Mục tiêu của bài :
1. Kiến thức:+ Biết xác định GHĐ và ĐCNN của một thước
2. Kỹ năng: + Biết cách chọn dụng cụ đo thích hợp để đo chiều dài của một vật.
+ Biết đặt thước để đọc kết quả đo.
+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo .
3. Thái độ: +Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc theo nhóm .
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Tranh vẽ to h1-1 , một thứơc kẻ có GHĐ là 20cm , ĐCNN là 2mm .
- Tranh vẽ to kết quả đo độ dài .
Ngày Giảng: ......................... CHƯƠNG I: CƠ HỌC TIẾT 1: ĐO ĐỘ DÀI I . Mục tiêu của bài : 1. Kiến thức:+ Biết xác định GHĐ và ĐCNN của một thước 2. Kỹ năng: + Biết cách chọn dụng cụ đo thích hợp để đo chiều dài của một vật. + Biết đặt thước để đọc kết quả đo. + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo . 3. Thái độ: +Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc theo nhóm . II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của giáo viên : - Tranh vẽ to h1-1 , một thứơc kẻ có GHĐ là 20cm , ĐCNN là 2mm . - Tranh vẽ to kết quả đo độ dài . 2. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : - Một thước kẻ có độ chia nhỏ nhất đến mm - Một thước dây hoặc thước m có ĐCNN là 0,5cm - Một bảng ghi kết quả thực hành III. Hoạt động dậy học : 1. Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A............. Lớp 6B.............. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 2. Bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới. Hoạt động 1: T/c tình huống HT(5') GV: Yêu cầu mỗi HS dùng gang tay để đo chiều dài của bàn học đang ngồi. - Gọi một số HS báo cao kết quả đo . - Hướng dẫn cho HS thấy sự khác biệt về các kết quả đo là do đơn vị đo khác nhau - Để thống nhất người ta đưa ra đơn vị đo chuẩn. HS: Nhắc lại những đơn vị đã học. Hoạt động 2: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài .(10') GV: Hãy nêu những đơn vị đo độ dài mà em biết ? HS : m , dm , cm , mm , km . GV: Nhấn mạnh đơn vị đo độ dài hợp pháp, hướng dẫn HS trả lời C1, C2, C3 HS: Trả lời C1, C2, C3. GV: y/c HS trả lời C3 ? HS : Trả lời C3 GV: Giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài của Anh hay gặp 1 inch = 2,54cm ( màn hình vô tuyến ) 1 foot = 30,48cm Ngoài ra còn dùng đơn vị dặm , hải lí Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài (10') GV: Hãy quan sát H 1-1, sau đó trả lời C4 ? HS : Trả lời C4. GV: - Gọi HS đọc số lớn nhất và nhỏ nhất trên thước của mình. - Giới thiệu GHĐ và ĐCNN của thước HS: Trả lời câu hỏi của GV GV: Vậy GHĐ , ĐCNN của 1 thứơc là gì ? y/c HS đọc phần in đậm SGK và ghi vào vở . GV: y/c HS trả lời C5 , C6 , C7 HS : Trả lời C5 HS : Trả lời C6 HS : Trả lời C7 Hoạt động 4: Đo độ dài (16') GV: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu các bước thực hành đo chiều dài bàn học và bề dầy SGK vật lí 6 HS : Trả lời các bước thực hành GV: Phát dụng cụ thực hành cho các nhóm HS: Làm thực hành, báo cáo kết quả theo nhóm GV: kết luận 4. Củng cố (3’) : GV: Nhấn mạnh nội dung chính của bài, yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ phần in đậm vào vở. I/ Đơn vị đo độ dài : 1) Ôn lại một số đơn vị đo độ dài : Đơn vị đo độ dài là mét ( m ) Đơn vị thường dùng là mm , , cm , dm , km . C1: 1m = 10 dm 1m = 100cm 1cm = 10mm km = 1000m 2) Ước lưọng độ dài : C2: l = 1m l1 = 95cm ( Sai số 0,5 cm) C3: l = 17,5 cm l1 = 18 cm ( Sai số 0,5cm) II/ Đo độ dài : 1) Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài : C4: - Thước dây - Thước kẻ - Thước mét + GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước . + ĐCNN của thước là độ dai nhỏ nhất ghi trên thứơc . C5: GHĐ = 50cm ĐCNN = 1mm C6: a) Đo chiều rộng SGK thước 20cm. b) Đo chiều dài SGK vật lí chọn thước 30cm . c) Đo chiều dài bàn chọn thước mét 2) Đo độ dài : - Đo độ dài của bàn học và bề dày cuốn SGK vật lí . - Kết quả đo: (Bảng 1.1) 5. Hưóng dẫn học nhà:(1') - Làm bài tập 1 đén bài 6 SBT - Xem bài đo chiều dài tiếp theo, xem lại cách ghi kết quả. * Chuẩn bị giờ sau: - Tranh vẽ to các hình:.1.2., 2.2, 2.3 Tr.10 - Một thước kẻ có độ chia nhỏ nhất đến mm - Một thước dây hoặc thước m có ĐCNN là 0,5cm Ngày giảng: ........................... Tiết 2 : ĐO ĐỘ DÀI I/ Mục tiêu bài dạy : 1. Kiến thức: - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo qui tắc đo, 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đo độ dài bao gồm: + Ước lượng chiều dài cần đo + Chọn thước đo thích hợp + Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo. + Đặt thước cho đúng. + Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả cho đúng + Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo. 3. Thái độ: + Trung thực trong cách đo và ghi kết quả đo. II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1. Chuẩn bị của giáo viên : - Tranh vẽ to các hình:.1.2., 2.2, 2.3 Tr.10 2. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : - Một thước kẻ có độ chia nhỏ nhất đến mm - Một thước dây hoặc thước m có ĐCNN là 0,5cm III/ Tổ chức hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A............. Lớp 6B.............. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 2. Kiểm tra bài cũ (5') GV: Nêu tên các đơn vị dùng để đo độ dài? mối quan hệ giữa các đơn vị đó? - Thế nào klà GHĐ và ĐCNN của mọt thước? Tại sao người ta phải chế tạo các loại thước đo khác nhau? HS: Trả lời câu hỏi bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Thảo luận về cách đo độ dài (15') Các em hãy nhớ lại phần thực hành đo độ dài ở tiết 1 để trả lời các câu hỏi C1, C2 , C3 ,C4 , C5 ? HS : Trả lời C1 GV: Gọi một số em cho biết lý do chọn dụng cụ đo, tổ chức cho HS phân tích rõ lý do. HS : Trả lời C2 GV: Hướng dẫn cả lớp trả lời C3.C4, C5 HS : Trả lời C3, C4, C5 GV: Tổ chức cho cả lớp thảo luận để trả lời đúng các câu hỏi, thống nhất câu trả lời đubgs trước lớp. Hoạt động 2: Rút ra kết luận (5') GV: Gọi một số HS trả lời C6 (HS làm việc cá nhân), tổ chức cho HS thảo luận để rút ra kết luận về các bước tiến hành phép đo chiều dài của một vật HS : Trả lời C6 Hoạt động 3: Vận dụng (15') GV: treo tranh Hình 2.1, 2.2, 2.3 hướng dẫn HS thảo luận và hoàn thành các câu C7, C8, C9 ( Gọi HS lần lượt trả lời câu hỏi) HS : Trả lời C7 HS : Trả lời C8 HS : Trả lời C9 HS : Trả lời C10 tuỳ từng HS kiểm tra. Nếu còn thời gian GV: (Nếu còn thời gian )y/c HS làm bài tập 1-7 đến 1- 9 /SBT . 4. Củng cố (4') GV nhắc lại 1 số nội dung chính, gọi HS đọc ghi nhớ, đọc có thể em chưa biết I/ Cách đo độ dài : C1. Tuỳ cách đo và ước lượng của HS C2. Đo bàn học chọn thước mét hoặc thứoc dây ( 2 thứoc đó có giới hạn lớn ) Đo độ dày bàn học dùng thước kẻ ( có ĐCNN nhỏ ) C3. Đặt thứơc đo dọc theo chiều dài vật cần đo , vạch số o trùng với mép bàn , mép sách . C4. Đặt mắt theo hướng vuông góc cạnh thước ở đầu kia của vật . C5 Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng ( trùng) với vạch chia , thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật . * Kết luận : C6. (a) Độ dài (b) GHĐ và ĐCNN (c) Dọc theo....ngang bằng (d) Vuông góc (e) Gần nhất II/ Vận dụng : C7. Hình c C8. Hình c C9. a,b,c l = 7 C10. Tuỳ thuộc HS Bài tập 1-7 B . 50dm Bài tập 1-8 c. 24cm Bài tập 1-9 ĐCNN= 1mm 5. Hướng dẫn về nhà : (1') - Học thuộc ghi nhớ và làm BT 1-12 đến 1-13. * Chuần bị giờ sau: - Đọc trước bài 3 - Mỗi nhóm học sinh: + Bình 1 ( đựng đầy nước chưa biết dung tích ) + Bình 2 ( đựng một ít nước ) + Một bình chia độ + Một vài loại ca đong - Chuẩn bị cho cả lớp : ` + Một xô đựng nước
Tài liệu đính kèm: