Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :

− Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa và biết cách tìm tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.

 − Kĩ năng: Có kỹ năng tìm tỉ số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.

− Thái độ: Có ý thức áp dụng các kiến thức và kĩ năng nói trên vào việc giải một số bài toán thực tiễn.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên: SGK, thước thẳng.

 − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Các hoạt động dạy và học :

 1. Ổn định (1’): nề nếp, sĩ số.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :(3’) Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.

 3. Bài mới: (35’)

Tỉ số và phân số có gì khác nhau?

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Tỉ số của hai số:

 Thương trong phép chia số a cho số b (b  0) gọi là tỉ số của a và b.

 Kí hiệu: a : b (hoặc ).

 Ví dụ: (SGK/56) Hoạt động 1 : Tỉ số của hai số.

a) Giới thiệu các ví dụ trong SGK.

b) Cho học sinh tự rút ra định nghĩa.

c) Nhận xét, ghi bảng.

d) Khái niệm tỉ số thường được dùng khi nói về thương của hai đại lượng (cùng loại và cùng đơn vị).

e) Củng cố. Làm bài tập 140 SGK.

f) Làm bài tập 139 SGK chính là trả lời câu hỏi ở đầu bài.

a) Chú ý.

b) Rút ra định nghĩa.

c) Ghi vở.

d) Chú ý.

e) Sai ở chỗ khi tính tỉ số không đưa về cùng một đơn vị. Thật ra, tỉ số giữa khối lượng của chuột và khối lượng của voi là: 30 : 5 000 000 = 3 : 500 000.

f) Phân số đòi hỏi a, b  Z và b  0, còn tỉ số chỉ đòi hỏi b  0. Ví dụ: là phân số (cũng là tỉ số) ; là tỉ số (không là phân số).

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tuần 34 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34:
Tiết 103:	LUYỆN TẬP (tiếp theo)
 Ngày soạn : 5 / 4 / 2009, 
Ngày dạy: 8 / 4 / 2009
	I. Mục tiêu :
 	− Kiến thức: Củng cố và khắc sâu các quy tắc: tìm giá trị phân số của một số cho trước, tìm một số biết giá trị một phân số của nó.
	− Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các quy tắc vào việc giải bài tập.
	− Thái độ: Có ý thức áp dụng quy tắc này để giải một số bài toán thực tiễn.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy và học :
	1. Ổn định (1’) : Kiểm tra nề nếp, sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : (6’)
- Kiểm tra vở bài tập của một vài học sinh.
- KTC: Nêu quy tắc tìm một số biết giá trị một phân số của nó?
	Áp dụng: 25% một mảnh vải dài 7,25m. Mảnh vải đó dài bao nhiêu mét? 
(Trả lời: Mảnh vải đó dài là: 28,75 m)
	3. Bài mới: (30’)
Hôm nay, chúng ta cùng giải một số bài tập còn lại trong SGK phần luyện tập.
	Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS 
Bài tập 135:
 560 sản phẩm ứng với (kế hoạch).
 Sản phẩm được giao theo kế hoạch :
 (sản phẩm)
Hoạt động 1 : Bài tập 135.
a) Gọi học sinh đọc bài tập 135 SGK.
b) Hướng dẫn bằng hình vẽ và câu hỏi :
− Xí nghiệp đã thực hiện kế hoạch, vậy cần phải thực hiện mấy phần nữa để hoàn thành kế hoạch được giao ?
− 560 sản phẩm ứng với bao nhiêu phần của kế hoạch được giao ?
− Tính số sản phẩm xí nghiệp được giao theo kế hoạch.
c) Cho học sinh làm bài tập 135.
d) Nhận xét.
a) Đọc bài tập 135 SGK.
b) Chú ý và trả lời câu hỏi.
c) Làm bài tập 135 SGK.
d) Nhận xét.
 Số tuổi của Mai cách đây 3 năm :
 (tuổi)
 Số tuổi của Mai hiện nay :
9 + 3 = 12 (tuổi)
Hoạt động 2 : Bài tập làm thêm.
a) Đề bài: số tuổi của Mai cách đây 3 năm là 6 tuổi. Hỏi hiện nay Mai bao nhiêu tuổi ?
b) Hướng dẫn: Hãy tìm số tuổi của Mai cách đây 3 năm. Sau đó tìm số tuổi của Mai hiện nay là bao nhiêu.
c) Cho học sinh lên bảng làm bài tập.
d) Nhận xét.
a) Ghi đề.
b) Chú ý.
c) Làm bài tập.
d) Nhận xét.
	4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà : (8’)
* Củng cố: HS nhắc lại các quy tắc: tìm giá trị phân số của một số cho trước, tìm một số biết giá trị một phân số của nó. Từ đó tìm mối quan hệ giữa các quy tắc này.
	* Hướng dẫn tự học:
a) Bài vừa học :	
	− Xem lại các bài tập đã giải ở lớp.
	− Bài tập ở nhà : Bài 136 SGK.
	b) Bài sắp học :	“Tìm tỉ số của hai số”
 	Chuẩn bị: Đọc trước bài vừa học.
Rút kinh nghiệm và bổ sung :
Tiết 104:	TÌM TỈ SỐ CỦA HAI SỐ
Ngày soạn : 5 / 4 / 2009, 
Ngày dạy: 8 / 4 / 2009
	I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :
− Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa và biết cách tìm tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
	− Kĩ năng: Có kỹ năng tìm tỉ số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
− Thái độ: Có ý thức áp dụng các kiến thức và kĩ năng nói trên vào việc giải một số bài toán thực tiễn.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy và học :
	1. Ổn định (1’): nề nếp, sĩ số.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :(3’) Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.
	3. Bài mới: (35’)
Tỉ số và phân số có gì khác nhau?
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tỉ số của hai số:
 Thương trong phép chia số a cho số b (b ¹ 0) gọi là tỉ số của a và b.
 Kí hiệu: a : b (hoặc ).
 Ví dụ: (SGK/56)
Hoạt động 1 : Tỉ số của hai số.
a) Giới thiệu các ví dụ trong SGK.
b) Cho học sinh tự rút ra định nghĩa.
c) Nhận xét, ghi bảng.
d) Khái niệm tỉ số thường được dùng khi nói về thương của hai đại lượng (cùng loại và cùng đơn vị).
e) Củng cố. Làm bài tập 140 SGK.
f) Làm bài tập 139 SGK chính là trả lời câu hỏi ở đầu bài.
a) Chú ý.
b) Rút ra định nghĩa.
c) Ghi vở.
d) Chú ý.
e) Sai ở chỗ khi tính tỉ số không đưa về cùng một đơn vị. Thật ra, tỉ số giữa khối lượng của chuột và khối lượng của voi là: 30 : 5 000 000 = 3 : 500 000.
f) Phân số đòi hỏi a, b Î Z và b ¹ 0, còn tỉ số chỉ đòi hỏi b ¹ 0. Ví dụ: là phân số (cũng là tỉ số) ; là tỉ số (không là phân số).
2. Tỉ số phần trăm:
 Quy tắc: (SGK/57)
Tỉ số phần trăm của a và b:
Hoạt động 2 : Tỉ số phần trăm.
a) Giới thiệu các ví dụ trong SGK.
b) Cho học sinh tự rút ra quy tắc.
c) Cho học sinh làm ?1. (Ở câu b phải đưa về cùng một đơn vị, nên đưa về kilôgam hay về tạ).
a) Chú ý.
b) Rút ra quy tắc.
c) Làm bài tập ?1.
 ;
 .
3. Tỉ lệ xích:
 T : Tỉ lệ xích ;
 a : Khoảng cách giữa hai điểm trên bản vẽ.
 b : Khoảng cách giữa hai điểm trên thực tế.
Ta có : (a, b có cùng đơn vị đo).
Hoạt động 3 : Tỉ lệ xích.
a) Khi học địa lý, ta thấy các khoảng cách trên bản đồ khác xa các khoảng cách trên thực tế. Vì sao như vậy ? Vì người ta vẽ bản đồ theo tỉ lệ xích là gì ?
b) Nếu ví dụ SGK.
c) Cho học sinh làm ?2. (Đổi 1620km ra chứng minh rồi lập tỉ số).
a) Tỉ lệ xích là tỉ số khoảng cách giữa hai điểm trên bản vẽ (bản đồ) và khoảng cách giữa hai điểm trên thực tế.
b) Chú ý.
c) Làm bài tập ?2.
 1260km = 126 000 000cm
	4. Hướng dẫn học ở nhà : (6’)
	a) Bài vừa học :	
	− Học bài theo SGK.
	− Bài tập ở nhà : Bài 137, 138,141 SGK 
	b) Bài sắp học :	“Luyện tập”
 	Chuẩn bị: Bài tập 142, 143, 144 SGK trang 59.
	IV. Kiểm tra :
Tiết 105:	LUYỆN TẬP
Ngày soạn : 6 / 4 / 2009.
Ngày dạy : 9 / 4 / 2009.
	I. Mục tiêu :
	− Kiến thức: Nắm vững cách tìm tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
 	− Kĩ năng: Có kỹ năng tìm tỉ số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
− Thái độ: Có ý thức áp dụng các kiến thức và kĩ năng nói trên vào việc giải một số bài toán thực tiễn.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : 
	− HS1: Thế nào là tỉ số của hai số ? Làm bài tập 137 SGK.
	− HS2: Nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm. Tìm tỉ số phần trăm của 15kg và 3 tạ.
	3. Bài mới: Để nắm vững hơn cách tìm tỉ số của hai số, tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích. Chúng ta giải các bài tập ở phần luyện tập.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 141/Sgk:
 Ta có: .
Nên a =3k, b =2k (kÎ Z, k¹0) 
 a – b = 8 suy ra: 3k – 2k = 8 
 hay k =8 
Vậy a = 3k = 3.8 =24
 b = 2k = 2.8 = 16
Hoạt động 1: Chữa BT 141/Sgk.
a) Gọi học sinh đọc bài tập 141 SGK.
b) Yêu cầu HS tóm tắt đề, suy nghĩ tìm cách giải.
c) Gọi 1 HS lên trình bày cách giải. (Nếu được).
 Hướng dẫn thêm nếu HS chưa tìm ra cách giải.
d) Hướng dẫn HS giải cách khác (dựa vào sơ đồ, thế a theo b hoặc ngược lại rồi từ đó giải bài toán tìm a hoặc tìm b)
a) HS đọc đề.
b) Tóm tắt đề, suy nghĩ.
c) 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
d) Nêu cách giải khác.
Bài tập 142/Sgk:
Tỉ lệ vàng nguyên chất trong vàng 4 số 9 là 99,99%.
Hoạt động 2 : Chữa BT 142/Sgk.
a) gọi HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán.
b) gọi HS trả lời câu hỏi bài toán: Em hiểu thế nào khi nói đến vàng bốn số 9 (9999)?
c) Nhận xét, chỉnh sửa.
a) HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán.
b) HS trả lời.
c) Nhận xét.
Bài tập 144/Sgk:
Lượng nước trong 4 kg dưa chuột là:
4 x 97,2% » 3,9 (kg)
Hoạt động 3: Chữa BT 144/Sgk.
a) Gọi HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán.
b) Gọi 1 HS lên bảng giải, các HS còn lại làm vào phiếu học tập.
c) Thu và chấm lấy điểm vài phiếu học tập.
d) Nhận xét, chỉnh sửa.
a) HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán.
b) HS giải.
c) Nhận xét.
Bài tập 147/Sgk:
1535m = 153500cm
Chiều dài cầu Mỹ Thuận trên bản đồ là:
153500 x1:20000 =7,675 (cm)
Hoạt động 4: Chữa BT 147/Sgk.
a) HS đọc đề, tóm tắt.
b) cho HS hoạt động nhóm giải.
c) Nhận xét, chỉnh sửa.
a) đọc đề, tóm tắt.
b) hoạt động nhóm giải bài 147/Sgk.
c) cử đại diện trình bày bài giải.
d) Nhận xét. 
	4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà :
	* Củng cố: GV chốt lại cho HS các bài toán cơ bản:
	Đối với tỉ số phần trăm ta có ba bài toán cơ bản sau:
	1) Tìm p% của số a: 
	2) Tìm một số biết p% của nó là a: 
	3) Tìm ti số phần trăm của hai sô a và b: %
Đối với tỉ lệ xích: 
1) Tìm T, biết a và b: T =
2) Tìm a, biết T và b: 	a = b.T
3) Tìm b, biết T và a: b = 
T : Tỉ lệ xích ;
a : Khoảng cách giữa hai điểm trên bản vẽ.
b : Khoảng cách giữa hai điểm trên thực tế.
	* Hướng dẫn tự học:
	a) Bài vừa học :	
	− Nắm vững cách tìm tỉ số của hai số, các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, tỉ lệ xích.
	– BTVN: Làm các bài tập còn lại.
	b) Bài sắp học : Biểu đồ phần trăm
 	Chuẩn bị: màu tô, thước, compa; sưu tầm các loại biểu đồ phần trăm (trên sách, báo, tài liệu....)
	IV. Kiểm tra:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34(103-104-105).doc