Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

 Giúp học sinh:

- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và 1 số nết nghệ thuật đặc sắc của các truyện ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo.

2.Kĩ năng.

- Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

3.Thái độ.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+ Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.

-Học sinh:

+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.

*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.

? Kể lại truyện: "Ông lão đánh cá và con cá vàng"? Nếu ý nghĩa của truyện.

? Nêu ý nghĩa của truyện? Kể lại đoạn truyện Mã Lương với tên địa chủ?

C.Tổ chức các hoạt động.

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2006 Bài 10
Ngày dạy:2006 ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi 
 Đeo nhạc cho mèo 
 (Truyện ngụ ngôn) 
Tiết 41 - 42: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
 Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và 1 số nết nghệ thuật đặc sắc của các truyện ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo.
2.Kĩ năng.
- Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
3.Thái độ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
+ Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Kể lại truyện: "Ông lão đánh cá và con cá vàng"? Nếu ý nghĩa của truyện.
? Nêu ý nghĩa của truyện? Kể lại đoạn truyện Mã Lương với tên địa chủ?
C.Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 2: Khởi động
Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là 1 loại truyện kể dân gian được nhiều người ưa thích. Không chỉ về mặt nội dung, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc mà còn vì cách giáo huấn rất tự nhiên, độc đáo của nó.
* Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao.
? Nêu ý nghĩa của em về truyện ngụ ngôn.
- Truyện kể có cốt truyện bằng văn xuôi, văn vần.
- Truyện kể có ngụ ý.
+ Nghĩa đen: Là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu truyện.
+ Nghĩa bóng: ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong câu truyện.
- GV: Lưu ý thêm 1 số vấn đề về thể loại.
- Ngụ ngôn: Lời nói ngụ ý kín đáo.
- Truyện ngụ ngôn xuất hiện từ thời chưa có chữ viết.
- Mục đích: Khuyên nhủ, răn dạy.
- Là sản phẩm của óc tưởng tượng, sáng tạo, sự kiện trong truyện ngụ ngôn rất phong phú.
- Truyện ngụ ngôn phản ánh trí tuệ của nhân dân lao động.
- Yêu cầu đọc: Đọc chậm, xen chút hài hước kín đáo.
- GV đọc.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy. Tại sao tác giả dân gian lại chọn ngôi thứ 3.
? Xác định chuỗi sự việc?
? Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? Việc kể theo thứ tự tự nhiên có tác dụng gì?
- Kể lại truyện bằng lời văn của em.
- GV: Gọi học sinh nhận xét.
- Gọi học sinh đọc từ đầu đến chúa tể. Nội dung đoạn vừa đọc.
? Cách sống của nhân vật chính trong truyện có gì đặc biệt? Điều kiện gì.
? Em có khiến ếch có cách sống như thế.
? Cách sống của ếch như vậy nên ếch đã nhận thức như thế nào về thế giới bên ngoài.
? Em cảm nhận được gì về môi trường, thế giới sống của ếch? Tầm nhìn? Thái độ của ếch.
? Tính cách của ếch là tính cách của loại người nào.
- Gọi học sinh đọc đoạn còn lại.
? Lý do nào khiến ếch ra ngoài?
? Khi ra khỏi giếng, môi trường, tầm nhìn, thái độ của ếch lúc này?
? Kết cục như thế nào?
? Nguyên nhân dẫn đến kết cục thảm thương như vậy.
? Cách kể truyện của tác giả dân gian có gì đáng chú ý?
? Truyện chế giễu điều gì? Khuyên răn điều gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Hãy tìm và gạch chân 2 câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng trong việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa truyện.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc.
- Học sinh đọc.
- Học sinh đọc.
Truyện 1: ếch ngồi đáy giếng.
I. Giới thiệu thể loại.

II. Đọc- Hiểu văn bản.
- Kể theo ngôi thứ 3.
- ếch ở trong giếng xung quanh chỉ có 1 vài loài vật bé nhỏ.
- Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu khiến các loài vật hoảng sợ.
- Trời mưa, nước dềnh lên đưa ếch ta ra ngoài.
- Do quen thói cũ cứ đi lại nghênh ngang bị trâu giẫm bẹp.
- Thứ tự tự nhiên.
- Truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi.
- Học sinh kể.
- Học sinh nhận xét.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. ếch ở trong giếng.
- ếch ở trong giếng.
- Sống lâu ngày trong một cái giếng.
- ếch thường kêu ồm ộp. Tiếng kêu trong không gian hẹp, sâu nên càng vang dội. Sống bên cạnh những loài vật nhỏ bé hơn nên chúng rất hoảng sợ mỗi lần nghe ếch kêu.
- ếch tự cho mình là oai vệ, hùng mạnh nhất. ếch chẳng đi đâu ra khỏi lòng giếng. Bởi thế nó chỉ quen nhìn trời qua miệng giếng nhỏ.
- Bầu trời chỉ bé bằng cái vung còn mình thì oai như 1 vị chúa tể.
- Môi trường sống: Nhỏ bé.
- Tầm nhìn: Hạn hẹp.
- Ngông cuồng, ngạo mạn 1 cách lố bịch, không biết mình, biết người, kiêu căng, coi trời bằng vung.
2. ếch ra khỏi giếng.
- Mưa to nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài.
- Môi trường: Rộng lớn, thái độ, tầm nhìn không thay đổi.
- ếch bị trâu giẫm bẹp.
- Sự chủ quan, kiêu ngạo.
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Truyện kể ngắn gọn.
- Các hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ
2. Bài học.
- Truyện phê phán những kể hiểu biết hạn hẹp mà hênh hoang.
- Khuyên con người mở rộng hiểu biết không được chủ quan, kiêu ngạo.
V. Luyện tập.
- ếch cứ tưởng... chúa tể.
- Nó nhânh nháo... bẹp.
Thầy bói xem voi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu đọc: Chú ý thể hiện giọng từng thầy bói khác nhau nhưng thầy nào cũng hết sức quả quyết, tự tin.
- GV đọc.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét.
- Kể tóm tắt câu truyện?
? Hiểu thế nào là thầy bói. Chuyện gẫu?
? Truyện có những sự việc nào?
- Gọi học sinh đọc từ đầu đến sờ đuôi.
? Cách mở truyện có gì đáng buồn cười và hấp dẫn? Vì sao?
? Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi?
? Thế nào là sun sun? Chổi sể.
? Các thầy bói đã dùng hình thức và những từ ngữ như thế nào? Để đặc tả hình thù con voi? Tác dụng của hình thức nghệ thuật ấy.
?
 Hãy phân tích thái độ và lời lẽ của các thầy sau khi xem voi.
? Có ý kiến cho rằng cả 5 thầy đều đúng, và cả 5 thầy đều sai. Theo em đúng sai ở chỗ nào?
? Truyện đưa ra hình ảnh các thầy bói mù. Theo em hình ảnh này gợi lên ý nghĩa gì?
? Câu truyện kết thúc như thế nào?
? Cái hay trong việc chọn nhân vật là ở chỗ nào?
? Bài học triết lý được rút ra từ truyện ngu ngôn là gì?
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 truyện trên?
- Học sinh đọc.
- Học sinh kể tóm tắt.
- Học sinh đọc.
I. Đọc - Hiểu văn bản.

II. Tìm hiểu văn bản.
- Các thầy bói xem voi, phán voi.
- Thái độ sau khi phán về voi -> Kết cục cuối cùng.
1. Cách các thầy bói xem voi và phán voi.
- Năm thầy bói ế khách, nghĩ cách tiêu thời giờ. Rủ nhau cùng đi xem voi.
- Cái lý thú ở chỗ người mù mà thích xem.
- Cách xem: Xem bằng tay.
- Thầy nào sờ được bộ phận nào thì phán hình, thù con voi theo đặc điểm bộ phận ấy.
- Dùng hình thức ví von, từ láy đặc tả.
- Câu truyện thêm sinh động, tô đậm cái sai lầm về cách xem voi, phán voi của các thầy.
2. Thái độ của các thầy bói khi phán về voi.
- Phấn khởi, thỏa mãn vì đã xem được voi.
- Tự tin vào nhận xét: "Nó có sách...".
- Hăm hở nói nhận xét của mình, phản đối ý kiến của người khác.
- Khẳng định ý kiến của mình, phủ nhận ý kiến người khác, thái độ chủ quan, sai lầm.
- Cả 5 thầy đều đúng những chỗ đúng với từng bộ phận của con voi.
- Cả 5 thầy đều sai về những khái quát, nhận xét vội vã lấy bộ phận để làm toàn thể.
- Sai lầm: Xem voi phiến diện. Dùng bộ phận để nói toàn thể.
- Mù về thể chất.
- Mù về nhận thức và về phẩm chất nhận thức.
- Cuộc họp tan vỡ, sau cuộc đánh nhau thượng cẳng chân, hạ cẳng tay để áp đặt chân lý do mình khám phá.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Chọn nhân vật - Thầy bói mù.
2. Bài học.
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ về bất cứ sự việc nào phải xem xét nó 1 cách toàn diện bằng giác quan, tổng hợp ý kiến của nhiều người.
* Ghi nhớ: SGK.
- Đặc điểm chung: Nêu ra những bài học về nghệ thuật, tìm hiểu đúng về sự vật, hiện tượng, nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận về sự vật, hiện tượng.
- Đặc điểm riêng: "ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chỉ quan, kiêu ngạo. "Thầy bói xem voi" bài học tìm hiểu sự vật, hiện tượng.
Đeo nhạc cho mèo.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu đọc: To, rõ ràng, giọng trang nghiêm.
- GV đọc.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét.
- Kể tóm tắt câu truyện?
- Kể phải đảm bảo nội dung.
+ Lí do họp làng chuột.
+ Cảnh họp làng.
+ Sáng kiến đeo nhạc cho mèo.
- Cảnh thực hiện sáng kiến và kết quả.
? Vì sao làng chuột cần phải họp? Trong cuộc họp ấy, ông Cống có sáng kiến gì? Thái độ của dân làng trong sáng kiến ấy.
? Cuộc họp lần 2 diễn ra như thế nào? Vì sao ông Cống từ chối. Lý do từ chối của ông Cống chứng tỏ y là người như thế nào?
? Qua cuộc họp hội đồng chuột gợi cho ta liên tưởng đến hình tượng gì? ở nông thôn Việt Nam trước CMT8.
? Kết quả của việc chù đi đeo nhạc cho Mèo ra sao? Từ đó rút ra bài học gì.
- Học sinh đọc.
- Học sinh kể tóm tắt.
I. Đọc - Hiểu văn bản.

II. Tìm hiểu văn bản.
1. Lý do họp làng chuột.
-
 Chống lại kẻ thù truyện kiếp.
- Sáng kiến: Đeo nhạc vào cổ con mèo để báo hiệu cho làng chuột biết để dễ bề chạy chốn.
2. Cảnh họp làng chuột.
a. Cảnh họp lúc đầu.
b. Cảnh họp lúc cử người đeo nhạc cho mèo.
- Thái độ: Dân làng hoan nghênh, phấn khởi...
- Liên tưởng đến những cuộc họp làng, xã ở nông thôn Việt Nam xưa. Mỗi loài chuột hình như ám chỉ 1 loại người trong cộng đồng.
3. Kết quả.
* Bài học: SGK.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Giáo viên khái quát lại nội dung bài học.
- Đọc, kể 3 câu truyện, làm các bài tập SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 - Tiet 41 - 42.doc