1/ Kiến thức : Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
2/ Kĩ năng : Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
3/ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mỗi nhóm học sinh
- 1 thước kẻ có ĐCNN đến mm
- 1 thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm
Bài 1 : ĐO ĐỘ DÀI I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức : Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. 2/ Kĩ năng : Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. Đo độ dài trong một số tình huống thông thường. Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo. 3/ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mỗi nhóm học sinh - 1 thước kẻ có ĐCNN đến mm - 1 thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm Cả lớp Chép ra giấy ( hoặc vở) bảng 1.1 “ Bảng kết quả đo độ dài” ghi rõ họ tên học sinh Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2mm, tranh vẽ to bảng1.1 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Oån định lớp: Gíới thiệu bộ môn và phương pháp học; Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 3 phút) GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG - Gọi 02 học sinh lớn ,nhỏ lên dùng gang tay đo độ dài bàn giáo viên. - Tại sao có sự khác nhau? - GV chốt lại nguyên nhânà phải thống nhất đơn vị đo 2 học sinh đo độ dài cho kết quả chênh lệch Học sinh phát biểu ý kiến Hoạt động 2 : ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài ( khoảng 10’) 1/ Đơn vị đo độ dài thường dùng là gì? - GV chốt lại đơn vị bội và ước của (m) - Nêu các đơn vị bội và ước của m 2/ Sau đó cho HS làm bài C1 GV ghi trên bảng gọi H/S điền vào. - cho từng nhóm , H/S ước lượng độ dài 1m trên bài học - Tiến hành kiểm tra - GV nhận xét nhóm có khả năng ước lượng tốt. - Tương tự cho HS ước lượng độ dài gang tay theo cm - H/S trả lời một số đơn vị đã biết - H/S điền vào sách giáo khoa. - học sinh từng nhóm dùng phấn đánh dấu độ dài ước lượng - Kiểm tra lại bằng thước - Mỗi HS ước lượng độ dài gang tay mình theo cm I/ Đơn vị đo độ dài Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét ( kí hiệu m) Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là đềximét (dm) , centimet (cm), milimét (mm) và lớn hơn mét là kílômét (km) Hoạt động 3 : Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài (5 phút) 1/ Tìm hiểu dụng cụ đo, yêu cầu HS gọi tên các loại thước đo độ dài trên hình vẽ. - GV nhận xét. - Công cụ các loại thước này. 2/ Tìm hiểu giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. GV đưa thước thẳng 1m hỏi thước này đo độ dài tối đa là bao nhiêu? - Hoàn thành khái niệm giới hạn đo của thước - GV treo tranh vẽ thước mẫu đánh dấu số đo ( có lẻ) lên thước mẫuà đọc kết quả à Hoàn thành khái niệm ĐCNN GV cho HS làm Bài tập C4, C5, C6, C7. HS quan sát hình 1.1 (a,b,c) và một số mẫu vật. HS trả lời, GV sửa ý nếu cần HS nêu giới hạn đo của thước mình. HS đọc kết quả GV bổ sung HS lên bảng trình bày theo sự hướng dẫn của giáo viên. II/ Đo độ dài - Giới hạn đo (GHĐ) : của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. Hoạt động 4 : Đo độ dài ( 15 đến 20 phút) Dùng bảng kết quả đo độ dài vẽ to để hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả vào bảng 1.1 (SGK) - Hướng dẫn tính giá trị trung bình - Phân nhóm, giới thiệu và phát dụng cụ đo cho nhóm HS phân công nhau thực hành Ghi kết vào bảng 1.1 Hoạt động 5: Cũng cố - Đơn vị đo độ dài ? Các dụng cụ đo độ dài? Hoạt động 6: Dặn dò : Học bài 1 trong tập. Về nhà đọc trước bài 2 để chuẩn bị cho tiết sau. Làm thêm bài tập 1-2.1đến 1-2.6 sách bài tập. Bài 2: ĐO ĐỘ DÀI (tt ) I - MỤC TIÊU : 1/ a) Củng cố các mục tiêu ở Tiết 1 (đặc biệt là phần kỹ năng) : Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo quy tắc đo gồm : - Ước lượng độ dài cần đo. - Chọn thước đo thích hợp. - Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo. - Đặt thước đo đúng. - Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng. - Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo. b) Biết ghi kết quả đo phù hợp với dụng cụ đo. 2/Rèn tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo và óc tổng hợp để xây dựng nên các quy tắc đo. II – CHUẨN BỊ : 3 tranh vẽ phóng to H 2.1, H 2.2 và H 2.3 (SGK). III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Ổn định : Phân nhóm (không thay đổi so với tiết 1). Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi Đáp án Sửa bài tập 1. 2. 3 (SBT). 1.B; 2.B 3. a. GHĐ=10cm & ĐCNN=0,5cm b.GHĐ=10cm& ĐCNN=0,1cm=1mm Hoạt động 2 : tổ chức tình huống học tập Ở tiết trước, các nhóm cùng tiến hành đo độ dài của bàn học và bề dày cuốn sách Vật lý 6, nhưng bảng ghi kết quả (1.1) của các nhóm không hoàn toàn giống nhau. Nguyên nhân tại sao ? à Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời qua tiết học ngày hôm nay. Hoạt động 3 : thảo luận về cách đo độ dài : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG v Yêu cầu học sinh nhớ lại bài thực hành đo độ dài đã tiến hành ở Tiết 1 để trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5. v Thảo luận theo nhóm, đại diện mỗi nhóm đọc phần trả lời của từng câu. v Khi đo độ dài của một vật ta cần chú ý : ® Hướng dẫn HS thảo luận. C1 : Với Bảng kết quả đo độ dài (1.1) yêu cầu HS quan sát kết quả giữa Độ dài ước lượng và Kết quả đo của bàn học, bề dày cuốn sách. a/ Ước lượng độ dài cần đo. ® Tính sự chênh lệch giữa 2 giá trị đối với từng vật. C1 : Mỗi nhóm sử dụng Bảng 1.1 thực hiện yêu cầu của GV. ® Gọi 1 vài nhóm trả lời. ® GV chốt lại : “Độ dài ước lượng & Kết quả đo thực tế chênh nhau cỡ vài % coi như ước lượng tốt”. C2 : Thông thường HS sẽ trả lời đúng câu hỏi này. b/ Chọn thước có Giới hạn đo & Độ chia nhỏ nhất thích hợp. ® GV đặt vấn đề : § Tại sao ta không chọn thước kẻ để đo độ dài của bàn học và thước dây để đo bề dày cuốn sách ? § HS vận dụng kiến thức về dụng cụ đo để trả lời (cá nhân). Þ Khắc sâu : Trên cơ sở ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp. C3 : Có thể HS sẽ trả lời : “Đặt đầu thứ nhất của vật # vạch số 0 (thay vì trùng vạch số 0) & Độ dài vật = Hiệu 2 giá trị tương ứng với 2 đầu vật”. c/ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho 1 đầu vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. § Cách đo này có cho kết quả đúng không ? § Cả lớp thảo luận và nêu nhận xét phương án trên. ® GV thông báo : Cách đo này chỉ nên sử dụng khi đầu thước (trong đó có phần số 0) bị gãy hoặc vạch số 0 bị mờ. § Có phải chỉ cần đặt 1 đầu vật ngay vạch số 0 của thước là ta đã đo đúng không ? (Yêu cầu HS tham khảo Hình 2.1.a & 2.1.c) § Làm việc theo nhóm : Quan sát tranh và suy nghĩ trả lời. ® GV cùng HS thống nhất : § Vậy, để đo độ dài của vật được chính xác, ta cần chú ý những gì khi đặt thước ? C4 : Quan sát H 2.2.a, b, c, thảo luận theo nhóm về tư thế đặt mắt sao cho hợp lý nhất. d/ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu cuối của vật. § Tại sao đặt mắt xéo (hướng sang phải hoặc sang trái) khi đọc kết quả đo thì cho kết quả không chính xác ? § GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời. Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to H 2.3 để trả lời câu C.5. C5 : Lần lượt thảo luận từng trường hợp a, b, c của H 2.3 (theo nhóm). ® Gọi 3 HS thuộc 3 nhóm đưa ra câu trả lời. ® Cả lớp cùng suy nghĩ & nhận xét ? ® GV chốt lại : “Nếu đầu cuối vật không trùng vạch của thước thì ta phải đọc & ghi kết quả theo vạch chia gần nhất”. e/ Đọc & Ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu cuối của vật. Hoạt động 4: hướng dẫn học sinh rút ra kết luận : § Yêu cầu HS tổng hợp các kiến thức đã biết từ C1 đến C5 để làm cấu C6. § Làm việc cá nhân, điền từ vào chỗ trống theo yêu cầu của GV § Hướng dẫn HS thảo luận toàn lớp để thống nhất phần kết luận § Tham gia thảo luận. ® Ghi kết quả thống nhất vào vở. Hoạt động 5 : vận dụng : § Cho HS vận dụng các kiến thức ở trên để thực hiện BT từ C7 đến C10. Thảo luận cả lớp từ C7 đến C9 Làm việc từng cặp với câu C10 Từ C9 ® GV lưu ý HS 1 số điểm cần chú ý khi ghi kết quả đo : - Ghi theo vạch chia gần nhất với đầu cuối vật (C9). - Ghi theo đơn vị của dụng cụ đo. Ví dụ : Thước có đơn vị cm thì l = 15 cm (l ¹ 15,0 cm) § Kết quả đo phải là một số nguyên lần ĐCNN của dụng cụ Ví dụ : Thước có ĐCNN 0,2cm thì l = 18,2 cm (l ¹ 18,1 cm) § Yêu cầu HS đo độ dài của Sách Vật lý 6 (với 2 thước có ĐCNN khác nhau) § Nhóm 1 và nhóm 3 lần lượt cử đại diện lên bàn GV đo cuốn sách. ® Ghi kết quả lên bảng : (N1) l1 = (N2) l2 = § Cử đại diện N2, N4 nhận xét kết quả. § Qua đó, GV rèn tính trung thực cho HS, nếu cần. Hoạt động 6 : Cũng cố : Các bước thực hiện thao tác đo độ dài ? Khi đo độ dài phải đặt thước như thế nào ? Phải đặt mắt nhìn như thế nào ? Hoạt động 7: Dặn dò : BT về nhà : Bài 1.2.7 ® 1.2.11 / SBT. Kẻ sẵn bảng 3.1 chuẩn bị cho tiết tới. 6. Rút kinh nghiệm: BÀI 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG I/. MỤC TIÊU: Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo. II/. DỤNG CỤ: Bình chia độ, xô nước, ca đong Bình 1 (đựng đầy nước) Bình 2 (đựng 1 ít nước) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Oån định lớp 2. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Đáp án 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài phải thực hiện theo các bước sau: ..độ dài cần đo. Chọn thước có và thích hợp. Đặt thước và mắt nhìn 2. Đơn vị chính của độ dài? 1. ước lượng GHĐ-ĐCNN đúng qui định. 2. m 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG Hoạt động 2: Mở bài (3’) GV đặt vấn đề: Làm thế nào để xác định được dung tích của 1 cái ấm, thể tích nước trong chai? Bài ... khí Ưùng dụng của sự nở cì nhiệt của các chất. Các loại nhiệt kế , nhiệt giai Sự chuyển thể của các chất : sự nóng chảy , sự động đặc , sự bay hơi , sự ngưng tụ. Sự sôi VẬN DỤNG : Giải thích một số hiện tượng tự nhiên liên quan đến nhiệt học Chọn từ , điền từ Mô tả đồ thị. BÀI TẬP : Chú ý cách đổi nhiệt độ từ CàF CÂU HỎI ÔN TẬP : Rút kinh nghiệm : ÔN TẬP LÝ THUYẾT VẬT LÝ 6 Hãy nêu những kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn ? Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nêu những kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nêu những kết luận của sự nở vì nhiệt của chất khí ? Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Kết luận chung sự nở vì nhiệt của các chất ( rắn , lỏng , khí )? Các chất nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi. Thể tích các chất tăng khi chất nóng lên , giảm khi chất lạnh đi . So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn , lỏng , khí ? Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất , chất rắn nở vì nhiệt ít nhất . Thể tích , khối lượng , khối lượng riêng của chất thay đổi như thế nào khi đun nóng chất ? Khi đun nóng chất thì : Thể tích chất tăng . Khối lượng không thay đổi. Khối lượng riêng giảm. 10. Thể tích , khối lượng , khối lượng riêng của chất thay đổi như thế nào khi làm lạnh chất ? Khi làm lạnh chất thì : Thể tích chất giảm . Khối lượng không thay đổi. Khối lượng riêng tăng . Sự nở vì nhiệt nếu gặp vật cản sẽ như thế nào ? Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những áp lực rất lớn . Mô tả cấu tạo và hoạt động của băng kép? Cấu tạo : Băng kép gồm hai kim loại khác nhau được ghép sát vào nhau . Hoạt động : Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại. à Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng ngắt tự động mạch điện. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là gì ? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì ? Kể tên các loại nhiệt kế ? Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế . Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất . Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như : nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế Có các thang nhiệt giai nào ? Nhiệt độ chuẩn của các thang nhiệt giai ? Mối liên hệ giữa các thang nhiệt giai ? Có 3 thang nhiệt giai là : Nhiệt giai Xenxiut , nhiệt giai Farenhai , nhiệt giai Kenvin. + Trong nhiệt giaiXenxiut : Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C. Của hơi nước đang sôi là 1000C ø . + Trong nhiệt giai Farenhai : Nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F. Của hơi nước đang sôi là 2120F. + Trong nhiệt giai Kenvin : Nhiệt độ của nước đá đang tan là 273K. Của hơi nước đang sôi là 373K . Mối liên hệ giữa các thang nhiệt giai : A0F = A0C .1,8 + 320F A0K= A0C + 273K Thế nào là sự nóng chảy? Sự đông đặc? Sự chuyển từ thể rắn sang thế lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc . Tính chất của quá trình nóng chảy ? Trong quá trình nóng chảy ( hay đông đặc ) vật chất tồn tại ở hai thể : rắn và lỏng. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau . Trong suốt thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. Thế nào là sự bay hơi? Kể một số thí dụ về sự bay hơi của nước và của các chất lỏng khác? Thế nào là sự ngưng tụ? Kể một số thí dụ về sự ngưng tụ ? Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.Vd: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.Vd: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Tính chất của quá trình sôi ? Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. -------------------------------------CÂU HỎI GIÁO KHOA VẬT LÝ 6 Nêu ba trường hợp về sự nở vì nhiệt của chất rắn mà em thường gặp trong đời sống? So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất rắn ? Nêu thí dụ minh họa ? Nêu một thí dụ về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi ? So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng và của chất khí với chất rắn. Nêu thí dụ minh họa? Nêu hai thí dụ của ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn , lỏng , khí trong đời sống và kĩ thuật? Ly thuỷ tinh dày và ly thuỷ tinh mỏng ? Cái nào dễ vỡ hơn ? Vì sao ? Nêu ví dụ chứng tỏ sự nở vì nhiệt khi gặp vật cản sẽ gây ra lực rất lớn ? Cho 3 trường hợp rắn , lỏng và khí ? Dựa vào đặc điểm nào của kim loại để chế tạo băng kép? Giải thích tại sao khi đốt nóng hay làm lạnh thì băng kép cong lại ? Khi nóng lên băng kép đồng - thép cong về phía nào ? Tại sao ? Khi lạnh đi băng kép đồng - thép cong về phía nào ? Tại sao ? Nêu hai thí dụ về ứng dụng băng kép vào việc đóng-ngắt tự động mạch điện mà em biết? Nêu công dụng của từng loại nhiệt kế ? Tại sao