A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.
2.Kĩ năng.
-Kể lại được truyện.
3.Thái độ.
- Ca ngợi Mã Lương, phê phán tên vua tham lam, độc ác
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên:
+Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
+Tranh minh hoạ.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.
? Kể lại đoạn truyện lần thử thách thứ tư của em bé? Cách giải đố của em bé lần này? Em có nhận xét gì về cách giải đố ấy?
Ngày soạn:2006 Bài Ngày dạy:2006 Cây bút thần Tiết 31 - 32: Đọc - Hiểu văn bản A. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức. Giúp học sinh: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện. 2.Kĩ năng. -Kể lại được truyện. 3.Thái độ. - Ca ngợi Mã Lương, phê phán tên vua tham lam, độc ác B. Chuẩn bị. - Giáo viên: +Nghiên cứu tài liệu- soạn bài. +Tranh minh hoạ. -Học sinh: + Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên. *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ? Kể lại đoạn truyện lần thử thách thứ tư của em bé? Cách giải đố của em bé lần này? Em có nhận xét gì về cách giải đố ấy? C.Tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 2: Khởi động Truyện cây bút thần là một trong những truyện cổ tích thần kì, thuộc tiểu loại truyện kể về những con người thông minh, tài giỏi. Cây bút thần đã trở thành truyện bình dân quen thuộc đối với cả 100 triệu người dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay, Câu chuyện khá li kì, xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một em bé nghèo khổ trở thành một họa sĩ lừng danh với cây bút thần kì diệu, giúp dân diệt ác. Truyện hấp dẫn người đọc ở nội dung, ý nghĩa như thế nào? Cô cùng các em đi tìm hiểu... * Hoạt động 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của H/S Nội dung cần đạt GV: Nêu yêu cầu đọc - Đọc với giọng chậm rãi, bình tĩnh. - Phân biệt được lời kể và lời một số nhân vật trong truyện GV: Đọc mẫu - Gọi học sinh đọc - Nhận xét. GV: Gọi học sinh giải nghĩa các từ khó để học sinh bước đầu cảm nhận được truyện. ? Truyện có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần? GV: Gọi học sinh đọc từ đầu...các hình vẽ. ? Đọan vừa đọc kể về điều gì? ? Giải nghĩa từ dốc lòng trong em dốc lòng học vẽ? ? Đối chiếu các tiêu chí về nhân vật trong văn bản tự sự. Em hãy cho biết nhân vật Mã Lương thuộc loại nhân vật nào? ? Nhân vật trung tâm này gắn liền với hình tượng nghệ thuật nào xuyên suốt? ? Dựa vào định nghĩa truyện cổ tích Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích? Đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật này? ( Học sinh có thể xếp Mã Lương vào kiểu nhân vật mồ côi hoặc kiểu nhân vật thông minh đều được ) GV khái quát: Về nhân vật có tài năng kì lạ là tiêu biểu hơn cả ở Mã Lương. ? Hãy kể tên một số truyện tương tự trong truyện cổ tích mà em biết? ? Qua cách giới thiệu của tác giả dân gian, em nhận thức được những gì ở Mã Lương? GV khái quát: Phần đầu truyện giới thiệu với chúng ta nhân vật Mã Lương rất thông minh , mồ côi cha mẹ từ bé, rất ham thích học vẽ. GV: Gọi học sinh đọc: Năm tháng...làm lạ. ? Đoạn truyện kể về sự việc gì? ? Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào? ? Việc cụ già tóc bac thưởng bút thần cho Mã Lương có ý nghĩa gì? ? Việc Mã Lương trở thành chú bé họa sĩ có phải là ngẫu nhiên hay không? Những điều gì đã giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều ấy có quan hệ với nhau ra sao? GV: Yếu tố siêu nhân thần kì chỉ giúp cho tài năng nhân vật phát triển rực rỡ và tỏa sáng. Nếu không có hai yếu tố về con người ( tài năng và khổ luyện ) thì Mã Lương không thể trở thành nghệ sĩ dân gian nổi tiếng được và thần cũng không thể hiện lên trong giấc mơ để trao bút cho em. Ta hiểu vì sao cho tới lúc Mã Lương đã khổ luyện thành tài thì thần mới ban cho em phần thưởng xứng đáng ấy. GV: Gọi học sinh kể đoạn truyện: Từ khi Mã Lương có cây bút thần trong tay...chiếc thuyền của vua bị chôn vùi dưới đáy biển. ? Hãy đặt nhan đề cho đoạn vừa kể? ? Mã Lương đã vẽ những gì cho những người nghèo khổ? ? Em có nhận xét gì về những thứ mà Mã Lương đã vẽ cho những người nghèo khổ? ( Phương tiện cần thiết để sản xuất tạo ra thóc gạo, nhà cửa và các của cải khác ) ? Vì sao Mã Lương không vẽ cho riêng mình, không vẽ lương thực, thực phẩm, nhà cửa mà chỉ vẽ công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt? GV: Từ người nghèo khổ thành họa sĩ của nhân dân, Mã Lương đã hiểu rõ phẩm chất của người lao động tay làm hàm nhai với cái triết lí dân gian có làm thì mới có ăn ...nên em đã vẽ như thế, em đã sử dụng cây bút thần theo đúng mục đích của nghệ thuật chân chính. ? Trung tâm của truyện là cuộc đấu tranh của Mã Lương với những ai? ? Em có nhận xét cách kể, cách tả của dân gian trong đoạn truyện này? ? Tên địa chủ và tên vua đã sử dụng những hình thức nào để bắt Mã Lương vẽ cho chúng? ? Cây bút thần đã giúp Mã Lương những gì để đối phó với tên địa chủ? ? Với tên địa chủ Mã Lương có vẽ cho hán gì không? ? Em nghĩ gì về tài năng của con người qua sự việc Mã Lương vẽ để trừng trị tên địa chủ? ? Sau khi thoát khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương lại bị vua bắt. Vì sao vua bắt Mã Lương? ? Mã Lương đã thực hiện lệnh vua như thế nào? ? Tại sao Mã Lương vẽ ngược ý vua như thế? ? Vì sao Mã Lương đồng ý vẽ thuyền và biển cho vua? ? Mã Lương đã thực hiện ý định diệt trừ bọn vua quan một cách quyết liệt. Điều đó đã được thể hiện như thế nào dưới ngòi bút của Mã Lương? ? Vua lệnh ngừng vẽ, Mã Lương cứ vẽ càng đậm hơn. Em nghĩ gì về thái độ này của Mà Lương? GV: Với những kẻ tham lam, độc ác, cây bút thần kì diệu đã trở thành vũ khí lợi hại thực sự giúp Mã Lương chiến thắng, Mã Lương với cây bút thần đã thực hiện trọn vẹn niềm mơ ước tự do, giải phóng của nhân dân xưa. ? Qua những lần Mã Lương đã vẽ em hãy đánh giá về ngòi bútt thần của Mã Lương. ? Phần kết thúc của truyện gợi cho em những suy nghĩ gì. ? Theo em chi tiết nào trong truyện thể hiện trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của người xưa. ? Truyện được xây dựng bằng chí tưởng tượng kì diệu tạo nên những chi tiết kì ảo. Hãy chỉ ra các chi tiết em cho là lí thú nhất. ? Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào. ? ý nghĩa của truyện? - Nghe. - Học sinh đọc. - Theo dõi văn bản - Trả lời. - Nhận xét. - Phát hiện. - Phát hiện. - Phát hiện. - Ghi. - Phát hiện. - Nhận xét. -Nhận xét - Nghe - Phát hiện. - Phân tích nhận xét. -Suy luận - Nghe. - Khái quát. - Nhận xét. - Giải thích I. Đọc- Tiếp xúc văn bản. *Đọc. *Giải nghĩa từ khó. *Tìm hiểu kết cấu văn bản +. Mở bài: Giới thiệu nhân vật ( Người ta kể lại rằng, ngày xưa...) + Thân bài: Mã Lương dốc lòng học vẽ được thần thưởng bút thần. - Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân. - Mã Lương dùng bút thần trừng trị địa chủ và vua ác + Kết truyện: Mã Lương lại về sống và vẽ giữa lòng dân. II. Đọc- Hiểu văn bản. 1.Giới thiệu nhân vật Mã Lương. - Mã Lương là hình tượng nhân vật trung tâm - Gắn liền với nghệ thuật cây bút thần, cả hai đều góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện. - Mã Lương: Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. - Đặc điểm: Nhân vật có một tài năng kì lạ nổi bật nào đó, luôn dùng tài năng đó để làm việc thiện, chống cái ác. - Thạch Sanh có tài diệt chằn tinh, đại bàng. - Ba chàng thiện nghệ ( bắn giỏi, lặn giỏi, chữa bệnh giỏi ) - Mã Lương + Thông minh. + Thích học vẽ. + Mồ côi cha mẹ. 2. Diễn biến. a. Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần. - Suốt tuổi thơ ham học vẽ Mã Lương chỉ ao ước có một cây bút . Em đã được toại nguyện. Trong giấc mơ Mã Lương được một cụ già thưởng cho một cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, giấc mơ tan , cây bút thần đã thành sự thật. - Là sự ban thưởng xứng đáng cho Mã Lương chi tiết kì diệu xuất hiện. * Cây bút thần: - Là hình ảnh biểu trưng kết quả khổ học thành tài của Mã Lương. - Là phần thưởng xứng đáng cho chú bé thông minh, cần cù, nghị lực. - Tài năng của Mã Lương chỉ có thể nở hoa kết trái khi hội tụ đủ các yếu tố sau: + Có năng khiếu, thông minh, say mê. + Phải kiên trì khổ luyện, có nghị lực. + Phải có công cụ và phương tiện để vẽ ( Được trao cây bút thần ) * Ba yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau để làm nên tài năng kì lạ của nhân vật. b. Mã Lương với cây bút thần. * Vẽ cho người nghèo khổ. - Vẽ cho người nghèo khổ: Cày, cuốc, đèn, thùng. - Vẽ công cụ làm việc, đồ dùng sinh hoạt... - Mã Lương không tham lam. - Mã Lương muốn đem đến cho con ngườ sự ăn sẵn, ỷ lại. Trái lại phải làm cho con người biết chủ động, sáng tạo trong lao động để tự mình đem lại thành quả cho mình. - Tên địa chủ và tên vua độc ác. - Sự việc phát triển từ thấp đến cao, nhân vật từ chỗ bị động đến chủ động. - Bắt bớ, giam cầm, dọa dẫm, dụ dỗ. * Với tên địa chủ. - Vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi, vẽ thang để trèo tường chạy trốn, vẽ tuấn mã, cung tên, - Mã Lương không vẽ cho hắn thứ gì. - Vẽ cung tên bắn chết hắn. - Tài năng không phục vụ cái ác mà phải được phục vụ để chống lại cái ác. * Với tên vua. - Vì cậy quyền lực và ham của cải. - Bắt vẽ phượng, vẽ gà trụi lông. - Vẽ ngược lại với ý vua - Mã Lương căm gét tên vua gian ác không sợ quyền uy... - Có ý định trừng trị tên vua cậy quyền, thảm của. - Bắt đầu vẽ sóng biển. - Sau đó: Vẽ biển động dữ dội. - Cuối cùng: Vẽ gió bão, sóng lớn ập xuống thuyền dìm chết bọn vua quan. - Không khoan nhượng bọn vua quan, quyết tân diệt trừ ác. - Biết dùng cây bút để thực hiện ước mơ và tài năng của mình. - Ngòi bút của Mã Lương chỉ dùng vào việc thiện, không dùng vào việc phục vụ cá nhân hoặc phục vụ bọn bóc lột, dùng vào việc bảo vệ hạnh phúc cuộc sống nhân dân. 3. Kết thúc truyện. - Nghệ thuật và nghệ sĩ chỉ có sức mạnh to lớn và kì diệu khi phục vụ nhân dân và mãi mãi thuộc về nhân dân. - Sử dụng bút thần đúng mục đích nghệ thuật chân chính. IV. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Trí tưởng tượng phong phú. - Chi tiết lí thú gợi cảm, tình tiết thần kì. 2. Nội dung. * Ghi nhớ: SGK. V. Luyện tập. - Mã Lương vo tình để giọt mực rơi vào mắt cò thế là cò mở mắt xòe cánh bay đi. - Vua vẽ thỏi vàng thành mãng xà, miệng há hốc... - Mã Lương chấm biển biển hiện nên bao nhiêu là cá. - Nhân vật tài giỏi. - Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội. - Khẳng định tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa chống lại cái ác. - Khẳng định nghệ thuật chân chính cuả nhân dân. - Ước mơ và niềm tin vào khả năng của con người. *Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Tóm tắt truyện. - Nêu ý nghĩa truyện. - Tập kể diễn cảm.
Tài liệu đính kèm: