Mục tiêu:
- HS biết xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi dụng cụ đo.
- HS có các kỹ năng sau:
+ Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo
+ Đo độ dài trong một số tình huống thông thường
+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo
- HS có tính cẩn thận, ý thức hợp tác khi làm việc
II. Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm: một thước kẻ có ĐCNN đến 1mm; 1 thước dây hoặc 1 thước mét có ĐCNN đến 0,5cm; chép sẵn bảng kết quả đo độ dài
- Cả lớp: Tranh vẽ bảng 1.1, tranh vẽ hình 2.1, 2.2 SGK; tranh vẽ 1 thước kẻ có GHĐ 20cm, ĐCNN 2mm.
Ngày soạn:17/8/2010 Ngày giảng:24/8/2010 Tiết 1: Đo độ dài I. Mục tiêu: - HS biết xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi dụng cụ đo. - HS có các kỹ năng sau: + ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo + Đo độ dài trong một số tình huống thông thường + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo - HS có tính cẩn thận, ý thức hợp tác khi làm việc II. Chuẩn bị: - Mỗi nhóm: một thước kẻ có ĐCNN đến 1mm; 1 thước dây hoặc 1 thước mét có ĐCNN đến 0,5cm; chép sẵn bảng kết quả đo độ dài - Cả lớp: Tranh vẽ bảng 1.1, tranh vẽ hình 2.1, 2.2 SGK; tranh vẽ 1 thước kẻ có GHĐ 20cm, ĐCNN 2mm. III. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp: 6A..........6B..............6C............... 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống học tập - GV tóm lược nội dung phần hội thoại, đưa ra câu hỏi: + Tại sao đo cùng một đoạn dây mà hai chị em lại có kết quả đo khác nhau? + Để khỏi tranh cãi, hai chị em phải thống nhất nhau về điều gì? Vậy đơn vị đo độ dài là gì? - HS đọc tình huống học tập trong SGK + Gang tay của hai chị em dài ngắn khác nhau (gang tay của người chị dài hơn gang tay của người em) + Đơn vị đo Hoạt động 2: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài - Đơn vị đo độ dài mà chúng ta đã học gồm có những đơn vị gì? Đơn vị hợp pháp của nước ta trong hệ đo lường là mét (m). - Yêu cầu HS suy nghĩ hoàn thành C1 GV nhận xét, ghi bảng I. Đơn vị độ dài: 1/ Ôn lại một số đơn vị đo độ dài: - Km, hm, dam, m, dm, cm, mm. C1: 1m = 10dm; 1m = 100cm 1cm = 10mm; 1km = 1000m Hoạt động 3: ước lượng độ dài - Căn cứ vào hiểu biết của chúng ta về độ dài, hãy thử tài ước lượng độ dài bằng cách trả lời các câu hỏi C2, C3? đ GV gọi 1 số HS đọc kết quả ước lượng và kết quả đo được. 2/ ước lượng độ dài: C2: HS ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước để kiểm tra. C3: HS ước lượng độ dài của gang tay mình, sau đó dùng thước đo xem kết quả có chính xác không. Hoạt động 4: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài và thực hành đo độ dài - Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi từ C4 đến C7. - GV giảng về GHĐ và ĐCNN, lấy VD minh hoạ. - GV nhận xét, sửa sai, ghi bảng. - GV cùng các nhóm chuẩn bị dụng cụ đo, hướng dẫn HS kẻ bảng và yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn của SGK. - Yêu cầu các nhóm nộp kết quả đo hoặc báo cáo bằng miệng. II. Đo độ dài: 1/ Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài: C4: - Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn) - HS dùng thước kẻ. - Thợ vải dùng thước dùng thước mét. C5: HS tự lấy VD C6: a/ Chiều rộng của cuốn sách VL6: Dùng thước có GHĐ 20cm, ĐCNN 1mm. b/ Chiều dài cuốn sách VL6: Dùng thước có GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm. c/ Chiều dài bàn học dùng thước có GHĐ 1m, ĐCNN 1mm. C7: - Đo chiều dài mảnh vải, dùng thước mét bằng gỗ hoặc bằng nhựa. - Số đo cơ thể: dùng thước dây 2/ Đo độ dài: - HS chuẩn bị dụng cụ, bảng kết quả đo - ước lượng độ dài cần đo - Chọn dụng cụ đo phù hợp - Tiến hành đo theo nhóm - Chi kết quả vào bảng và tính giá trị trung bình của l 4. Củng cố: - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - GV nhấn mạnh những nội dung chính trong bài. 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc phần ghi nhớ - Làm bài tập: từ 1.1 đến 1.4 SBT Ngày.....tháng.....năm 2010 Tổ CM duyệt
Tài liệu đính kèm: