Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 17

Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 17

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.

2. Kỹ năng

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.

- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.

II. Chuẩn bị

Đối với mỗi nhóm HS: Thước kẻ, thước dây, thước mét

III. Phương pháp dạy – học

Phương pháp thực nghiệm , PP dạy học theo nhóm

IV. Tiến trình dạy – học

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu nội dung chương trình vật lý 6.

3. Tổ chức tình huống học tập

 

doc 42 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1289Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VẬT LÝ 6
Năm học: 2011 - 2012
PHÒNG GD& ĐT THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH THỦY
*****
GV: TRỊNH XUYẾN
Chương I:
Tiết: 1
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Kỹ năng
Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm HS: Thước kẻ, thước dây, thước mét
Phương pháp dạy – học
Phương pháp thực nghiệm , PP dạy học theo nhóm
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Giới thiệu nội dung chương trình vật lý 6.
Tổ chức tình huống học tập
GV yêu cầu ba em HS đo chiều dài của cuốn sách vật lý 6 bằng gang tay. Gọi HS nhận xét về kết quả thu được sau đó đặt vấn đề:
Tại sao cùng đo chiều dài của cuốn sách mà có những kết quả khác nhau như vậy? Để biết chính xác chiều dài của cuốn sách chúng ta phải làm gì?
Bài mới
Nội dung HĐ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài
- Đặt các câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận trả lời:
a. Thế nào là đo một đại lượng?
b. Ở lớp dưới các em đã học những đơn vị đo độ dài nào?
c.Trong các đơn vị đo độ dài trên, đơn vị nào là đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta?
- Yêu cầu HS hoàn thành C1.
- Nhấn mạnh: đơn vị đo độ dài chuẩn là mét (m).
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Hoàn thành C1.
I. Đơn vị đo độ dài
1. Ôn lại đơn vị đo độ dài
- Đo một đại lượng: là so sánh đại lượng đó với đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị.
- Các đơn vị đo độ dài: km, m, dm, cm, mm
- Đơn vị thường dùng là : met (m)
C1: 1m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm
3. Ước lượng độ dài
- Yêu cầu HS đọc và tiến hành C2, C3 theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- Đọc và tiến hành làm C2, C3 theo nhóm.
- Trình bày kết quả.
2. Ước lượng độ dài
SGK
4. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
- Yêu cầu HS đọc nội dung câu C4.
- Gọi HS trả lời C4.
- Yêu cầu HS đọc SGK và trình bày về GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.
- Yêu cầu HS trả lời C5, C6, C7 và giải thích câu trả lời.
- Khắc sâu: cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo chiều dài.
- Đọc C4.
- Trả lời C4.
- Tìm hiểu về giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
- Trả lời C5, C6, C7 và giải thích câu trả lời.
II. Đo độ dài
1. Dụng cụ đo độ dài
- Dụng cụ đo độ dài: thước kẻ, thước cuộn, thước mét.
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
5. Đo độ dài
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS
- Gợi ý: Chọn loại thước nào để đo vật?
- Yêu cầu và hướng dẫn các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả vào bảng 1.1 SGK.
- Gọi đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả, từ đó yêu cầu hs tóm tắt các bước tiến hành đo độ dài.
- Nhấn mạnh: các bước tiến hành đo chiều dài của vật.
- Nhận nhiệm vụ.
- Chọn dụng cụ đo.
- Đo chiều dài của các vật và ghi kết quả vào bảng 1.1 SGK.
- Trình bày kết quả đo và tóm tắt các bước tiến hành đo độ dài.
2. Đo độ dài
SGK
Củng cố
Câu 1: Để đo độ dài, ta dùng những dụng cụ đo nào? Trình bày về GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài?
Câu 2: Xác định ĐCNN và GHĐ thước em có?
Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập trong SBT.
Xem lại nội dung bài 1 và xem trước bài 2.
Rút kinh nghiệm
......
Ký duyệt, ngày  tháng .. năm 2011
Giáo án tuần 1
******
Tiết: 2
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được qui tắc đo độ dài.
Kỹ năng
Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
Thái độ
Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với số liệu mình đo được, hợp tác với các thành viên trong nhóm.
Chuẩn bị
Với mỗi nhóm HS: Thước kẻ, thước dây, thước mét & một số vật để đo chiều dài: bút chì, 
Phương pháp dạy học
Phương pháp thực nghiệm & thảo luận nhóm
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Để đo độ dài của một vật, em dùng dụng cụ đo nào? Trình bày các thông số của dụng cụ đo độ dài?
? Đơn vị đo độ dài nào là hợp pháp trong hệ thống đo lường của nước ta? Hãy xác định ĐCNN và giới hạn đo của thước mà em có?
Tổ chức tình huống học tập
GV đặt vấn đề: Tiết trước ta đã tìm hiểu đơn vị, dụng cụ đo độ dài & các bước tiến hành đo độ dài. Trong nội dung tiết này, chúng ta sẽ áp dụng kiến thức đã học để đo độ dài của các vật trong thực tế.
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
1. Tìm hiểu cách đo độ dài
- Hỏi: Nhắc lại các bước tiến hành để đo chiều dài?
 - Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả ở bảng 1.1 SGK, thực hiện các câu hỏi C1 ,C2 ,C3 ,C4 ,C5 
- Gọi học sinh lần lượt trả lời các câu C1 ® C5 .
- Gọi học sinh rút ra kết luận về cách đo độ dài bằng cách điền từ thích hợp vào C6
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhấn mạnh: cách đo độ dài.
- Trình bày các bước tiến hành đo độ dài.
- Trả lời các câu hỏi C1 ® C5.
- Rút ra kết luận.
I. Cách đo độ dài
a. Ước lượng giá trị cần đo.
b. Chọn thước có GHD và ĐCNN thích hợp.
c. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
d. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia ngang bằng với đầu kia của vật.
2. Vận dụng
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành các câu hỏi từ C7=>C10.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả và sửa sai.
- Hoạt động nhóm hoàn thành các câu hỏi.
- Các nhóm trình bày và bổ sung kết quả.
II. Vận dụng
- C7: C. 
- C8: C
- C9: a. l =7cm, b. l = 7cm, c. l = 7cm
Củng cố
Câu 1: Trình bày cách đo độ dài? Vận dụng: đo chiều dài của cuốn SGK vật lý 6, vở ghi, bút chì
Câu 2: Để đo diện tích của một thửa ruộng có kích thước 11x15 m, Bạn A dùng thước xếp có GHĐ 1m, bạn B dùng thước mét có GHĐ 20m? Nếu là em, em chọn dụng cụ đo nào? Vì sao?
Hướng dẫn về nhà
Làm BT trong SBT.
Xem lại bài cũ và đọc trước bài 3.
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày.. tháng . năm 2011
Giáo án tuần 2
******
Tiết: 3
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Kỹ năng
Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
Đo được thể tích một lượng chất lỏng. 
Chuẩn bị
Với mỗi nhóm HS: Cốc thuỷ tinh, bình chia độ, ca đong, nước.
Phương pháp dạy học
PP thực nghiệm kết hợp dạy học theo nhóm.
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Trình bày cách đo độ dài? Để đo chiều dài của cuốn SGK Vật lý 6 em làm thế nào? Giải thích cách làm?
Tổ chức tình huống học tập
GV đưa ra hai cái cốc to nhỏ khác nhau. Đặt câu hỏi: Làm thế nào để biết chính xác hai cốc này chứa được bao nhiêu nước & cốc nào chứa được nhiều nước hơn?
Bài mới
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
1. Đơn vị đo thể tích
- Đặt câu hỏi: Em biết những đơn vị đo thể tích nào? Đơn vị nào là đơn vị chuẩn?
- Yêu cầu HS làm C1.
- Nhấn mạnh: Đơn vị đo thể tích chuẩn là m3.
- Trả lời câu hỏi.
- Thực hiện C1.
I. Đơn vị đo thể tích
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là m3 và lit.
- 1 m3 = 1000 lit, 1 lit = 1 dm3
- 1ml =1cm3 (1cc).
2.Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trả lời C2, C3, C4, C5.
- Gọi cái nhân HS trả lời câu hỏi.
- Nhấn mạnh: các dụng cụ đo thể tích và cách xác định GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi.
II. Đo thể tích chất lỏng
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
- Dụng cụ đo thể tích là bình chia độ, ca đong.
3. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
- Gọi cá nhân HS trả lời C6, C7, C8.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về cách đo thể tích dựa vào các câu trả lời trên. ( Trả lời C9).
- Nhấn mạnh: Các bước đo thể tích chất lỏng.
- Trả lời C6, C7, C8.
- Trình bày cách đo thể tích.
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
SGK
4. Thực hành
- Yêu cầu HS đọc SGK, trình bày mục tiêu và cách tiến hành thực hành.
- Hướng dẫn HS thực hành và ghi kết quả vào bảng 3.1 SGK.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả và giải thích cách làm.
- Đọc SGK, trình bày về mục tiêu và cách tiến hành đo thể tích.
- Đo thể tích của nước và ghi kết quả vào bảng 3.1
- Trình bày kết quả và giải thích cách làm.
3. Thực hành
SGK
Củng cố
Câu 1: Để đo thể tích của chất lỏng người ta dùng những dụng cụ nào? Cách tiến hành đo thể tích chất lỏng?
Câu 2: Trên một ống tiêm có ghi đơn vị ml/cc? Trình bày ý nghĩa của các đơn vị đó?
Hướng dẫn về nhà
Làm BT trong SBT.
Xem lại bài cũ và đọc trước bài 4.
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày .. tháng .. năm 2011
Giáo án tuần 3
******
Tiết: 4
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
Kỹ năng
Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Thái độ
Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
Chuẩn bị
 Đối với 1 nhóm: Vật rắn không thấm nước, bình chia độ, bình tràn, cốc thuỷ tinh, nước.
Phương pháp dạy – học
PP thực nghiệm kết hợp dạy học nhóm.
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Để đo thể tích của chất lỏng người ta dùng những dụng cụ nào? Cách tiến hành đo thể tích chất lỏng?
Tổ chức tình huống học tập
GV đưa ra hai vật rắn không thấm nước: một khối kim loại có hình dạng xác định (hộp chữ nhật hoặc cầu) và một hòn đá. Yêu cầu HS thiết kế phương án thí nghiệm để đo thể tích của hai vật này?
GV gọi HS trình bày ý tưởng TN. ( Gợi ý: bình chia độ và bình tràn còn được dùng để đo thể tích của hai vật không?).
GV đặt vấn đề: Đối với những vật rắn có hình dạng xác định thì chúng ta có thể dùng công thức tính thể tích nhưng đối với những vật rắn không có hình dạng xác định như viên đá thì chúng ta phải đo thể tích như thế nào? => bài mới.
Bài mới
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
1. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước.
- Yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi:
a. Dùng những dụng cụ nào để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và chìm trong nước?
b. Mô tả cách đo thể tích hòn đá?
c. Các dụng cụ đo ở trên sử dụng trong trường hợp nào? 
- Yêu cầu HS làm C3.
- Nhấn mạnh: Cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ và bình tràn.
- Nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Làm C3.
I. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước.
1. Dùng bình chia độ
Khi vật rắn bỏ lọt vào bình chia độ.
2. Dùng bình tràn
Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ.
3. Thực hành: Đo thể tích vật rắn
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trình bày về mục đích và cách tiến hành TN.
- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả vào bảng 4.1 SGK & trình bày kết quả.
- Nghiên cứu SGK, trình  ... 
Báo cáo kết quả thí nghiệm.
2. Thí nghiệm
Dụng cụ: Lực kế, quả nặng, mặt phẳng nghiêng.
Tiến hành:
B1: Đo trọng lượng F1 của quả nặng.
B2: Đo lực kéo F2 ở độ nghiêng lớn.
B3: Đo lực kéo F2 ở độ nghiêng vừa.
B4: Đo lực kéo F2 ở độ nghiêng nhỏ.
2. Rút ra kết luận
Yêu cầu học sinh quan sát kỹ bảng kết quả thí nghiệm của toàn lớp và dựa vào đó trả lời hai vấn đề đặt ra.
Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp để rút ra kết luận chung.
Hỏi: Lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phụ thuộc vào cách kê mặt phẳng nghiêng như thế nào?
Nhấn mạnh: mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực kéo vật nên càng nhỏ.
Quan sát bảng và trả lời hai vấn đề đặt ra.
Rút ra kết luận chung.
Trả lời câu hỏi.
3. Kết luận:
Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực cần kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
4. Vận dụng
4. Vận dụng
C4: Dốc càng thoải thì độ nghiêng càng ít nên lực nâng người khi đi lên dốc càng nhỏ.
C5: F< 500N, vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván sẽ nhỏ.
Củng cố
? Trình bày tác dụng của mặt phẳng nghiêng?
? Lấy VD mặt phẳng nghiêng được sử dụng trong đời sống và sản xuất?
5. Hướng dẫn về nhà
Làm BT trong SBT, đọc “ Có thể em chưa biết” SGK.
Xem trước nội dung bài 15.
Rút kinh nghiệm
..
Ký duyệt, ngày.. tháng . năm 2011
Giáo án tuần 15
*******
Tiết: 16
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Kỹ năng
Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
Chuẩn bị
Lực kế ,khối trụ kim loại có móc, giá đỡ, vật nặng, gậy minh họa hình 15.2 SGK.
Phương pháp dạy học
PP nêu vấn đề, thực nghiệm & làm việc nhóm.
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Tác dụng của mặt phẳng nghiêng với việc kéo vật? Muốn làm giảm lực kéo vật, ta nên tăng hay giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? Vì sao?
Tổ chức tình huống học tập
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc phần mở đầu SGK => đặt vấn đề vào bài mới.
Bài mới
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
1. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
- Giới thiệu hình vẽ 15.1 , 15.2 và 15.3 SGK.
- Yêu cầu học sinh tự đọc mục I SGK và cho biết: Các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có các yếu tố nào?
- Gọi học sinh trả lời và nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Dùng vật nặng, gậy và vật kê để minh họa hình 15.2, đồng thời chỉ rõ ba yếu tố của đòn bẩy này.
- Hỏi: có thể dùng đòn bẩy mà thiếu một trong ba yếu tố được không?
- Gọi học sinh hoàn thành C1.
- Nhấn mạnh: cấu tạo của đòn bẩy.
- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy. Chỉ rõ ba yếu tố trên đòn bẩy đó.
- Đọc SGK.
- Trình bày các yếu tố của đòn bẩy.
- Trả lời câu hỏi.
- Hoàn thành C1.
- Lấy VD và chỉ rõ các yếu tố của đòn bẩy.
I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
Ba yếu tố của đòn bẩy:
Điểm tựa O.
Điểm tác dụng của lực F1 là O1.
Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
Ví dụ: Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về lực như búa nhổ đinh, kìm, kéo cắt kim loại, xe cút kít, cần múc nước giếng,... 
Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về đường đi như kéo cắt giấy,...
2. Công dụng của đòn bẩy
Yêu cầu học sinh đọc mục II phần 1 và đặt câu hỏi:
Trong hình 15.4 , các điểm O, O1, O2 là gì?
Khoảng cách OO1 và OO2 là gì?
Vấn đề cần nghiên cứu trong bài học này là gì?
Gọi học sinh trả lời câu hỏi và chốt lại vấn đề nghiên cứu.
Yêu cầu HS đọc SGK và trình bày về mục tiêu, dụng cụ thí nghiệm và cách làm TN.
Giới thiệu dụng cụ TN và hướng dẫn HS làm thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 15.1.
Hướng dẫn HS nghiên cứu kết số liệu thu thập được.
Yêu cầu học sinh so sánh lực kéo và trọng lực của vật trong từng trường hợp làm thí nghiệm.
Hướng dẫn học sinh hoàn thành C3.
Nhấn mạnh: tác dụng của đòn bẩy
Nghiên cứu mục II phần 1 SGK.
Trả lời câu hỏi.
Trình bày về mục tiêu, thiết bị thí nghiệm và cách làm TN.
Làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 15.1
So sánh lực kéo vật và trọng lực của vật.
Hoàn thành C3.
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào
Đặt vấn đề
So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi các khoảng cách OO1 và OO2.
Thí nghiệm:
Dụng cụ: lực kế, khối trụ kim loại có móc và dây buộc, giá đỡ có thanh ngang.
Tiến hành:
Lắp dụng cụ TN như hình 15.4.
Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng 15.1.
Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo ba trường hợp ghi trong bảng 15.1.
C3: (1): Nhỏ hơn , (2): lớn hơn
3. Rút ra kết luậnSGK
3. Vận dụng
III.. Vận dụng
C5: Điểm tựa: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, trục bánh xe cút kít, Ốc giữ chặt hai nửa kéo, trục quay bập bênh.
Điểm tác dụng F1: Chỗ nước đẩy vào mái chéo, chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm, chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo, chỗ một bạn ngồi.
Điểm tác dụng F2: chỗ tay cầm mái chèo, chỗ tay cầm xe cút kít, chỗ tay cầm kéo, chỗ bạn thứ hai ngồi.
C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn, buộc thêm các vật nặng vào phía cuối của đòn bẩy.
4. Củng cố
Lấy VD về việc sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
5. Hướng dẫn về nhà
Làm BT trong SBT.
Xem trước nội dung bài 15.
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày.. tháng . năm 2011
Giáo án tuần 16
*******
Tiết: 17
Ngày soạn: Ngày dạy:
Mục tiêu
Kiến thức
Ôn tập kiến thức trong học kỳ I.
Kỹ năng
Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.
Vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Chuẩn bị
Máy chiếu
Phương pháp dạy – học
Tiến trình dạy – học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
? Trình bày tác dụng của đòn bẩy và lấy VD đòn bẩy trong thực tế/
Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức
GV giúp HS hệ thống kiến thức đã học theo chủ đề:
LÝ THUYẾT
BÀI TẬP
Đo độ dài (Bài 1+2)
Đo thể tích ( Bài 3+4)
Khối lượng, trọng lượng & KL riêng, trọng lượng riêng ( bài 5,8,11,12)
Lực 
Máy cơ đơn giản.
Đo độ dài
Đo thể tích
Lấy VD về tác dụng lực
Tính KLR & trọng lượng riêng
Máy cơ đơn giản
Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết
GV chiếu câu hỏi trên màn hình, yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi.
Câu
Nội dung câu hỏi
Đáp án
1
Để so sánh hai vật A và B với nhau người ta đo những đại lượng nào? Dùng dùng dụng cụ gì để đo các đại lượng đó?
Để so sánh hai vật A và B người ta đo các đại lượng:
Kích thước: Dùng thước.
Thể tích: Dùng bình chia độ hoặc bình tràn.
Khối lượng: Dùng cân.
2
Các quy tắc khi đo một đại lượng vật lý?
Quy tắc đo:
Ước lượng giá trị cần đo.
Chọn dụng cụ đo.
Đọc và ghi kết quả của phép đo.
3
Khái niệm lực? Em đã được học những loại lực nào? Đặc điểm của các loại lực này?
Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.
Các lực đã được học:
Hai lực cân bằng: Cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Trọng lực: Là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống và có cường độ P = 10m.
Lực đàn hổi: Xuất hiện khi lò xo bị nén hoặc dãn.
4
So sánh khối lượng và trọng lượng?
Khối lượng
Trọng lượng
Giá trị không đổi.
Đơn vị là kg.
Đo bằng cân.
Là lượng chất trong vật.
Thay đổi theo từng vị trí trên Trái Đất
Đơn vị là N.
Đo bằng lực kế.
Là độ lớn của lực mà Trái Đất tác dụng lên vật.
5
Khối lượng riêng là gì? Đơn vị và công thức tính khối lượng riêng?
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
- Công thức tính: D=mV 
6
Trọng lượng riêng là gì? Đơn vị và công thức tính trọng lượng riêng?
- Trọng lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
- Công thức tính: d=PV 
7
Để đưa vật nặng lên cao người ta có những cách nào? Ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp đó?
Để đưa một vật nặng lên cao, người ta dùng các phương pháp:
Nâng vật trực tiếp: Nguy hiểm, tốn sức.
Dùng máy cơ đơn giản: An toàn, dễ dàng.
8
Có những loại máy cơ đơn giản nào? Tác dụng của từng loại máy cơ đơn giản?
Máy cơ đơn giản gồm 3 loại: 
Mặt phẳng nghiêng: Đổi phương của lực kéo, giảm lực kéo.
Ròng rọc: Đổi phương lực kéo và giảm lực kéo ( ròng rọc động ).
Đòn bẩy: Giảm lực kéo.
Hoạt động 3: Ôn tập BT
GV chiếu lần lượt các câu hỏi trên màn hình, yêu cầu HS làm việc theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
Nội dung:
Bài 1: Trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài viên phấn:
Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 2mm.
Thước cuộn có GHĐ 10m và ĐCNN 1cm.
Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 5mm.
Thước thẳng có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
Bài 2: Một bạn dùng thước có ĐCNN là 2mm để đo chiều dài của màn hình máy vi tính. Trong các kết quả ghi dưới đây, cách ghi nào đúng?
38cm
379mm
380mm
3,8 dm
Câu
Nội dung
Đáp án
3
Một thước thẳng bằng nhôm GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm ; một thước gỗ GHĐ 0,6m, ĐCNN 0,5cm ; một thước cuộn GHĐ 3m, ĐCNN 1cm. Em dùng thước nào để đo:
Kích thước cuốn sách Vật lý 6?
Kích thước lớp học?
a. Chọn thước nhôm GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm .
b. Chọn một thước cuộn GHĐ 3m, ĐCNN 1cm.
4
Một học sinh đổ nước vào bình chia độ đến vạch 124ml, sau đó cho một nắm bi sắt vào bình thấy mực nước dâng lên vạch 138ml. Tính thể tích tổng cộng của các viên bi sắt?
Thể tích tổng cộng của các viên bi sắt:
V=V2-V1=138-124=14ml
5
Một vật có trọng lượng 300N. Tính khối lượng của vật đó.
P=10m→m=P10=30010=30kg
6
Một người đứng giữ cho chiếc xô nước không bị rơi. Em hãy cho biết lực giữ của người đó có phương, chiều như thế nào?
Lực có phương thẳng đứng, chiều hướng lên và có độ lớn bằng trọng lượng của xô nước.
7
Chọn từ tính hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
a.Khi sử dụng .. thì lực cần kéo vật lên sẽ.. trọng lượng của vật. Nhưng phải di chuyển vật đi một đoạn .. so với đưa lên thẳng.
b. Khi làm tăng .. của mặt phẳng nghiêng thì .. cần để .. sẽ giảm đi.
c. Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực của F1 không đổi thì lực F2 sẽ ..khi khoảng cách từ  tới điểm tác dụng lực của F2 tăng.
a. Máy cơ đơn giản – nhỏ hơn - dài hơn
b. Độ nghiêng – lực – nâng vật
c. Giảm – điểm tựa
8
Một vật bằng sắt có thể tích 3 lit. (3 lit = 0,003 m3)
a. Tính khối lượng của vật biết D = 7800kg/m3
b. Tính trọng lượng của vật?
c. Tính trọng lượng của 3 m3 vật đó.
a. Áp dụng CT: D=mV
→m=D.V=0,003.7800=23,4 kg
b. P=10m=23,4.10=234N
c.P=Vd=V.10D=3.78000=23400N
3. Hướng dẫn về nhà
Ôn tập lý thuyết và bài tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày.. tháng . năm 2011
Giáo án tuần 17
*******

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ly 6 ki I.doc