nhiệt kế y tế chỉ có giá trị đo nhiệt độ từ 350C đến 420C ? Đổi các nhiệt độ sau sang nhiệt giai Ken vin :250C , 3780C , 120C , -150C , 450C , 23,80C Đổi các nhiệt độ sau sang nhiệt giai Farenhai : 230C , 1150C , 150C , -250C , 750C , 33,80C Điền thêm từ vào chỗ trống ? . Khí Lỏng Rắnén . . Nêu một thí dụ về sự nóng chảy và sự đông đặc của một chất thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống ? Nhiệt độ nóng chảy là gì? So sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau ? Nhiệt độ đông đặc của một chất lỏng là gì? So sánh với nhiệt độ nóng chảy của chất đóù (ở thể rắn)? Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến và của nước đá là bao nhiêu ? Thế nào là sự ngưng tụ? Kể một vài hiện tượng quen thuộc về sự ngưng tụ của hơi nước? Làm thế nào để nhận biết được nước đun trong một bình thuỷ tinh đang sôi? Nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu? Theo nhiệt kế ghi 0C : Theo nhiệt kế ghi 0F : Nhiệt độ sôi của mỗi chất lỏng : Nhất định hay thay đổi ? Phụ thuộc thế nào vào thời gian đun ? Vẽ đồ thị biểu diễn sự tăng nhiệt độ theo thời gian ? Thời gian (ph) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Nhiệt độ (0C ) -6 -4 -2 -1 0 0 0 0 0 2 4 7 10 15 19 24 30 Cho biết đồ thị diễn tả quá trình gì ? Chất rắn trên là chất gì ? Chuyển thể ở bao nhiêu độ ? Từ phút đầu tiên đến phút thứ 3 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Từ phút thứ 4 đến phút thứ 8 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Quá trình này gọi là quá trình gì ? Vẽ đồ thị biểu diễn sự tăng nhiệt độ theo thời gian ? Thời gian (ph) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 10 11 12 13 14 15 16 Nhiệt độ (0C ) 30 28 25 22 15 12 8 3 0 0 0 0 0 3 7 12 Cho biết đồ thị diễn tả quá trình gì ? Chất trên là chất gì ? Chuyển thể ở bao nhiêu độ ? Từ phút thứ 8 đến phút thứ 13 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Quá trình này gọi là quá trình gì ? Từ phút thứ 14 đến phút thứ 16 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Vẽ đồ thị biểu diễn sự tăng nhiệt độ theo thời gian ? Thời gian (ph) 0 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 15 Nhiệt độ (0C ) 55 58 62 68 74 80 80 80 83 88 90 86 83 80 80 Cho biết đồ thị diễn tả quá trình gì ? Chất trên là chất gì ? Chuyển thể ở bao nhiêu độ ? Từ phút đầu tiên đến phút thứ 4 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Từ phút thứ 5 đến phút thứ 8 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Quá trình này gọi là quá trình gì ? Từ phút thứ 9 đến phút thứ 13 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Từ phút thứ 14 đến phút thứ 16 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Quá trình này gọi là quá trình gì ? Vẽ đồ thị biểu diễn sự tăng nhiệt độ theo thời gian ? Thời gian (ph) 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 36 39 45 48 Nhiệt độ (0C ) -13 -1 0 0 0 2 15 30 45 65 85 100 100 100 105 Chất trên là chất gì ? Chuyển thể ở bao nhiêu độ ? Từ phút đầu tiên đến phút thứ 3 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Từ phút thứ 6 đến phút thứ 12, chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Quá trình này gọi là quá trình gì ? Từ phút thứ 15 đến phút thứ 30 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Từ phút thứ 33 đến phút thứ 45 , chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? Quá trình này gọi là quá trình gì ? Từ phút thứ 45 đến phút thứ 48, chất ở thể nào ? Đường biểu diễn là đường gì ? Nhiệt độ trong quá trình này như thế nào ? ---------------- HẾT
Tài liệu đính kèm: