Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 60: Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 60: Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu

1/ Kiến thức: Phép nhân hai số nguyên khác dấu.

 2/ Kỹ năng: Tính đúng tích hai số nguyên khác dấu

 3/ Thái độ: Nghim tc, cẩn thận khi nhn dấu.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

· GV: Bảng phụ ghi quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, ví dụ trang 88 SGK, bài tập 76, 77 SGK

· HS:. Bảng con để hoạt động nhóm.

III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp gợi mở vấn đáp đan xen HĐ nhóm

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 60: Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/1/2011
Ngày dạy: 4/1/2011
Tiết 60
§ 10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I.MỤC TIÊU
	1/ Kiến thức: Phép nhân hai số nguyên khác dấu.
	2/ Kỹ năng: Tính đúng tích hai số nguyên khác dấu
	3/ Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận khi nhân dấu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Bảng phụ ghi quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, ví dụ trang 88 SGK, bài tập 76, 77 SGK 
HS:. Bảng con để hoạt động nhóm.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp gợi mở vấn đáp đan xen HĐ nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Th.Gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
5 ph
Hoạt động 1 : KIỂM TRA BÀI CŨ
GV nêu câu hỏi kiểm tra
- HS : Phát biểu quy tắc chuyển vế.
Chữa bài tập số 96 trang 65 SBT: 
Tìm số nguyên x, biết:
a)2 – x = 17 – (-5).
b) x – 12 = (-9) - 15
- 1 HS kiểm tra.
- Các HS khác theo dõi và nhận xét.
10 phút
Hoạt động 2: 1.NHẬN XÉT MỞ ĐẦU
1.NHẬN XÉT MỞ ĐẦU
GV : Chúng ta đã học phép cộng , phép trừ các số nguyên. Hôm nay ta sẽ học tiếp phép nhân số nguyên.
Em đã biết phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau. Hãy thay phép nhân bằng phép cộng để tìm kết quả.
GV : Qua các phép nhân trên, khi nhân hai số nguyên khác dấu em có nhận xét gì về giá trị tuyệt đối của tích? Về dấu của tích ?
GV : Ta có thể tìm ra kết quả phép nhân bằng cách khác, vídụ:
(-5).3 = (-5) + (-5) + (-5)
 = - (5+5+5)
 = -5.3
 = - 15
Tương tư,ï hãy áp dụng với
 2 . (- 6)
HS thay phép nhân bằng phép cộng ( gọi HS lần lượt lên bảng )
HS :Khi nhân hai số nguyên khác dấu, tích có:
+ giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối.
+dấu là dấu “ –”
HS giải thích các bước làm.
+ thay phép nhân bằng phép cộng.
+ cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu trừ đằng trước.
+chuyển phép cộng trong ngoặc thành phép nhân.
+ nhận xét về tích.
1.NHẬN XÉT MỞ ĐẦU
3.4 = 3 + 3 + 3 +3 = 12
(-3).4 = (-3)+(-3)+(-3)+(-3)=
 = - 12
(-5).3=(-5) + (-5) + (-5)= -15
 2.(–6) = (-6) + (-6) = - 12
vídụ:
(-5).3 = (-5) + (-5) + (-5)
 = - (5+5+5)
 = -5.3
 = - 15
18 phút
Hoạt động 3 : QUY TẮC NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
a) Quy tắc SGK.
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc
nhân 2 số số nguyên khác dấu.
- Đưa quy tắc nhân lên màn hình và gạch chân các từ” nhân hai giá trị tuyệt đối “ “dấu – ”.
- HS nêu quy tắc.
- Nhắc lại quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu
- quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu :
QUY TẮC NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
a) Quy tắc SGK.
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu – So sánh với quy tắc nhân.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 73,74 trang 89 SGK.
 B)b) Chú ý : 15 . 0 = 0
 (-15). 0 = 0
 với a Z thì a .0 = 0
GV cho HS làm bài tập 75 trang 89
c)Ví dụ:( SGK trang 89)
GV đưa đề bài lên màn hình yêu cầu HS tóm tắt đề.
Giải : Lương công nhân A tháng vừa qua là :
40.20000 + 10. (-10000)
=800000+(-100000)=700000đ -GV còn có cách giải khác không ?
+ trừ 2 giá trị tuyệt đối.
 + dấu là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn( có thể «  + » , có thể « - » )
-HS làm bài tập 73, 74 SGK
HS nêu kết quả của phép nhân 1 số nguyên với 0
- Bài 75 SGK : 
-HS tóm tắt đề:
Một tháng làm : 40 sản phẩm đúng quy cách và 10 sản phẩm sai quy cách. Tính lương tháng?
- HS nêu cách tính.
Bài tập 73,74 trang 89 SGK.
-5. 6 = - 30 : 9. (-3) = -27
 -10.11 =-110 ;150.(-4)=-600-
Bài tập 75 trang 89 SGK
So sánh
 -68. 8 < 0
 15. (-3) < 15
 (-7) .2 < (-7)
1 sản phẩm đúng quy cách:
 +20000 đ
 1 sản phẩm sai quy cách :
 - !0000 đ
Ví dụ:( SGK trang 89)
-Cách khác ( tổng số tiền được nhận trừ đi tổng số tiền bị phạt)
 40. 20000-10.10000 =
=800000 – 100000 =700000
10 phút
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
- GV phát biểu quy tắc nhân 2 số nguyên trái dấu ?
- GV yêu cầu HS làm bài tập 76 trang 89 SGK.
 Điền vào ô trống( thay ô cuối cùng)
- GV cho HS làm bài tập:
“ đúng hay sai ? Néu sai hãy sữa lại cho đúng”.
a) Muốn nhân 2 số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
b) Tích 2 số nguyên trái dấu bao giờ cũng là 1 số âm.
c) a.(-5) < 0 với a Z và 0
d) x+x+x+x = 4 +x
e)(-5).4 < (-5). 0
-GV kiểm tra kết quả 2 nhóm
- Hai HS nhắc lại quy tắc.
HS lên bảng điền vào ô trống
HS hoạt động nhóm
LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
Bài tập 76 trang 89 SGK.
x
5
-18
y
-7
10
-10
-25
x.y
-180
0
Bài tập:“ đúng hay sai
- Đáp án :
a) Sai ( nhầm sang quy tắc dấu của phép cộng 2 số nguyên khác dấu)
Sửa lại : đặt trước tích tìm được dấu «  - « 
b) Đúng.
c) Sai vì a có thể = 0
nếu a =0 thì 0.(-5) = 0 
Sửa lại :a.(-5) với a Z và a 0
d)Sai, phải = 4. x
e) Đúng vì (-5) .4 = -20
 -5 .0 = 0
2 phút
Hoạt động 5 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học thuộc lòng quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu- So sánh với quy tắc cộng 2 số nguyên khác dấu.
Bài tập về nhà bài 77 trang 89 SGK . Bài 113, 114,115.116,117trang68SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docT60 - Nhan hai so nguyen khac dau.doc