Giáo án môn Vật lí 6 - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Bài tậpvận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn

Giáo án môn Vật lí 6 - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Bài tậpvận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn

 1/ KIẾN THỨC:

- Phát biểu và viết được hệ thức định luật Ôm.

- Phát biểu định nghĩa và viết được công thức điện trở dây dẫn.

 2/ KỸ NĂNG:

 Vận dụng định luật Ôm và công thức điện trở để tính các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch nhiều nhất là ba điện trở, mắc nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp.

 3/ THÁI ĐỘ:

 Chăm chỉ, cẩn thận, trung thực.

II/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS

- Ôn tập định luật Ôm đối với đoạn mạch nối tiếp, song song.

- Ôn tập công thức điện trở.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 6 - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Bài tậpvận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6	 Ngày soạn:
Tiết :11	 Ngày dạy
§11 BÀI TẬPVẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CÔNG
 THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
I/ MỤC TIÊU:
 1/ KIẾN THỨC:
- Phát biểu và viết được hệ thức định luật Ôm.
- Phát biểu định nghĩa và viết được công thức điện trở dây dẫn.
 2/ KỸ NĂNG:
 Vận dụng định luật Ôm và công thức điện trở để tính các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch nhiều nhất là ba điện trở, mắc nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp.
 3/ THÁI ĐỘ: 
 Chăm chỉ, cẩn thận, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS
- Ôn tập định luật Ôm đối với đoạn mạch nối tiếp, song song.
- Ôn tập công thức điện trở.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
Hoạt động 1 (13phút)
 Giải bài 1.
Từng HS tự giải bài tập này.
a. Tìm hiểu và phân tích đầu bài để từ đó xác được các bước giải bài tập.
b. Tính điện trở của dây dẫn.
c. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
* Đề nghị HS nêu rõ, từ dữ kiện mà đầu bài đã cho, để tìm được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thì trước hết phải tìm được đại lượng nào.
* Aùp dụng công thức hay định luật nào để tính được điện trở của dây dẫn theo dữ kiện đầu bài đã cho và từ đó tính được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn?
Tóm tắt:
L=30m
S=0,3mm2=0,3.10-6m2
U=220V
I=?
Điện trở của dây dẫn
Cường độ dòng điện qua dây dẫn
Hoạt động 2 (13 phút)
 Giải bài tập 2.
Từng HS tự giải bài tập này.
 a. Tìm hiểu và phân tích đề bài để từ đó xác định được các bước làm và tự lực giải câu a.
b. Tìm cách giải khác để giải câu a.
c. Từng HS tự lực giải câu b.
* Đề nghị HS đọc đề bài và nêu cách giải câu a của bài tập.
* Đề nghị một vài hay hai HS nêu cách giải câu a để cả lớp trao đổi và thảo luận. 
Khuyến khích HS tìm ra các cách giải khác. Nếu cách giải của HS là đúng, đề nghị từng HS tự giải. GV theo dõi, giúp đỡ những HS có khó khó khăn và đề nghị một HS giải xong sớm nhất trình bày lời giải của mình trên bảng.
* Nếu không có HS nào nêu được cách giải đúng thì GV có thể gợi ý như sau:
- Bóng đèn và biến trở được mắc với nhau như thế nào?
- Để bóng đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua bóng đèn và biến trở phải có cường độ bao nhiêu?
- Khi đó phải áp dụng định luật nào để tìm được điện trở tương đương của đoạn mạch và điện trở R2 của biến trở sau khi đã điều chỉnh?
* Có thể gợi cho HS giải câu a theo cách khác như sau (nếu không có HS nào tìm ra và nếu còn thời gian):
- Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là bao nhiêu?
- Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở là bao nhiêu?
Từ đó tính ra điện trở R2 của biến trở.
* Theo dõi HS giải câu b và đặc biệt lưu ý những sai sót của HS trong khi tính toán bằng số và lũy thừa của 10.
Bài 2:Tóm tắt:
R1=7.5
I=0.6A
U=12V
Rp=30
S=1mm2
Tính R2 để đèn sáng bình thường
l=?
Giải
Giá trị điển trở R2
 Vì đèn sáng bình thường nên dòng điện qua đèn là I=0,6A.
 Do đèn mắc nối tiếp với biến trở nên :Ib=IĐ=0,6A
Điện trở cả mạch
Ma:ø
Chiều dài cuộn dây.
Hoạt động 3 (13 phút)
 Giải bài tập 3.
a. Từng HS tự lực giải câu a.
Nếu có khó khăn thì làm theo gợi ý trong SGK.
b. Từng HS tự lực giải câu b.
Nếu có khó khăn thì làm theo gợi ý trong SGK.
* Trước hết đề nghị HS không xem gợi ý cách giải câu a trong SGK, cố gắng tự lực suy nghĩ để tìm ra cách giải cho câu này.
Đề nghị một số HS nêu cách giải đã tìm được và cho cả lớp trao đổi, thảo luận về cách giải đó. Nếu các cách giải này đúng, đề nghị từng HS tự lực giải.
* Nếu không HS nào nêu được cách giải đúng, đề nghị từng HS giải theo gợi ý trong SGK. Theo dõi HS giải và phát hiện những sai sót để HS tự lực sửa chữa.
* Sau khi phần lớn HS trong lớp đã giải xong, cho cả lớp thảo luận những sai sót phổ biến mà GV đã phát hiện được.
* Theo dõi HS tự lực giải câu này để phát hiện kịp thời những sai sót HS mắc phải và gợi ý để HS tự phát hiện ra sai sót của mình và tự sửa chữa.
* Sau khi phần lớn HS trong lớp đã giải xong, nên cho cả lớp thảo luận những sai sót phổ biến trong giải phần này.
Điện trở đoạn mạch MN
Điện trở dây nối
Điện trở tương đương của 2 bóng đèn mắc song song.
Vậy
HĐT đặt vào mỗi đèn
Cường độ dòng điện qua mạch chính
 UAB= IMN.R12=0.58.360=210V
Vì R1 song song R2 nênU1=U2=210V
Hoạt động 5(5’) hướng dẫn về nhà:
Làm BT 11 SBT
HS yếu không giao bài 11.3
Nếu còn thời gian hướng dẫn bài 11.4
PHẦN BỔ SUNG:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 11.doc