Giáo án Ngữ văn 6 - Hoàng Thế Hiến - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Hoàng Thế Hiến - Năm học 2009-2010

A.Mục tiêu:

- Nhận thức của HS về các văn bản tự sự văn xuôi và thơ hiện đại đã học

- Tích hợp với phần Tiếng Việt

- Đánh giá những ưu và hạn chế của học sinh để có phương pháp dạy học thích hợp.

B. Tài liệu-thiết bị dạy học:

- SGK, SGV, Sách tham khảo Ngữ văn 6

- Đề ra ,đáp án

C. Hoạt động dạy học:

1. Ôn định lớp:

 2. Bài mới:

 GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.

Hoạt động 1: GV nhắc nhở HS về ý thức làm bài ,cách thức làm bài

Hoạt động 2: GV Phát đề cho HS làm

I. Đề ra:

Câu 1: (2 điểm) Em hiểu thế nào về ý nghĩa của tên truyện "Buổi học cuối cùng" (An-phông-xơ Đô - đê)

Câu 2: (4 điểm) Em hãy tóm tắt truyện ''Bức tranh của em gái tôi'' (Tạ Duy Anh) trong khoảng 10 câu?

Câu 3: (4 điểm) Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" được biểu hiện như thế nào?

 II. Đáp án và biểu điểm:

 

doc 70 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Hoàng Thế Hiến - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26 
 Tiết 97: 
Tên bài dạy: KIểM TRA VĂN
A.Mục tiêu:
- Nhận thức của HS về các văn bản tự sự văn xuôi và thơ hiện đại đã học 
- Tích hợp với phần Tiếng Việt 
- Đánh giá những ưu và hạn chế của học sinh để có phương pháp dạy học thích hợp.
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK, SGV, Sách tham khảo Ngữ văn 6
- Đề ra ,đáp án
C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
 2. Bài mới:
 GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
Hoạt động 1: GV nhắc nhở HS về ý thức làm bài ,cách thức làm bài
Hoạt động 2: GV Phát đề cho HS làm
I. Đề ra:
Câu 1: (2 điểm) Em hiểu thế nào về ý nghĩa của tên truyện "Buổi học cuối cùng" (An-phông-xơ Đô - đê)
Câu 2: (4 điểm) Em hãy tóm tắt truyện ''Bức tranh của em gái tôi'' (Tạ Duy Anh) trong khoảng 10 câu?
Câu 3: (4 điểm) Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" được biểu hiện như thế nào?
 II. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (2 điểm) Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong lớp học của thầy Ha-men ở một trường tại vùng An-dát (Miền tây nước Pháp). Đó là thời kí sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871). Nước pháp thua trận, phải cắt hai vùng An - dát và Loren cho Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, các trường ở đây không được dạy học bằng tiếng Pháp nữa. Bởi vậy, tác giả đặt tên là "Buổi học cuối cùng".
Câu 2: (4 điểm) "Tôi" (Người anh) đặt biệt hiệu cho em gái là Mèo, hay coi thường em bẩn thỉu, bừa bãi, bướng bỉnh. Cả nhà mừng vui khi phát hiện ra tài năng khác thường của Mèo con, riêng anh lại buồn rầu, ghen ghét, đố kị. Len xem tranh của em gái, lại thêm xa lánh em. Nhưng khi được Mèo rủ đi nhận giải thưởng bức tranh của em, đứng trước bức chân dung của bản thân thì người anh ân hận hối lỗi, xấu hổ muốn khóc vì mình quá tồi, vì tình cảm nhân hậu và trong sáng của em gái.
Câu 3: (4 điểm) 
Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" được khắc hoạ qua cái nhìn của anh đọi viên và được miêu tả từ 3 phương diện: 
- Dáng vẻ: Bác ngồi lặng yên vẻ mặt trầm ngâm, đinh ninh, phăng phắc -> Biểu hiện chiều sâu tâm trạng. 
-Cử chỉ, hành động: Đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng à săn sóc ân cần tỉ mỉ cho bộ đội như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con => tấm lòng yêu thương chứa chan.
-Lời nói: Bác đã nói với anh 2 lần: 
 - "Chú cứ việc ngủ ngon
 Ngày mai đi đánh giặc"
Và: - "Chú cứ việc ngủ ngon
 Ngày mai đi đánh giặc
 Bác thức thì mặc Bác
 Bác ngủ không an lòng"
->Bộc lộ nỗi lòng, sự lo lắng đối với tất cả bộ đội nhân dân.
=>Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ giản dị, gần gũi chân thực mà hết sức lớn lao -> thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương mênh mông của Bác Hồ với chiến sĩ đồng bào.
Hoạt động 3: - Hướng dẫn về nhà. 
 - Lập dàn ý cho đề bài văn tả cảnh (ở nhà)
.......................................................o0o..........................................................
 Tiết: 98 
Tên bài dạy: TRả BàI VĂN Tả CảNH - BàI VIếT ở NHà
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa cũng cố thêm một lần nữa lý thuyết văn miêu tả.
- Luyện kỹ năng nhận xét, sữa chữa bài làm của mình và của bạn.
- Giáo dục ý thức trình bày bài văn rõ ràng sạch đẹp.
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK, SGV, sách tham khảo Ngữ văn 6.
- Giáo án, bài tập làm văn số 5.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị lập dàn ý đề bài của học sinh ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu đề . - HS đọc lại đề ra 
- yêu cầu của đề
+Thể thức trình bày
+Nội dung trọng tâm
Hoạt động 2
?Hãy lập dàn ý cho đề bài văn trên?
HS xây dựng dàn bài sau đó trình bày
GV nhận xét bổ sung và treo bảng phụ đã có dàn bài để HS tham khảo
Hoạt động 3:Nhận xét và đánh giá của GV
- GV nêu mặt ưu điểm trong bài làm của HS ?
- GV nêu mặt hạn chế trong bài làm của HS?
- GV chọn một bài yếu và một bài khá nhận xét tỉ mỉ ?
- Nêu kết quả đạt được ?
- GV đọc một bài khá một bài yếu?
- HS nhận xét ?
- GV nêu gương khuyến khích những sáng tạo mới của HS .
- GV hướng dẫn HS chưa lỗi.
I. Đề ra: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
1. Yêu cầu của đề :
- Thể thức trình bày: văn miêu tả (tả cảnh)
- Nội dung trọng tâm: tả cảnh hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè.
2. Dàn ý: ( Đã có ở tiết 88 )
II. Nhận xét bài làm của HS :
 1. Nhận xét chung:
 a. ưu điểm : 
- Nhìn chung xác định đúng yêu cầu đề, viết đúng thể thức của bài văn tả cảnh,tả được cảnh hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè. Biết kết hợp giữa tả và bộc lộ cảm xúc
- Diễn đạt khá mạch lạc.
- Một số em trình bày khá sạch đẹp.
- Một số em biết cách sáng tạo trong khi tả , biết vận dụng so sánh và nhân hoá trong khi tả.
Tiêu biểu như Trang, Danh, Lệ
 b. Hạn chế:
- Một số em ý thức làm bài chưa tốt còn mắc một số lỗi sau:
+ Bố cục chưa rõ ràng như Giáo, Tình...
+ Viết sai chính tả: Tình
+ Diễn đạt chưa trôi chảy, thiếu liên kết ý đoạn + Phần miêu tả còn hơi ít chưa vận dụng được các phép tu từ đã học
+ Một số em chữ viết xấu trình bày cẩu thả.
 2.Nhận xét cụ thể :
* Bài yếu : 
* Bài khá
 3. Tổng hợp kết quả :
- Tổng số bài 33
+Giỏi: 
+Khá : 
+Trung bình:
 4. Đọc bài tốt cho HS tham khảo
- Đọc 1 bài mắc lỗi để cả lớp cùng chữa 
III. Trả bài:
 1. Chữa một số lỗi điển hình: chính tả, dùng từ, đặt câu
- HS chữa lỗi cả lớp góp ý
 2. Lấy điểm vào số :
IV. Dặn dò: về nhà tiếp tục chữa bài
- Soạn bài Lượm, Mưa
- GV hướng dẫn soạn cụ thể
.......................................................o0o..........................................................
 Tiết 99 
Tên bài dạy: lượm
A. Mục tiêu:Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên vui tươi trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật
- Nắm được thể thơ 4 chữ nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự. 
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK, SGV, sách tham khảo Ngữ văn 6
- Giáo án
C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ? Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:HƯớng dẫn đọc - tìm hiểu chung
- GV hướng dẫn cách đọc 
- GV đọc mẫu 
- Gọi HS đọc 
Gọi 1 HS đọc chú thích *
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu?
? Bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh nào ?
?Hãy cho biết phương thức biểu đạt của bài thơ?
?Bài thơ có thể chia làm mấy phần?
 A. 2 phần B. 3 phần
 C. 4 phần D. 5 phần
- Nêu nội dung chính của mỗi phần?
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
I. Đọc- Tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả: Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920. Quê: Thừa Thiên-Huế.
- Nhà cách mạng, nhà thơ lớn của Việt Nam.
b. Tác phẩm: Bài thơ Lượm sáng tác năm 1949 trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
c. Phương thức biểu đạt: Kết hợp giữa 3 phương thức: tự sự, biểu cảm, miêu tả
d. Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cháu đi xa dần
-> Hình ảnh lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu 
+ Đoạn 2: Từ cháu đi đường cháu đến hồn bay giữa đồng
- >Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của lượm
+Đoạn 3: từ lượm ơi còn không đến hết
- >Hình ảnh lượm vẫn còn sống mãi 
e. Thể thơ: 4 chữ 
Hoạt động 2: HƯớng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Cho biết hoàn cảnh gặp gỡ của 2 chú cháu?
? Hình ảnh Lượm trong 5 khổ thơ đầu được miêu tả ntn?
- Trang phục?
-Dáng điệu?
- Cử chỉ ?
- Lời nói?
?Qua đó em thấy hình ảnh Lượm hiện lên ntn?
? Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
? Thái độ, hành động của Lượm trong lần liên lạc cuối cùng ntn ?
?Khi nghe tin Lượm hy sinh, tình cảm của nhà thơ thể hiện ntn?
- em hãy thử phân tích tâm trạng của tác giả lúc đó ?
? Nhận xét câu thơ?
? Nhà thơ thuật lại sự hy sinh của Lượm ntn?
?Nhà thơ cảm nhận về sự hy sinh của Lượm ntn?
Tiết 100 : Bài cũ : kể lại quá trình hy sinh anh dũng của Lượm bằng lời văn của em ?
* Bài mới : gv dẫn vào bài :
? Nếu bài thơ kết thúc sau câu" Lượm ơi ! còn không ?" có được không ?
? "Lượm ơi! còn không?" câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm.? Vì sao cuối bài thơ có sự lặp lại của hai khổ thơ đầu ?
? Em có nhận xét ntn về cách gọi Lượm của tác giả?
? Tìm một số câu thơ có cách ngắt đặc biệt?giá trị nghệ thuật?
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ:
* Hoàn cảnh gặp gỡ: 
- Ngày Huế đổ máu-> Huế có chiến sự
- Gặp nhau ở Hàng Bè
-> Cuộc gặp gỡ tình cờ không hẹn trước.
* Hình ảnh Lượm: được tái hiện ở các phương diện trang phục, dáng vẻ, cử chỉ, lời nói.
- Trang phụ: Cái xắc- xinh xinh
 ca lô đội lệch
->Trang phục của các chiến sỹ vệ quốc thời kháng chiến chống Pháp 
*Dáng điệu: Dáng loắt choắt, nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (cái chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh)
*Cử chỉ: Rất nhanh nhẹn(như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí)
* Lời nói: tự nhiên, chân thật (cháu đi liên lạc vui lắm chú à! ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà )
->Chú bé liên lạc, hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến thật đáng yêu.
- NT: nhiều từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh.
 2. Hình ảnh lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng:
- Thái độ: sợ chi hiểm nghèo 
- Hành động: vụt qua mặt trận 
 ->Nhanh nhẹn, dũng cảm, hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm 
- Khi nghe tin Lượm hy sinh tác giả thốt lên đau đớn: 
 Ra thế 
 Lượm ơi !
- Câu thơ gãy đôi diễn tả sự đau xót đột ngột như một tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ
- HS thuật lại: Lượm dũng cảm nhanh nhẹn,hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm
- Kể,hình dung lại nhưng tác giả không kìm nén nổi lại thốt lên đau đớn: Thôi rồi Lượm ơi.
- Sự hy sinh cao cả như một thiên thần nhỏ yên nghỉ giữa đồng lúa quê hương
3. Hình ảnh Lượm còn sống mãi:
- Câu thơ "Lượm ơi còn không?" đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót ngỡ ngàng sau sự hy sinh của Lượm
- Tái hiện lại hình ảnh Lượm nhanh nhẹn vui tươi hồn nhiên để khẳng định :Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương đất nước 
- Gọi nhân vật bằng nhiều từ khác nhau: Chú bé,cháu,lượm,chú đồng chí nhỏ->Thể hiện sắc thái tình cảm 
- 3 câu thơ có cấu tạo đặc biệt :
+ Ra thế 
 Lượm ơi!( một câu thơ được trình bày 2 dòng)
+ Thôi rồi, Lượm ơi !
+Lượm ơi, còn không ?
- Tác dụng: bộc lộ cảm xúc nghẹn ngào đau xót như tiếng nấc nở của nhà thơ 
Hoạt động 3: HƯớng dẫn tổng kết
? Em cảm nhận được những ý ngh ... ận được đối tượng
Tính chât, đặc điểm ,trạng thái ,hình dáng...của đối tượng
Văn xuôi , thơ,tự do
3
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu nguyện vọng
Lý do , yêu cầu , nguyện vọng
Theo mẫu với các mục quy định sẵn
Bài tập 2 :
TT
Các phần
 Tự sự
 Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu người vật, sự việc
Giới thiệ đối tượng miêu tả
2
Thân bài
Kể diễn biến sự việc
Miêu tả cụ thể theo trình tự nhất định:từ xa đến gần,từ bao quát đến cụ thể , từ trên xuống dưới ...
3
Kết bài
Kết qủa sự việc, ý nghĩa
Cảm xúc ,suy nghĩ về đối tượng
4.Cũng cố : - Nắm vững nội dung bài học
5. Dặn dò : 
 - Làm bài tập phần luyện tập trang 157
- Chuẩn bị bài : Tổng kết phần tiếng việt
- GV hướng dẫn cách soạn 
 Ngày 9-5-2008
 Tiết 135 : 
 Tổng kết phần tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
- Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học
- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học , các loại từ loại ,phép tu từ
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK,SGV,sách tham khảo ngữ văn 6
- Giáo án 
- Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài:
 I. Các từ loại đã học :
 * GV lập bảng , yêu cầu hs trình bày nội dung theo mẫu sau :
TT
 Từ loại
 Đặc điểm , tính chất
 Ví dụ
1
Danh từ
2
Động từ
3
Tính từ 
4
Số từ 
5
Lượng từ
6
Chỉ từ
7
Phó từ
 II. Các phép tu từ :
Phép tu từ
Đặc điểm
Ví dụ
So sánh
Đối chiếu sv , sự việc - hiện tượng này với sự vật , sự việc hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho diễn đạt
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ,biết học hành...
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật ,cây cối...trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người
Cánh đông ta năm đôi 3 vụ
Tre với người vất vả quanh năm
ẩn dụ
Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sưc gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người 1
Hoán dụ
Là gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó làm tăng sự gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Những bàn chân từ than bụi lầy bùn
Đã đứng dưới mặt trời cách mạng
III. Các kiểu câu và dấu câu :
 1. Các kiểu cấu tạo câu: 
- Câu trần thuật dùng để giới thiệu ,tả hoặc kể về một sự vật ,sự việc hay để nêu ý kiến
- Xét về mặt cấu tạo câu trần thuật gồm 2 loại :
 + Câu trần thuật đơn 
 + Câu trần thuật ghép 
* Đặc điểm của các kiểu câu trần thuật đơn 
Các kiểu câu trần thuật đơn
Đặc điểm
Câu trần thuật đơn có từ là
Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm dt); hoặc có thể do tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm đt) hoặc tính từ ( cụm tt) tạo thành
Khi biểu thị ý phủ định ,vị ngữ kết hợp với các từ không phải , chưa phải
Câu trần thuật đơn không có từ là
Vị ngữ thường do động từ (cụm đt) hoặc tính từ (cụm tt) tạo thành
Khi biểu thị ý phủ định vị ngữ kết hợp với các từ không , chưa 
2. Một số dấu câu :
- 3 loại dấu câu: dấu chấm , dấu chấm hỏi , dấu chấm than dùng để kết thúc câu 
 + Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật 
 + Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn
 + Dấu chấm than được đặt ở cuối câu cầu khiến hay câu cảm thán
- Dấu phẩy dùng để phân cách các bộ phận câu 
4.Cũng cố : - Làm các bài tập còn lại
5. Dặn dò : - Chuẩn bị nội dung ôn tập
...............................................................................................
 Ngày 10-5-2008
 Tiết 136 : 
 ôn tập tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm 
- Nắm vững các yêu cầu cần đạt của các phân môn và tích hợp các phân môn đó
- Rèn luyện kĩ năng khái quát , hệ thống bài học
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK,SGV,sách tham khảo ngữ văn 6
- Giáo án 
- Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
2. Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs ?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài:
 I. Hướng dẫn ôn tập lý thuyết :
1. Phần đọc- hiểu văn bản :
 - Học kí I : đọc-hiểu các tác phẩm truyện dân gian và truyện trung đại
- Học kì II : đọc-hiểu truyện , kí hiện đại và những bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả 
 a. Đặc điểm thể loại của các văn bản đã học
- Truyền thuyết - Cổ tích
- Ngụ ngôn - Truyện cười
- Truyện - Truyện ngắn 
- Thơ - Kí
- Hồi kí - Tuỳ bút 
 b. Nội dung của các văn bản đã học : Chia lớp làm 3 nhóm 
 N1 : nêu nội dung của cụm bài văn học dân gian
 N2 : nêu nội dung của cụm bài văn học trung đại
 N3 : nêu nội dung của cụm bài văn học hiện đại
 c. Nội dung và ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng
 *Văn bản : Cầu Long Biên -chứng nhân lích sử
 - Cầu LB là chứng nhân lịch sử đau thương và anh dũng của dân 
 tộc Việt Nam
 - Cầu LB là cây cầu tình yêu sâu nặng của tác giả dành cho Hà
 Nội và đất nước
2. Phần tiếng việt :
 a. Các từ loại :
 -Từ mượn - Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
 - Danh từ và cụm danh từ - Tính từ và cụm tính từ
 - Động từ và cụm động từ - Số từ
 - Lượng từ - Chỉ từ
 b. Các vấn đề về câu :
 - Các thành phần chính của câu
 - Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn
 - Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
 c. Các biện pháp tu từ : 
Phép tu từ
Đặc điểm
Ví dụ
So sánh
Đối chiếu sv , sự việc - hiện tượng này với sự vật , sự việc hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho diễn đạt
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ,biết học hành...
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật ,cây cối...trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người
Cánh đông ta năm đôi 3 vụ
Tre với người vất vả quanh năm
ẩn dụ
Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sưc gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người 1
Hoán dụ
Là gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó làm tăng sự gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Những bàn chân từ than bụi lầy bùn
Đã đứng dưới mặt trời cách mạng
3. Phần tập làm văn :
 a. Một số vấn đề về văn tự sự :
- Dàn bài của một bài văn tự sự gồm : 3 phần + Mở bài 
 + Thân bài
 + Kết bài
- Ngôi kể : + kể theo ngôi thứ nhất 
 +Kể theo ngôi thứ 3 
 + Phối hợp ngôi thứ 3 và ngôi thứ 1
- Thứ tự kể trong văn tự sự :
 + Kể chuyện theo dòng chảy thời gian
 + Kể theo hồi tưởng 
- Cách làm một bài văn tự sự : 4 bước 
 + Lập ý + Lập dàn ý
 + Viết thành văn theo bố cục 3 phần
 + Đọc lại ,soát lại,bổ sung nhỏ...bài văn
 b. Một số vấn đề về văn miêu tả : 
 - Văn miêu tả là gì 
 - Các thao tác cơ bản của văn miêu tả
 + Tìm hiểu đề + Tập quan sát,tìm ý,chọn từ ngữ
 + Tập làm dàn ý + Dựng đoạn và diễn đạt
 + Viết thành bài văn tả cảnh + Tả vật , tả người
 - Cách làm bài văn miêu tả
 + Phương pháp tả cảnh 
 + Phương pháp tả người
 c. Đơn từ : đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu 
 - Những nội dung không thể thiếu trong đơn :
 + Đơn gửi ai
 + Ai gửi đơn
 + Lý do,nguyện vọng
 II. Hướng dẫn luyện tập theo đề ở sgk :
* Đáp án :
1. Trắc nghiệm :
Câu
Đáp án
1
B
2
D
3
C
4
D
5
C
6
A
7
C
8
C
9
B
2. Tự luận : * Yêu cầu :
- Biết kể chuyện một cách sinh động ,biết chọn tình huống tiêu biểu 
- Sử dụng đúng ngôi kể 
- Diễn biến chuyện hợp lí
- Trình bày theo bố cục văn bản
 III. Hướng dẫn ôn tập ở nhà :
- Ôn tập kĩ các bài tiếng việt , tập làm văn ,văn học từ đầu năm lại nay
- Chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối năm
-Chuẩn bị nội dung địa phương
............................................................................................... Ngày 14-5-2008
 Tiết 137-138 : 
 Kiểm tra tổng hợp cuối năm 
A. Mục tiêu cần đạt: 
-Giúp hs rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận theo nội dung yêu cầu
-GV kiểm tra nhận thức của hs về các vấn đề cơ bản theo chương trình đã học
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK,SGV,sách tham khảo ngữ văn 6
- Đề bài , đáp án,biểu điểm
C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
 2. Bài mới: 
1 : GV ghi đề lên bảng , HS chép vào vở làm bài
2 : Theo dõi HS làm bài
3 : Thu bài ,nhận xét thái độ làm bài của HS
 I : Đề bài : 
 II. Đáp án :
A. Trắc nghiệm : Câu 1 : 
 Câu
 Đáp án
1
2
3
4
5
 Câu 2 : Ghép đúng tên các văn bản : - Cô Tô - Nguyễn Tuân
 - Mưa - Trần Đăng Khoa
 - Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
 - Lao xao - Duy Khán
 - Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh
B. Tự luận : - Miêu tả đúng yêu cầu : cánh đồng lúa kì trổ bông
 - Chọn những chi tiết tiêu biểu để tả
 - Dùng các biện pháp tu từ vào miêu tả
 a. Mở bài : Giới thiệu cánh đồng : đặc điểm , thời gian , không gian 
 b. Thân bài : Miêu tả cụ thể cánh đồng lúa
 - Quang cảnh chung
 - Cây lúa , bông lúa , hạt lúa , phấn hoa
 -Hương thơm
 - Hoạt động của con người ở đồng
 c. Kết bài : Cảm xúc ,suy nghĩ của em
* Yêu cầu về hình thức : - Trình bày theo bố cục 
 - Viết đúng chính tả , ngữ pháp
 Ngày 15-5-2008
 CHƯƠNG TRìNH NGữ VĂN ĐịA PHƯƠNG 
 Tiết 139 : Văn bản : Chùa hương ngàn hống 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu biết thêm về một di tích văn hoá -danh thắng khá nổi tiếng ở Hà Tĩnh quê ta :hình dung được vẻ đẹp của ngôi chùa Hương tích cổ kính uy nghiêm gắn với nhiều huyền thoại đẹp hài hoà với ngừng kì quan thắng tích, vời môi trường thiên nhiên xung quanh
-Từ đó có ý thức trân trọng và bảo vệ ngững danh lam thắng cảnh, những di sản văn hoá vật thể của tiền nhân để lại và nâng cao thêm lòng tự hào về quê hương đất nước.
B. Tài liệu-thiết bị dạy học:
- SGK,SGV Hà Tĩnh quê ta
-Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định lớp:
 2. Bài mới: GVgiới thiệu vào bài
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động1:Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích ,bố cục văn bản
-GV hướng dẫn cách đọc
-GV đọc mẫu
-Gọi HS đọc tiếp
-Văn bản có thể được chia làm mấy phần?Nêu nội dung chính của mỗi phần
A.2 phần
B.3 Phần
C. 4phần
D. 5 Phần
I. Đọc -chú thích :
 1. Đọc :
* Bố cục : 3 phần 
P1 : Từ đầu đến "1990"
 -> Giới thiệu về Chùa Hương tồn tại trong lịch sử 
P2: Từ đi đến "tăng"
 -> Cảnh đẹp của môi trường , cảnh quan thiên nhiên trên đường đi tới chùa
P3 : Đoạn còn lại
 -> Vẻ đẹp cổ kính uy nghiêm của chùa,niềm tự hào trân trọng đối với di tích này
 2. Chú thích :

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6(1).doc