Giáo án Hình học Lớp 6 - Năm học 2005-2006 - Lê Ngọc Thành

Giáo án Hình học Lớp 6 - Năm học 2005-2006 - Lê Ngọc Thành

I. Mục tiêu bài dạy:

- H/S nắm được: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

- H/S biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm; biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng: trùng nhau; cắt nhau; song song.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.

II. Phương pháp:

- Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.

- Đơn giản các kiến thức cần truyền thụ.

III. Đồ dùng giảng dạy:

- Bảng phụ; thước thẳng .

IV. Nội dung bài dạy:

1) Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?

- Thế nào là 3 điểm không thẳng hàng?

2) Giới thiệu bài học:

- Ta đã biết thế nào là ba điểm thẳng hàng. Bài ngày hôm nay ta sẽ học: có mấy đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt: "Đường thẳng đi qua hai điểm"

3) Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Vẽ đường thẳng:

a) Cho điểm A. Vẽ đường thẳng đi qua A

b) Cho thêm điểm B khác A. Vẽ đường thẳng đi qua A, B.

Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

HOẠT ĐỘNG 2: Tên đường thẳng:

Cách 1: Đặt tên đường thẳng bằng chữ cái thường: a,b,c, .

Cách 2: Đường thẳng đia qua 2 điểm A, B gọi là đường thẳng AB; BA

Cách 3: Đặt tên bằng 2 chữ cái thường: xy; ỹ .

HOẠT ĐỘNG 3: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song:

HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết bài học:

* Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

* Hai đường thẳng có thể trùng nhau; cắt nhau, hoặc song song với nhau.

*Nhận xét giờ học.

- Vẽ được mấy đường thẳng.(vô số)

- Nhận xét

- Vẽ được mấy đường thẳng.(một)

- Nhận xét

- Có mấy cách đặt tên đường thẳng? Nêu mỗi cách?

- Thảo luận theo nhóm.

- Mõi nhóm thực hiện 1 cách

- Nhận xét

- Quan sát hình vẽ.

- Thế nào là 2 đường thẳng trùng nhau? Cắt nhau? song song với nhau?

- H/S khác nhận xét.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Năm học 2005-2006 - Lê Ngọc Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục Đông sơn
Trường THCS Đông Vinh
----------
Giáo án hình học 6
GV: Lê Ngọc Thành
Năm học 2005 – 2006
Ngày tháng Năm 2005
Tiết 3
Bài 3: đường thẳng đi qua hai điểm
I. Mục tiêu bài dạy:
- H/S nắm được: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
- H/S biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm; biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng: trùng nhau; cắt nhau; song song.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
II. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
Đơn giản các kiến thức cần truyền thụ.
III. Đồ dùng giảng dạy:
Bảng phụ; thước thẳng .
IV. Nội dung bài dạy:
1) Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?
Thế nào là 3 điểm không thẳng hàng?
2) Giới thiệu bài học:
- Ta đã biết thế nào là ba điểm thẳng hàng. Bài ngày hôm nay ta sẽ học: có mấy đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt: "Đường thẳng đi qua hai điểm"
3) Bài mới:
Hoạt động 1: Vẽ đường thẳng:
a) Cho điểm A. Vẽ đường thẳng đi qua A
b) Cho thêm điểm B khác A. Vẽ đường thẳng đi qua A, B.
Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B. 
Hoạt động 2: Tên đường thẳng:
Cách 1: Đặt tên đường thẳng bằng chữ cái thường: a,b,c, ...
Cách 2: Đường thẳng đia qua 2 điểm A, B gọi là đường thẳng AB; BA
Cách 3: Đặt tên bằng 2 chữ cái thường: xy; ỹ ...
Hoạt động 3: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song:
Hoạt động 4: Tổng kết bài học:
* Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
* Hai đường thẳng có thể trùng nhau; cắt nhau, hoặc song song với nhau.
*Nhận xét giờ học.
Vẽ được mấy đường thẳng.(vô số)
Nhận xét
Vẽ được mấy đường thẳng.(một)
Nhận xét
Có mấy cách đặt tên đường thẳng? Nêu mỗi cách?
Thảo luận theo nhóm.
Mõi nhóm thực hiện 1 cách
Nhận xét
Quan sát hình vẽ. 
Thế nào là 2 đường thẳng trùng nhau? Cắt nhau? song song với nhau?
H/S khác nhận xét.
V. Công việc về nhà:
Qua 2 điểm A, B kẻ được mấy đường thẳng?
Làm các bài tập 15 - 20 trang 109
Đọc trước và chuẩn bị bài “Thực hành: Trồng cây thẳng hàng”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày tháng Năm 2005
Tiết 4
Bài 4: thực hành: trồng cây thẳng hàng
I. Mục tiêu bài dạy:
- H/S biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm; biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng: trùng nhau; cắt nhau; song song.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi thực hành.
II. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
Đơn giản các kiến thức cần truyền thụ.
III. Đồ dùng giảng dạy:
Cọc rào; xẻng; cuốc.
IV. Nội dung bài dạy:
1) Kiểm tra bài cũ:
Qua 2 điểm A, B kẻ được mấy đường thẳng?
Thế nào là hai đường thẳng song song?
2) Giới thiệu bài học:
- Ta đã biết có duy nhất một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt, thế nào là 3 điểm thẳng hàng; 3 điểm không thẳng hàng; bài này ta thực hành trồng cây thẳng hàng
3) Bài mới:
Hoạt động 1: Chuẩn bị:
- Ba cọc tiêu; là những cây cọc bằng tre hoặc gỗ dài chừng 1,5 m có một đầu nhọn. Thân cọc được sơn hai màu xen kẽ để dễ nhìn thấy cọc từ xa.
- Dây dọi dùng để kiểm tra cọc tiêu có được đóng thẳng đứng không.
Hoạt động 2: Cách thực hành:
Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B.
Bước 2: Em thứ nhất đứng ở A, em thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C.
Bước 3: Em thứ nhất ra hiệu để em thứ hai điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi thấy cọc tiêu A che lấp hai cọc tiêu ở B và C.
Khi đó 3 điểm A,B,C thẳng hàng.
Hoạt động 3: Tổng kết bài thực hành:
* Khi ba điểm A,B,C thuộc cùng một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng.
* Khi ba điểm A,B,C không cùng thuộc bất cứ một đường thẳng nào ta nói chúng không thẳng hàng.
*Nhận xét giờ học.
Nêu những đồ dùng chuẩn bị thực hành?
Nêu tác dụng của từng thứ?
Quan sát hình vẽ 24, 25 trang 111 SGK
Thế nào là ba điểm thẳng hàng? ba điểm không thẳng hàng?
H/S khác nhận xét.
V. Công việc về nhà:
Qua 2 điểm A, B kẻ được mấy đường thẳng?
Làm các bài tập 15 - 20 trang 109
Đọc trước và chuẩn bị bài “Tia”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày tháng Năm 2005
Tiết 5
Bài 5: tia
I. Mục tiêu bài dạy:
- H/S nắm được định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau.
- H/S biết thế nào là hai tia đối nhau; hai tia trùng nhau.
- Rèn luyện cách vẽ tia; phát biểu các mệnh đề toán học.
II. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
Đơn giản các kiến thức cần truyền thụ.
III. Đồ dùng giảng dạy:
Bảng phụ; thước thẳng .
IV. Nội dung bài dạy:
1) Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?
Thế nào là 3 điểm không thẳng hàng?
2) Giới thiệu bài học:
- Ta đã biết thế nào là đường thẳng, nội dung bài học hôm nay còn cho ta biết thế nào là tia: "Tia"
3) Bài mới:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm tia:
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O (còn được gọi là một nửa đường thẳng gốc O)
Hoạt động 2: Hai tia đối nhau:
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
?1: SGK trang 112
Hoạt động 3: Hai tia trùng nhau:
Tia Ax còn có tên là tia AB. Tia Ax và tia AB trùng nhau.
Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia phân biệt 
Hoạt động 4: Tổng kết bài học:
* Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
* Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
*Nhận xét giờ học.
Quan sát H 26 SGK trang 111
Thế nào là một tia gốc O
Ngoài ra tia còn có thể gọi là gì?
H/S khác nhận xét
1 H/S vẽ 1 tia Ox
Thế nào là hai tia đối nhau?
Thảo luận theo nhóm.
Mõi nhóm thực hiện vẽ 1 hình 2 tia đối nhau.
Nhận xét
Quan sát hình vẽ. 
Thế nào là 2 tia trùng nhau? 2 tia phân biệt? 
H/S khác nhận xét.
V. Công việc về nhà:
Thế nào là tia gốc O?
Thế nào là 2 tia đối nhau? 2 tia trùng nhau? 2 tia phân biệt?
Làm các bài tập 22 - 25 trang 112 - 113
Đọc trước và chuẩn bị bài “Luyện tập”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docChon bo hinh 6 2 cot.doc