Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 23 : Sự nở vì nhiệt của chất khí

Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 23 : Sự nở vì nhiệt của chất khí

1. Kiến thức:

- Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích một khối khí tăng khi nóng lên , giảm khi lạnh đi .

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở ví nhiệt của chất khí .

 2. Kỹ năng:

- Làm được thí nghiệm trong bài , mô tả được hiện tượng xẩy ra và rút ra được kết luận cần thiết .

- Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết .

 3. Thái độ:

- Nhiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 6 - Tiết 23 : Sự nở vì nhiệt của chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Giảng:............. tại lớp 6A1
Ngày Giảng:............. tại lớp 6A2
Tiết 23 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 
I. Mục tiêu của bài dạy :
1. Kiến thức:
- Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích một khối khí tăng khi nóng lên , giảm khi lạnh đi .
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở ví nhiệt của chất khí .
	2. Kỹ năng:
- Làm được thí nghiệm trong bài , mô tả được hiện tượng xẩy ra và rút ra được kết luận cần thiết .
- Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết .
	3. Thái độ:
- Nhiêm túc, yêu thích môn học, tích cực trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị của thầy và trò :
1. Chuẩn bị cho GV : 
 - Quả bóng bàn bẹp , phích nước nóng , cốc .
 	2. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS :
 - Một bình thuỷ tinh đáy bằng , một ống thuỷ tinh chữ L , một nút cao su . cốc nước mầu , một miếng giấy trắng , khăn khô 
 - Vẽ hình 20.3 và bảng so sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng , chất rắn , chất khí .
III. Các hoạt động dạy học :
 * Ổn định tổ chức:
 Lớp 6A1.............	Lớp 6A2..............
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung chính 
1. Kiểm tra bài cũ (5')
? Trình bầy thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và rút ra kết luận , chữa bài 19.5 ?
*T/C tình huống HT : (2')
GV đưa quả bóng bàn còn mới nhưng bị bẹp . Các em có cách nào làm cho quả bóng phồng lên như cũ ?
HS : Nhúng vào nước nóng .
GV: Làm TN và cho HS quan sát 
GV: Nguyên nhân nào đã làm cho quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng phồng trở lại 
HS : Dự đoán
GV: Trong các ý kiến trên , ý nào đúng ? chúng ta làm TN kiểm tra .
Hoạt động 1: (6')
Thí nghiệmchất khí nóng lên thì nở ra .
GV: y/c cá nhóm đọc TN SGK , nhận dụng cụ và tiến hành làm TN ,báo cáo kết quả TN trước lớp và ghi bảng .
theo kết quả TN các nhóm y/c HS rút ra kết luận .
HS : Kết luận 
Hoạt động 2: (10')
Vận dụng kiến thức để giải thích một hiện tượng .
GV: y/c HS trả lời C1, C2 
HS : Trả lời C1, C2 
GV: Y/c HS làm việc cá nhân trả lời C3, C4, C5 .
HS : Trả lời C3, C4 , C5 .
GV: y/c HS quan sát bảng 20.1 sau đó nhận xét ( lưu ý các yếu tố thể tích . độ tăng nhiệt độ ) 
HS : Trả lời 
Hoạt động 3 : (2')
Rút ra kết luận .
GV: y/c HS trả lời C6?
HS : Trả lời 
Hoạt động 4: (15')
Vận dụng .
GV: y/c HS trả lời C7 , C8 , C9 ?
HS : Trả lời C7, C8 , C9 
3. củng cố : (4')
GV tóm tắt nội dung chính của bài , HS đọc ghi nhớ .
1. Làm thí nghiệm:
 - Lấy nứơc mầu vào ống thuỷ tinh .
 - Gắn nút cao su vào ống 
 - áp tay vào bình thuỷ tinh 
 - Quan sát giọt nước mầu 
* Kết luận: Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
2. Trả lời câu hỏi :
C1. Giọt nước mầu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng . không khí nở ra .
C2. Giọt nước mầu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm , không khí co lại .
C3. Do không khí trong bình bị nóng lên .
C4. Do không khí trong bình lạnh đi .
C5. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
 - Các chất lỏng , chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
 - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nở vì nhiệt nhièu hơn chất rắn .
3. Kết luận :
C6. a) ....(1) tăng .....
 b)....(2) lạnh đi .
 c) ...(3) ít nhất ... (4) nhiều nhất .
4. Vận dụng :
C7. Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng , không khí trong quả bóng bị nóng lên , nở ra làm cho quả bóng phồng lại như cũ .
C8. Vì d =P/V khi chất khí nở ra V tăng , P không đổi thì d giảm nên không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh .
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1')
- Về học thuộc "ghi nhớ", học bài ở vở ghi và SGK 
- Làm các bài tập từ bài 20.1 đến 20.7 SBT .
Ngày Giảng:............. tại lớp 6A1
Ngày Giảng:............. tại lớp 6A2
Tiết 24: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT 
I. Mục tiêu bài dạy : 
	1. Kiến thức: 
- Nhận biết được sự co giẫn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. Tìm được thí dụ thực tế vvề hiện tượng này.
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép .
- Giải thích một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhệt .
	2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng mô tả và giải thích được các hình vẽ 21.2 , 21.3 , và 21.5 
	3. Thái độ:
- Tích cực thảo luận tìm tòi các ứng dụng của sự nở vì nhiệt, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của thầy và trò :
1. Chuẩn bị cho GV
 - Một bộ dụng cụ TN về lực xuất hiện do sự co giãn vì nhiệt .
 - Một lọ cồn , bông , một chậu nước , khăn khô , hình 21.1, 21.3, 21.5 
 	2. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 
 - Một băng kép , một đền cồn .
III. Các hoạt động dạy học :
 * Ổn định tổ chức:
 Lớp 6A1.............	Lớp 6A2..............
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung chính 
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Kiểm tra : Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí ? so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn , lỏng , khí ?
Hoạt động 1 (10')
Lực xuất hện trong sự co giẫn vì nhiệt
GV: Bố trí TN như hình 21.1 sau đó làm TN y/c HS quan sát và trả lời C1 , C2 ?
HS: Trả lời C1, C2 .
GV: y/c HS quan sát hình 21.1b , sau đó cho HS dự đoán hiện tượng xấy ra .
HS : Dự đoán :
 - Thanh thép không dài ra .
 - Thanh thép co lại .
GV: Làm TN kiểm chứng HS quan sát và trả lời C3 ?
HS : Trả lời C3 
GV: y/c HS dùng từ thích hợp điền vào ô trống câu hỏi C4 ?
HS : Tả lời C4 
Hoạt động 3: (10')
Vận dụng :
GV: Lấy vài ví dụ trong đời sống minh hoạ cho HS . Sau đó y/c HS đọc câu hỏi C5, C6 HS thảo luận trả lời ?
HS : Trả lời C5, C6 .
Hoạt động 4: Nghiên cứu băng kép 
GV: Giới thiệu cấu tạo của băng kép , sau đó mời các nhóm lên nhận dụng cụ TN , y/c các nhóm lắp TN theo hình 21.4 .
Hoạt động 5: (15')
Các ứng dụng cảu băng kép trong đời sống .
HS : Làm TN theo sự hướng dẫn của GV . Sau đó trả lời C7, C8 , C9 ?
GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận câu trả lời .
HS : Trả lời C7, C8 , C9 .
 GV: Giới thiệu một số thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện như bàn là , ấm điện , ... sau đó GV giới thiệu hình 21.5 y/c HS quan sát và trả lời C10 ? 
HS : Trả lời C10 .
3. Củng cố: (4')
- GV nêu một số nội dung chính của bài học .
- Gọi HS đọc "ghi nhớ" và "có thể em chưa biết".
I. Lực xuất hiện trong sự co giãn vì nhiệt :
1. Quan sát thí nghiệm :
 - Lắp chốt ngang , vặn óc 
 - Đốt nóng thanh thép .
2. Trả lời câu hỏi :
C1. Thanh thép nở ra .
C2. Khi giãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra một lực rất lớn .
 - Đốt nóng thanh thép , văn ốc 
 - Phủ khăn tẩm nước lạnh .
 - Chốt ngang gẫy .
C3. Khi co lại vì nhiệt , nếu bị ngăn cản , thanh thép có thể gây ra một lực rất lớn .
3. Kết luận :
C4. a) Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây ra lực rất lớn .
b) Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn .
4. Vận dụng : 
C5. Có để một khe hở . Khi trời nóng đường ray dài ra , do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt đường ray sẽ bị ngăn cản , gây ra 1 lực rất lớn làm cong dường ray .
C6. Không giống nhau , một đầu được gối lên con lăn tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên không bị ngăn cản .
II. Băng kép :
1. Làm thí nghiệm :
 - Tiến hành TN hình 21.4
 - Quan sát TN:
2. Trả lời câu hỏi :
C7. Khác nhau .
C8. Cong về phía thanh đồng , đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn thanh thép 
C9. Có , cong về phía thanh thép 
3. Vận dụng :
C10. Khi đủ nóng , băng kép cong về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện thanh đồng nằm trên .
4.Hướng dẫn HS học ở nhà: (1')
- Học thuộc ghi nhớ , bài tập 20 .1- đến 20.7 SBT 
* Chuẩn bị ghiờ sau
 - Hình vẽ các loại nhiệt kế .
 - Hình vẽ nhiệt kế rượu trên đó các nhiệt độ được ghi cả ở hai nhiệt giai oC , oF

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 6 tiet 23+24.doc