Giáo án Ngữ Văn 6 kì 1 - Trường THCS Ba Tơ

Giáo án Ngữ Văn 6 kì 1 - Trường THCS Ba Tơ

 Bài 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN

TRUYỀN THUYẾT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

+ Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

+ Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết CRCT.

+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

+ Bước đầu biết được những điểm cơ bản của bài văn

+ Kể được chuyện diễn cảm.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1. Thầy:

+ Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài, tranh.

 2. Trò:

+ Đọc tìm hiểu văn bản.

+ Sưu tầm tranh ảnh về đền Hùng.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

 1. Ổn định lớp:

+ Nắm vững số HS tham gia học tập.

 

doc 153 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 kì 1 - Trường THCS Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Tuần 1 – Tiết 1
Ngày soạn:26/8/2008
 Bài 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN
TRUYỀN THUYẾT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
+ Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
+ Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết CRCT.
+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
+ Bước đầu biết được những điểm cơ bản của bài văn
+ Kể được chuyện diễn cảm. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1. Thầy:
+ Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài, tranh. 
 2. Trò: 
+ Đọc tìm hiểu văn bản. 
+ Sưu tầm tranh ảnh về đền Hùng. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 1. Ổn định lớp:
+ Nắm vững số HS tham gia học tập.
 2. Kiểm tra:
+ Sự chuẩn bị học tập của HS. 
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Từ bao đời nay mọi thế hệ người Việt Nam đều tự hào với nguồn gốc cao quí “Con Rồng, Cháu tiên” của dân tộc mình. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” trở nên quen thuộc và không người Việt Nam nào không tự hào yêu thích. Điều gì đã làm nên giá trị đẹp đẽ của câu chuyện ấy? Ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiến thức 
I/Tìm hiểu chung
Gọi HS đọc chú thích *
 H .Em hiểu thế nào là truyền thuyết?
-GVhướng đẫn HS cách đọc-GV đọc 1đọan sau đó gọi HS đọc tiếp .
 H.VB đuợc chia làm mấy đoạn? 
HS đọc –tìm thông tin trả lời
-Đoạn 1:Từ đầu đến cung điện Long Trang
-Đoạn 2:Tiếp theo đến chia nhau lên đường
-Đoạn 3:Phần còn lại 
 1 .Khái niệm truyền thuyết (SGK)
 2.Đọc-chú thích
 3.Bố cục 
 Chia thành 3 đoạn
Hoạt động 2:
II. Đọc- Hiểu văn bản
H: Truyện này kể về ai? 
H: Họ có nguồn gốc như thế nào? 
TL: Nguồn gốc kỳ lạ: đều là thần 
 1. Lạc Long Quân và Âu Cơ 
Nguồn gốc: thần 
H: Lạc Long Quân được giới thiệu như thế nào? 
H: Theo em sự phi thường ấy là vẻ đẹp biểu hiện của loại người nào? 
TL: LLQ là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt trừ yêu quái, giúp dân. 
- Lạc Long Quân có vẻ đẹp cao quí của bậc anh hùng. 
H: Âu Cơ hiện lên với những vẻ đẹp đáng quí nào? 
H: Đó là biểu hiện đáng quí của ai? 
TL: Âu Cơ là con thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên. 
- Âu Cơ có vẻ đẹp cao quí của người phụ nữ.
H: Giữa người anh hùng và người phụ nữ cao quí có sự việc gì xảy ra? 
TL: họ gặp nhau, đem lòng yêu nhau và trở thành vợ chồng. 
- Họ kết duyên 
H: Chuyện Aâu Cơ sinh con có gì kì lạ? 
TL: Sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp. 
2. Sự nghiệp mở nước: 
 - Sinh nở kì lạ 
H: Theo em chi tiết này có ý nghĩa gì? 
TL: giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng cha mẹ sinh ra. 
TH: Từ “đồng bào” Bác Hồ nói có ý nghĩa là cùng bào thai, mọi người trên đất nước ta đều có chung một nguồn gốc. Cái gốc giống nòi ta thật cao quí thiêng liêng. Dân tộc ta đã là một khối thống nhất từ trong cội nguồn.
H: LLQ và Aâu Cơ đã chia con như thế nào? 
TL: Năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển. 
H: Vì sao cha mẹ lại chia con theo hai hướng lên rừng xuống biển? 
TL: Núi rừng là quê mẹ, biển là quê cha đó chính là đặc điểm địa lý nước ta. 
- Chia con để cai quản đất nước. 
GV: Đó chính là ý nguyện phát triển dân tộc: làm ăn mở rộng và giữ vững đất đai. Là ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc. 
GV: Truyện còn kể rằng, các con của LLQ và Aâu Cơ nối nhau làm Vua ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương không hề thay đổi. 
 M,
H: Theo em, các sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống dân tộc? 
TL: dân tộc ta có từ lâu đời trải qua 18 triều đại Hùng Vương. Phong Châu là đất Tổ, dân tộc ta có truyền thống đoàn kết thống nhất, bền vững. 
- Người Việt là con Rồng, cháu Tiên 
H: Các truyền thuyết thường chứa các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Em hiểu gì về các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo đó? 
TL: là các chi tiết tưởng tượng không có thật, rất phi thường, thường có ở các truyện cổ dân gian. 
3. Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
GÝ: Ví dụ: phép lạ của Sơn Tinh, niêu cơm của Thạch Sanh, Bụt giúp Tấm có quần áo đẹp.
H: trong văn bản CRCT,
có những chi tiết tưởng tượng ,kì ảo nào?
TL: LLQ nòi rồng có nhiều phép lạ,diệt trừ yêu quái.
 Aâu cơ đẻ ra bọc trăm trứng,nở ra trăm người con khỏe mạnh.
H: Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện CRCT? 
TL: Tô đậm tính chất lớn lao đẹp đẽ của nhân vật. Thiêng liêng hoá nguồn gốc nòi giống, gợi niềm tự hào dân tộc. Tăng sức hấp dẫn. 
- Thần kỳ hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi.
- Tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. 
Hoạt động 3: 
4. Ý nghĩa văn bản: 
H: Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết CRCT? 
TL: Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý, là một khối đoàn kết, thống nhất, bền vững. 
Ghi nhớ: SGK/8
H: Truyền thuyết CRCT đã bồi đắp cho em những tình cảm nào? 
TL: Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết thân ái với mọi người. 
H: Các truyền thuyết có liên qua đến sự thật lịch sử xa xưa. Theo em, truyền thuyết CRCT phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ?
TL: Thời đại các Vua Hùng, đền thơ vua Hùng ở Phong Châu. Phú Thọ, giỗ tổ Hùng Vương hàng năm 
Gọi HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động 4:
III. Luyện tập:
H: Kể lại truyện diễn cảm 
H: Nêu ý nghĩa của truyện 
HS kể diễn cảm 
TH: GV khái quát về thể loại tự sự: tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc, thể hiện một ý nghĩa gì? 
H: Em hãy tìm những đặc điểm của văn tự sự trong truyện CRCT? 
HS nghe GV hướng dẫn sau đó trả lời lại. 
4. Dặn dò cho tiết học tiếp theo:
- Bài tập về nhà: bài tập 1/8 phần luyện tập. 
- Chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”.
- Học bài, đọc kể diễn cảm.
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
.
Tiết 2
Bài 1: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY 
 TRUYỀN THUYẾT – TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo, hoang đường của truyện. 
+ Có khả năng kể được truyện. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1. Thầy:
+ Đọc các tài liệu tham khảo – soạn bài. 
 2. Trò: 
+ Đọc và tìm hiểu văn bản.
+ Sưu tầm tranh về cảnh làm bánh đón Tết. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra:
+ Kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên”.
+ Tìm những chi tiết kỳ ảo hoang đường trong truyện và nêu ý nghĩa của những chi tiết ấy?
Gợi ý trả lời: 
- Kể tóm tắt truyện : gọi 1HS.
- Sinh nở lạ thường, con không cần ăn vẫn lớn và khỏe mạnh, ý nghĩa: hấp dẫn người đọc, suy tôn nguồn gốc cao quí của dân tộc. 
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Mỗi dân tộc đều có những món ăn đặc sắc, chủ yếu dành cho ngày Tết, mà nếu thiếu thì có thể xem như hương vị Tết sẽ nhạt nhẽo đi nhiều. Người Nhật ngày Tết có mì ống, bánh quy, mì ống tượng trưng cho tuổi thọ, bánh quy nói lên sự giàu có. Dân tộc ta, nếu thiếu bánh chưng, bánh giầy (miền Bắc), bánh chưng, bánh tét (miền Nam) trong ngày Tết thì không thể gọi là một cách tết đầy đủ. Vì sao lại như vậy? Chúng có ý nghĩa gì? Bài học sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ đấy. 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiến thức 
Hoạt động 1: 
I/ Tìm hiểu chung
 GV hướng dẫn HS cách đọc 
HS đọc 
 1Đọc
 GV hướng dẫn HStìm hiểu chú thích SGK
 2.Chú thích
Hoạt động 2:
II. Đọc- Hiểu văn bản:
H: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? 
TL: giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm, vua đã già, muốn truyền ngôi. 
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi:
H: Ý định của vua về người nối ngôi là gì? 
TL: Người nối ngôi vua phải nối chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng. 
- Người nối ngôi vua là người nối được chí vua. 
H: Chọn người nối ngôi bằng hình thức nào? 
TL: thi tài, thi chí. 
GV: So với lễ giáo, phong tục của người Việt thường truyền ngôi cho con trưởng nhưng vua Hùng muốn truyền ngôi cho người biết quý trọng, lo lắng cho dân, quí trọng yên quý lao động. 
H: Tại sao trong 20 hoàng tử chỉ có Lang Liêu là được Thần giúp đỡ?
H .Qua các chi tiết vừa tìm hiểu,em thấy Lang Liêu là người như thế nào?
TL: Lang Liêu thiệt thòi nhất, mồ côi mẹ, phải lao động vất vả, trồng trọt, trong nhà chỉ có lúa, khoai. Mặt khác, chàng là người hiểu được ý Thần và thực hiện được ý Thần. 
2.Hình ảnh Lang Liêu: 
-Hiền lành ,cần cù ,chịu khó lao động
-Chỉ có chàng mới hiểu được ý thần 
H: Ý Thần là gì? 
GV: Thần thực ra chính là trí tuệ, ý nguyện của người dân lao động. Nhân dân ủng hộ những người thiệt thòi, chăm chỉ lao động sống chân chất, thiệt thòi. 
TL: Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ Tiên Vương.
- Thần chính là người dân lao động. 
H: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời, đất, Tiên Vương và được chọn nối ngôivua? 
TL: Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế làm bằng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra. Bánh giầy là tượng Trời, bánh chưng là tượng Đất có cây cỏ muôn loài. Vua cha đã thấy rằng Lang Liêu đã hiểu được ý mình có thể nối được chí mình. Lang Liêu được kế vị ngôi vua. 
-Sản phẩm do mình làm ra.
-Hợp với ý vua cha
Được nối ngôi vua
Hoạt động 3:
3. Ý nghĩa của văn bản:
H: Truyện “Bánh chưng bánh giầy” được nhân dân ta sáng tác nhằm mục đích gì? 
TL: giả ...  giả tập trung vào tình huống gay cấn để làm rõ phẩm chất đạo đức,bản lĩnh của vị Thái y lệnh.
TL:Chọn lựa trước việc cứu người dân và phận làm tôi,giữa tính mạng người dân thường lâm nguy và tính mạng mình trước uy quyền nhà vua.
TL: “Tôi có mắc tội...xin chịu”, “Nếu người...ra thoát”=>Uy quyền đã không thắng nổi y đức.
TL:Thái y đã lấy tấm lòng chân thành để giải trình và thuyết phục được nhà vua =>Vua là người có lòng nhân đức.
TL:Lời văn kết thúc truyện dựa theo thuyết nhân quả, dựa trên quan niệm truyền thống “ở hiền gặp lành”
Hoạt động 4
+Đọc ghi nhớ
TL:Đề cao y đức của người thầy thuốc.
TL:Cả hai đều biểu dương y đức của người thầy thuốc nhưng tình huống của văn bản này gay cấn hơn.
Hoạt động 5
+HS trả lời
I/Tìm hiểu chung
1-Tác giả:
Hồ Nguyên Trừng
2- Tác phẩm:
-Trích “Nam ông mộng lục” viết ở Trung Quốc.
3-Đọc-Chú thích
- Chủ đề:Nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
- Bố cục: 3 đoạn
II/-Đọc-Hiểuvăn bản
1- Y đức của vị Thái y :
-Mua thuốc, gạo chữa bệnh cho người nghèo.
-Không ngại bệnh nặng.
-Cứu sống hơn ngàn người
-Chữa bệnh cho người nghèo bị nặng trước dù có lệnh của vua.
=>Hành động theo y đức.
2- “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”:
+ Tình huống:
Tính mạng người bệnh và tính mạng bản thân.
+ Lựa chọn:
Chữa bệnh cho người dân
=>Thái y lệnh là người có y đức, có bản lĩnh và có trí tuệ ứng xử.
3-- Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK/ 165
V- Luyện tập:
Bài tập 1:Bậc lương y chân chính theo Trần Anh Vương là phải giỏi nghề nghiệp và có lòng nhân đức. Điều đó giống với lời thề của Hi-pô-cờ-rát.
4- Dặn dò cho tiết học tiếp theo:
Làm bài tập 2
Học bài, chuẩn bị cho tiết “Thi kể chuyện”
 Tuần 17 - Tiết 66	
Ngày 17-12- 2007
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 I- Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học về Tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay.
	II- Chuẩn bị:
	Thầy: Soạn giảng, bảng phụ, sơ đồ
	Trò: Xem kĩ lại các kiến thức đã học.
	III- Tiến trình tiết dạy:
	1- Ổn định tổ chức:
	2- Bài mới:
	3-Giới thiệu bài mới:
	Hôm nay chúng ta ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về phân môn Tiếng Việt 6.
	Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
Hoạt động 1
+ Bằng phương pháp phát vấn giúp HS củng cố kiến thức. Với các sơ đồ, giúp HS hệ thống các kiến thức đã học.
? Theo cấu tạo, từ trong tiếng Việt được chia làm mấy loại?
? Nghĩa của từ là gì? thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
? Theo nguồn gốc từ trong tiếng Việt nguồn gốc được chia làm mấy loại?
? Những lỗi dùng từ thường gặp?
? Về từ loại, em đã học những từ loại nào và cụm từ nào?
Hoạt dộng 2
+ Hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các yêu cầu.
+ Lưu ý: Có thể đưa bài tập này song song thực hiện khi củng cố lý thuyết nhằm khắc sâu hơn cho HS ở mỗi nội dung ôn tập.
? Dùng dấu sổ dể xác định từ đơn từ phức.
? Tìm từ mượn.
? Tìm danh từ, động từ, tính từ, lượng từ, số từ, chỉ từ.
? Tìm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tình từ.
? Giải nghĩa từ “Lỗi lạc” và cho biết nghĩa đó được trình bày theo cách nào?
Hoạt động 1
+ Trả lới các câu hỏi nhằm củng cố lại kiến thức. nếu quên có thể gợi trí nhớ bằng cách nhìn các sơ đồ.
TL Từ được chia làm 2 loại: từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).
TL Nghĩa của từ là nội dung từ biểu thị: Từ có thể có 1 hoặc nhiều nghĩa.
TL Hai loại: từ thuần Việt và từ mượn.
TL Lỗi dùng từ: Lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa.
TL Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
+ HS thảo luận theo từng nội dung rồi cử đại diện trình bày.
I- Nội dung ôn tập:
1- Cấu tạo từ tiếng Việt:
2- Nghĩa của từ:
+ Nghĩa gốc.
+ Nghĩa chuyển.
3- Từ mượn:
5- Từ loại:
- Danh từ- cụm DT.
- Động từ- cụm ĐT.
- Tính từ- cụm TT.
- Số từ- lượng từ.
- Chỉ từ.
II- Bài tập:
Đoạn văn: 
“ Ngày xưa có một ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tai giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi. Đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi ngươi. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan cũng chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
	4- Đặn dò cho tiết học tiếp theo:
	Ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì.
RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG
Tuần 17 - Tiết 67-68	
Ngày 17-12-2007
 KIỂM TRA HỌC KỲ I
I- Mục tiêu cần đạt:
	- Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá HS ở các phương tiện sau:
+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân môn Văn học, Tiếng Việt và tập làm văn của môn Ngữ Văn trong một bài kiểm tra.
+ Năng lực vận dụng phương thức tự sự (Kể chuyện) nói riêng và các kĩ năng tập làm văn nói chung để tao lập một bài viết.
II- Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: Đề kiểm tra và đáp án.
Trò: Học bài kĩ, cẩn thận chín chắn khi làm bài.
III- Tiến trình lên lớp:
Có mẫu đề và đáp án đính kèm.
Tuần 18 - Tiết 69-70	
Ngày soạn 24-12-2007
CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.
- Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm đúng âm chuẩn khi nói.
II- Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: Soạn giảng, phiếu học tập với các mẫu bài tập về chính tả.
Trò : Thống kê những lỗi chính tả, phát âm của địa phương mình.
III- Tiến trình tiết dạy:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra:
	Vở bài tập của HS.
3- Bài mới:
Hoạt động 1:
GV phát cho HS những tấm phiếu học tập với các mẫu bài tập luyện viết chính tả. HS làm vào phiếu. Vài HS lên bảng làm bài. GV xem, sửa, nhận xét.
Bài 1:
Điền phụ âm đúng s/x; d/gi vào chỗ trống:
- ...áng tạo; ...ản ...uất; ...ang trọng; bổ ...ung; ...ung kích; ...ua đuổi; ..ô đẩy; ...ì ...ào; ...ương ...ẩu; ...lâu bọ; ...ó ...ỉnh.
- ...o thám; ...ò la; ...ỗ tết; ...ang sơn; ...ao kéo; ...ao kèo; ...áo ...ục; ...an man; ...áo mác.
Bài 2:
a) Điền đúng vần: ác; at; ang; an vào chỗ trống:
Lệch l...; nhếch nh...; tan s...; man m...; lạy v...; khang kh...; thênh th...; xệch x...; gian n...; đất c...; rền r...; không gi...
b) Điền đúng vần: ươc; ươt; ương; ươn vào chỗ trống:
D... liệu; cá c...; l... thiện; con l...; v...quốc; l... thướt; xanh m...; học đ...; vay m...; đ... thua; ruộng m...; văn ch...; đối t...; ph... tiện.
Bài 3:
Điến thanh hoi (?)/ Ngã (~) vào các từ sau cho thích hợp:
Thu thi; phấn khơi; đầy đu; sợ hai; cua cai; lôi lầm; trầm tinh; chặt che; vạn vơ; mum mim; manh de; khăng khiu.
Hoạt động 2:
Lưu ý HS những lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương.
- Phụ âm cuối: Có g và không g.
- Phần vần: Ôi và âu.
- Phụ âm đầu: d và gi.
Hoạt động 3:
Làm bài tập trong SGK:
+ Bài 6: Chữa lỗi chính tả trong câu.
+ Bài 7: Nghe viết chính tả.
4- Dặn dò cho tiết học tiếp theo:
Làm các bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương phần văn- Tập làm văn.
Tuần 18 - Tiết 71	
Ngày soạn :28-12-2007
THI KỂ CHUYỆN
 I- Mục tiêu cần đạt:
- Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động về Ngữ Văn.
 -Rèn luyện HS thói quen yêu văn, yêu tiếng Việt, thích làm văn kể chuyện...
II- Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: Hướng HS cách chọn truyện.
Trò : Chuẩn bị để kể lại 1 truyện mà mình tâm đắc.
III- Tiến trình tiết dạy:
	1- Ổn định tổ chức:
2- Bài mới:
	Hoạt động 1:
Gọi 1 HS đọc phần hướng dẫn trong SGK/168 mục 4, 5, 6, 7.
	Hoạt động 2:
Qua sự chuẩn bị câu chuyện ở nhà của HS, vì thời gia chỉ có 45’ nên GV chọn cho HS kể những truyện tránh trùng lặp và thuộc những thể loại khác nhau.
HS lên đứng kể trước lớp.
Hoạt động 3:
GV và cả lớp nghe kể, nhận xét, sửa chữa, uốn nắn cách kể cho HS chú ý ngữ điệu và tư thế khi kể.
3 - Dặn dò cho tiết học tiếp theo:
- Rèn luyện cách kể chuyện.
- Soạn trước VB”Bài học đường đời đầu tiên”
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Tuần 18 - Tiết 72	
Ngày sọan:
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I 
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
Đánh giá quá trình học tập của bản thân ở học kỳ I: Bài tự sự, nhân vật sự việc, cách kể, mục đích, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ. 
II- Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: - Các loại lỗi sai. 
	 - Các bài khá giỏi, yếu kém 
	 - Các số liệu 
Trò : 
III- Tiến trình tiết dạy:
1’	1- Ổn định tổ chức:
2- Trả bài :
10’ Hoạt động 1:
Học sinh đọc lại đề, nêu yêu cầu của đề.
Giáo viên chép đề lên bảng : 
Đề bài: Hãy tưởng tượng sau 10 năm trở lại trường cũ em có nhận xét gì về sự thay đổi của trường.
Yêu cầu: Thể loại tự sự, kể chuyện tưởng tượng.
20’ Hoạt động 2:
Học sinh lập dàn ý, giáo viên sửa chữa bổ sung.
5’ Hoạt động 3:
Trả bài.
10’ Hoạt động 4: 
Nhận xét ưu khuyết điểm:
- Bài làm đúng thể loại, đúng yêu cầu 
- Tưởng tưởng tượng phong phú, giàu hình ảnh cảm xúc. 
- Một số bài lạc đề.
- Phân đoạn chưa hợp lý, bố cục chưa rõ ràng.
- Mắc lỗi dùng từ, sai chính tả.
Kết quả:
Lớp 
Sĩ số 
Giỏi 
Khá
Trung bình 
Yếu 
Kém 
6A 
6A
6A

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VAN 6T1THABATO.doc