Giáo án Mỹ thuật Lớp 6 - Tiết 30: Vẽ tranh Đề tài về Thể thao, văn nghệ - Lê Hồng Hải

Giáo án Mỹ thuật Lớp 6 - Tiết 30: Vẽ tranh Đề tài về Thể thao, văn nghệ - Lê Hồng Hải

A. Mục tiêu:

- Kiến thức: Học sinh hiểu được các hình thức tổ chức của hoạt động Thể thao, văn nghệ. Phân biệt được hoạt động thể thao văn nghệ với các hoạt động khác.

- Kỹ năng: Học sinh hiểu và vẽ được một bức tranh về đề tài Thể thao, văn nghệ.

- Thái độ: Học sinh có hứng thú với các hoạt động thể thao, văn nghệ trong Nhà trường và ngoài xã hội, có ý thức phát huy và giữ gìn.

B. Chuẩn bị:

1. Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Mỹ thuật (Nguyễn Quốc Toản- NXB ĐHSP năm 2004).

- Các bài báo, bài viết nói về hoạt động thể thao, văn nghệ.

2. Đồ dùng dạy – học:

- Giáo viên:

+ Giáo án.

+ Sách Giáo viên.

+ Một số tranh ảnh về đề tài hoạt động Thể thao, văn nghệ.

+ Tranh minh hòa các bước vẽ tranh về đề tài Thể thao, văn nghệ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.

3. Phương pháp dạy – học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp luyện tập.

- Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 6 - Tiết 30: Vẽ tranh Đề tài về Thể thao, văn nghệ - Lê Hồng Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/03/2010
Ngày giảng: 02/04/2010
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MỸ THUẬT 6
Tiết 30: Vẽ tranh
Đề tài Thể thao, văn nghệ
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được các hình thức tổ chức của hoạt động Thể thao, văn nghệ. Phân biệt được hoạt động thể thao văn nghệ với các hoạt động khác.
- Kỹ năng: Học sinh hiểu và vẽ được một bức tranh về đề tài Thể thao, văn nghệ.
- Thái độ: Học sinh có hứng thú với các hoạt động thể thao, văn nghệ trong Nhà trường và ngoài xã hội, có ý thức phát huy và giữ gìn.
B. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Mỹ thuật (Nguyễn Quốc Toản- NXB ĐHSP năm 2004).
- Các bài báo, bài viết nói về hoạt động thể thao, văn nghệ.
2. Đồ dùng dạy – học:
- Giáo viên: 
+ Giáo án.
+ Sách Giáo viên.
+ Một số tranh ảnh về đề tài hoạt động Thể thao, văn nghệ.
+ Tranh minh hòa các bước vẽ tranh về đề tài Thể thao, văn nghệ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ...
3. Phương pháp dạy – học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
- Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức lớp (1- 2’):
Kiểm tra sỹ số, đồ dùng học tập, giới thiệu người dự giảng (nếu có).
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra).
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1- 2’): Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc kể chuyện về một hoạt động thể thao, văn nghệ nào đó.
* Vào bài mới:
TG
Nội dung kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5- 6’
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
 - Đề tài Thể thao, văn nghệ gồm có 2 nội dung: Thể thao và Văn nghệ.
+ Hoạt động thể thao: Được thể hiện phong phú và đa dạng với nhiều hình thức như: đá bóng, đá cầu, kéo co, đánh cầu lông, nhảy dây, bơi lội, chèo thuyền...
+ Hoạt động Văn nghệ như: múa hát, đánh đàn, biểu diễn nghệ thuật...
 - Hoạt động Thể thao, văn nghệ thường được tổ chức vào những dịp vui chơi giải trí hay những ngày lễ, ngày hội...
Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh về đề tài Thể thao, văn nghệ.
- Giáo viên hỏi học sinh:
+ Trong các tranh ảnh vừa xem, các em thấy diễn ra những hoạt động gì?
+ Hoạt động thể thao và văn nghệ thường được tổ chức vào những dịp nào?
+ Em hãy kể tên một vài hoạt động mà em đã biết và tham gia?
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 1:
- Học sinh quan sát.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe giảng, ghi bài.
6- 7’
II. Cách vẽ tranh:
 Có 3 bước để vẽ một bức tranh đề tài Thể thao, văn nghệ:
1. Bước 1: Xác định bố cục tranh.
 Xác định bố cục tranh bằng những mảng hình đơn giản. Chú ý sắp xếp mảng chính, mảng phụ sao cho cân đối với bố cục tranh.
2. Bước 2: Vẽ hình.
 Từ những mảng hình đã sắp xếp trong bố cục ở bước 1, tiến hành vẽ hình chi tiết và sửa hình cho hoàn chỉnh. Vẽ hình làm sao vẫn giữ nguyên được bố cục đã xác định.
3. Bước 3: Vẽ màu.
 Tiến hành vẽ màu cho bức tranh. Có thể vẽ theo gam màu(nóng, lạnh, tương phản...) và sử dụng nhiều chất liệu dể vẽ như: màu sáp, bột màu, màu chì, màu nước...
 Chú ý tập trung màu sắc tươi sáng, mạnh mẽ vào nhóm chính, vì nó thể hiện nội dung của bức tranh. Vẽ tranh thể hiện tình cảm của người vẽ trong tranh.
Hoạt động 2:
- Giáo viên hỏi học sinh:
Em hãy cho biết các bước để vẽ một bức tranh theo đề tài nói chung đã được học?
- Giáo viên cho học sinh xem tranh minh họa các bước vẽ tranh đề tài Thể thao, văn nghệ.
- Giáo viên giảng cho học sinh cụ thể các bước.
- Giáo viên hỏi một học sinh:
Em sẽ vẽ về nội dung gì? Nhóm chính là gì? Nhóm phụ là gì?
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2:
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh chú ý quan sát và nghe giảng, kết hợp với ghi bài.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh nghe giảng.
18- 20’
III. Luyện tập:
 Học sinh tiến hành vẽ một bức tranh đề tài Thể thao, văn nghệ trên khổ giấy A4.
Hoạt động 3:
- Giáo viên xuống lớp theo dõi, hướng dẫn học sinh vẽ bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chỉnh sửa bài vẽ.
- Động viên khích lệ học sinh làm bài.
Hoạt động 3:
- Học sinh thực hành.
- Học sinh tiếp tục vẽ bài.
4- 5’
IV. Đánh giá, nhận xét:
Tiêu chí:
Nội dung.
Bố cục.
Hình mảng.
Màu sắc.
Ý tưởng sáng tạo.
Hoạt động 4:
- Giáo viên chon một số bài của học sinh treo lên bảng.
- Giáo viên hỏi học sinh:
Trong các bài trên, theo em bài nào đạt nhất? Bài nào em thích nhất, tại sao?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá từng bài. Nêu rõ những điểm được và chưa được.
- Động viên, khích lệ học sinh.
Hoạt động 4:
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe giảng.
* Củng cố, dặn dò (1- 3’):
- Giáo viên củng cố kiến thức vừa học. Giáo dục ý thức học sinh trong việc tham gia các hoạt động Thể thao, văn nghệ trong nhà trường và ngoài xã hội.
- Dặn dò học sinh: Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau: Bài 31: Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
Phê duyệt của Tổ bộ môn
Giáo viên soạn
Lê Hồng Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 30-lop 6 De tai TT-VN.doc