Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 27 đến tiết 34

Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 27 đến tiết 34

Mục tiêu:

- HS nắm và biết vận dụng tất cả các nội dung kiến thức lý thuyết đã học để trả lời các câu hỏi trong phần trắc nghiêm khách quan.

- HS vận dụng được nội dung lý thuyết để giải thích các hiện tượng đơn giản và giải các dạng bài tập khác nhau.

- Rèn tính trung thực nghiêm túc trong kiểm tra.

II. Chuẩn bị:

- GV: Đề kiểm tra

- HS: Ôn tập nội dung để kiểm tra.

III.Thiết lập ma trận hai chiều:

 

doc 18 trang Người đăng levilevi Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 27 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 04/ 2007
Ngày giảng:..................
 Tiết 27.
 KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu:
- HS nắm và biết vận dụng tất cả các nội dung kiến thức lý thuyết đã học để trả lời các câu hỏi trong phần trắc nghiêm khách quan.
- HS vận dụng được nội dung lý thuyết để giải thích các hiện tượng đơn giản và giải các dạng bài tập khác nhau.
- Rèn tính trung thực nghiêm túc trong kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
- GV: Đề kiểm tra
- HS: Ôn tập nội dung để kiểm tra.
III.Thiết lập ma trận hai chiều:
Mức độ yêu cầu của bài kiểm tra. 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Ròng rọc
- Tác dụng của ròng rọc.
- Máy cơ đơn giản.
2. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.
- Thể rích vật rắn, lỏng, khí tăng khi nóng lên.
- So sánh được sự nở vì nhiệt của các chất.
3. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
- ứng dụng được sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- ứng dụng của băng kép.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất.
4. Nhiệt kế- Nhiệt giai.
- Biết chọn nhiệt kế để đo nhiệt độ cho phù hợp.
- Công dụng của nhiệt kế.
- Hiểu nhiệt giai Celsius, Farenhai
- Biết đổi đơn vị từ C sangF. 
2.Ma trËn hai chiÒu.
 Møc ®é
Chñ ®Ò
NhËn biÕt
Th«ng hiÓu
VËn dông
Tæng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
1. Ròng rọc.
2
 1
1
0,5
3
1,5
2. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.
3
1,5
1
0,5
4
2
3. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
1
0,5
2
1,5
1
1
4
3
4. Nhiệt kế- Nhiệt giai.
1
0,5
2
1
1
2
4
3,5
Tổng
7
3,5
6
3,5
2
3
15
10
IV. Hoạt động lên lớp:
1.Ổn định:
2. Đề kiểm tra:
A. Trắc nghiệm tự luận( 6 điểm).
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là không đúng?
Ròng rọc cố định có tác dung làm thay đổi hướng của lực.
Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm.
C. Khối lượng riêng của vật tăng.
D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?
Khối lượng của chất lỏng tăng.
Trọng lượng của chất lỏng tăng.
Thể tích của chất lỏng tăng.
Cả khối lương, trọng lương, thể tích của chất lỏng đều tăng.
Câu 4. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
Khối lượng.
Trọng lượng.
Khối lượng riêng.
Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.
Câu 5. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
Nhiệt kế rượu.
Nhiệt kế y tế.
Nhiệt kế thuỷ ngân.
Cả ba nhiệt kế trên đều dùng được.
Câu 6. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng. 
Câu 7. Trong các câu sau đây, câu nào là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc?
Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn và hướng của lực.
Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn và hướng của lực.
Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi độ lớn và của lực.
Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực, nhưng không làm thay đổi hướng của lực.
Câu 8. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút.
B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
D. Hơ nóng đáy lọ.
* Chọn từ thích hợp điền vào ô trống của các câu sau:
Câu 9. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc gọi chung là
Câu 10. Để đo nhiệt độ, người ta dùng ............................................................
Câu 11. Băng kép trong bàn là điện có tác dụng...............................................
Câu 12. Nhiệt độ 0C trong nhiệt giai Celsius tương ứng với nhiệt độ...................trong nhiệt giai Farenhai.
B. Trắc nghiệm tự luận( 4 điểm).
Câu 1. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Câu 2. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Câu 3. Tính 15C; 30C; 75C; 45,2C ứng với bao nhiêu F? 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Trắc nghiệm khách quan( 6 điểm).
Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
C
C
C
C
B
B
Điền đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu 9. Máy cơ đơn giản.
Câu 10. Nhiệt kế.
Câu 11. Đóng- cắt mạch điện.
Câu 12. 32F.
Trắc nghiệm tự luận( 4 điểm).
Câu 1( 1điểm). 
 Khi rót nước ra khỏi phích, ngay lập tức có một ít không khí bên ngoài tràn vào trong phích . Nếu đậy nút phích lại ngay thì luượng khí này nở ra đẩy bật nút ra ngoài .
 Để tránh hiện tượng này, sau khi rót nước song không nên đậy nút phích ngay mà chờ khoảng vài giây, thời gian này đủ để không khí bên ngoài tràn vào bên trong phích và nóng lên, lúc đó ta đậy nút phích vào sẽ không bị bật ra nữa. 
Câu 2 ( 1 điểm ). 
 Trọng lượng riêng của không khí được tính bằng công thức:
 d = = 
 Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi, V tăng do đó d giảm.Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh: Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
Câu 3 ( 2 điểm ).
+ 15C = 0C + 15C = 32F + ( 15. 1,8F ) =
+ 30C = 0C + 30C = 32F + ( 30. 1,8F ) =
+ 75C = 0C + 75C = 32F + ( 75. 1,8F ) =
+ 45,2C = 0C + 45,2C = 32F + ( 45,2. 1,8F ) =
Ngày giảng:.............................
 Tiết 28. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.
- Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích môn học tích cực trong hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS
- Giá đỡ thí nghiệm. Kiềng và lưới đốt. Kẹp vạn năng và cốc đốt. Nhiệt kế thuỷ ngân. Ống nghiêm và băng phiến. Đèn cồn 
2. HS: 
- Bảng kẻ ô ly.
III. Hoạt động lên lớp:
 *Kiểm tra sĩ số(1)
Lớp 6A.............	Lớp 6B..............
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra.
2. Bài mới:
Hoạt động 1. (1')
Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2. (5')
Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy.
- GV hướng dẫn h/s cách lắp ráp thí nghiệm, giới thiệu chức năng của từng dụng cụ dùng trong thí nghiệm.
- HS tìm hiểu cách lắp ráp thí nghiệm( Không làm thí nghiệm).
Hoạt động 3. (29')
Phân tích kết quả thí nghiệm.
- GV hướng dẫn h/s phân tích kết quả thí nghiệm bảng 24.1.
- GV hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng kẻ ô vuông.GV hướng dẫn theo các bước:
+ Cách vẽ các trục thời gian và nhiệt độ.
+ Cach biểu diễn các giá trị trên trục.
+ Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên trục.
+ Cách nối các điểm thành đường biểu diễn.
- HS Vẽ đường biểu diễn trên giấy ô ly theo các bước và theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- GV quan sát, theo dõi hướng dẫn h/s vẽ nếu h/s gặp khó khăn.
- GV yêu cầu h/s xét biểu đồ và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong mục phân tích kết quả thí nghiệm.
- GV quan sát, theo dõi hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
Hoạt động 4. (5')
Rút ra kết luận.
- GV yêu cầu h/s vận dụng các kiến thức và hòn thành phần vận dụng.
- HS vận dụng, thảo luận và hoàn thành C5.
- GV hướng dẫn h/s nếu h/s gặp khó khăn.
3. Củng cố: (3')
- GV hệ thống và chốt lại nội dung quan trọng của bài cho h/s.
- Nhận xét giờ học và khả năng vẽ đồ thị của h/s.
I. Sự nóng chảy.
 1. Phân tích kết quả thí nghiệm.
 + Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến.
t
t
C1. Tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêng.
C2. 80C. Rắn và lỏng.
C3. Không. Đoạn thẳng nằm ngang.
C4. Tăng. Đoạn thẳng nằm nghiêng.
2. Rút ra kết luận.
C5. 
+ Băng phiến nóng chảy ở 80C nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến.
+ Trong thời gian nóng chảy, nhệt độ của băng phiến không thay đổi.
4. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm các bài tập trong SBT.
* Chuẩn bị cho bài sự đông đặc. 
- Giá đỡ thí nghiệm.
- Kiềng và lươí đốt.
- Kẹp vạn năng và cốc đốt.
- Nhiệt kế thuỷ ngân.
- Ống nghiêm và băng phiến.
- Đèn cồn và bảng kẻ ô ly
Ngày giảng:.............................
Tiết 29. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (TIẾP )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
- Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích môn học tích cực trong hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS
- Giá đỡ thí nghiệm. Kiềng và lưới đốt. Kẹp vạn năng và cốc đốt. Nhiệt kế thuỷ ngân. Ống nghiêm và băng phiến. Đèn cồn 
2. HS: - Bảng kẻ ô ly.
III. Hoạt động lên lớp:
 *Kiểm tra sĩ số(1)
Lớp 6A.............	Lớp 6B..............
Hoạt động của thầy và trò
Vận dụng
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Nêu kết luận về sự nóng chảy của băng phiến? Vận dụng làm bài 24- 25.1 SBT?
2. Bài mới:
Hoạt động 1. (2')
Tìm hiểu về sự đông đặc.
- GV nêu câu hỏi: Với thí nghiệm của bài trước, thổi tắt ngọn lửa đèn cồn thì có hiện tượng gì xảy ra?
- HS dự đoán kết quả thí nghiệm.
Hoạt động 2. (3')
Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc.
- GV hướng dẫn h/s cách lắp ráp thí nghiệm, giới thiệu chức năng của từng dụng cụ dùng trong thí nghiệm( Thực hiện trong tiết 28).
- HS tìm hiểu cách lắp ráp thí nghiệm( Không làm thí nghiệm).
Hoạt động 3. (20')
Phân tích kết quả thí nghiệm.
- GV hướng dẫn h/s phân tích kết quả thí nghiệm bảng 25.1.
- GV hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng kẻ ô vuông.
- HS nhớ lại cách vẽ của bài trước, vận dụng vẽ đường biểu diễn cho sự đông đặc.
- GV quan sát và chỉnh sửa cho h/s nếu h/s vẽ sai.
- GV yêu cầu h/s xét biểu đồ và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong mục phân tích kết quả thí nghiệm.
- GV quan sát, theo dõi hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu thêm về nhiệt độ nóng chảy của một số chất qua bả ... ự đoán về sự ngưng tụ.
- GV giới thiệu với h/s về dự đoán theo thông tin trong SGK.
- HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về sự ngưng tụ qua dự đoán. 
? Để dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta cần làm tăng hay giảm nhiệt độ?
- HS liên hệ trả lời câu hỏi của g/v.
- GV hướng dẫn h/s tìm hiểu về sự ngưng tụ.
Hoạt động 3. (15')
Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dụ đoán.
- GV hướng dẫn h/s bố trí và tiến hành thí nghiệm.
- HS bố trí và tiến hành thí nghiệm theo SGK và dưới sự hướng dẫn của g/v.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận và rút ra nhận xét.
- GV theo dõi và hướng dẫn h/s tiến hành thí nghiệm nếu h/s gặp khó khăn.
- GV hướng dẫn h/s trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 4. (10')
Vận dụng.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
3. Củng cố: (4')
- GV hệ thống nội dung chính của bài.
- HS khắc sâu nội dung chính của bài.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
II. Sự ngưng tụ.
1.Tìm cách quan sát sự ngưng tụ.
a) Dự đoán: Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
b) Tiến hành thí nghiệm.
c) Rút ra kết luận. 
C1. Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2. Có nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm. Không có nước đọng ở mặt ngoài của cốc đối chứng.
C3. Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài của cố thí nghiệm không có màu còn cốc ở trong cốc có màu. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được.
C4. Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
C5. Đúng.
2. Vận dụng.
C6. + Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa.
C7. Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.
C8. Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Vì chai được đậy kín, nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm.Với chai mở nắp, quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình ngưng tụ nên rượu cạn dần.
4. Hướng dẫn về nhà. (1')
Học bài theo vở và SGK.
Làm các bài tập 26- 27.1 đến 26-27.7 SBT.
Chuẩn bị tiết 32.
* Chuẩn bị giờ sau:
- Giá đỡ thí nghiệm. Kẹp vạn năng. Kiềng và lưới đốt. Cốc đốt. Đèn cồn. Nhiệt kế. Đồng hồ.
Ngày giảng:.............................
 Tiết 32. SỰ SÔI
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
 - Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm, thu thập thông tin từ thí nghiệm và kỹ năng phân tích tổng hợp.
3. Thái độ: - Tích cực, yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Giá đỡ thí nghiệm. Kẹp vạn năng. Kiềng và lưới đốt. Cốc đốt. Đèn cồn. Nhiệt kế. Đồng hồ.
2. HS: Mỗi nhóm học sinh: - Giá đỡ thí nghiệm. Kẹp vạn năng. Kiềng và lưới đốt. Cốc đốt. Đèn cồn. Nhiệt kế. Đồng hồ.
III. Hoạt động lên lớp:
*Kiểm tra sĩ số(1)
Lớp 6A.............	Lớp 6B..............
Hoạt động của thầy và trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
Hãy giải thích hiện tượng của bài 26- 27.4 SBT?
2. Bài mới:
Hoạt động 1. (20')
Làm thí nghiệm.
- GV phát đồ thí nghiệm cho các nhóm, nêu tác dụng của từng dụng cụ và hướng dẫn h/s láp ráp thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm về sự sôi.
- HS lắp thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm về sự sôi thêo các bước trong SGK và dưới sự hướng dẫn của g/v.
- HS quan sát thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng theo dõi của nhóm.
- GV quan sát ,theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 28.1.
Hoạt động 3. (15')
Hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn
- GV hướng dẫn h/s các yêu cầu khi vẽ đường biểu diễn.
- HS dựa vào kết quả thí nghiệm vẽ đường biểu diễn theo các bước trong SGK và dưới sự hướng dẫn của g/v.
- GV theo dõi hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn sao cho đúng và chính xác nhất.
- HS vẽ đường biểu diễn, thảo luận và rút ra nhận xét.
3. Củng cố: (3')
- GV hệ thống nội dung chính của bài.
- HS khắc sâu nội dung chính của bài.
Nội dung
I. Thí nghiệm về sự sôi.
1. Tiến hành thí nghiệm.
Bảng 28.1: Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun sôi nước. 
T. gian theo dõi
Nhiệt độ nước
HT trên mặt nước
HT trong lòng nước
0
40
1
2
3
4
5
6
7
8
9
.....
13
14
15
2.Vẽ đường biểu diễn.
 t
 t. gian
* Nhận xét:
4. Hướng dẫn về nhà. (1')
Học bài theo vở và SGK. Vẽ lại đồ thị ra giấy ô ly.
Làm các bài tập 28- 29.1 đến 28-29.2 SBT.
Ngày giảng:.............................
 Tiết 33. SỰ SÔI (TIẾP)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi.
- Vận dụng đựơc kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản của sự sôi.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. GV:
 - Giá đỡ thí nghiệm. Kẹp vạn năng. Kiềng và lưới đốt. Cốc đốt. Đèn cồn. Nhiệt kế. Đồng hồ.
2. HS: Mỗi nhóm học sinh: 
- Giá đỡ thí nghiệm. Kẹp vạn năng. Kiềng và lưới đốt. Cốc đốt. Đèn cồn. Nhiệt kế. Đồng hồ.
III. Hoạt động lên lớp.
*Kiểm tra sĩ số(1)
Lớp 6A.............	Lớp 6B..............
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
GV kiểm tra bài vẽ của h/s ở nhà?
2. Bài mới: 
Hoạt động 1. (15')
Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi.
? Hãy mô tả lại thí nghiệm về sự sôi?
- HS nhớ lại thí nghiệm về sự sôi và mô tả lai thí nghiệm đó.
- GV điều khiển h/s thảo luận về kết quả thí nghiệm, xem lại bảng theo dõi và đường biểu diễn, thảo luận và trả lời các câu hỏi và từ đó rút ra kết luận.
- GV giới thiệu cho h/s biét thêm về một số nhiệt độ sôi của các chất khác nhau.
- HS tìm hiểu về nhiệt độ sôi của một số chất qua bảng 29.1.
Hoạt động 2. (10')
Rút ra kết luận.
- GV yêu cầu h/s căn cứ vào kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận cần thiết.
- HS thảo luận và rút ra kết luận.
- GV nhận xét câu trả lời của h/s, sửa sai và chốt lại ý đúng.
Hoạt động 3. (10')
Vận dụng.
- HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn.
3. Củng cố: (3')
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đố cho h/s.
- Đọc có thể em chưa biết.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
II. Nhiệt độ sôi.
1. Trả lời câu hỏi.
C1, C2, C3.
C4. Trong khi nước đang sôi nhiệt độ của nước không tăng.
* Nhiệt độ sôi của một số chất khác nhau: Bảng 29.1 SGK.
2. Rút ra kết luận.
C5. Theo kết quả thí nghiệm thì ta thấy trong cuộc tranh luận thì Bình đúng .
C6. a) Nước sôi ở nhiệt độ 100C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng.
III. Vận dụng.
C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi.
C8. Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9. - Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
 - Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
4. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm các bài tập 28- 29.3 đến 28- 29.7 SBT.
- Chuẩn bị cho giờ sau ôn tập.
Ngày giảng:.............................
 Tiết 34.
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết hệ thống hoá toàn bộ nội dung kiến thức chính của các bài đã học trong kỳ II.
- Biết vận dụng các nội dung kiến thức đố để giải thích các hiện tượng trong thuẹc tế có liên quan.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải các dạng bài tập khác nhau.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Chuẩn bị nội dung ôn tập.
2. HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
III. Hoạt động lên lớp:
*Kiểm tra sĩ số(1)
Lớp 6A.............	Lớp 6B..............
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
2. Bài mới:
Hoạt động 1. (10')
Ôn tập kiến thức đã học.
- GV yêu cầu h/s hệ thống các nội dung chính đã học trong kỳ II.
- HS nhớ lại và hệ thống nội dung chính.
- GV yêu cầu h/s thảo luận về các câu hỏi trong phần ôn tập và trả lời các câu hỏi đó.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong phần ôn tập.
- GV theo dõi, hướng dẫn và sửa sai cho h/s.
Hoạt động 2. (20')
Vận dụng.
- HS vận dụng các kiến thức đã học, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV gọi từng h/s trả lời lần lượt các câu hỏi.
- HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV theo dõi, hướng dẫn h/s trả lời sửa sai nếu h/s trả lời sai.
- HS sửa sai và ghi đáp án đúng vào vở. 
I. Ôn tập.
* Trả lời câu hỏi.
1. Thể tích của hầu hết các chất đều tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.
2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt. 
- Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
- Nhiệt kế y tế dùng đo nhiệt độ cơ thể.
5. (1) Nóng chảy (2) Bay hơi.
 (3) Đông đặc (4) Ngưng tụ.
6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định.Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau. 
8. Không. Các chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào.Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
9. ở nhiệt độ sôi dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi.
II. Vận dụng.
1. Cách C.
2. Nhiệt kế C.
3. Để có hơi nóng chạy qua ống, ống có thrể nở dài mà không bị ngăn cản.
4. a) Sắt
 b) Rượu
 c)- Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.
 - Không. vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc.
5. Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa nhỏđủ cho nồi khoaitiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước.
6. a)- Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy.
 - Đoạn DE ứng với quá trình sôi.
 b) - Trong đoạn AB ứng với nước tồn tại ở thể rắn.
 - Trong đoạn CD ứng với nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi.
Hoạt động 3. (10')
Trò chơi ô chữ.
- GV chia nhóm h/s, nêu thể lệ chơi và tổ chức h/s giải các ô chữ.
- HS chơi theo nhóm dưới sự hướng dẫn của g/v.
 N
O
N
G
C
H
A
Y
B
A
Y
 H
Ơ
I
G
 I
O
T
H
I
N
G
H
I
 Ê
M
M
Ă
T
 T
H
O
A
N
G
 Đ
Ô
N
G
Đ
Ă
C
T
Ô
C
Đ
 Ô
3. Củng cố: (3')
- GV nhận xét giờ học.
- Đọc có thể em chưa biết.
4. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Ôn tập toàn bộ nội dung của kỳ II để chuẩn bị cho giờ sau thi kỳ II.

Tài liệu đính kèm:

  • docVL6-TIET27-34.doc