Giáo án Ngữ văn 6 - Hà Thị Hiên

Giáo án Ngữ văn 6 - Hà Thị Hiên

 Tiết 35 +36 - Tập làm văn: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - HS thấy rõ trong tự sự có thể kể xuôi, kể ngược tuỳ theo nhu cầu. Thấy được sự khác biệt của cách kể xuôi, kể ngược. Biết được kể ngược phải có điều kiện

- Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Đọc, nghiên cứu, soạn bài.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1- Ổn định:

 2- Kiểm tra: Kể chuyện “ Thạch Sanh” (đoạn 2) ngôi thứ 1

 3 Bài mới:

 

doc 68 trang Người đăng thu10 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Hà Thị Hiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	 
Ngày giảng: 
 Tiết 35 +36 - Tập làm văn: Thứ tự kể trong văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt 
 - HS thấy rõ trong tự sự có thể kể xuôi, kể ngược tuỳ theo nhu cầu. Thấy được sự khác biệt của cách kể xuôi, kể ngược. Biết được kể ngược phải có điều kiện
- Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại
B. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu, soạn bài.
	- Học sinh: Chuẩn bị bài	
C. các hoạt động dạy và học:
	1- ổn định: 
	2- Kiểm tra: Kể chuyện “ Thạch Sanh” (đoạn 2) ngôi thứ 1
	3 Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão ... Cá vàng” 
+ Ông lão ra khơi thả lưới, bắt được cá vàng 
+ Nghe lời cá xinđông thả cá
+ Về nhà kể chuyện cho vợ nghe 
 - Mụ vợ mắng: bắt xin máng lợn 
 - Lần 2: Xin nhà rộng
 - Lần 3: Nhất phẩm phu nhân 
 - Lần 4: Làm nữ hoàng 
 - Lần 5: Làm Long Vương 
+ Cá lặn xuống biển trở về nghèo khổ 
- Các sự việc ấy được trình bày theo thứ tự nào? có ý nghĩa gì? nếu không theo thứ tự ấy có làm cho ý nghĩa truyện nổi bật lên không? (Không) 
- Học sinh đọc bài văn SGK T97. Các sự việc trong đoạn văn được trình bày theo trình tự nào? thứ tự thực tế trong văn bản ? 
- Bài văn được kể theo thứ tự nào? ý nghĩa của việc kể theo thứ tự ấy? Việc lựa chọn thứ tự kể có cần thiết không? 
- Ưu điểm và nhược điểm của từng lối kể?
- Giáo viên: Tuy nhiên kể theo thứ tự, tự nhiên có tầm quan trọng không thể xem thường:Ngay trong hồi tưởng người ta vẫn kể theo thứ tự tự nhiên và còn có tác dụng tạo sự hấp dẫn tăng kịch tính 
- HS đọc ghi nhớ SGK Tr 98
- Đọc câu truyện và chỉ ra ngôi kể? trình tự kể và vai trò của hồi tưởng trong câu chuyện? 
- Đọc bài tập 2 tìm hiểu đề và lập dàn ý? 
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự: 
1- Kể thứ tự trước sau
* Tóm tắt truyện: Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện được trình bày theo trình tự thời gian: sự việc xảy ra trước kể trước và theo thứ tự tăng tiến 
đ đặc điểm của truyện cổ dân gian 
- ý nghĩa: 
+ Làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ dễ theo dõi 
+ Làm cho > < giữa các nhân vật tăng tiến dần và truyện thêm hấp dẫn 
+ Làm tăng dần mật độ tố cáo, phê phán 
2- Kể sự việc theo thứ tự hiện đại – quá khứ
* Truyện thằng Ngố: 
- Ngỗ mồ côi, không người rèn, hư đ mọi người xa lánh 
- Ngỗ trêu trọc đánh lừa mọi người -> mất lòng tin
- Ngỗ bị chó cắn, kêu cứuđKhông ai đến
- Chó cắn, phải tiêm thuốc băng bó 
-> thứ tự kể: Hiện tại, quá khứ, hiện tại 
kể ngược, gắn hồi tưởng 
 Sự việc hiện tại kể trước - sau đó kể các sự việc đã xảy ra trước đó đ Làm cho câu chuyện hoàn chỉnh đ kể không theo trình tự thời gian 
+ ý nghĩa: 
Sự việc Ngỗ bị chó cắn được nhấn mạnhvà sự việc này là hậu quả tai hại của việc nói dối 
+ Sự lựa chọn thứ tự kể rất quan trọng, cần thiết nằm trong ý đồ nghệ thuật của ngươi kể 
+ Có hai thứ tự kể: Xuôi, ngược
* Ưu nhược điểm: 
- Kể xuôi: 
 +Truyện dễ theo dõi, phù hợp với truyện tự sự dân gian 
 + Dễ đơn điệu, nhàm tẻ 
- Kể ngược 
 + Sự việc phong phú, khách quan như thật 
 +Tạo sự bất ngờ, hấp dẫn 
 + Phù hợp truyện hiện đại khi tác giả muốn khắc sâu tâm trạng nhân vật 
 + Khó theo dõi, dễ trùng lặp 
* Ghi nhớ : SGK T 98
II. Luyện tập 
Bài tập 1 
- Ngôi kể thứ nhất: Nhân vật xưng hô “Tôi” đóng vai người kể truyện 
- Trình tự kể: Theo mạch hồi tưởng của nhân vật (Kể ngược) 
- Vai trò: Hồi tưởng đóng vai trò chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc: quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau 
Bài tập 2: Lập dàn ý theo 2 ngôi kể 
- Cách kể 1: Theo trình tự thời gian (kể xuôi) 
 Ngôi kể 3: Tác giả dấu mình 
- Cách kể 2: Kể ngược đi rồi nhớ lại và kể 
 Ngôi kể 1: Tác giả xưng “Tôi” 
4. Củng cố: Giáo viên khái quát, nhấn mạnh nội dung của bài đ học sinh nắm vững 2 cách kể trong văn tự sự
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Lập dàn ý cho bài tập 2
 - Ôn tập: Phương pháp làm văn tự sự đ chuẩn bị viết bài số 2
 - Tập làm các đề TLV SGK trang 99
*Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Tiết 37+38 – Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt 
- Học sinh biết kể một câu chuyện có ý nghĩa bằng lời văn
- Biết thực hiện 1 bài viết văn tự sự có bố cục chặt chẽ, lời văn mạch lạc, ngôi kể rõ ràng và kể theo trình tự hợp lý
- Rèn kĩ năng viết văn, diễn đạt lưu loát.
B. Chuẩn bị
	- GV: Ra đề, đáp án
	- HS: Ôn lý thuyết văn tự sự 
C. các hoạt động dạy và học:
1- ổn định: 
2- Kiểm tra:
3- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Giáo viên đọc và chép đề lên bảng 
- Giáo viên yêu cầu giờ kiểm tra 
I / Đề bài: Học sinh chọn một trong hai đề sau: 
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm 
Đề 2: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết 
II/ Yêu cầu: 
- Làm bài trật tự, nghiêm túc.
- Đọc kỹ đề, lập dàn ý đại cương trước khi viết 
- Kể theo trình tự rõ ràng có tình huống truyện tạo sức hấp dẫn 
- Lời văn diễn đạt mạch lạc, lưu loát. 
- Không mắc lỗi chính tả, không viết tăt, không viêt hoa tuỳ tiện. 
III/ Đáp án, biểu điểm:
1/ Mở bài: 1,5 điẻm 
- Giới thiệu truyện gì? lí do kể 
2/ Thân bài: 6 điểm 
- Nội dung truyện các tình tiết, tình huống truyện 
- Diễn đạt rõ ràng, lời văn chân thành 
- Không mắc quá 5 lỗi 
3/ Kết bài: 1,5 điẻm 
- Truyện kết thúc như thế nào? 
- Rút ra bài học, liên hệ thực tiễn 
 (Điểm trình bày 1 điểm)
IV/ Thu bài và nhận xét giờ làm bài của HS
4. Củng cố
 - Nêu một vài yêu cầu của bài viết
5. Dặn dò:
 - Học và nắm vững lý thuyết văn tự sự, phương pháp làm bài. Đọc các bài văn tham khảo
 - Lập dàn ý cho các đề văn còn lại. Soạn ếch ngồi đáy giếng.
*Rút kinh nghiệm
Soạn: 
Giảng: 
Tiết 39 – văn bản: ếch ngồi đáy giếng 
 (Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu cần đạt 
 - Hiểu được khái niệm truyện ngụ ngôn
 - Hiểu và nắm vững nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn
 - Biết liên hệ truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế
 - Rèn kĩ năng kể diễn cảm truyện
B. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu, soạn giáo án, tìm thêm tư liệu về truyện ngụ ngôn.
	- Học sinh: Đọc trước bài; Soạn bài theo câu hỏi 
C. các hoạt động dạy và học
	1- ổn định: 
	2- Kiểm tra: - Kể diễn cảm truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” và nêu ý nghĩa của truyện?
 3- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- HS đọc khái niệm truyện ngụ ngôn trong SGK 
+ Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo
+ Ngôn: Lời nói
ị Truyện có ngụ ý kín đáo
- Truyện ngụ ngôn thường có những lớp nghĩa nào? Lớp nghĩa nào quan trọng hơn?
- Cho một số VD truyện ngụ ngôn mà em biết (Kiến giết Voi; Hươu và Rùa)
- Giáo viên đọc truyện, chú ý giọng hài hước, kín đáo.
- HS đọc-> HS nhận xét-> giáo viên nhận xét
- Học sinh kể chuyện bằng lời văn của mình
- Kiểm tra HS phần từ khó ?
- Tìm từ trái nghĩa với “Nhâng nháo, nghênh ngang”
-Nhân vật chính trong văn bản
- Cách sống của nhân vật chính có gì đặc biệt?
- Trước khi chưa ra khỏi giếng, ếch nhìn nhận mọi việc với thái độ như thế nào?
- Vì sao ếch lại tưởng như vậy? Từ những chi tiết ấy em có nhận xét gì?
- Ra khỏi giếng ếch sống như thế nào?
- Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của ếch?
-Truyện ngụ ngôn là mượn chuyện loài vậtđ con người. Bài học rút ra cho mọi người trong câu chuyện này là gì?
- Từ bài học này em rút ra được điều gì cho bản thân?
- ND chính của bài học ?
- Tìm và gạch chân 2 câu văn quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung ý nghĩa của truyện
- Thử nêu một số câu thành ngữ ứng với các hiện tượng trong cuộc sống?
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích 
1. Truyện ngụ ngôn
- Truyên ngụ ngôn: Là loại chuyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người ị Nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người các bài học trong cuộc sống
+ Nghĩa đen: Nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện (Sự việc)
+ Nghĩa bóng: Nghĩa được gửi gắm, suy ra từ nghĩa chính của truyện
+ Mục đích: Khuyên nhủ, răn dạy con người
2/ Đọc và kể
2/ Tìm hiểu chú thích( SGK)
II/ Tìm hiểu văn bản
1/ Môi trường sống và tầm nhìn của ếch:
- ếch được nhân hoá nhưng vẫn dựa trên đặc điểm phù hợp với loài động vật này
- Khi ở trong giếng
+ Tả trời bằng cái vung, mình oai như một vị chúa tể
Vì: 
- ếch sống lâu ngày trong giếng, xung quanh chỉ có các con vật nhỏ bé (cua, ốc), tiếng kêu ộp ộp vang xa khiến các con vật đó hoảng sợ
ị Môi trường, thế giới sống nhỏ béđ tầm nhìn hạn hẹp, ít hiểu biết
- ếch chủ quan, kiêu ngạo đ thói quen, thành căn bệnhđ lố bịch của kẻ không biết mình, biết người
- Ra khỏi giếng
+ ếch bị một con trâu dẫm bẹp, bị chết thảm
+ Quen thói nhâng nháo, nhìn bầu trời không thèm đẻ ý xung quanh
ị Nguyên nhân của kết cục bi thảm là sự kiêu ngạo, chủ quan 
2/ Bài học:
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khácđ cần mở rộng hiểu biết
- Phải biết được những hạn chế của mình, biết nhìn xa trông rộng, tăng cường học hỏi
- Phê phán, chế giễu những người huyênh hoang, coi thường người khácđ trả giá đắt
* Ghi nhớ (SGK)
 IV/ Luyện tập
Bài 1: Hai câu văn quan trọng
- ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu bé bằng cái vung và nó thì oai như vị chúa tể
- Nó nhâng nháo bị một con trâu đi qua dẫm bẹp 
ị thể hiện rõ chủ đề của truyện
Bài 2:
4. Củng cố
5. Dặn dò: 
- GV khái quát, nhấn mạnh, hệ thống những kiến thức cơ bản về truyện ngụ ngôn
	- Học bài, kể tóm tắt truyện, học thuộc ghi nhớ
 - Soạn: Thầy bói xem voi
 Rút kinh nghiệm
Soạn: Tiết 40 – Văn Bản:
Giảng: Thầy bói xem voi 
A. Mục tiêu cần đạt 
 - Hiểu và nắm vững nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
 - Biết liên hệ truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế
 - Rèn kĩ năng kể diễn cảm truyện
B. Chuẩn bị
 	- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu, soạn giáo án, tranh vẽ
	- Học sinh: Đọc trước bài; Soạn bài theo câu hỏi 
C. các hoạt động dạy và học
	1- ổn định: 
	2- Kiểm tra: - Kể diễn cảm truyện “ếch ngồi đáy giếng” và nêu ý nghĩa của truyện?
 3- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc. 
- HS đọc-> HS nhận xét-> GV kết luận
- Gọi hai học sinh kể tóm tắt
- Gọi học sinh đọc và trả lời các chú thích 
- Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? 
+ Em có nhận xét gì về bố cục cảu truyện? 
( Mở truyện,thân truyện kết truyện)
- Đọc phần mở đầu truyện? Kể về sự việc gì? nhân vật chính là ai? 
- HS quan sát tranh: Miêu tả ND bức tranh?
- Cách xem voi của các thầy như thế nào? kết luận ra sao? (Mỗi thầy đều xem cụ thể “Sờ tận tay’Một bộ phận của voi) 
- Kết luận của các thầy về voi đúng hay sai? Vì sao sờ tận tay mà vẫn kết luận s ... à những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
 Làm chủ ngữ, nếu làm vị ngữ thì phải thêm từ “là” ở trước
*Danh từ chỉ đơn vị
- tự nhiên
- quyước: + ước chừng
 + Chính xác
* Danh từ chỉ sự vật
- Danh từ chung
- Danh từ chung
Động từ
Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Làm VN
- ĐT tình thái
- ĐT chỉ hành động,trạng thái
 + ĐT chỉ hành động
 + ĐT chỉ trạng thái
Tính từ
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
Làm CN, VN
(hạn chế hơn ĐT)
- TT chỉ đặc điểm tương đối
- TT chỉ đặc điểm tuyệt đối
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
- Số từ chỉ số lượng
- Số từ chỉ số thứ tự
Lượng từ
Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
- Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể
- Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
Chỉ từ
Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian
- Làm phụ ngữ trong cụm DT
- Làm CN, TN 
- HS lấy ví dụ về các loại cụm từ đã học? Đặt câu với các cụm từ đó?
 b)Cụm từ: - Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
II Luyện tập
1/ Cho các từ sau: xanh biếc, dòng sông, học sinh, học tập, nhân dân
- Phân loại các từ trên theo theo: cấu tạo từ; phân loại từ theo nguồn gốc; từ loại và cụm từ
 - Phát triển thành các cụm từ
- Phát triển thành câu và phân tích chủ ngữ, vị ngữ
2. Cho các cụm từ sau:
- Những bàn chân	- Cười như nắc nẻ	- - Đồng không mông quạnh
- Đổi tiền nhanh	- Xanh biếc màu xanh	- - Tay làm hàm nhai
- Buồn nẫu ruột	- Trận mưa rào	- - Xanh vỏ đỏ lòng
hãy sắp xếp các cụm từ thành 3 cột: Cụm danh từ; Cụm động từ; Cụm tính từ.
4. Củng cố
5. Dặn dò: 
D - Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản cần nắm vững
	- Ôn lý thuyết, họcthuộc các ghinhớ
	- Làm bài tập SGK trang 159, chuẩn bị giấy kiểm tra học kì I
 Rút kinh nghiệm
.
Giảng: 
 Tiết 67, 68
 Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
 ( Đề của Phòng )
Soạn: 02/12/2009 Tiết 69
Giảng:1 /12/2009 Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện 
A. Mục tiêu cần đạt 
B. Chuẩn bị
C. các hoạt động dạy và học
A. Mục tiêu cần đạt :
 - Thu hút, lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động Ngữ văn
 - Rèn cho học sinh thói quen thích làm văn, thích kể chuyện; bồi dưỡng tình yêu văn học, yêu ngôn ngữ tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị:
 - Giáo viên:	- Tìm hiểu thêm một số câu chuyện để có thể gợi mở, định hướng cho HS kể
	- Soạn giáo án
 - Học sinh:	- Sưu tầm và tập kể một câu chuyện yêu thích 
C/ Tiến trình lên lớp:
	1- ổn định: 
	2- Kiểm tra: 	
	3- Giới thiệu bài: (GV có thể nêu vai trò, ý nghĩa của kể chuyện trong đời sống)
I. Đề bài (GV chép lên bảng):	Em hãy kể lại một câu chuyện mà em yêu thích
	(Truyện dân gian địa phương, truyện đăng trên các báo, tạp chí hoặc những tấm gương người tốt, việc tốt, tấm gương anh hùng trong hai cuộc k/c chống Pháp và chống Mĩ mà em biết)
 II. Yêu cầu: 
	- Nội dung: Hấp dẫn, có ý nghĩa
	- Giọng kể: To, rõ ràng, diễn cảm, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật
	- Khi kể: Có lời mở, lời kết sinh động
	- Bố cục truyện mạch lạc, chặt chẽ.
	- Minh hoạ bằng động tác, cử chỉ, nét mặt (nếu cần)
	III. Tiến hành kể:
	 - Thi kể miệng trên lớp
	 - Dưới lớp chú ý nghe và nhận xét, đánh gía: Biết rút ra được nội dung cơ bản của một câu chuyện bạn kể; nhận xét về nội dung, nghệ thuật của truyện và cách kể của bạn
 - GV nhận xét, cho điểm HS kể khá, chọn đi thi kể chuyện do trường tổ chức nhân kỉ niệm ngày 22/12
 4. Củng cố
5. Dặn dò: 
D. Củng cố, dặn dò: 
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học, có khen chê.
	- Tiếp tục sưu tầm những truyện hay và tập kể diễn cảm.
	- Đọc thêm các bài văn tham khảo
	 Rút kinknghiệm 
 Tiết 70 
Soạn: 04/12/2009	
Giảng: /12/2009	
 Chương trình Ngữ văn địa phương
 ( Phần Tiếng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt 
B. Chuẩn bị
C. các hoạt động dạy và học
A. Mục tiêu cần đạt : 
- Hướng dẫn HS sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương
- Có ý thức viết đúng chính tả khi viết và phát âm chuẩn khi nói
B/ Chuẩn bị:
	- Giáo viên:, soạn giáo án, bảng phụ
	- Học sinh: Đọc và làm các bài tập trong SGK	
C/ Tiến trình lên lớp:
	1- ổn định: 
	2- Kiểm tra:	 
 3- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Bảng phụ ghi bài tập trong SGK
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
- Giáo viên sửa chữa, uốn nắn những điểm sai
Giáo viên đọc, học sinh chép vào vở, gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài tập
- GV đọc cho HS chép-> thu vở và nhận xét bài viết chính tả của HS
I . Nội dung . ôn luyện
1) đọc và viết đúng các phụ âm đầu dẽ mắc lỗi:
- Tr/ ch ; s/x ; r/d/gi ;l/n
2) Đọc và viết đúng các vần:
+ ác , át , ang , an
+ Ước , ướt , ương, ươn
 + Dô , vô
 + Dờu hỏi, dấu ngã
II . Luyện tập
1. Điền ch/tr, s /x, r/d /gi, l /n vào chỗ trống
- ái cây, ờ đợi, uyển chỗ, ải qua, ôi ảy, ơ trụi, nói uyện, ương trình,  ẻ tre.
- ấp ngửa, ản uất, ơ sài, ung kích, cái ẻng, xuất hiện, chim áo
âu bọ, ua đuổi, bổ ung
- ũ rượi, ắc rối, iảm giá, iáo vụ, iang sơn, au diếp, ao kéo, iáo mác, 
- ạc hậu, ói liều, gian an, ...ết na, ương thiện, ruộng ương, én lút, bếp úc, ỡ làng
2. Lựa chọn điền vào chỗ trống
a/ Vây, dây, giây
ây cá, sợi ây, ây điện, iây phút
b/ Viết, giết, diết
iết giặc, da iết, chữ iết
c/ vẻ, dẻ, giẻ
hạt ẻ, ẻ vang, iẻ lau, mảnh ẻ, ẻ đẹp, iẻ rách
3. Chọn s, x điền vào chỗ trống
Bầu trời ám xịt như à xuống át mặt đất, ấm rền vang, chớp loé áng rạch é cả không gian. Cây ung già trước cửaổ trút lá theo trận, trơ lại những cành ơ ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trời mưa dông ầm ập đổ, gõ lên mái tôn loảng oảng.
Chữa:
Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất, sấm rền vang, chớp loé sáng rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc
4. Điền từ thích hợp có vần “ uôc, uột”
Thắt lưng bụng,  miệng nói ra, cùng một , con bạch , quả dưa , con chẫu
Chữa: Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một duộc , con bạch tuộc, quả dưa chuột, con chẫu chuộc
5. Viết hỏi hay ngã ở chữ gạch chân?
Ve tranh, biêu quyết, dè biu, bun rủn, dai dăng, tương tượng, cô lỗ
6. Viết chính tả
 Các em yêu mến! Hãy nghĩ xem, còn gì sung sướng hơn được làm lụng đổ mồ hôi trên đất nước của Tổ Quốc liền một khối từ Lạng Sơn đến cà mau, đất nước mà hiện giờ ta đang phải lấy cả máu mình để bảo vệ; Còn gì sung sướng hơn được nói, viết, học tiếng Việt, tâm hồn ta gắn làm một với tinh hoa tiếng Việt Nam yêu quý. (Theo Xuân Diệu)
4. Củng cố
5. Dặn dò: 
D. Củng cố, dặn dò	
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ dạy, sửa lỗi thường có của học sinh
	- Ôn lại luật chính tả
	- Tập viết đoạn văn, chú ý lỗi chính tả
 Rút kinh nghiệm
Soạn : 07/12/2009
Giảng: /12/2009
 Tiết 71
 Chương trình Ngữ văn địa phương
 (Phần Văn và Tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt 
B. Chuẩn bị
C. các hoạt động dạy và học
A. Mục tiêu cần đạt : 
 - Kết hợp với phần văn học để tìm hiểu một phần nhỏ kho tàng văn học địa phương giáo dục HS lòng yêu quý quê hương
 - Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian
B/ Chuẩn bị:
 - Giáo viên: - Đọc, sưu tầm một số tư liệu, truyện dân gian địa phương Mai Châu	 - Băng ghi âm một số bài hát khắp của DT thái, mường, và một vài điệu múa 	
	- Học sinh: Chuẩn bị một truyện dân gian, thơ ca của địa phương.
C/ Tiến trình lên lớp:
	1- ổn định: 
	2- Kiểm tra: 	
	3- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HS chuẩn bị một số truyện dân gian để kể trước lớp -> HS nhận xét
 + Kể lưu loát
 + Nêu ý nghĩa của truyện
- So sáng truyện dân gian đã học với truyện dân gian địa phương có gì giống và khác ?
- Kể tên một số loại hình văn hoá văn nghệ ở địa phương mà em biết ?
- Tổ chức trò chơi , hát múa trên lớp (tập thể hoặc cá nhân ) cho điểm nếu HS diễn khá
- GV thu và chấm điểm phân sưu tầm của HS
 1 . Những thể lọai truyện dân gian
- Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
 2. Kể chuyện dân gian địa phương sau đó giới thiệu tính chất địa phương của truyện
- Ví dụ : Y Ưởi Y Nọng( DT thái)
 Chàng rể lười
 Nàng Hoa, bố Then
* Giống:
- Nhiều chi tiết kỳ lạ ly kỳ, chi tiết tưởng tượng kỳ ảo
- Có hình ảnh thần thánh
- Mơ ước ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
- có đấu tranh giai cấp
 * Khác nhau:
- Tên nhân vật, cách kể chuyện
- Ngôn ngữ kể mang đậm phong cách địa phương
3. Các sinh hoạt văn hoá
- Múa xoè,
- Hát khắp
- Lễ mừng cơm mới
- Ném còn ,bắn nỏ 
- Uống rượi cần
-Đánh cù
* Một số trò chơi truyền thống ở địa phương
- Trò chơi dân gian ( cách chơi, cách hát)
+ Bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, bịt mắt đánh trống, cướp cờ
 * Sưu tầm các truyện dân gian, thơ ca dân gian ở địa phương: giáo viên thu và chấm điểm
4. Củng cố
5. Dặn dò: 
D. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống, đánh giá, khái quát 2 tiết chương trìnhngữ văn địa phương
- Tập viết chính tả đúng luật, tập viết các đoạn văn tự sự ngắn, sưu tầm các truyện dân gian
 Rút kinknghiệm 
Ngày soạn: 04/01/2010
Ngày giảng: 06/01/2010 Tiết 72
 Trả bài kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu cần đạt 
B. Chuẩn bị
C. các hoạt động dạy và học
A/Mục tiêu cần đạt : 
HS nhận biết những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và có hướng khắc phục
Giáo dục cho HS ý thức tự kiểm tra, tự sửa lỗi sai trong bài làm của mình và của bạn
B/ Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Chấm bài, sửa lỗi bài HS	
	- Học sinh: Ôn tập các ND đã học
C/ Tiến trình lên lớp:
	1- ổn định: 
	2- Kiểm tra: 	
	3- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của HS
- Giáo viên gọi HS lên bảng chữa phần trắc nghiệm-> HS nhận xét -> GV kết luận
- GV trả bài cho HS
- Học sinh đọc đề bài phần tự luận và gạch chân các từ ngữ quan trọng
- Nêu yêu cầu, nội dung của đề?
- GV cho HS sửa lỗi ( Bảng phụ chép câu sai, câu tối nghĩa, câu văn dài) HS lên bảng chữa
- HS trao đổi bài cho nhau
- Nhận xét, sửa lỗi
- Đọc bài văn khả ( Hoan 8 điểm)
I. Nhận xét chung: 
* Ưu điểm: 
- Một số em nắm được ND yêu cầu của đề bài
- Trình bày bài có tiến bộ. Phần bài văn có bố cục 3 phần
- Kể chuyện có sáng tạo
* Khuyết điểm;
- Một số HS chưa có ý thức trong học tập, làm bài sơ sài (Lập, Tương, Tí, Nhâm,Sơn)
- Không nắm các ND cơ bản đã học, khoanh theo cảm tính
- Sai quá nhiều lỗi chính tả. Bài làm tẩy xoá nhiều
- Dùng ngôi kể không đúng với đề bài yêu cầu. Lời kể dài , lủng củng
II. Chữa bài:
Trắc nghiệm;
Tự luận
-GV cùng HS xây dựng dàn ý chi tiết
* Chữa lỗi trong bài làm của HS
- Học sinh tự sửa các lỗi trong bài viết của mình
III. Kết quả:
Điểm 8 : 01 Điểm 4 : 05 
Điểm 7 : 04 Điểm 3 : 05 
Điểm 6 : 08 Điểm 1 : 01 
Điểm 5 : 08
4. Củng cố
5. Dặn dò: 
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học.
	- Chuẩn bài: Bài học đường đời đầu tiên
 Rút kinknghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(23).doc