I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Tìm được một số thí dụ và giải thích được một số hiện tượng đơn giản sự nở vì nhiệt.
2.Kỹ năng:
Làm được thí nghiệm như H 19.1, 19.2 chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
3.Thái độ:
Cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
II.Chuẩn bị :
Tuần 23 Ngày soạn:28/12/2009 Tiết 23 Ngày dạy: 19/1/2010 Bài 19 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Tìm được một số thí dụ và giải thích được một số hiện tượng đơn giản sự nở vì nhiệt. 2.Kỹ năng: Làm được thí nghiệm như H 19.1, 19.2 chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 3.Thái độ: Cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. II.Chuẩn bị : Giáo Viên: Tranh vẽ hình 19.3. Ba bình cầu đựng dầu nước và rượu có nút chặt ống thủy tinh. Hai bình cầu có nút chặt ống thủy tinh, hai ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Chậu thủy tinh to. Phích nước nóng. Mỗi nhóm: Hai bình cầu đựng nước có nút chặt ống thủy tinh. Một chậu thủy tinh nhỏ. Nước nóng, nước lạnh. III.Các hoạt động trên lớp Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8 ph 6 ph 10 ph 4 ph 10 ph Hoạt động 1: Điểm danh- Kiểm tra bài cũ-Tạo tình huống học tập: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Chất rắn nở ra khi nào, co lại khi nào? Câu 2: Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt như thế nào? Câu 3: Làm bài tập 18.1 sách bài tập. Dựa vào công thức D= Tạo tình huống học tập: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Đối với chất lỏng có hiện tượng như vậy không? Để giải quyết vấn đề trên ta xét bài học hôm nay. Gọi 2 học sinh đọc lời thoại như sách giáo khoa. Gọi vài học sinh dự đoán. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên hay không? - Yêu cầu học sinh đọc phần thí nghiệm. - Thí nghệm yêu cầu chúng ta có những dụng cụ gì, thí nghiệm yêu cầu làm như thế nào? Yêu học sinh hoạt động theo nhóm, phải cẩn thận với nước nóng. Khi tiến hành phải quan sát hiện tượng xảy ra ở ống thủy tinh. Chia lớp thành 4 nhóm quan sát. Phát dụng cụ thí nghiệm Giáo viên mang chậu nuớc nóng phát cho học sinh. Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh. Cho học sinh xem thí nghiệm ảo. Qua thí nhiệm ta phải trả lời được câu hỏi nào trong bài học? Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi Yêu cầu học sinh đọc C1. Gọi học sinh trả lời và giải thích. Gọi vài học sinh nhận xét hoặc trả lời lại lại C1. Yêu cầu học sinh đọc C2. Câu C2 yêu cầu chúng ta cần phải làm gì? Hãy dự đoán xem khi cho bình cầu vào chậu nước lạnh thì mực nước trong ống thủy tinh sẽ như thế nào? Phát chậu nước lạnh cho học sinh làm thí nghiệm. Khi cho bình cầu vào chậu nước lạnh có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh. Vì sau mực nước trong ống thủy tinh hạ xuống. Gọi học sinh trả lời C2. Gọi vài học sinh nhận xét hoặc trả lời lại lại C2. Cho học sinh xem thí nghiệm ảo. Hoạt động 3: Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất lỏng khác nhau sẽ nở vì nhiệt như thế nào? Gọi học sinh đọc C3 và cho biết yêu cầu làm thí nghiệm như thế nào? Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: có 3 bình cầu giống nhau trong đó có chứa 3 loại chất lỏng khác nhau, mực chất lỏng bằng nhau. Tại sao thí nghiệm này phải chọn 3 bình cầu thủy tinh giống nhau? Tại sao phải để 3 bình cầu vào cùng một chậu nước nóng? Khi thả 3 bình cầu vào nước nóng chúng ta quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra ở mực chất lỏng trong ống thủy tinh. Làm thí nghiệm, đặt 3 bình vào chậu nước nóng. Khi đổ nước nóng vào mực chất lỏng ở 3 ống thủy tinh có thay đổi không? Mực chất lỏng ở 3 ống thủy tinh bị thay đổi có đều nhau không? Yêu cầu học sinh trả lời C3 Cho học sinh xem thí nghiệm ảo. Hoạt động 4: Rút ra kết luận. Qua 3 thí nghiệm trên ta rút ra kết luận như thế nào đối với sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Gọi học sinh đọc C4. Cho học sinh điền vào? Chất lỏng nở ra khi nào, co lại khi nào? Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? Hoạt động 5: - Vận dụng. Yêu cầu học sinh đọc và làm C5. Trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài? Yêu cầu học sinh đọc và làm C6. Không chỉ chai nước ngọt mới không đổ đầy, các chai có chứa chất lỏng khác đều như thế dầu ăn, nước tương, trà xanh... Yêu cầu học sinh đọc C7. Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm gồm hai bình cầu có dung tích bằng nhau, có chứa chất lỏng giống nhau, có 2 ống thủy tinh có tiết diện lớn nhỏ khác nhau, đặt vào cùng một chậu nước nóng. Cho học sinh xem thí nghiệm ảo. Giáo viên uốn nắn cách trình bày của học sinh. Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Học sinh lên trả bài theo yêu cầu của giáo viên. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 18.1 D. Học sinh dự đoán câu trả lời của bạn Bình. Học sinh đọc lời thoại. Gọi học sinh nhận xét phần dự đoán. Học sinh đọc thí nghiệm. Tóm tắc thí nghiệm. Đặt bình cầu vào chậu nước nóng, quan sát mực nước trong ống thủy tinh. Học sinh nhận dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm. Trường hợp1: Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên. Trường hợp2: Học sinh trả lời mực nước hạ xuống rồi mới dâng lên thì giáo viên cần giải thích thêm phần nở vì nhiệt của bình cầu. Qua thí nghiệm phải trả lời được câu hỏi C1. Học sinh đọc C1. C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra. Học sinh trả lời lại. Học sinh đọc C2. - Đặt bình cầu vào chậu nước lạnh, dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng. Mực nước trong ống thủy tinh sẽ hạ xuống. Học sinh làm thí nghiệm. Mực nước trong ống thủy tinh hạ xuống. Gặp nước lạnh làm nước co lại. C2: Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi, co lại. Học sinh trả lời lại. Có 3 bình cầu chứa 3 chất lỏng khác nhau được đặt vào nươc nóng. Để thể tích chất lỏng của ba bình bằng nhau. Để cho 3 bình cầu có nhiệt độ chênh lệch giống nhau. Học sinh xem thí nghiệm. Mực chất lỏng ở 3 ống thủy tinh bị thay đổi. Mực chất lỏng dâng lên không đều nhau. C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Học sinh đọc C4 C4: a/ tăng, giảm. b/ không giống nhau. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C5: Vì khi đun nước nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. Bạn Bình trả lời như vậy là sai. C6: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt. Chất lỏng nở ra bị nắp chai cản trở nên gây ra lực rất lớn nay bật nắp ra. C7: Mực chất lỏng trong ống có tiết diện nhỏ dâng lên nhiều hơn ống có tiết diện lơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn. 1/.Làm thí nghiệm: Như sách giáo khoa. 2/. Trả lời câu hỏi: C1: Mực nước dâng lên vì nước nóng lên, nở ra. C2: Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi, co lại. C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 3/. Rút ra kết luận: C4: a/ tăng, giảm. b/ không giống nhau. Ghi nhớ: - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 4/.Vận dụng: C5: Vì khi đun nước nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. C6: Khi gặp nóng, chất lỏng trong chai nở ra bị nắp chai cản trở gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra. C7: Mực chất lỏng trong ống có tiết diện nhỏ dâng lên nhiều hơn ống có tiết diện lơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.. Hoạt động 6: Bài tập củng cố và hướng dẫn về nhà. 7 ph 1. Bài tập củng cố: Câu 1: Chất lỏng nở ra khi nào và co lại khi nào? - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Câu 2: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào? - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 19.1 Hiện tượng nào sau đây sẽ xãy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? C. Thể tích của chất lỏng tăng. 19.2 Hiện tượng nào sau đây sẽ xãy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh? B. Khới lượng riêng của chất lỏng giảm. 2. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập còn lại trong sách bài tập, xem lại phần có thể em chưa biết. - Chuẩn bị trước bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí. IV.Kinh nghiệm được rút ra sau tiết dạy: 1.Ưu điểm: 2.Tồn tại:
Tài liệu đính kèm: