cả tình cảm tốt đẹp của người em dành cho anh và cô bé muốn anh mình đẹp như thế
Hoạt động 4: 
GV: Theo em truyện này có ý nghĩa gì?
ĐH:- Đề cao sức mạnh của nghệ thuật góp phần hoàn thiện con người, nâng con người lên tầm cao của “chân, thiện, mĩ”
- Đề cao tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu của con người.
GV: Rút ra bài học gì cho bản thân mình sau khi học xong văn bản này?
HS: Tự trả lời
GV: Nhận xét, liên hệ và y/c hs đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 5:
GV: HD hs làm bài 1
GV: Chọn một số bài tiêu biểu để đọc trước lớp
I. Tác giả, tác phẩm: (sgk)
II. Đọc và tìm hiểu chung:
Đọc: 
Từ khó: SGK
Thể loại: Truyện ngắn
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả
Bố cục:
III. Phân tích 
1.Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh 
a.Trong cuộc sống thường ngày với em gái
Coi thường, bực bội với em gái, bí mật theo dõi các việc làm bí mật của em
b. Khi bí mật về tài vẽ của Mèo được cú Tiến Lê phát hiện
- Người anh có tâm trạng không vui. Vì ghen tuông, đố kỵ với tài năng của em, thấy thua kém, thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái ma bỏ quên mình
- Lén xem tranh của em gái cảm thấy bnuồn nản, bất lực và cay đắng nhận ra em gái có tài năng hơn mình.
- Hay gắt gỏng, bực bội, xét nét vô cớ với em gái
- Miễn cuỡng chấp nhận thành công của em, và miễn cưỡng đi nhận giải cùng gia đình.
c. Khi bất ngờ đứng trước chân dung rất đẹp của mình do em gái vẽ
- Giật sững người
- Nhìn như bị thôi miên vào bức tranh
- Ngạc nhiên cao độ vì không ngờ mình lại đẹp như vậy
- Hãnh diện tự hào 
- Xấu hổ và muốn khóc, lặng đi vì xúc động, vì cảm thấy mình thật kém cỏi, nhỏ nhặt, ích kỉ trước em gái.
 Người anh đã nhận ra tài năng của em, nhận ra lòng nhân hậu, tâm hồn trong sáng của em gái và nhận ra tính ích kỉ, ghen ghét đố kị là rất xấu
2.Nhân vật người em
- Ham mê hội hoạ và có tài vẽ giỏi
- Có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, hiếu động, có tâm hồn nhân hậu, độ lượng.
IV. Tổng kết: ghi nhớ (sgk)
V. Luyện tập:
Bài 1: Viết đoạn văn thuật lại tâm trạng của ngưòi anh khi đứng trước bức tranh của em.
 D. Củng cố, dặn dò:
 1. Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài học
 2. Dặn dò: HS học bài và soạn bài “luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”.
NS: 27/01/2011	PPCT: 83-84
ND:	Lớp dạy:6A1-6A2
Tập làm văn: LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
 I. Mục tiêu:
 - Biết cách trình bày và diễn đạt vấn đề bằng miệng trước tập thể
 - Luyện kỹ năng nói trước tập thể, nói mạch lạc, diễn cảm
 - Giáo dục học sinh lòng đam mê văn chương
 II. Chuẩn bị:
 GV: Giáo án, sgk, bài kể mẫu
 HS: Sgk, vở ghi, vở soạn
 III. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức:
Bài cũ:
Bài mới: GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
HĐ 1: HS tìm hiểu bài học
GV: Để làm văn miêu tả chúng ta cần phải có những kĩ năng gì?
GV: Y/c hs tìm hiểu các bài tập trong sgk
HĐ 2: HD hs tìm hiểu các bài tập
Bài 1: HS lập dàn ý và trình bày ý kiến của mình trước lớp về 2 nhân vật trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”
ĐH: 
a. Nhân vật Kiều Phương
- Hình dáng: người gầy, mặt lọ lem, răng khểnh
- Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu và độ lượng
b. Nhân vật anh trai Kiều Phương:
- Tính cách: ghen tỵ, nhỏ nhen, mặc cảm, ăn năn, hối lỗi
Gv: Y/c hs lên trình bày trước tập thể lớp. Chú ý giọng kể rõ ràng, truyền cảm
Bài 2: Hs hoạt động cá nhân
GV: Y/c hs nhận xét, gv nhận xét cho điểm
ĐH: -Mở bài: Giới thiệu người mình sẽ tả tên gì, bao nhiêu tuổi, làm gì?
- Thân bài: + Miêu tả về hình dáng: khuôn mặt, đôi mắt, mũi, miệng, tóc
+ Tính tình: Vui tính, sở thích, mối quên hệ với người xung quanh, sự chăm sóc của người đó với em
- Kết bài: Suy nghĩ của bản thân đối với người em đang tả
TIẾT 2:
Bài 3: Gv gợi ý
- Mở bài: Giới thiệu đêm trăng (có thể là đêm trăng rằm)
- Thân bài:
+ Đem trăng đó có gì đặc sắc: bầu trời đêm khi trăng chưa xuất hiện, khi có trăng thì bầu trời thay đổi ntn? Càng về khuya trăng càng sáng, càng cao; Ý thức thưởng thức trăng của mọi người ra sao?
- Kết bài: Tình cảm của em đối với trăng ntn?
GV: Y/c hs trình bày miệng trước lớp (10 phút)
Bài 4: Gv gợi ý
- HS chỉ lập dàn ý chứ không viết thành bài văn
- Chú ý một số hình ảnh liên tưởng: mặt trời mọc, màu nước biển, sóng biển, bãi cát, con thuyền
-HS: trình bày dàn ý của mình trước lớp
GV: Nhận xét, bổ sung
Bài 5: Hs hoạt động cá nhân
HS: có thể tự do trình bày theo trí tưởng tượng của mình
HĐ 3: 
GV: Muốn làm được bài văn miêu tả hoàn chỉnh ta cần phải đi theo mấy bước?
HS: Trả lời
GV: Các bước lập dàn ý?
ĐH: 
- Mở bài: Giới thiệu chung cảnh được miêu tả
- Thân bài: Tập trung miêu tả cảnh theo trình tự nhất định ( lồng ghép tưởng tượng, so sánh và nhận xét)
- Kết bài: Nêu cảm tưởng chung về cảnh được tả
I.Tìm hiểu nội dung bài học:
II. Nội dung luyện nói:
Bài 1: sgk/35-36
Bài 2: Hãy kể về anh chị em của em.
Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em đang ở
Bài 4: Hãy tả lại quang cảnh một buổi sáng trên biển
Bài 5: Hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em.
III. Kết luận:
Cần tiến hành theo các bước sau:
Tìm hiểu đề
Quan sát và tìm ý
Lập dàn ý
Viết thành bài văn hoàn chỉnh
Đọc và sửa đổi
D.Củng cố và dặn dò:
 1. Củng cố: 
 2. Dặn dò: Hs học bài soạn bài “ Vượt thác”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6ky22011.doc