1. Kiến thức
- Học sinh xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O¬1, O2 và lực F1, F2), khi OO2 > OO1 thì F2 < f1="">
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế [Hiểu].
- Học sinh lấy được hai ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong thực tế [Hiểu].
2. Kĩ năng
[Vận dụng]
- Làm được TNo; thu thập và xử lí được thông tin qua TNo để rút ra KL.
- Học sinh sử dụng được đòn bẩy trong những công việc thích hợp (thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2, cho phù hợp với yêu cầu sử dụng).
Ngày soạn: 31/01/2012 Ngày giảng: 03/01/2012 (6B) 06/01/2012 (6A) Tiết 19 - ĐÒN BẨY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2), khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 [Biết]. - Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế [Hiểu]. - Học sinh lấy được hai ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong thực tế [Hiểu]. 2. Kĩ năng [Vận dụng] - Làm được TNo; thu thập và xử lí được thông tin qua TNo để rút ra KL. - Học sinh sử dụng được đòn bẩy trong những công việc thích hợp (thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2, cho phù hợp với yêu cầu sử dụng). 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ (bảng 15.1-SGK), tranh vẽ (H 14.1; 15.1), 1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê; hình vẽ 15.2; 15.3; 15.5 phóng to. 2. Học sinh: Mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 giá đỡ có thanh ngang, 1 quả nặng. III. PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm; Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: * Ổn định (1ph) Sĩ số: * Khởi động: (3 phút). 1. Mục tiêu: HS có hứng thú khi học bài mới. 2. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ (H 14.1; 15.1) 3. Cách tiến hành: - GV treo tranh vẽ (H 14.1; 15.1) và nêu VĐ như SGK. * Các hoạt động: HĐ1: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐÒN BẨY (8 phút) 1. Mục tiêu: - Học sinh xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2) [Biết]. 2. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ 15.2; 15.3 phóng to, 1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê. 3. Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Giáo viên treo tranh vẽ (H 15.1, 15.2, 15.3) + Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, đọc thông tin sách giáo khoa - Giáo viên giới thiệu 3 yếu tố của đòn bẩy. (điểm tựa 0; lực nâng vật F2; trọng lực F1-trọng lượng của vật cần nâng) ? Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố trên được không? - HS trả lời -GV mô tả cho HS quan sát. + Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời C1? + Yêu cầu học sinh nhận xét? - Giáo viên thống nhất ý kiến. 1. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy Các đòn bẩy đều có một điểm xác định, gọi là điểm tựa. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa (O). Trọng lượng của vật cần nâng (F1) tác dụng vào một điểm của đòn bẩy (O1). Lực nâng vật (F2) tác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy (O2). C1 - Hình 15.2 : 1 - O1 ; 2 – O ; 3 – O2. - Hình 15.3 : 4 – O1 ; 5 – O ; 6 – O2. HĐ2: TÌM HIỂU XEM ĐÒN BẨY GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO ? (23 phút) 1. Mục tiêu: - Học sinh xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2), khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 [Hiểu]. - Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế [Hiểu]. - Làm được TNo; thu thập và xử lí được thông tin qua TNo để rút ra KL [Hiểu]. 2. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ (bảng 15.1-SGK). - Học sinh: Mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 giá đỡ có thanh ngang, 1 quả nặng. 3. Cách tiến hành: + Yêu cầu học sinh quan sát hình 15.4? - Giáo viên đặt vấn đề vào thí nghiệm. Muốn lực kéo F2 nhỏ hơn trọng lượng của vật F1 thì các k/c OO1 và OO2 phải t/m điều kiện gì ? - HS suy nghĩ, trả lời... (Muốn F2 OO1) - Giáo viên nêu VĐ cần n/c: So sánh F2 và F1 khi thay đổi vị trí các điểm O, O1, O2 - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành. + Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm, hoàn thành C2? - Giáo viên theo dõi hướng dẫn. + Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả? - Giáo viên thống nhất ý kiến. + Từ bảng kết quả yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét? + Yêu cầu học sinh so sánh cường độ của lực kéo vật F2 với trọng lượng của vật F1? ? Dựa vào kq TNo để TL câu hỏi phần ĐVĐ - HS trả lời... - Giáo viên thống nhất ý kiến. + Yêu cầu học sinh tìm từ điền vào chỗ trống trong phần kết luận? + Yêu cầu học sinh nhận xét? - Giáo viên thống nhất ý kiến. 1. Đặt vấn đề Muốn F2< F1 thì OO1 và OO2 phải t/m điều kiện gì ? 2. Thí nghiệm a. Chuẩn bị: b. Tiến hành TNo: c. Kết quả: Bảng 15.1 ( bảng phụ ) C2 So sánh OO2 với OO1 Trọng lượng của vật: P=F1 Cường độ của lực kéo vật F2 OO2 > OO1 F1=N F2=N OO2 = OO1 F2=N OO2 < OO1 F2=N Như vậy, muốn F2 OO1 3. Rút ra kết luận C3 nhỏ hơn lớn hơn HĐ3: VẬN DỤNG - CỦNG CỐ (7 phút) 1. Mục tiêu: - Học sinh xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2), khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 [Hiểu]. - Học sinh lấy được hai ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong thực tế [Vận dụng]. - Học sinh sử dụng được đòn bẩy trong những công việc thích hợp (thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2, cho phù hợp với yêu cầu sư dụng) [Vận dụng]. 2. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ 15.1; 15.5 phóng to. 3. Cách tiến hành: + Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành C4, C5, C6? + Yêu cầu học sinh nhận xét? - Giáo viên sửa sai thống nhất ý kiến. + Nêu cấu tạo của đòn bẩy, dùng đòn bẩy như thế nào thí có lợi về lực? - Học sinh trả lời - Giáo viên thống nhất ý kiến. - Chốt KT: Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật. - Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống. - Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Cụ thể, khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật. + Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết. - Học sinh đọc C4 Tuỳ học sinh C5 Học sinh quan sát trên hình vẽ và điền . C6 Đặt điểm tựa gần cống bê tông hơn, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn. * Tổng kết, hướng dẫn về nhà (3 phút) - Qua bài học, yêu cầu: Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2), khi OO2 > OO1 thì F2 < F1. - Lấy được ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong thực tế. - Sử dụng được đòn bẩy trong những công việc thích hợp (thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2, cho phù hợp với yêu cầu sử dụng). + Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập ? + Yêu cầu học sinh xem trước bài mới:"ròng rọc" chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm? Ngày soạn: 07/01/2012 Ngày giảng: 10/01/2012 (6B) 13/01/2012 (6A) Tiết 20 - RÒNG RỌC I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Mô tả được cấu tạo của ròng rọc; phân biệt được ròng rọc cố định và ròng rọc động [Biết] . - Nêu được tác dụng của từng loại ròng rọc [Hiểu]. - Học sinh nêu được hai ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế và chỉ rõ được lợi ích của chúng [Vận dụng]. 2. Kĩ năng: - Làm được TNo và sử lí được kq TNo [Hiểu]. - Sử dụng được ròng rọc trong những công việc thích hợp [Vận dụng]. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên : Thước thẳng, bảng phụ, tranh vẽ. - Học sinh: Mỗi nhóm: 1 lực kế có giới hạn đo 2N, 1 quả nặng, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động. III. PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm; nêu vấn đề; phát vấn; làm việc theo nhóm. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: * Ổn định (1ph) Sĩ số: * Khởi động: (5 phút). 1. Mục tiêu: - HS trả lời được câu hỏi: + Khi nào ta cần sử dụng đòn bẩy để nâng một vật ? + Sử dụng đòn bẩy ta được lợi gì? - HS có hứng thú khi học bài mới. 2. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ 16.1(SGK) 3. Cách tiến hành: - GV kiểm tra bài cũ: + Khi nào ta cần sử dụng đòn bẩy để nâng một vật ? + Sử dụng đòn bẩy ta được lợi gì? - GV nhắc lại tình huống thực tế của bài học này Treo tranh vẽ 16.1(SGK), giới thiệu cách giải quyết thứ tư: Dùng ròng rọc. * Các hoạt động: HĐ1: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA RÒNG RỌC (7 phút) 1. Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo của ròng rọc; phân biệt được ròng rọc cố định và ròng rọc động. 2. Đồ dùng dạy học: Ròng rọc cố định, ròng rọc động. 3. Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung + Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và quan sát dụng cụ thật để trả lời C1? + Theo em như thế nào thì được gọi là ròng rọc cố định, như thế nào thì được gọi là ròng rọc động? - Gọi 1 vài HS trả lời. - Yêu cầu học sinh khác nhận xét. - Giáo viên thống nhất ý kiến. C1 Ròng rọc ở hình 16.2 a) là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua. Trục của bánh xe được mắc cố định. Ở hình 16.2 b) trục của bánh xe không được mắc cố định khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục. HĐ2: TÌM HIỂU XEM RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO ? (22 phút) 1. Mục tiêu: - Nêu được tác dụng của từng loại ròng rọc [Hiểu]. - Làm được TNo và sử lí được kq TNo [Hiểu]. 2. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên : Thước thẳng, bảng phụ. - Học sinh: Mỗi nhóm: 1 lực kế có giới hạn đo 2N, 1 quả nặng, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động. 3. Cách tiến hành - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. + Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm? Ghi kết quả vào bảng 16.1? + Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả? - Giáo viên thống nhất ý kiến. + Yêu cầu học sinh dựa vào bảng kết quả trả lời C3 ? + Yêu cầu học sinh nhận xét? - Giáo viên thống nhất ý kiến. - GV treo bảng phụ và yêu cầu + Tìm từ điền vào chỗ trống trong câu C4? + Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên thống nhất ý kiến - Chốt KT: Tác dụng của ròng rọc: + Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. + Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. . 1. Thí nghiệm a. Chuẩn bị: b. Tiến hành TNo: c. Kết quả: Bảng 16.1 (bảng phụ) Lực kéo vật lên trong trường hợp Chiều của lực kéo Cường độ của lực kéo Không dùng ròng rọc Từ dưới lên .. N Dùng ròng rọc cố định Từ trên xuống .. N Dùng ròng rọc động Từ dưới lên .. N 2. Nhận xét C3 a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống)là khác nhau (ngược nhau). Độ lớn của hai lực này là như nhau. b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên)là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động. 3. Rút ra kết luận C4 (1) cố định (2) động HĐ3: VẬN DỤNG - CỦNG CỐ (7 phút) 1. Mục tiêu: - Học sinh nêu được hai ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế và chỉ rõ được lợi ích của chúng [Vận dụng]. - Sử dụng được ròng rọc trong những công việc thích hợp [Vận dụng]. 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến ... g tụ có mối quan hệ với nhau như thế nào? - GV chốt kiến thức TH: Hơi nước trong K2 ngưng tụ tạo thành sương mù, làm giảm tầm nhìn (khi to xuống thấp) dễ xảy ra tai nạn GT... 2. Vận dụng C6 (Tuỳ học sinh) C7 Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt sương đọng trên lá. C8 Trong chai rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Nhưng sự bay hơi ở chai không nút chặt xảy ra mạnh hơn, ở chai nút chặt sự bay hơi và ngưng tụ là cân bằng nhau. * Tổng kết, hướng dẫn về nhà (3 phút) - GV chốt kiến thức toàn bài. Qua bài học này các em cần nhận biết được hiện tượng bay hơi, hiện tượng ngưng tụ và nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của sự bay hơi. - Học sinh tìm được 2 thí dụ về hiện tượng trên. - Vận dụng để giải thích được một số hiện tượng đơn giản. + Yêu cầu học sinh về nhà đọc phần có thể em chưa biết, học bài, làm các bài tập trong sách bài tập. + Yêu cầu học sinh xem trước bài mới: Sự sôi Ngày soạn: 18/4/2010 Ngày giảng: 20/4/2010 (6A), 21/4(6B) Tiết 33 - SỰ SÔI I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mô tả được sự sôi và nêu được các đặc điểm của sự sôi. - Thu thập và xử lí được các thông tin và số liệu từ thí nghiệm. 2. Kĩ năng: - Làm được thí nghiệm, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, có tinh thần hợp tác nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng, bảng phụ. Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp, 1 đèn cồn, 1 cốc thuỷ tinh, 1 nhiệt kế. III. PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm; Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: * Ổn định (1ph) Sĩ số: * Kiểm tra bài cũ: (5 phút). + Thế nào là sự bay hơi, ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? * Khởi động: (2 phút). 1. Mục tiêu: - HS có hứng thú khi học bài mới. 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh đọc mẩu đối thoại trong sách giáo khoa. Bài này giúp các em biết được trong cuộc tranh luận này, ai đúng, ai sai. * Các hoạt động: HĐ1: TIẾN HÀNH LÀM THÍ NGHIỆM VỀ SỰ SÔI (20 phút) 1. Mục tiêu: - Mô tả được sự sôi và nêu được các đặc điểm của sự sôi. - Làm được thí nghiệm 2. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp, 1 đèn cồn, 1 cốc thuỷ tinh, 1 nhiệt kế. 3. Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. + Yêu cầu học sinh đọc mục 1 để nắm vững cách làm thí nghiệm và cách quan sát thí nghiệm. + Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm quan sát hiện tượng, ghi kết quả vào bảng 28.1 đã chuẩn bị sẵn ở nhà? - HS làm thí nghiệm - GV theo dõi giúp đỡ các nhóm thực hiện. + Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. + Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. - Các nhóm báo cáo kết quả. - GV thống nhất ý kiến. I. THÍ NGHIỆM VỀ SỰ SÔI 1. Tiến hành làm thí nghiệm Bảng phụ Thời gian theo dõi Nhiệt độ nước oC Hiện tượng trên mặt nước Hiện tượng trong lòng nước 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 HĐ2: VẼ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ CỦA NƯỚC (10 phút) 1. Mục tiêu: - Thu thập và xử lí được các thông tin và số liệu từ thí nghiệm. - Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước. 2. Đồ dùng dạy học: - GV:Bảng phụ; thước thẳng. - HS: Thước thẳng, giấy kẻ ô vuông. 3. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước mà các nhóm vừa làm thí nghiệm. - Cách vẽ các trục, xác định trục thời gian, trục nhiệt độ. - Cách biểu diễn các giá trị trên các trục. Trục thời gian bắt đầu từ 0 phút, trục nhiệt độ bắt đầu từ 400C. - Cách xác định một điểm trên đồ thị. Để làm mẫu giáo viên có thể xác định 2 điểm đầu tiên tương ứng với các phút 0, 1 trên bảng có kẻ ô vuông. - Cách nối các điểm thành đường biểu diễn. Để làm mẫu giáo viên nối 2 điểm trên. + Yêu cầu học sinh thực hiện tiếp theo sự hướng dẫn của giáo viên? - HS vẽ đường biểu diễn theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nhiệt độ (o C) 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14(t) HĐ3: CỦNG CỐ (5 phút) 1. Mục tiêu: - HS tái hiện lại được các kiến thức vừa học. - HS trả lời được câu hỏi nêu ra ở phần nêu vấn đề. 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: ? Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Trong cuộc tranh luận ở đầu bài thì ai đúng, ai sai? - HS trả lời - GV thống nhất ý kiến -> chốt lại. - Nước sôi ở nhiệt độ 100oC - Bạn An nói sai. - Bạn Bình đã khẳng định đúng. * Tổng kết, hướng dẫn về nhà (2 phút) - GV chốt kiến thức toàn bài. Qua bài học này các em phải mô tả lại được sự sôi, kể được các đặc điểm của sự sôi và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước. - Ghi nhớ nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi (giữ nguyên 100oC). + Yêu cầu học sinh nào chưa vẽ xong thì về nhà thực hiện tiếp ? + Yêu cầu học sinh xem trước các câu hỏi của bài sau và trả lời? Ngày soạn: 25/4/2010 Ngày giảng: 27/4/2010 (6A), 28/4 (6B) Tiết 33 - SỰ SÔI (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS tái hiện lại được các kiến thức đã học ở tiết trước. - Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. - Vận dụng được các kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi. 2. Kĩ năng: - Phân tích được bảng biểu để rút ra nhận xét. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước thẳng, bảng phụ III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: * Ổn định (1ph) Sĩ số: * Kiểm tra bài cũ: (4 phút). + Yêu cầu HS thu bài vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước? - GV nhận xét tinh thần học tập của HS. * Khởi động: (4 phút). 1. Mục tiêu - HS có hứng thú khi học bài mới. 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS mô tả lại TN về sự sôi. - HS1 đứng tại chỗ mô tả - HS khác NX, bổ sung. - GV nêu vấn đề vào bài. * Các hoạt động: HĐ1: TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI (14phút) 1. Mục tiêu: - HS tái hiện lại được các kiến thức đã học ở tiết trước. - Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. 2. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 3. Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: yêu cầu HS thảo luận theo nhóm + Dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4. + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất ý kiến. - Giáo viên giới thiệu bảng nhiệt độ sôi của một số chất. ? Dựa vào bảng nhiệt độ sôi của một số chất, em có NX gì ? - HS trả lời. - GV thông báo chú ý. II. NHIỆT ĐỘ SÔI 1. Trả lời câu hỏi C1 Tuỳ học sinh làm thí nghiệm. C2 Tuỳ học sinh làm thí nghiệm. C3 Tuỳ học sinh làm thí nghiệm. C4 Không tăng * Chú ý: Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau. * Bảng nhiệt độ sôi của một số chất ( bảng 29.1- SGK) HĐ2: RÚT RA KẾT LUẬN (10 phút) 1. Mục tiêu: - Phân tích được bảng biểu để rút ra những kết luận cần thiết. 2. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, bảng phụ 3. Cách tiến hành: + Yêu cầu HS trả lời C5 - Giáo viên thống nhất ý kiến. + Yêu cầu HS tìm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong câu C6 + Yêu cầu HS nhận xét? - GV thống nhất ý kiến. + Yêu cầu HS đọc phần kết luận khi đã điền đầy đủ các từ. 2. Rút ra kết luận C5 Bình đúng, An sai C6 (1) 1000C (2) nhiệt độ sôi (3) không thay đổi (4) bọt khí (5) mặt thoáng HĐ3: VẬN DỤNG - CỦNG CỐ (10 phút) 1. Mục tiêu: 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: + Yêu cầu HS đọc suy nghĩ và trả lời các câu hỏi C7, C8, C9 + Yêu cầu HS nhận xét? - GV thống nhất ý kiến. * Kết luận bài học : ? Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Nhiệt độ này gọi là gì ? trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không? - Học sinh trả lời + Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết - Học sinh đọc C7 Vì nhiệt độ 1000C là xác định và không đổi trong quá trình nước sôi. C8 Vì nhiệt độ sôi của nước cao hơn nhiệt độ sôi của rượu, còn nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước. C9 Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước, đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. * Tổng kết, hướng dẫn về nhà (2 phút) - GV chốt kiến thức toàn bài. Qua bài học này các em phải mô tả lại được sự sôi, kể được các đặc điểm của sự sôi. - Ghi nhớ nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi (giữ nguyên 100oC). - Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. - Vận dụng được các kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi. - GV gợi ý cho HS làm một số bài tập trong sách bài tập. + Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập. + Ôn tập toàn bộ kiến thức để chuẩn bị thi học kì. Ngày soạn: 02/5/2010 Ngày giảng: 05/5/2010 (6A,B) Tiết 34 - ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II NHIỆT HỌC I – MỤC TIÊU: 1. Kiến thức 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III – PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm; Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm. IV – TỔ CHỨC GIỜ HỌC: * Ổn định (1ph) Sĩ số: * Kiểm tra bài cũ: (5 phút). * Khởi động: (5 phút). 1. Mục tiêu: - HS có hứng thú khi học bài mới. 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: * Các hoạt động: HĐ1: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA RÒNG RỌC (7 phút) 1. Mục tiêu: 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2: TÌM HIỂU XEM RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO ? (22 phút) 1. Mục tiêu: 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: HĐ3: VẬN DỤNG - CỦNG CỐ (7 phút) 1. Mục tiêu: 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: * Tổng kết, hướng dẫn về nhà (3 phút) Ngày soạn: 09/5/2010 Ngày giảng: 12/5/2010 (6A,B) Tiết 35 - KIỂM TRA HỌC KÌ II I – MỤC TIÊU: 1. Kiến thức 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III – PHƯƠNG PHÁP: Thực nghiệm; Nêu vấn đề; Phát vấn; Làm việc theo nhóm. IV – TỔ CHỨC GIỜ HỌC: * Ổn định (1ph) Sĩ số: * Kiểm tra bài cũ: (5 phút). * Khởi động: (5 phút). 1. Mục tiêu: 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: * Các hoạt động: HĐ1: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA RÒNG RỌC (7 phút) 1. Mục tiêu: 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ2: TÌM HIỂU XEM RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO ? (22 phút) 1. Mục tiêu: 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: HĐ3: VẬN DỤNG - CỦNG CỐ (7 phút) 1. Mục tiêu: 2. Đồ dùng dạy học: 3. Cách tiến hành: * Tổng kết, hướng dẫn về nhà (3 phút)
Tài liệu đính kèm: