Môn cầu lông có cách đây khoảng 2000 năm và có nguồn gốc từ trò chơi PICNA của vùng Đông Á, Ấn Độ. Sau này các nước khác nhau gọi nó với các tên khác nhau như: Feather Ball (Pháp); Battledore and Shuttlecock (Thuỵ Điển, Đan Mạch); Badmintơn ( Anh, Ấn Độ). Năm 1972, một nhóm sỹ quan người Anh từ Ấn Độ về nước đã tổ chức thi đấu biểu diễn môn PICNA tại thị trấn Badmin tơn thuộc vùng Badmintơn House, kể từ đó đến nay môn cầu lông thường gọi là Badmintơn. Caauf lông trước đây chỉ là môn chơi tiêu khiển, về sau nó trở thành môn chơi nghiêm túc. Năm 1893, cầu lông được chính thức thừa nhận ở Anh với các điều luật được ban hành. Từ đó cầu lông trở thành một môn chơi hấp dẫn, được phổ biến rộng rãi ở nước Anh và sau này phát triển sang các nước khác trong Liên hiệp Anh, sang Pháp và các nước khác.
Chương II: Cầu Lông bài 1: lịch sử phát triển môn cầu lông và một số điều luật thi đấu. 1- Lịch sử và phát triển môn cầu lông Môn cầu lông có cách đây khoảng 2000 năm và có nguồn gốc từ trò chơi PICNA của vùng Đông á, ấn độ. Sau này các nước khác nhau gọi nó với các tên khác nhau như: Feather Ball (Pháp); Battledore and Shuttlecock (Thuỵ điển, Đan Mạch); Badmintơn ( Anh, ấn Độ). Năm 1972, một nhóm sỹ quan người Anh từ ấn Độ về nước đã tổ chức thi đấu biểu diễn môn PICNA tại thị trấn Badmin tơn thuộc vùng Badmintơn House, kể từ đó đến nay môn cầu lông thường gọi là Badmintơn. Caauf lông trước đây chỉ là môn chơi tiêu khiển, về sau nó trở thành môn chơi nghiêm túc. Năm 1893, cầu lông được chính thức thừa nhận ở Anh với các điều luật được ban hành. Từ đó cầu lông trở thành một môn chơi hấp dẫn, được phổ biến rộng rãi ở nước Anh và sau này phát triển sang các nước khác trong liên hiệp Anh, sang Pháp và các nước khác. Năm 1934, Liên đoàn cầu lông thế giới đã được thành lập, gọi tắt là IBF (International Badmintơn Federation ) với sự tham gia của 54 nước thành viên. Luật cầu lông thế giới cũng được ban hành và giải cầu lông đầu tiên cũng được tổ chức ở Malmoe ( Thuỵ Điển). Ngoài ra sau này, hàng năm còn có những cuộc thi đấu quốc tế như: giải vô địch đồng đội nam thường gọi là giải “ Thomas Cup”; giải vô địch cầu lông châu á gọi tắt là ABC... Năm 1973, Liên đoàn Cầu lông Thế giới chỉ gồm 60 nước, năm 1983 lên đến 80 nước và hiện nay đã có 120 nước. Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức từ năm 1994. Năm 1988 tại đại hội Olimpic lần thứ 24 ở Seoul ( Hàn Quốc), môn cầu lông lần đầu tiên ra mắt với tư cách là môn thi đấu biểu diễn. Từ năm 1992 trở đi, cầu lông đã trở thành môn thể thao chính thức trong các đại hội Olimpic. Do phù hợp với thể chất người Châu á nên ở các nước trong vùng Châu á( đặc biệt là khu vực Đông Nam á) như Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia, Thái lan...môn cầu lông rất thịnh hành và ngày càng phát triển mạnh. Khu vực này xuất hiện nhiều VĐV tài năng, có kỹ thuật tiên tiến và họ thường hay đoạt giải môn này. ở Việt Nam từ năm 1960, môn cầu lông bắt đầu xuất hiện ở một vài CLB và thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn; đến năm 1975 thì lan ra các tỉnh thành như: Hải Phòng, Huế, Cần Thơ, An Giang, Hà Bắc...đến năm 1980 phong trào cầu lông mới bắt đầu vào các nghành. Năm 1980, giải vô địch cầu lông toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Lúc bấy giờ cả nước mới có một số tỉnh thành, nghành có đội tuyển tham gia giải như : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bộ nông nghiệp, Quân đội, Hải Phòng, Hà Bắc, An Giang... Năm 1990, Liên đoàn cầu lông Việt Nam được thành lập. Đến nay, hệ thống thi đấu cầu lông đã được tổ chức từ các cơ sở đến các giải vô địch toàn quốc theo chu kỳ hàng năm. Cầu lông được đưa vào thi đấu chính thức tại ĐH TDTT toàn quốc và HKPĐ toàn quốc. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự định hướng của các cấp lãnh đạo, cầu lông đã và đang được phát triển mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động văn hoá thể dục thể thao. 2. Đặc điểm tác dụng Cầu lông là một môn thể thao phù hợp với mọi tầng lớp, lứa tuổi, giới tính. Đối với thanh thiếu niên, tập luyện môn cầu lông nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển tốt các tố chất vận động cơ thể, rèn luyện các yếu tố tâm lý, giúp con người phát triển toàn diện. Thông qua hình thức thi đấu, cầu lông cũng như các môn thể thao khác còn góp phần tăng cường tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người, giữa các dân tộc trên toàn thế giới. Đối với những người cao tuổi, tập luyện môn cầu lông có tác dụng duy trì và bảo vệ sức khoẻ, thông qua đó phòng chống một số bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi này như : Suy nhược cơ thể, cao huyết áp...Chính vì vậy, hiện nay một số bệnh viên, trại điều dưỡng, tập luyện cầu lông được coi như là một phương pháp chữa bệnh có hiệu quả để phục hồi chức năng cơ thể của người bệnh, củng cố và tăng cường sức khoẻ cho người cao tuổi. Cầu lông cũng phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân lao động, trước hết ở dụng cụ thi đấu đơn giản, sân bãi thuận tiện. Chính vì vậy ở nước ta cầu lông cũng như các môn thể thao khác là dành cho mọi người. Đối với người lao động trí óc tập luyện cầu lông có tác dụng làm hưng phấn, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho hệ thần kinh, giúp cơ thể mau chóng trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Đối với người hoạt động chân tay , tập luyện cầu lông có tác dụng củng cố sức khoẻ cơ bắp, hoạt động nhanh nhẹn khéo léo, chuẩn bị hồi phục sức khoẻ cho cơ thể để bước vào lao động đạt hiệu quả cao. 3- Một số điều luật thi đấu môn cầu lông Bài 2: Cách cầm cầu, cầm vợt, các tư thế chuẩn bị kỹ thuật di chuyển Mục tiêu 1- Thực hiện được cách cầm cầu, cầm vợt và các tư thế chuẩn bị 2- Thực hiện cơ bản kỹ thuật di chuyển Nội dung I- Chuẩn bị dụng cụ: - Trang phục, giầy tập, Bóng, lưới II- Khởi động: - Chạy khởi động: 200 - 400m - Tập BT TD tay không: 5 động tác đã học - Xoay các khớp, ép dẻo - Chạy di chuyển ngang II- Tập luyện: 1- Cách cầm cầu, cầm vợt và các tư thế chuẩn bị: + Cách cầm cầu: Có 2 cách cầm cầu cơ bản - Cầm cầu ở phần cánh cầu: Dùng 2 ngón tay, ngón trỏ và ngón cái cầm nhẹ ngay phần trên của cánh cầu (cầm sâu vào tự 1-2 cm). Các ngón khác nắm lại tự nhiên. - Cầm ở phần đầu của quả cầu: Cũng dùng 2 ngón tay, ngón trỏ và ngón cái cầm ở 2 bên gần đầu cầu, ngón giữa đỡ nhẹ ở phía dưới. Các ngón khác nối nhau để tự nhiên. + Cách cầm vợt: Để vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xoè ra (như lúc bắt tay) đặt sát mặt vợt. Tiếp theo vuốt nhẹ từ mặt vợt xuống cán vợt và dừng lại ở gần cuối cán vợt, sao cho ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm láy 2 má tráiphải của cán vợt. Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần má dưới trái của cán vợt (ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm). Cách tay và vợt làm thành một đường thẳng, mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian. Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt, không nên cầm quá gò bó sẽ làm cản trở động tác đánh cầu, hoặc cầm quá cao sẽ cản trở động tác của cổ tay. + Các tư thế chuẩn bị: Trong Cầu lông thường có 3 tư thế chuẩn bị chính: Đứng trọng tâm cao, đứng trọng tâm trung bình và đứng trọng tâm thấp. Cả 3 tư thế này đều có thế chân trước chân sau hoặc 2 chân song song mở rộng bằng vai. Song được sử dụng nhiều nhất vẫn là tư thế trung bình. ở tư thế này nếu VĐV đứng 2 chân song song thì trọng tâm dồn đều vào 2 chân, đầu gối thả lỏng, lưng cong tự nhiên, đầu ngửa, mắt quan sát cầu đến, tay thuận cầm vợt ở phía trước, tay kia đỡ phẩn cổ vợt để ngang, đầu vợt hơi dựng. 2- Kỹ thuật di chuyển: + Di chuyển đơn bước: - Di chuyển phải: Chân trái làm trụ, chân phải bước chếch lên trước sang phải 1 bước dài, ngắn tuỳ theo đặc điểm của cầu rơi, góc độ bước khoảng 450, chân phải khuỵu gối, trọng tâm dồn nhiều về chân phải, người hơn đổ về phía trước ở tư thế đánh cầu phải - Di chuyển trái: Dùng gót chân trái làm trụ, mũi chân xoay sang trái tạo với hướng đánh cầu một góc từ 850 - 900. Chân phải bước lên trước vòng sang trái 1 bước dài, ngắn tuỳ theo đặc điểm của cầu rơi, góc độ bước khoảng 1300 - 1350 gót chân phải và mũi chân trái nằm trên đường thẳng gần như song song với hướng đánh cầu được kéo dài. + Di chuyển nhiều bước: Dùng lực đạp của chân và đổ trọng tâm về hướng di chuyển. Hai chân bước luân phiên đến điểm rơi của cầu. Bài 3: kỹ thuật phát cầu Mục tiêu 1- Thực hiện được cách cầm cầu, cầm vợt và các tư thế chuẩn bị 2- Thực hiện cơ bản kỹ thuật di chuyển Nội dung I- Chuẩn bị dụng cụ: - Trang phục, giầy tập, Bóng, lưới II- Khởi động: - Chạy khởi động: 200 - 400m - Tập BT TD tay không: 5 động tác đã học - Xoay các khớp, ép dẻo - Chạy di chuyển ngang II- Tập luyện: 1- Kỹ thuật phát cầu Tất cả các trận đấu được bắt đầu bằng quả phát cầu. Nhưng phát cầu không đơn giản chỉ phát cầu vào ô quy định mà phải phát cầu như thế nào để thực hiện ý đồ chiến thuật vì phát cầu có thể coi như là bắt đầu của tổ chức tấn công. Chất lượng tốt, xấu của quả phát cầu có liên quan trực tiếp đến sự chủ động hay bị động trong thi đấu. Trước khi nghiên cứu kỹ thuật phát cầu, cần xem xét hướng bay của quả cầu phụ thuộc vào độ nghiêng của vợt khi cầu tiếp xúc với mặt vợt. Từ đó mới có khái niệm điều khiển vợt thế nào để vợt đánh cầu bay đúng hướng. Ngoài ra, điểm đặt của 2 bàn chân để tạo tư thế đứng chuẩn cũng rất quan trọng. Kỹ thuạt phát cầu được chia làm nhóm chính. - Nhóm thứ 1: Phát cầu bằng mặt phải của vợt ( phát thuận tay) - Nhóm thứ 2: Phát cầu bằng mặt trái của vợt ( phát trái tay) 1.1- Phát cầu bằng mặt phải của vợt ( phát thuận tay) - Từ tư thế chuẩn bị: Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau hai chân cách nhau một khoảng bằng một bàn chân, bàn chân trước thẳng với hướng phát cầu, bàn chân sau xoay ngang 900 ( gần vuông góc) với hướng phát cầu, gối chân sau hơi khuỵu tự nhiên, trọng tâm dồn vào chân sau, tay trái cầm vợt ngang ngực, tay phải cầm vợt co tự nhiên -Tư thế phát cầu: Khi vợt chuyển động từ trước ra sau lên trên thì bắt đầu rơi cầu ( cầu có thể thả cũng có thể tung) khi cầu rời tay thì vợt chuyển động từ trên xuống và từ sau ra trước, lúc này trọng tâm chuyển chân sau lên chân trước ( chân trái ) cầu bay đi thấp hay cao phụ thuộc vào việc mở góc độ vợt nhỏ hay lớn và kết thúc vợt ở trên hay phía trước. Sau khi phát cầu, cần nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị đỡ cầu của đối phương đánh trả. Kiểu phát cầu bằng mặt phải của vợt thường được sử dụng trong thi đấu đơn, bởi vì trong đánh đơn, phát cầu xa nhiều nên cần đến biên độ lớn và tốc độ tung vợt nhanh. 1.2- Phát cầu bằng mặt trái của vợt ( phát trái tay ) Đây là kỹ thuật khó, chỉ các VĐV có trình độ cao mới sử dụng và thường sử dụng trong thi đấu đôi. - Tư thế chuẩn bị: Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, hai chân cách nhau hơn một bàn chân, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân trái, hướng mặt phẳng với hướng phát cầu. Tay trái cầm cầu ( cầm ở phần cánh ) đầu của cầu hướng về mặt vợt phát cầu. Đầu vợt hơi chúc về phía trước, thẳng với mũi chân trái, cẳng tay và cánh tay tạo thành 1 góc gần 900. - Tư thế phát cầu: Khi thả cầu thì đồng thời vợt được kéo từ trái sang phải và từ dưới lên trên, điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt ngang thắt lưng ( người có chiều cao sẽ lợi thế hơn ). Phát cầu xong nhanh chóng bước sang ngang hoặc lùi về sau để chuẩn bị đánh trả đối phương đánh sang. Trong cả hai nhóm phát cầu thuận tay và trái tay đều ... học - Xoay các khớp, ép dẻo - Chạy di chuyển ngang II- Tập luyện: 1- Động tác đập cầu Đây là động tác tấn công chủ yếu nhất trong cầu lông. Đập cầu có thể đạt điểm trực tiếp hoặc tạo thời cơ tốt nhất để đạt điểm. Khi đã phán đoán được đường cầu bay sang cao, phía trên đầu, thì từ tư thế chuẩn bị nhanh chóng di chuyển để chiếm một vị trí tốt nhất chuẩn bị đập cầu. Khi hai chân đã cố định để thực hiện động tác đập cầu thì chân đối diện với tay cầm vợt ở phía trước ( nếu thuận tay phải thì chân trái đứng ở phía trước ) và ngược lại. Trọng tâm lúc này dồn vào chân sau, góc tạo thành giữa hai đường kéo dài của hai gót chân khoảng 50-800. Mặt luôn hướng về phía đập cầu. Trước lúc đánh cầu, vợt được vung từ trước lên cao, ra sau đầu và đầu vợt tiếp tục chuyển động chúc xuống phía sau lưng. Tư thế có thể lúc này vươn cao và ưỡn căng hết sức. Khi đánh cầu thì trọng tâm được chuyển từ chân sau ra chân trước, vợt lăng từ sau lên trên, ra trước, đẩy mạnh bả vai và gập người từ sau ra trước. Điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt là lúc tay duỗi hết cỡ, thẳng trán lên. Trong khi gập người từ sau ra trước thì kết hợp đạp mạnh chân phải và bước về phía trước, đồng thời ra sức cuối cùng gập mạnh cổ tay. Kết thúc động tác đập cầu, cần nhanh chóng trở về tư thế ban đầu đánh những quả tiếp theo. Đây cũng là một trong những động tác tấn công và thường được sử dụng khi bên đói phương đánh cầu cao xa về cuối sân mình mà không kịp lùi để đập cầu thì phải đánh cầu cao xa trả lại sân đối phương. Tất cả các chuyển động đều giống kỹ thuật đập cầu, nhưng khác nhau ở chỗ điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu của kỹ thuật đánh cầu trên đầu ở phía sau hơn. Nghĩa là ở ngay đỉnh đầu thẳng lên, mặt vợt hơi ngửa ra phía sau. 2- Động tác bỏ nhỏ Trong cầu lông, bỏ nhỏ là kỹ thuật tấn công, nếu biết sử dụng tốt kỹ thuật này thì có thể ăn điểm trực tiếp, hoặc ít ra thì cũng tạo được thời cơ để ăn điểm. Bỏ nhỏ trong cầu lông có ý nghĩa là tất cả những quả cầu đánh sang sân đối phương mà đường cầu bay thấp và rơi ở khu vực gần lưới. Chúng ta có thể sử dụng tất cả các trong đánh cầu để thực hiện bỏ nhỏ có tính quyêt định trong từng quả đấu. Quá trình tiến hành một quả bỏ nhỏ trong lúc thi đấu, từ khi chuẩn bị cho đến lúc vợt gần chạm cầu thì hoàn toàn giống kỹ thuật của động tác đánh cầu trên đầu. Nhưng đối với động tác bỏ nhỏ thì lực phát ra của cánh tay được dừng tại đó và khi vợt chạm cầu thì chủ yếu chỉ còn lực của cổ tay để điều khiển cầu đi mà thôi. Khi thực hiện động tác này, cần chú ý tới độ nghiêng của mặt vợt lúc tiếp xúc với cầu, cũng như việc sử dụng nó để điều khiển cầu đi theo ý muốn của mình. Hiện nay trong kỹ thuật hiện đại, người ta còn bỏ nhỏ bằng cầu cắt. Nghĩa là vợt gần như đặt nằm ngang và đưa từ sau ra trước chạm vào phần đầu của núm cầu, làm cho quả cầu lộn nhiều vòng trước khi rơi sang sân đối phương. Trường hợp này được áp dụng khi thực hiện ở một khoảng cách gần. Hai bên bỏ nhỏ lẫn nhau ở khu vực sát lưới. 3- Động tác chặn cầu Chặn cầu là kỹ thuật biến hoá của động tác kỹ thuật bỏ nhỏ, thường được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang nhanh, mạnh... Ưu điểm của động tác này là có độ chính xác cao, thời gian ngắn. số lần ăn điểm trực tiếp nhiều hơn so với kỹ thuật khác mà người thực hiện lại không tốn sức. Sau khi phát cầu hoặc đánh trả, phía đối phương đập mạnh sang bên mình, lúc này lập tức thực hiện động tác chặn cầu để giành cơ hội dứt điểm. Bằng cách nhanh chóng phán đoán và di chuyển tới hướng cầu đến, đưa vợt thẳng lên ( đối với chặn cầu trên đầu ), không vung vợt ra sau và mặt vợt phải vuông góc với hướng cầu bay đến. Khi cầu tiếp xúc vào mặt vợt, lơi dụng lực phản lại của quả cầu đối phương đánh sang, dùng lực của cánh tay hơi đẩy nhẹ về phía sân đối phương. Tuỳ theo hướng cầu định đưa tới mà thay đổi góc độ vợt cho hợp lý. Khi kết thúc động tác thì nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị. Đối với động tác chặn cầu ở hai bên trái cũng tương tự như ở trên đầu. Nhưng chỉ khác là đưa vợt sang ngang bên phải ( nếu chặn cầu bên phải ) và ngang sang trái ( nếu chặn cầu bên trái ) khi tiếp xúc với cầu. Ngoài các động tác kỹ thuật như đã trình bày ở trên thì trong cầu lông hiện đại còn có nhiều kỹ thuật khác như: Đập cầu xoáy dừng, cắt cầu, chém cầu, móc cầu, quật cầu...nhưng không trình bày ở đây vì là những kỹ thuật khó, dành cho nnhững VĐV có đẳng cấp. Bài 5: Chiến thuật thi đấu I- khái niệm Chiến thuật đánh cầu Chiến thuật cầu lông là đối sách kỹ thuật được sử dụng trên cơ sở của trình độ kỹ thuật, cách đánh, thể lực, tâm lý và các yếu tố khác của đối phương để có thể phát huy tối đa chỗ mạnh và bù đắp những chỗ còn yếu của bản thân VĐVgiành thắng lợi tròng thi đấu. Chiến thuật cầu lông gồm: Chiến thuật dánh đơn Chiến thuật đánh đôi Chiến thuật đánh đôi nam- nữ hỗn hợp II- Chiến thuật đánh đơn 1. Chiến thuật đánh ép cuối sân Là chiến thuật sử dụng cách đánh thông qua những đường cầu cao sâu hoặc cầu cao ngang liên tục về hai vạch cuối sân của đối phương, làm cho đối phương ở trạng thái bị động trong phòng thủ đánh cầu trả, có chất lượng không cao. Từ đó VĐV có thời cơ thực hiện kỹ thuật đập vụt, đánh cầu lửng vào chỗ trống cách xa VĐV phòng thủ trên phương. Sử dụng chiến thuật này chủ yếu là để nhằm vào yếu điểm của đối phương ở cuối sân, khi phát hiện VĐV đối phương có phương pháp bước chân ở cuối sân và thủ pháp phòng thủ kém. 2. Chiến thuật phát cầu tấn công Chiến thuật này chủ yếu lấy phát cầu gần lưới và bật cầu ngang, cầu cao ngang làm chính, nhằm hạn chế tối đa sự tấn công của đối phương, bắt đối phương chỉ còn cách phòng thủ, chống đỡ cầu. Sau đó dùng kỹ thuật đập cầu, đánh cầu lửng, tấn công chỗ trống và chỗ yếu của đối phương. Chiến thuật này chủ yếu dùng để đối phó với VĐV có năng lực phòng thủ tương đối kém. 3. Chiến thuật vụt cầu sát lưới Khi đối phương đánh cầu cao về cuối sân của mình, trước hết phải tuỳ theo tình huống, vị trí của đối phương đang đứng ở đâu để tiến hành quyết định vụt cầu trở lại hoặc đánh cầu lửng vào điểm trống hoặc ép cầu xuống cuối sân buộc đối phương bị động khi đánh trả. Nếu đối phương đánh trả cầu gần lưới thì nhanh chóng di chuyển lên sát lưới thực hiện kỹ thuật cắt, đẩy cầu tạo cơ hội để đập vụt mạnh ở khu vực giữa sân. 4. Chiến thuật phản công trong phòng thủ Trong phòng thủ, VĐV cần có phản xạ linh hoạt và giỏi về khống chế, điều khiển điểm rơi của cầu, vận dụng các đường cầu để điều động đối phương làm cho họ đánh hỏng cầu hoặc tạo ra cho mình cơ hội phản công. Trong khi vận dụng chiến thuật này, trước hết phải đưa cầu xuống cuối sân để đẩy đối phương về cuối sân còn bản thân mình thì nhanh chóng di chuyển về vị trí có lợi và thích hợp, nhường cho đối phương đập vụt trước, bên mình thực hiện phòng thủ chặt và tìm cơ hội phản công lại. III- Chiến thuật đánh đôi Trong đánh đôi, hai VĐV phải có sự phối hợp chính xác và ăn ý. Mục tiêu chính trong đánh đôi là tấn công nhanh. 1. Vị trí đứng của đánh đôi Có 2 hình thức đứng: Trước – sau và Trái – phải - Hình thức trước- sau: VĐV đứng trước có trách nhiệm quản lý nửa sân sát lưới, VĐV đứng sau chịu trách nhiệm quản lý nửa sân phía sau. Hình thức này có lợi cho tấn công nhanh nhưng bất lợi cho phòng thủ. - Hình thức trái – phải: Hai VĐV đứng mỗi người một bên sân và chịu trách nhiệm nửa sân của mình. Hình thức này có lợi cho phòng thủ nhưng không có lợi cho tấn công. Tuy nhiên, các hình thức đứng này không phải là cố định mà biến đổi khá linh động tuỳ thuộc vào diễn biến của trận đấu. 2. Chiến thuật hai đánh một Nói chung ở các đội khi đấu đôi thì trình độ kỹ thuật của 2 VĐV không ngang nhau. Khi có cơ hội tấn công thì phải nắm chắc đặc điểm này để tấn công mạnh, đánh khó vào VĐV có kỹ thuật yếu của đối phương. Khi phòng thủ cần nghĩ cách điều động VĐV có kỹ thuật yếu phải lùi về cuối sân để VĐV yếu đó phải tấn công nhiều nhằm giảm khả năng tấn công của đối phương và nắm bắt cơ hội để bên mình tấn công lại. 3. Chiến thuật tấn công trong phòng thủ Là khi phòng thủ không được hoàn toàn bị động mà phải luôn tìm cơ hội để phản công tích cực. Cụ thể gồm 3 loại sau: - Hất cầu và đẩy cầu về vạch cuối sân - Kéo đối phương về cuối sân, tìm cơ hội phản công lại - Đỡ đập cầu bằng bỏ nhỏ gần lưới 4. Chiến thuật tấn công trung lộ Khi hai VĐV đối phương đứng ở vị trí trái- phải, thì bên mình sẽ đưa cầu về vị trí khe hở trống giữa hai VĐV đối phương. Hình thức này dùng để đối phó với bên đối phương mà hai VĐV có sự phối hợp tương đối kém. Khi hai VĐV đối phương đứng ở vị trí trước – sau, thì bên mình sẽ tập trung đánh cầu vào vị trí giữa người trước và người sau, đánh như vậy sẽ dễ tạo hai VĐV tranh hoặc nhường nhau đỡ cầu. 5. Chiến thuật tấn công vào cuối sân Trong thi đấu, khi gặp đối phương không có năng lực đập vụt ở cuối sân có thể sử dụng các kỹ thuật đưa cầu về hai góc cuối sân. Khi quan sát thấy đối phương đánh trả bị động thì lập tức chuyển sang hình thức đập, vụt cầu tấn công. Nếu một VĐV đến hỗ trợ VĐV kia thì có thể tấn công vào chỗ trống sát lưới. IV. Chiến thuật đánh đôi nam- nữ hỗn hợp Trong thi đấu nam- nữ hỗn hợp, VĐV nữ thường kém VĐV nam về kỹ thuật, tốc độ, sức mạnh và sức bền...nên VĐV nữ là đối tượng bị tấn công. Do đó, sự phối hợp ăn ý của cặp VĐV là rất quan trọng. Ngoài các chiến thuật như chiến thuật đánh đôi nói chung, chiến thuật đánh đôi nam- nữ hỗn hợp rất linh hoạt và có thêm các chiến thuật sau: 1. Chiến thuật chuyên tấn công bên nữ Vì VĐV nữ thường yếu hơn VĐV nam nên thường bị tấn công. Hơn nữa, khi phòng thủ cũng cần nghĩ cách điều được VĐV nữ của đối phương phải lùi về cuối sân, từ đó tiêu hao thể lực của họ và làm cho VĐV nam không phát huy được ưu điểm của mình. 2. Chiến thuật nữ phòng thủ đánh cầu chéo góc là chính Khi đối phương dùng chiến thuật chuyên tấn công bên nữ thì có thể đối phó bằng chiến thuật đánh cầu chéo góc. Chiến thuật này làm cự ly tấn công của đối phương bị kéo dãn và tốc độ cũng như sức mạnh của cầu đánh sang VĐV nữ sẽ chậm lại và giảm sút, sức uy hiếp cũng nhỏ đi. 3. Chiến thuật tấn công nửa sân Chiến thuật tấn công nửa sân là đánh cầu vào vị trí khe hở giữa VĐV nam và nữ, thường sử dụng khi đối phương đứng ở vị trí trước- sau và có thể làm cho đối phương cảm thấy rất khó khăn. 4. Chiến thuật tấn công đường biên dọc là chính Sử dụng khi đối phương đứng trước- sau. Bên phòng thủ khi đối phó phải nắm vững đặc điểm này để có biện pháp phòng thủ linh hoạt. Ngược lại, bên tấn công nếu quá chú ý đến chiến thuật này sẽ dễ tạo kẽ hở tấn công ở hai góc cuối sân, tạo cơ hội tấn công tốt cho đối phương.
Tài liệu đính kèm: