Giáo án môn Vật lí 6 - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

Giáo án môn Vật lí 6 - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

1/ KIẾN THỨC:

- Phát biểu được từ phổ là hình ảnh cụ thể về đường sức từ.

- Phát biểu được các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong, đi ra ở hướng bắc, đi vào ở hướng nam của nam châm.

 2/ KỸ NĂNG:

- Biết cách dùng mạc sắt tào ra từ phổ của thanh nam châm.

- Biết vẽ các đường sức từ và biết xác định chiều của đường sức từ.

 3/ THÁI ĐỘ:

- Chấp nhận đường sức từ có chiều nhất định.

- Tuân thủ đúng cách vẽ đường sức từ.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 6 - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 21: Nam châm vĩnh cửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12	 Ngày soạn:
Tiết :23	 Ngày dạy
§21 NAM CHÂM VĨNH CỬU
I/ MỤC TIÊU:
 1/ KIẾN THỨC:
- Phát biểu được từ phổ là hình ảnh cụ thể về đường sức từ.
- Phát biểu được các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong, đi ra ở hướng bắc, đi vào ở hướng nam của nam châm.
 2/ KỸ NĂNG:
- Biết cách dùng mạc sắt tào ra từ phổ của thanh nam châm.
- Biết vẽ các đường sức từ và biết xác định chiều của đường sức từ.
 3/ THÁI ĐỘ:
- Chấp nhận đường sức từ có chiều nhất định.
- Tuân thủ đúng cách vẽ đường sức từ.
II/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS
 1 thanh nam châm thẳng; 1 tấm bìa cứng, trong; 1 ít bột sắt; 1 bút dạ; 1 số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng.III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
Hoạt động 1 (10 phút)
 Nhớ lại kiến thức cũ ở lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm.
a. Trao đổi nhóm để giúp nhau nhớ lại từ tính của nam châm thể hiện như thế nào, thảo luận để đề xuất một thí nghiệm phát hiện thanh kim loại có phải là kim nam châm không.
b. Trao đổi ở lớp về các phương án thí nghiệm được các nhóm đề xuất.
c. Từng nhóm thực hiện thí nghiệm trong C1.
* Tổ chức tình huống bằng nhiều cách kể mẩu chuyện hoặc mô tả một hiện tượng kì lạ xung quanh từ tính của nam châm. Có thể giới thiệu xe chỉ nam.
* Tổ chức cho HS trao đổi nhóm. 
- Theo dõi và giúp nhóm có HS yếu.
* Yêu cầu nhóm cử đại diện phát biểu trước lớp. Giúp HS lựa chọn các phương án đúng.
* Giao dụng cụ cho các nhóm. Chú ý, nên gài vào cụng cụ của một, hai nhóm thanh kim loại không phải nam châm để tạo tính bất ngờ và khách quan của thí nghiệm.
I/ Từ tính của nam châm:
1.Thí nghiệm:
C1:Đưa thanh KL lại gần vụn sắt, nếu thanh kL hút vụn sắt thì nó ,là NC.
Hoạt động 2 (10 phút)
 Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm.
a. Nhóm HS thực hiện nội dung C2. Mỗi HS đều ghi kết quả thí nghiệm vào vở
b. Rút ra kết luận về từ tính của nam châm.
c. Nghiên cứu SGK và ghi nhớ:
- Quy ước cách đặt tên, đánh dấu bằng sơn màu các cực của nam châm.
- Tên các vật liệu từ.
d. Quan sát để nhận biết các nam châm thường gặp.
* Yêu cầu HS làm việc với SGK để nắm vững nhiệm vụ C1. có thể cử một HS đứng lên nhắc lại nhiệm vụ.
* Giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, nhắc HS theo dõi và ghi kết quả thí nghiệm vào vở.
* Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi sau:
- Nam châm đứng tự do, lúc đó cân bằng chỉ hướng nào?
- Bình thường có thể tìm được một nam châm đứng tự do mà không chỉ hướng Bắc, Nam không?
- Ta có kết luận gì về từ tính của nam châm?
* Cho HS làm việc với SGK, cử HS đọc phần nội dung ghi trong dấu ■.
* Yêu cầu HS quan sát hình 21.2 SGK. Có thể bố trí cho nhóm HS làm quen với các nam châm có trong phòng thí nghiệm.
C2:
Khi đã đứng cân bằng, Kim NC nằm dọc theo hướng Bắc-Nam.
Khi đã đứng cân bằng trở lại NC vẫn chỉ hướng Nam-Bắc như cũ.
2. kết luận:SGK
Hoạt động 3 (10 phút)
 Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm.
a. Hoạt động nhóm để thực hiện các thí nghiệm được mô tả trên hình 21.3 SGK và các yêu cầu ghi trong C3, C4.
b. Rút ra các kết luận về quy luật tương tác giữa các cực của hai nam châm.
* Trước khi làm thí nghiệm, yêu cầu HS cho biết C3, C4 yêu cầu ta làm những việc gì?
* Theo dõi và giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm. Cần nhắc HS quan sát nhanh để nhận ra tương tác trong trường hợp hai cực cùng tên.
* Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
II/Tương tác giữa hai nam châm.
1.Thí nghiệm:
C3:Đưa cực nam của thanh NC lại gần kim NCcực Bắc của kim NC bị hút về phía cực nam của thanh nam châm.
C4: Đổi đầu của 1 trong hai NC rồi đưa lại gần
Các cực cùng tên của hai NC đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.
2. Kết luận: SGK.
Hoạt động 4 (10 phút)
 Củng cố và vận dụng kiến thức.
a. Mô tả một cách đầy đủ từ tính của nam châm.
b. Làm việc cá nhân để trả lời C5, C6, C7, C8. Sau đó tham gia trao đổi trên lớp.
c. Đọc phần Có thể em chưa biết.
* Đặt câu hỏi: Sau bài học hôm nay, các em biết những gì về từ tính của nam châm?
* Yêu cầu HS làm vào vở học tập và tổ chức trao đổi trên lớp về lời giải của C5, C6, C7, C8.
Cho HS đọc SGK. Nếu còn thời gian, nêu các câu hỏi cho HS suy nghĩ: Ghin-be đã đưa ra giả thiết gì về Trái Đất? Điều gì là kì lạ khi Ghin-be đưa la bàn lại gần Trái đất tí hon mà ông đã làm bằng sắt nhiễm từ.
Gọi 1 HS đọc phần nhớ, cả lớp ghi vỡ
Hướng dãn về nhà:
Đọc phàn có thể em chưa biết.
Học bài và làm BT 21 SBT.
III/ Vận dụng:
C5:Có thể tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe 1 thanh NC
C6:Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim NC. Bởi vì tại mọi vị trí trên trái đất (trừ hai địa cực)kim NC luôn chỉ hướng Bắc-Nam địa lý.
C7: Đầu nào củaNC có ghi chữ N là cực bắc, đầu nào ghi chữ S là cực Nam. Với kim NC không ghi chữ phải dựa vào màu sơn hoặc kiểm tra.
C8: Trên h 21.5SGK, sát với cực có ghi chữ N(cực bắc) của thanh NC treo trên dâylà cực Nam của thanh NC. 
PHẦN BỔ SUNG:---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 21.doc