Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 18, Tiết 75: Phó từ - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 18, Tiết 75: Phó từ - Năm học 2011-2012

1. Mục tiêu: Giúp HS

1.1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm phó từ.

+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ ( khả năng kết hợp của phó từ và chức vụ nghữ pháp của phó từ).

- Các loại phó từ.

1.2. Kĩ năng:

- Nhận biết phó từ trong văn bản.

- Phân biệt các loại phó từ.

- Sử dụng phó từ để đặt câu.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức sử dụng phó từ đúng khi nói và viết.

2. Trọng tâm:

- Đặc điểm của phó từ.

- Các loại phó từ.

3. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi ví dụ.

- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 18, Tiết 75: Phó từ - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 - tiết: 75	 
Tuần dạy: 20
Ngày dạy: 05/01/2012 
 PHĨ TỪ
1. Mục tiêu: Giúp HS
1.1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm phó từ.
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ ( khả năng kết hợp của phó từ và chức vụ nghữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ.
1.2. Kĩ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức sử dụng phó từ đúng khi nói và viết.
2. Trọng tâm:
- Đặc điểm của phó từ.
- Các loại phó từ.
3. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A3: 	
4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra vở bài soạn của HS.
4.3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV Và HS
Nội dung
* Hoạt đông 1 :
- GV : Treo bảng phụ ghi ví dụ 1 SGK trang 12.
 Các từ in đậm ở câu a ,b bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
- HS :
a. cũng -> ra
 vẫn chưa -> thấy
 thật -> lỗ lạc
b. được -> soi (gương)
 rất - > ưa nhìn
 ra -> to
 rất -> bướng
- Các từ in đậm in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ ?
- Có thể đứng trước hoặc đứng sau đọâng từ và tính từ.
- Các từ in đậm trên là phó từ. Phó từ là gì ?
- Tìm một số phó từ và đặt câu với phó từ đó.( Nâng cao)
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK / 12
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ 1 SGK / 13
 Hãy tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho các tìnhtừ, động từ in đạm trên.
- GV : Treo bảng phụ ghi bảng phân loại phó từ.
 Điền các phó từ tìm được ở phần I, II vào bảng phân loại.
- HS : Điền.
- Hãy tìm thêm các phó từ khác thuộc mỗi loại và tiếp tục điền vào bảng phân loại ?( Nâng cao)
- Phó từ có mấy loại ? Đó là những loại nào ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 14
- Khi sử dụng phó từ ( nói, viết) em cần quan tâm đến điều gì ? ( Giáo dục)
* Hoạt đông 2 :
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1.
- Gọi HS lên bảng làm BT. GV nhận xét, ghi điểm.
I. Phó từ là gì ?
- cũng, vẫn chưa, thật, rất, ra, ... là phó từ.
Ghi nhớ SGK/ 12
II. Các loại phó từ :
 lắm, đừng, vào, không, đã , đang,....
Các loại phó từ
PT đứng trước
PT đứng sau
1. Chỉ qua hệ thời gian
2. Chỉ mức độ
3. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
4. Chỉ sự phủ định
5. Chỉ sự cầu khiến
6. Chỉ kết quả và hướng
7. Chỉ khả năng
- đã, sẽ, đang, sắp, mới....
- rất, thật,....
- cũng, vẫn, còn , cùng......
- không, chưa, chẳng,......
- đừng, hãy , đừng, chớ.....
- được
-hơn, khá, quáù, lắm...
- ra,vào, mất
- được
 Ghi nhớ SGK/ 14
III. Luyện tập :
BT1. 
- đã, đương, sắp : chỉ quan hệ thời gian.
- không : chỉ sự phủ định.
- còn , đều, cũng : chỉ sự tiếp diễn tương tự.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
* Câu hỏi:
1. Phó từ là gì ?
2. Phó từ có mấy loại ? Bổ sung các ý nghĩa gì cho đông từ và tính từ ?
 * Trả lời:
1. phó từ là những từ đi kèm đông từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
2. Phó từ có 7 loại, bổ sung các ý nghĩa :
- Quan hệ thời gian
- Mức độ
- Sự tiếp diễn tương tự
- Sự phủ định
- Sự cầu khiến
- Kết quả và hướng
- Khả năng
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
a. Đối với bài học ở tiết học này:
- Học thuộc bài ghi, ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập : 2,3 SGK / 15
b. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
- Đọc trước nội dung bài. Trả lời các câu hỏi SGK
5. Rút kinh nghiệm:
 1. Nội dung
....................................................................................................................................................................
2.Phương pháp
 3.Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

Tài liệu đính kèm:

  • docPHO TU.doc