1. Mục tiêu: Giúp HS:
1.1. Kiến thức:
- HS biết thế nào là lỗi dùng từ không đúng nghĩa
- HS hiểu cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa
- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ
1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức dùng từ cho HS.
2. Trọng tâm: Dùng từ không đúng nghĩa
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên : Bảng phụ ghi ví dụ sgk, bài tập kiểm tra miệng, bài tập phần củng cố
3.2.Học sinh : Soạn bài trước ở nhà
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện HS:
Lớp 6A5: .
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là lỗi lặp từ? Nêu cách chữa? (8đ)
Đáp án:
- Lỗi lặp từ là trường hợp dùng một từ ngữ nào đó nhiều lần khiến nội dung diễn đạt rườm rà, khó hiểu.
- Có hai cách chữa:
+ Cách 1: Bỏ bớt từ bị trùng lặp
+ Cách 2: Thay thế nó bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa.
Câu 2: GV treo bảng phụ: Tìm từ thay thế phù hợp cho từ lặp trong đoạn văn sau: ( 2 đ )
Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng .
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tt) Bài 7 Tiết : 27 Tuần dạy: 7 Ngày dạy : 1. Mục tiêu: Giúp HS: 1.1. Kiến thức: - HS biết thế nào là lỗi dùng từ không đúng nghĩa - HS hiểu cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa 1.2. Kỹ năng: - Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa - Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ 1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức dùng từ cho HS. 2. Trọng tâm: Dùng từ không đúng nghĩa 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên : Bảng phụ ghi ví dụ sgk, bài tập kiểm tra miệng, bài tập phần củng cố 3.2.Học sinh : Soạn bài trước ở nhà 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện HS: Lớp 6A5: . 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Thế nào là lỗi lặp từ? Nêu cách chữa? (8đ) Đáp án: - Lỗi lặp từ là trường hợp dùng một từ ngữ nào đó nhiều lần khiến nội dung diễn đạt rườm rà, khó hiểu. - Có hai cách chữa: + Cách 1: Bỏ bớt từ bị trùng lặp + Cách 2: Thay thế nó bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa. Câu 2: GV treo bảng phụ: Tìm từ thay thế phù hợp cho từ lặp trong đoạn văn sau: ( 2 đ ) Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng . Đáp án : Thay từ Lí Thông bằng đại từ hắn 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài: Ở tiết trước chúng ta đã phân biệt được hai lỗi cơ bản trong cách dùng từ, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một lỗi nữa. Đó là lỗi dùng từ không đúng nghĩa – Đây cũng là một trong những lỗi thường gặp. Hoạt động 2: Dùng từ không đúng nghĩa GV treo bảng phụ, ghi VD ở SGK/75 Gọi HS đọc lại ví dụ . ? Ở câu a điều người viết muốn thông báo là sự việc gì? -Lớp 6B đã có những tiến bộ vượt bậc so với năm cũ nhưng vẫn còn một số khuyết điểm/ điểm yếu. ? Để chỉ những thiếu sót/ khuyết điểm người viết đã dùng từ “yếu điểm”. Vậy yếu điểm là gì? Yếu điểm: điểm quan trọng nhất ? Cách dùng từ như thế là đúng hay sai? sai (dùng sai nghĩa của từ) ? Dùng từ nào mới chính xác? - Nhược điểm (điểm yếu): điểm, nơi yếu kém ? Trong câu b, đề bạt nghĩa là gì? Đề bạt: Cấp có thẩm quyền cử một người nào đó giữù chức vụ khác hoặc cao hơn. ? Đặt trong ngữ cảnh b, thì từ đề bạt dùng đúng chưa? Nếu chưa hãy chữa lại cho đúng? - Đề cử : Tập thể đơn vị chọn người để giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hoặc biểu quyết. ? Từ chứng thực nghĩa là gì? -Chứng thực: xác nhận là đúng sự thật ? Đặt trong ngữ cảnh c đúng chưa? Không đúng GV giới thiệu thêm: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – một nhà thơ tiêu biểu của văn thơ Trung đại, lúc này đã bị mù. Đây là câu nhận định về bài thơ “Chạy Tây” của ông. ? Từ nào chỉ tận mắt thấy sự việc đó xảy ra? - chứng kiến Trên đây là những lỗi của việc dùng từ không đúng nghĩa ? Vậy muốn dùng từ đúng nghĩa ta phải làm gì? - Muốn dùng từ đúng nghĩa thì ta phải hiểu đầy đủ, đúng nghĩa của từ. Khi chưa hiểu hoặc chưa rõ nghĩa của từ thì ta không nên dùng ? Nêu tác hại của việc dùng từ không đúng nghĩa? ? Cách nào để dùng từ đúng nghĩa nhất? - Tra từ điển là cách tốt nhất để hiểu nghĩa của từ. Ngoài ra ta còn có thể đọc sách, báo, học tập lẫn nhau để không ngừng nâng cao vốn từ vựng của mình. Hoạt động 3: Luyện tập - Gọi HS đọc BT1,2,3. - GV hướng dẫn HS cách làm. - GV cho HS thảo luận nhóm. - Nhóm 1 : Bài tập 1 - Nhóm 2 : Bài tập 2 - Nhóm 3: Bài tập 3: câu a, c - Nhóm 4 : Bài tập 3: câu b - Thảo luận 5 phút - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chốt ý cơ bản: + bản: tờ giấy, tập giấy có chữ hoặc hình vẽ mang nội dung nhất định + bảng: vật có mặt phẳng, thường làm bằng gỗ dán những gì cần nêu cho mọi người xem + xán lạn: rực rỡ, huy hoàng + bôn ba: đi hết nơi này sang nơi khác, chịu nhiều vất vả để lo công việc + thủy mặc: lối vẽ chỉ dùng mực tàu Tùy tiện: không làm theo nguyên tắc Tự tiện: làm theo ý thích của mình Bạo biện: làm cả những việc lẻ ra người khác làm dẫn đến kết quả không tốt Ngụy biện: cố ý dùng những lời lẽ bề ngoài có vẻ là đúng nhưng thật ra là sai để xuyên tác sự thật hoặc bảo vệ ý kiến sai trái của mình Tinh tú: sao Tinh túy : phần tinh khiết... I. Dùng từ không đúng nghĩa: a. Yếu điểm -> điểm yếu, khuyết điểm b. Đề bạt ->đề cử, bầu c. chứng thực -> chứng kiến * Tác hại: Dùng từ không đúng nghĩa làm cho lời văn diễn đạt không chuẩn xác, không đúng với ý định diễn đạt của người nói, viết, gây khó hiểu. II. luyện tập: 1.Bài tập 1: bản (tuyên ngôn) (tương lai) xán lạn Bôn ba (hải ngoại) (bức tranh) thủy mặc 2.Bài tập 2: a. khinh khỉnh b. khẩn trương c. băn khoăn 3. Bài tập 3: a/ tống -> tung b/ bạo biện -> ngụy biện thành thực -> thành khẩn c/ tinh tú -> tinh túy 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: GV treo bảng phụ: Bài tập: Cho biết các câu sai mắc lỗi gì? Chữa lại cho đúng? a. Mùa xuân về, tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau khi ngủ đông dài dằng dẵng. b. Việc diễn thuyết một số từ ngữ, điển tích trong giờ học tác phẩm văn học trung đại là vô cùng cần thiết đối với việc học môn ngữ văn của học sinh . Đáp án: - Các câu trên mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa - Chữa lại: A. dằng dẵng -> đằng đẵng B. diễn thuyết - > diễn giảng 4.5. Hướng dẫn HS tự học: * Đối với bài học ở tiết này: - Học bài, nắm các lỗi sai trong dùng từ thường gặp để tránh. - Hoàn thành các bài tập vào vở BTNV. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: chuẩn bị kiểm tra Văn ( giấy kiểm tra, viết ): Nội dung học để kiểm tra: - Định nghĩa: truyền thuyết, truyện cổ tích - Tóm tắt được các truyện đã học - Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản: + Thánh Gióng + Sơn Tinh-Thủy Tinh + Sự tích Hồ Gươm + Thạch Sanh + Em bé thông minh 5. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: - Phương pháp: -Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học:
Tài liệu đính kèm: