Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010

Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Về kiến thức củng cố và khắc sâu phép cộng và phép nhan số tự nhiên , các tín chất cơ bản của phép cộng và phép nhân

- Kỹ năng: Giúp học sinh vận các kiến thức đã học để giải toán ,biết sủ dụng máy tính bỏ túi

- Thái độ:Về tư tưởng : Có óc quan sát , nắm được đặc điểm cuă các phép tính ,từ đó tính hợp lý giá trị biểu thức – giúp học sinh tìm được năm ra đời cuả bài Bình Ngô Đại Cáo.

II. Chuẩn bị:

- GV: Phấn màu, thước thẳng, máy tính casio.

- HS: Phấn màu, bảng con, máy tính casio.

III. Phương pháp sử dụng: Luyện tập thực hành và hợp tác theo nhóm nhỏ.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

GV: Gọi HS lên bảng kiểm tra một số nội dung kiến thức cũ.

- Nhắc lại các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân bằng 2 cách (Kí hiệu và ngôn ngữ).

- Tính nhanh: a) 39. 36 + 39. 64 và b) 25. 15. 8. 2

HS: Lên bảng trả lời các câu hỏi của GV và thực hiện làm bài tập.

a) 39. 36 + 39. 64 = 39.(36 + 64) = 39. 100 = 3900.

b) 25. 15. 8 . 2 = 25. 8 . 15 . 2 = 200. 30 = 6000.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3. Tiết 7 	Ngày dạy: 07/9/2009
LUYỆN TẬP
I. Mục Tiêu: 
- Kiến thức: Về kiến thức củng cố và khắc sâu phép cộng và phép nhan số tự nhiên , các tín chất cơ bản của phép cộng và phép nhân 
- Kỹ năng: Giúp học sinh vận các kiến thức đã học để giải toán ,biết sủ dụng máy tính bỏ túi 
- Thái độ:Về tư tưởng : Có óc quan sát , nắm được đặc điểm cuă các phép tính ,từ đó tính hợp lý giá trị biểu thức.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phấn màu, thước thẳng, máy tính casio.
- HS: Phấn màu, bảng con, máy tính casio.
III. Phương pháp sử dụng: Luyện tập thực hành và hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi HS lên bảng kiểm tra một số nội dung kiến thức cũ.
- Nhắc lại các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân bằng 2 cách (Kí hiệu và ngôn ngữ).
- Tính nhanh: a) 29. 36 + 29. 64 và b) 25. 19. 4. 2
HS: Lên bảng trả lời các câu hỏi của GV và thực hiện làm bài tập.
a) 29. 36 + 29. 64 = 29.(36 + 64) = 29. 100 = 2900.
b) 25. 19. 4 . 2 = 25. 4 . 19 . 2 = 100. 38 = 3800.
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện tập
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện làm các bài tập.
Bài 31/17 SGK.
Tính nhanh:
a) 135 + 360 + 65 + 40
b) 463 + 318 + 137 + 22
c) 20 + 21 + 22 +  + 29 + 30
d) 215 + 175 + 85 + 25 + 15
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
GV: Gọi HS nhận xét.
Bài 32/17 SGK.
Tính nhanh các tổng sau:
a) 996 + 45
b) 37 + 198
GV: Hướng dẫn HS cách tính trước rồi sau đó yêu cầu HS làm tương tự.
VD: 97 + 19 = 97 + (3 + 16) = (97 + 3) + 16 = 
100 + 16 = 116.
GV: Phân công HS thảo luận nhóm và gọi HS lên bảng trình bày.
GV: Gọi Hs nhận xét sau khi HS làm xong.
Bài 33/17 SGK.
Cho dãy số sau: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 
Hãy viết tiếp bốn số nữa của dãy số trên.
GV: HaÕy quan sát dãy số trên và cho biết số thứ 3 có quan hệ gì với 2 số liền kề trước nó.
GV: Yêu cầu HS hãy viết tiếp 4 số nữa theo quy luật trên.
HS: Yêu cầu HS nhận xét.
HS: Chú ý và thực hiện làm các bài tập theo hướng dẫn của GV.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
a) 135 + 360 + 65 + 40 = 
= 135 + 65 + 360 + 40 = 200 + 400 = 600.
b) 463 + 318 + 137 + 22 =
= 463 + 137 + 318 + 22 = 600 + 340 = 940.
c) 20 + 21 + 22 +  + 29 + 30 = 
= (20 + 30) + (21+29) + (22+28) + (23+27) + (24+26) + 25 = 50 + 50 + 50 + 50+ 50 + 25 = 275
d) 215 + 175 + 85 + 25 + 15 = 215 + 85 + 175 + 25 + 15 = 300 + 200 + 15 = 515.
HS: Nhận xét.
HS: Chú ý hướng dẫn của GV và tiến hành làm theo yêu cầu của GV.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4) + 41 = 1000 + 41 = 1041.
b) 37 + 198 = (35+2) + 198 = 35 + (2+198) = 35 + 200 = 235.
HS: Nhận xét.
HS: số thức 3 bằng tổng 2 số liền kề trước nó.
HS: Lên bảng viết tiếp 4 số nữa theo quy luật trong dãy số trên.
HS1: 13
HS2: 21
HS3: 34
HS4: 55
HS: Nhận xét. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng máy tính và dặn dò
GV: Hướng dẫn HS sử dụng máy tính casio trong việc thực hiện phép tính: Giúp HS làm quen các phím chức năng của máy tính và cách thức thực hiện phép tính dựa vào máy tính casio. Sau đó GV cho HS thực hiện làm một số phép toán áp dụng máy tính casio.
GV: Yêu cầu HS đọc mục “Có thể em chưa biết”.
GV: Về nhà làm bài tập trong SBT.
Tuần 3. Tiết 8 	Ngày dạy: 08/9/2009
LUYỆN TẬP 2
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Về kiến thức củng cố và khắc sâu phép cộng và phép nhan số tự nhiên , các tín chất cơ bản của phép cộng và phép nhân 
- Kỹ năng: Giúp học sinh vận các kiến thức đã học để giải toán ,biết sủ dụng máy tính bỏ túi 
- Thái độ:Về tư tưởng : Có óc quan sát , nắm được đặc điểm cuă các phép tính ,từ đó tính hợp lý giá trị biểu thức – giúp học sinh tìm được năm ra đời cuả bài ‘’ Bình Ngô Đại Cáo’’.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phấn màu, thước thẳng, máy tính casio.
- HS: Phấn màu, bảng con, máy tính casio.
III. Phương pháp sử dụng: Luyện tập thực hành và hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi HS lên bảng kiểm tra một số nội dung kiến thức cũ.
- Nhắc lại các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân bằng 2 cách (Kí hiệu và ngôn ngữ).
- Tính nhanh: a) 39. 36 + 39. 64 và b) 25. 15. 8. 2
HS: Lên bảng trả lời các câu hỏi của GV và thực hiện làm bài tập.
a) 39. 36 + 39. 64 = 39.(36 + 64) = 39. 100 = 3900.
b) 25. 15. 8 . 2 = 25. 8 . 15 . 2 = 200. 30 = 6000.
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện tập
GV: Yêu cầu HS thực hành làm các dạng bài tập thông qua hoạt động nhóm.
Bài 35/19 SGK.
Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả của mỗi tích:
15 . 2 . 6; 
4 . 4 . 9; 
5 . 3 . 12; 
8 . 18;
15 . 3 . 4;
8 . 2 . 9;
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện tìm các tích bằng nhau mà không cần tính.
GV: Gọi HS nhận xét.
Bài 36/19 SGK.
Tính nhẩm các phép toán theo yêu cầu sau:
a) Aùp dụng tính chất kết hợp của phép nhân thực hiện tính:
15 . 4; 25 . 12; 125 . 16;
b) Aùp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng thực hiện tính:
25 . 12; 34 . 11; 47 . 101; 
GV: Hướng dẫn HS cách thực hiện tính và yêu cầu HS chú ý thực hiện theo.
VD: Aùp dụng T/c kết hợp của phép nhân:
45.6 = 45.(2.3) = (45.2).3 = 90 . 3 = 270
Aùp dụng T/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 
45.6 = (40+5).6 = 40 . 6+ 5 .6 = 240 + 30 = 270.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện phép tính.
GV: Gọi HS nhận xét.
Bài 38/20 SGK.
Hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính casio để thực hiện phép tính nhân.
GV: Thao tác các phím chức năng trên máy tính để thực hiện phép tính.
GV: Yêu cầu HS thực hành tính.
375 . 376 và 624 . 625
HS: Tiến hành hoạt động nhóm để làm các dạng bài tập.
HS: Thực hiện tìm tích của các số tương đương trên mà không cần thực hiện tính.
* 15 . 2 . 6 = 15 . 3 . 4 = 5 . 3 . 12 
 ( vì cùng bằng 15 . 12 )
* 4. 4 .9 = 8 . 18 = 8 . 2 . 9 
 ( vì cùng bằng 8 . 18 )
HS: Nhận xét.
HS: Chú ý hướng dẫn của GV.
HS: Thảo luận nhóm tiến hành thực hiện tính.
a) 15 . 4 = 15 . ( 2 . 2 )
= ( 15 . 2 ) . 2 = 30 . 2 = 60
 25 . 12 = 25 . ( 4 . 3 )
= ( 25 . 4 ) . 3 = 100 . 3 = 300
 125 . 16 = 125 . 8 . 2 = (125 . 8) . 2 = 1000 . 2 = 2000
b ) 25 . 12 = 25 ( 10 + 2 ) = 250 + 50 
= 300
 34 . 11 = 34 ( 10 + 1 ) = 340 + 34 = 374
 47 . 101 = 47 (100 + 1) = 47 . 100 + 47 .1 = 4700 + 47 = 4747
HS: Nhận xét.
HS: Chú ý cách hướng dẫn sử dụng máy tính casio thực hiện tính.
HS: Thực hiện tính và dọc kết quả
Hoạt động 2: Dặn dò
- Chú ý cách áp dụng các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân vào việc thực hiện phép tính.
- Làm các bài tập 37, 39 tr 20 SGK và tất cả các bài tập trong SBT.
Tuần 3. Tiết 9 	Ngày dạy: 10/9/2009
§6 PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 -Học sinh hiểu được khi nào kết quả của phép cộng trừ là một số tự nhiên, kết quả của phép chia là một số tự nhiên.
 - Học sinh nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài toán bài toán trong thực tế.
3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, chính xác
II. Chuẩn bị:
	GV: Bảng phụ, phấn màu
	HS: Bảng con
III. Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
IV.Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (8’)
Aùp dụng tính chất : a(b + c) Và a (b -c ) =ab -ac để tính nhẩm :
Ví dụ : 25 . 12 = 25(10 + 2) = 250 + 50 = 300
 13 . 19 = 13(100-1) = 1300 - 13 = 1287
 HS1 : Hãy tính 47 .101 Đáp : = 47(100 +1) = 4700 + 47 = 4747
 HS2 : Hãy tính 16 . 19 Đáp : = 16(20 -1) = 320 – 16 = 304
 Phép cộng và phép nhân luôn thực hiện được trong tập hợp số tự nhiên. Còn phép trừ và phép chia có thể thực hiện được hay không? Bài hôm nay chúng ta sẽ biết được điều này.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: phép trừ hai số tự nhiên (12’)
Ta có: 2 + x = 5 khi đó x = 3. Để tìm được số 3 ta thực hiện phép toán trừ 
Người ta dùng dấu "-" để chỉ phép trừ 
 a - b = c
 (số bị trừ) - (số trừ ) = (Hiệu)
GV: Hướng dẫn HS phép tính trừ thông qua trục số.
?1/21
Điền vào chỗ trống:
a - a = --- ; b) a - 0 = --- ; 
c) Điều kiện nào để có hiệu a - b là---
? 2 / 21
 0 : a= ---(a ¹ 0); b) a : a = ---(a ¹ 0)
c) a : 1 = ---
 HS chú ý theo giỏi và ghi bài
?1/21
 Đáp : a) 0 ; b) a ; c) a ³ b 
? 2 / 21
Đáp : a) 0 ; b) 1 ; c) a
Hoạt động 2: Phép chia hết phép chia có dư (23’)
GV: Với hai số tự nhiên 12 và 3 có số tự nhiên x mà 3 . x = 12 ( vì 3 . 4 = 12)
Tuy nhiên, vói hai số tự nhiên 12 và 5
Không có số tự nhiên x nào để 5. x =12
Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó 
b ¹ 0,nếu có số tự nhiên x sao cho 
b . x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết cho a : b = x .
Người ta dùng dấu " : " Để chỉ phép chia.
 a : b = c
 ( số bị chia) (số chia) = (Thương)
Tổng quát: 
Cho hai số tự nhiên a và b trong đó 
(b ¹ 0),
Ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho:
 a = b . q + r
Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết.
Nếu r ¹ 0 thì ta có phép chia có dư
 1. Điều kiện để thực hiện được phép trừ 
 là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số bị trừ .
2.Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho 
a . b = q
Trong phép chia có dư :
Số bị chia = số chia . thương + số dư
 a = b . q + r (0<r<b)
 Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
4. Số chia bao giờ cũng khác 0
GV: Gọi HS áp dụng T/c thực hiện làm bài tập 43 và 46 tr 23 SGK.
GV: Gọi HS nhận xét.
HS: Xét hai phép chia sau :
3 14 3
 0 4 2 4
Phép chia 12 cho 3 là phép chia hết : 12 chia cho 3 được 4. Phép chia 14 cho 3 được 4 dư 2.
 Ta có : 
 14 = 3 . 4 + 2
 (Số bị chia) = (Số chia). (Thương)+ (Số dư)
Bài 46 / 24
Trong phép chia cho 2, số dư có thể bằng 0 hoặc 1. Trong mỗi phép chia cho 3, cho 4, cho 5 số dư có thể bằng bao nhiêu ?
Dạng tổng quát của số chia hết cho 2 là 2k, tổng quát của số chia hết cho 2 dư 1
 là 2k + 1 với k Ỵ N.Hãy viết dạng tổng 
 quát của số chia hết cho 3, số chia hết 
 cho 3 dư 1, số chia hết cho 3 dư 2
 Đáp : 3k ; 3k + 1 ; 3k + 2 (k Ỵ N)
Bài 43 / 23
Học sinh chia thành 4 tổ, mỗi tổ 6 nhóm mỗi nhóm chia làm 2 em . xem hình trong sách trang 23 để giải
 Đáp : 1 kg = 1000
Dĩa cân bên phải nặng 
1000 + 500 = 1500g
Dĩa cân bên trái nặng 100 g 
Vây quả bí nặng 1500 - 100 = 1400g
HS: Nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh về nhà (2’)
Về nhà chú ý học thuộc các tính chất của phép trừ và phép chia.
Về nhà làm tiếp các bài tập : 41 ; 42, 44, 45 trang 23-24

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc