Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 3: Đo thể tích chất lỏng

Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 3: Đo thể tích chất lỏng

Mục tiêu bài dạy :

 1. Kiến thức:

- Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng .

 - Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp .

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng đo thể tích, kỹ năng đọc các dụng cụ đo.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm.

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

 1. GV:

 + Bình 1 ( đựng đầy nước chưa biết dung tích )

 + Bình 2 ( đựng một ít nước )

 + Một bình chia độ

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 3: Đo thể tích chất lỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:............. ............
Tiết 3: 
 ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I/ Mục tiêu bài dạy :
 	1. Kiến thức:
- Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng .
 	- Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp .
	2. Kỹ năng: 
	- Rèn kỹ năng đo thể tích, kỹ năng đọc các dụng cụ đo.
	3. Thái độ: 
	- Nghiêm túc yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
	1. GV:
 	+ Bình 1 ( đựng đầy nước chưa biết dung tích ) 
 	+ Bình 2 ( đựng một ít nước )
 	+ Một bình chia độ 
 	 + Một vài loại ca đong 
2. HS: 
 	+ Một xô đựng nước 
III/ Tổ chức hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra sĩ số(1): 	Lớp 6A.............	Lớp 6B..............
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
2. Kiểm tra bài cũ (5')
GV: Khi đo chiều dài một vật cần nắm vững những nguyên tắc gì ? Chữa bài tập 6 SBT.
HS: Trả lời câu hỏi bài cũ.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở đầu bài và đọc câu hỏi - Vào bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn lại đơn vị đo thể tích (5')
GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu C1 (Gọi Hs lần lượt trả lời)
 GV: Ngoài các đơn vị m3, dm3, cm3còn có đơn vị nào khác?
HS : Trả lời câu hỏi của GV
GV: Hãy nêu mối quan hệ giữa các đơn vị thể tích ?
HS : Trả lời 
GV: Đưa 1 chiếc bơm tiêm cho HS quan sát và nhận xét đơn vị ghi trên đó và giới thiệu đơn vị cc
HS : 1ml = 1cm3 = 1cc 
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng . (10')
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C2,C3.(gọi HS lần lượt trả lời)
HS: Trả lời câu C2,C3
 GV: Giới thiệu dụng cụ đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm.
GV: Cho HS quan sát các dụng cụ đo (đưa cho mỗi nhóm 1 dụng cụ) Yêu cầu các nhóm xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đó.
HS: Quan sát dụng cụ đo và thực hiện yêu cầu của GV. 
GV: y/c HS quan sát hình 3-2, 3.3 để trả lời C4, C5 ?
HS : Trả lời C4, C5 .
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng .(10')
GV: y/c Hs quan sát hình 3-3, 3-4 , 3-5 để trả lời C6, C7 , C8 ?
HS : Trả lời C6 , C7 , C8
GV: y/c HS rút ra kết luận và điền vào ô trống , sau đó t/c cho HS thống nhất để ghi kết quả vào vở .
HS : Trả lời kết luận 
Hoạt động 4: Thực hành đo thể tích chất lỏng
 (10')
GV: Gọi HS nêu lại cách đo thể tích chất lỏng, hướng dẫn HS làm thực hành ( Gọi hS ước lượng thể tích trước) 
4. Củng cố: (3') 
Gọi HS đọc phần ghi nhớ 
 GV : Nhấn mạnh các bươc cần tiến hành để đo thể tích của chất lỏng. 
I/ Đơn vị đo thể tích :
 1l = 1dm3 
 1ml = 1cm3 = 1cc
C1. 1m3 = 103dm3= 106cm3
1m3 = 103l = 106 ml = 106cc
II/ Đo thể tích chất lỏng :
1) Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích .
C2. Can V = 5l
 Ca V = 0,5l
C3. Dùng chai , lọ , cốc ..v..
C4. GHĐ ĐCNN
 a) 100ml 2ml
 b) 200ml 50ml
 c) 300ml 50ml
C5. Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là ca, xô , bình . cốc đã biết trước dung tích .
2) Tìm hiểu cách đo thể tích :
C6. bình b 
C7. bình b
C8. a) 70cm3
 b) 50cm3
 c) 40cm3
3) Thực hành :
 a) Chuẩn bị 
 b) Tiến hành đo 
 c) kết quả đo Bảng 3.1
 5. Hướng dẫn học ở nhà (1'): 
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập trong SBT 3-1 đến 3-7 SBT 
- Đọc trước bài 4
Ngày giảng:............. ................
Tiết 4: 
 ĐO THỂ TÍCH CHẤT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I/ Mục tiêu bài dạy :
	1. Kiến thức: 
 - Biết sử dụng dụng cụ đo (bình chia độ) bình tràn để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất hỳ không thấm nước .
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đo thể tích vật rắn, kỹ năng đọc kết quả đo, kỹ năng hợp tác trong nhóm.
3. Thái độ:
 	 - Nghiêm túc tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được , hợp tác trong mọi công việc của nhóm .
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
 	1. GV:
 + 1 bình chia độ, 1 chai, 1 ca biết trứơc dung tích 
 + 1 bình tràn, 1 bình chứa, kẻ sẵn bảng 4.1
 	2. HS 
	+ Vật rắn không thấm nước.
 + 1 xô đựng nước.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra sĩ số(1): 	Lớp 6A.............	Lớp 6B..............
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Những dụng cụ nào có thể đo được thể tích chất lỏng ?
Đơn vị đo thể tích?
HS: Trả lời câu hỏi bài cũ.
GV: ĐVĐ vào đề bài mới như SGK. 
3. Bài mơí
Hoạt động 1 Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước . (15')
GV Yêu cầu HS quan sát Hình 4.2 , 4.3 thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C1, C2.
HS : Trả lời C1, C2.
GV: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta làm như thế nào? 
HS : Trả lời câu hỏi.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận thống nhất cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước, trả lời câu C3.
HS: Thảo luận, trả lời C3.
Hoạt động 2 Thực hành đo thể tích vật rắn.
 (15')
GV: Yêu cầu HS kẻ bảng ghi kết quả đo thể tích của vật rắn vào vở.
 - HS tiến hành đo GV hướng dẫn và kiểm tra , đánh giá quá trình làm việc của từng nhóm.
Họat động 3: Vận dụng (5')
GV: yêu cầu HS quan sát hình 4.4 và trả lời C4 ? 
HS : Trả lời C4. 
GV: Yêu cầu HS thực hiện câu C5,C6 tại nhà.
 4. Củng cố :(3') 
Gọi HS trả lời câu hỏi: Có thể đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng những cách nào ?
- Đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết.
Đáp án:
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là ca, xô , bình . cốc đã biết trước dung tích .
Đơn vị : 1l = 1dm3 
 1ml = 1cm3 = 1cc
I/ Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước :
 1) Dùng bình chia độ 
- Đổ nước vào BCĐ : V1
- Thả hòn đá vào BCĐ : V2
- Thể tích hòn đá: 
 V = V2 - V1 
 2) Dùng bình tràn :
C2.- Đổ nứơc đầy bình tràn 
- Thả hòn đá vào bình tràn 
nước tràn sang bình chứa .
- Đổ nước bình chứa vào bình chia độ đọc kết quả đo 
 VĐ = Vn
 * Kết luận : 
a) Thả chìm .... dâng lên ...
b) ...thả ...tràn ra ...
3) Thực hành :
II/ Vận dụng : 
C4:.- Lau khô bát to trước khi dùng - Khi nhấc ca ra không làm đổ nước , hoặc làm sánh nước ra bát . - Đổ hết nước vào bình chia độ không đổ nước ra ngoài . 
 Bài 4.1 : V = 31 cm3
 4.2 : Câu c 
 4.3 : Dùng bát làm bình tràn .
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- HS học thuộc phần ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết .
- Thực hiện C5, C6 làm bài tập 4.4 đến 4.6 SBT
* Chuẩn bị giờ sau :	- Mỗi nhóm 1 cân, các loại củ quả . 
 	- Xem trươc bài 5

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 6 tiet 3+4.doc