Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 59 đến 64 - Năm học 2010-2011 - Lê Văn Hòa

Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 59 đến 64 - Năm học 2010-2011 - Lê Văn Hòa

Ngày soạn: 05 /01/11 Ngày dạy: /01/110 Tiết 60 §10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

I. Mục tiêu:

* Kiến thức: Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên: thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau, HS tìm được kết quả phép nhân hai số nguyên khác dấu.

* Kỹ năng: Học sinh tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu và biết vận dụng vào một số bài toán thực tế.

* Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị:

- GV: Phấn màu, bảng phụ

- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Bài mới:

Ghi bảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra 7p

 - Phát biểu quy tắc chuyển vế.

- Làm bài tập 96 tr.65 SBT

Tìm số nguyên x biết:

a) 2 – x = 17 – (-5)

b) x – 12 = (-9) -15

Sau đó GV yêu cầu 3 HS đem bài lên bảng và sửa bài của HS dưới lớp.

Lưu lại hai bài trên góc bảng. - HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập, HS dướp lớp làm bài tập vào bảng phụ

a) 2 – x = 17 – (-5)

2 – x = 22

 x = 2 – 22

 x = - 20

b) x – 12 = (-9) -15

x = 12 – 9 – 15

x = - 12

HS nhận xét bài của các bài trên bảng.

Hoạt động 2: Nhận xét mở đầu (10 phút)

- KT: Hiểu được phép nhân các số nguyên chính là phép cộng các số hạng bằng nhau.

- KN: Biết tìm tích các số nguyên bằng phép cộng các số nguyên

I. Nhận xét mở đầu:

 - Phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau. Hãy thay phép nhân bằng phép cộng để tìm kết quả.

- Qua các phép nhân trên, khi nhân 2 số nguyên khác dấu, có nhận xét gì về giá trị tuyệt đối của tích?

- Ta có thể tìm ra kết quả phép nhân bằng cách khác,

ví dụ:

 (-5) . 3 = (-5) + (-5) + (-5)

 = - (5 + 5 + 5)

 = - 15

Tương tự hãy áp dụng với

2 . (-6) - HS thay phép nhân bằng phép cộng (lần lượt từng HS lân bảng)

3.4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12

(-3).4=(-3)+(-3)+(-3)+(-3) = -12

(-5).3 = (-5) + (-5) + (-5) = -15

2.(-6) = (-6) + (-6) = -12

- HS khi nhân hai số nguyên khác dấu, tích có:

+ giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối.

+ dấu là dấu “-“

- HS giải thích:

+ Thay phép nhân bằng phép cộng

+ Cho các số hạng vào tronhg ngoặc có dấu “-“ đằng trước.

+ Chuyển phép cộng trong ngoặc thành phép nhân.

+ Nhận xét về tích

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 18Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiết 59 đến 64 - Năm học 2010-2011 - Lê Văn Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 /01/11 Ngày dạy: /01/11
Tiết 59	§9. QUY TẮC CHUYỂN VẾ 
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Học sinh hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức.
- HS nắm và vận dụng được quy tắc chuyển vế.
* Kỹ năng: Học sinh vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế
* Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác.
II Chuẩn bị:
* GV: Phấn màu, bảng phụ.
* HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết
III. Tiến trình lên lớp:
Ghi bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút)
- GV ghi đề kiểm tra lên bảng phụ:
HS1:
- Phát biểu quy tắc dấu ngoặc?
- Làm bài 60 tr.85 SGK
- HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập, HS dướp lớp làm bài tập vào bảng phụ
HS1: 
a) = 346
b) = -69
Hoạt động 2: Tính chất của đẳng thức (10 phút)
- KT: HS hiểu được 3 tính chất của đẳng thức.
1. Tính chất của đẳng thức
Nếu a = b thì a + c = b + c
Nếu a + c = b + c thì a = b
Nếu a = b thì b = a
- GV giới thiệu cho HS quan sát hình vẽ và nhận xét:
- Tương tự như trong phép cân ở hình vẽ. Nếu ban đầu ta có hai 2 số bằng nhau, ký hiệu: a = b ta được đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái dấu “=”, vế phải là biểu thức ở bên phải dấu “=”.
- Từ quan sát hình vẽ, có thể rút ra nhận xét gì về tính chất của đẳng thức?
- GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất của một đẳng thức
- Áp dụng tính chất vào ví dụ.
- HS quan sát hình vẽ và rút ra nhận xét:
- Khi cân thăng bằng nếu đồng thời cho thêm 2 vật có khối lượng bằng nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
- Ngược lại nếu đồng thời bớt 2 vật có khối lượng bằng nhau ở 2 đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
- HS nhận xét: Nếu thêm cùng 1 số vào 2 vế của một đẳng thức thì ta vẫn được một đẳng thức
Hoạt động 3: Ví dụ (5 phút)
- KT: Khắc sâu 3 tính chất của đẳng thức.
- KN: Vận dụng 3 tính chất của đẳng thức vào việc giải các bài tập .
2. Ví dụ:
a) x – 2 + 2 = -3 + 2
 x + 0 = -3 + 2
 x = -1
b) x + 4 = -2
 x + 4 – 4 = -2 – 4
 x + 0 = -2 – 4
 x = -6
Tìm số nguyên x biết:
 x – 2 = 3
- Làm thế nào để vế trái chỉ còn x?
- Thu gọn các vế?
- GV yêu cầu HS làm ?2
- HS: Thêm 2 vào 2 vế
 x – 2 + 2 = -3 + 2
 x + 0 = -3 + 2
 x = -1
- HS làm ?2: Tìm x biết:
 x + 4 = -2
 x + 4 – 4 = -2 – 4
 x + 0 = -2 – 4
 x = -6
Hoạt động 4: Quy tắc chuyển vế (15 phút)
- KT: HS nắm được quy tắc dấu ngoặc.
- KN: Vận dụng quy tắc dấu ngoặc làm tốt các dạng bài tập.
3. Quy tắc chuyển vế:
Quy tắc: Học SG tr.87
Nhận xét: SGK tr,87
- Dựa vào các phép biến đổi trên:
x – 2 = -3 x + 4 = -2
x = -3 + 2 x = -2 - 4
- Em có nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức?
- GV giới thiệu quy tắc chuyển vế tr.86 SGK
- Yêu cầu HS làm ví dụ:
a) x – 5 = -13 
b) x – (-5) = 2
- Yêu cầu HS làm ?3
- Tìm x biết: x + 8 = (-5) + 4
Nhận xét:Phép cộng hai số nguyên và phép trừ hai số nguyên có mối quan hệ như thế nào?
Gọi x là hiệu của a và b
Ta có x = a – b
- Áp dụng quy tắc chuyển vế 
x + b=a 
=> Phép trừ là phép toán ngược của phép toán cộng.
- HS nhận xét theo quy tắc trong SGK
- Làm ví dụ
a) x – 5 = -13
 x = -13 + 5
 x = - 8
b) x – (-5) = 2
 x = 2 + (-5)
 x = -3
- HS dựa vào phần dẫn dắt của GV nhận xét phép toán trừ là phép toán ngược của phép toán cộng.
Hoạt động 5: Củng cố (6 phút)
- Nhắc lại các tính chất của đẳng thức.
- Nhắc lại quy tắc chuyển vế.
- Làm bài 61, 67 tr.87 SGK.
Bài 61 tr.83 SGK	
 a) 7 – x = 8 – (-7) 	b) x = -3
 7 – x = 15
 -x = 8
 x = -8 
Bài 63 tr.83 SGK
	a) Sai 	b) Sai
Hoạt động6 : Hướng dẫn về nhà (1 ph)
+ Học bài trong SGK và trong vở ghi.
+ BTVN: 62 à 65 tr.87 (SGK) 
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 05 /01/11 Ngày dạy: /01/110 Tiết 60	§10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên: thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau, HS tìm được kết quả phép nhân hai số nguyên khác dấu.
* Kỹ năng: Học sinh tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu và biết vận dụng vào một số bài toán thực tế.
* Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
GV: Phấn màu, bảng phụ
HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Bài mới:
Ghi bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra 7p
Phát biểu quy tắc chuyển vế.
Làm bài tập 96 tr.65 SBT
Tìm số nguyên x biết:
2 – x = 17 – (-5)
x – 12 = (-9) -15
Sau đó GV yêu cầu 3 HS đem bài lên bảng và sửa bài của HS dưới lớp.
Lưu lại hai bài trên góc bảng.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập, HS dướp lớp làm bài tập vào bảng phụ
2 – x = 17 – (-5)
2 – x = 22
 x = 2 – 22
 x = - 20
x – 12 = (-9) -15
x = 12 – 9 – 15
x = - 12
HS nhận xét bài của các bài trên bảng.
Hoạt động 2: Nhận xét mở đầu (10 phút)
- KT: Hiểu được phép nhân các số nguyên chính là phép cộng các số hạng bằng nhau.
- KN: Biết tìm tích các số nguyên bằng phép cộng các số nguyên
I. Nhận xét mở đầu:
- Phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau. Hãy thay phép nhân bằng phép cộng để tìm kết quả.
- Qua các phép nhân trên, khi nhân 2 số nguyên khác dấu, có nhận xét gì về giá trị tuyệt đối của tích?
- Ta có thể tìm ra kết quả phép nhân bằng cách khác, 
ví dụ:
 (-5) . 3 = (-5) + (-5) + (-5)
 = - (5 + 5 + 5)
	= - 15
Tương tự hãy áp dụng với 
2 . (-6)
- HS thay phép nhân bằng phép cộng (lần lượt từng HS lân bảng)
3.4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12
(-3).4=(-3)+(-3)+(-3)+(-3) = -12
(-5).3 = (-5) + (-5) + (-5) = -15
2.(-6) = (-6) + (-6) = -12
- HS khi nhân hai số nguyên khác dấu, tích có:
+ giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối.
+ dấu là dấu “-“
- HS giải thích:
+ Thay phép nhân bằng phép cộng
+ Cho các số hạng vào tronhg ngoặc có dấu “-“ đằng trước.
+ Chuyển phép cộng trong ngoặc thành phép nhân.
+ Nhận xét về tích
Hoạt động 3: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu (18 phút).
KT: Nắm được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- KN: tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu và biết vận dụng vào một số bài toán thực tế.
I. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
1. Quy tắc: Học SGK
2. Chú ý: 
Với a Î Z thì a . 0 = 0
3. Ví dụ: 
Giải:
Lương công nhân A tháng vừa qua là:
 40 . 20000 + 10. (-10000)
= 800000 + (-100000) 
= 7000000 (đ)
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
So sánh hai quy tắc này.
Làm bài 73, 74 tr.89 SGK
Chú ý: 15 . 0 = 0
 (-15).0 = 0
Với a Î Z thì a . 0 =?
HS làm bài 75 tr.89 SGK
GV treo bảng phụ có ghi sẵn đề ví dụ lên bảng.
HS tóm tắt đề.
Giải: Lương công nhân A tháng vừa qua là:
 40 . 20000 + 10. (-10000)
= 800000 + (-100000) 
= 7000000 (đ)
Ta còn có cách giải nào khác không?
- HS nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
+ trừ hai giá trị tuyệt đối
+ dấu là dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
HS làm bài tập 73, 74 tr.89 SGK
Từ những ví dụ nêu kết quả của phép nhân 1 số nguyên với 0
Bài 75 tr.89 SGK: So sánh:
-68 . 8 < 0
15 . (-3) < 15
-7 . 2 < -7)
HS tóm tắt đề:
1 sản phẩm đúng quy cách: +20000đ
1 sản phẩm sai quy cách: -10000đ
1 tháng làm 40 sản phẩm đúng quy cách và 10 sản phẩm sai quy cách. Tính lương tháng?
HS nêu cách tính.
Hoạt động 4: Củng cố (10 phút)
KT: Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
KN: Vận dụng quy tắc làm tôt các bài tập liên quan.
Bài 76 tr.89 SGK
x
5
-18
y
-7
10
-10
-25
x.y
-180
0
- Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên trái dấu?
- Làm bài 76 tr.89 SGK
Bài tập: Đúng hay sai? Nếu sai sửa lại cho đúng?
a) Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
b) Tích của hai số nguyên trái dấu bao giờ cũng là một số âm.
c) a. (-5) < 0 với a Î Z và a ³ 0
d) x + x + x + x = 4 + x
e) (-5) .4 < -5.0
HS hoạt động nhóm.
a) Sai (nhầm sang quy tắc dấu của phép cộng hai số nguyên khác dấu)
Sửa lại: đặt trước tích tìm được dấu “-“
b) Đúng
c) Sai vì a có thể bằng 0
Sửa lại: a.(-5) £ a với a Î Z và a ³ 0
d) Sai, phải = 4.x
e) Đúng
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1 ph)
- Về nhà học theo vở ghi và sgk
- BTVN: 77 tr.89 SGK + 113 à 117 (SBT)
- Tiết sau: Nhân hai số nguyên cùng dấu.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 09 /01/11 Ngày dạy: 12 /01/110 Tiết 61 §11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấup, đặc biệt là dấu của tích hai số âm.
* Kỹ năng: Học sinh biết vận dụng quy tắc để tính tích hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích.
* Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: 
* GV: Phần màu, bảng phụ
* HS: Chuẩn bị bảng nhóm, bút viết
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Bài mới:
Ghi bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 ph)
- GV ghi đề kiểm tra lên bảng phụ:
HS1:
- Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- Làm bài tập 77 tr.89 SGK
HS 2:
- Làm bài tập 112 tr.58 SBT:
Điền vào ô trống:
m
4
-13
-5
n
-6
20
-20
m.n
-260
-100
- Nếu tích 2 số nguyên là số âm thì 2 thừa số đó có dấu như thế nào?
HS1:
- Phát biểu quy tắc
- Làm bài tập:
Chiều dài của vải mỗi ngày tăng là:
a) 250 . 3 = 750 dm
b) 250 . (-2) = -500 (dm) (nghĩa là giảm 500 dm)
HS2:
- Làm bài tập 112 tr.58 SBT
- Nếu tích 2 số nguyên là số âm thì 2 thừa số đó khác dấu nhau.
HS nhận xét bài của các bài trên bảng.
Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên dương (5 phút)
- KT: Hiểu được nhân hai số nguyên dương cũng chính là nhân hai số tự nhiên.
- KN: Vận dụng làm tốt bài tập .
KN: Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (Bỏ ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).
1. Nhân hai số nguyên dương:
?1 a) 12 . 3 = 36
 b) 5. 120 = 600
- Hai số nguyên dương cũng chính là hai số tự nhiên. Do đó nhân hai số nguyên dương cũng chính là nhân hai số tự nhiên.
- GV yêu cầu HS làm ?1
- Vậy tích của hai số nguyên dương là số nguyên âm hay số nguyên dương?
- Yêu cầu HS tự cho ví dụ về nhân hai số nguyên dương
- Theo dõi
- HS làm ?1
- Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương
- HS lấy ví dụ về nhân hai số nguyên dương
Hoạt động 3: Nhân hai số nguyên âm (15 phút)
KT: Nắm được quy tắc nhân hai số nguyên âm.
- KN: Vận dụng làm tốt bài tập .
2. Nhân hai số nguyên âm:
?2 Kết quả của hai tích cuối:
(-1) . (-4) = 4
(-2) . (-4) = 8
* Quy tắc: Học SGK
- Yêu cầu HS làm ?2
- Hãy quan sát kết quả 4 tích đầu, rút ra nhận xét, dự đoán kết quả của hai tích cuối
- GV treo bảng ghi sẵn đề ?2
- GV sửa bài và khẳng định kết quả như bên là đúng. Vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta là như thế nào? ... Hãy viết tích 2.2.2.2 dưới dạng lũy thừa? 
- Tương tự hãy viết (-2). (-2). (-2) dưới dạng lũy thừa?
- So sánh dấu của (-2)3 với (-2)4
Làm ?1, ?2
- Nêu tính chất 2: muốn nhân 1 tích hai thừa số với thừa số thứ 3 ta có thể lấy thừa số thứ nhất nhân với tích thừa số thứ 2 và thứ 3
- Viết bài
 - Nêu tính chất
- HS làm bài 90 tr.95 SGK
a) = [15.(-2)] . [(-5) . (-6)]
 = (-30) . (+30) = -900
b) = (4.7) . [(-11) . (-2)]
 = 28 . 22 = 616
HS tính nhanh:
= [(-4) . (-25)].[125 . (-8)] . (-6)
= 100 . (-1000) . (-6) = 600000
- Trả lời: 24
- Trả lời: (-2)3
Dấu của (-2)3 là dấu “-“
Dấu của (-2)4 là dấu “+”
Hoạt động 4: Nhân với 1 (4 phút)
- KT: Nắm được t/c nhân với 1 của số nguyên
3. Nhân với 1
(1. a) = a . 1 = a 
- Nhân một số tự nhiên với 1 bằng?
Tương tự, khi nhân một số nguyên với 1 ta có kết quả như thế nào?
à Công thức?
Nhân một số nguyên với
 (-1) =?
- Tích của một số tự nhiên với 1 bằng chính nó.
Tương tự tích của 1 số nguyên với 1 bằng chính nó.
a. (-1) = (-1).a = -a
Hoạt động 5: Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng (9 phút)
- KT: Nắm được t/c phân phối của phép nhân với phép cộng các số nguyên
- KN: Vận dụng t/c làm tốt bài tập .
a . (b + c) = ab + ac c)
4. Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng:
?5
a) (-8) . (5 + 3)
= (-8) . 5 + (-8) . 3
= (-40) + (-24) = -64
b) (-3 + 3).(-5) = 0 . (-5) = 0
(-3 + 3).(-5) =-3.(-5)+ (-5).3
= 15 + (-15) = 0
- Muốn nhân một số với 1 tổng ta làm như thế nào?
- Công thức tổng quát?
- Nếu a.(b – c) thì sao?
- Yêu cầu HS làm ?5
(-8) . (5 + 3)
(-3 + 3) . (-5)
- Muốn nhân một số với 1 tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại.
a . (b – c) = a . [b + (-c)]
 = a.b + a. (-c)
 = ab – ac
- HS lên bảng làm ?5
a) = (-8) . 5 + (-8) . 3
 = (-40) + (-24) = -64
b) = 0 . (-5) = 0
(-3 + 3).(-5) =-3.(-5)+ (-5).3
= 15 + (-15) = 0
Hoạt động 6: Củng cố (5 phút)
- Phép nhân trong Z có những tính chất gi? Phát biểu thành lời?
- Tích của nhiều số nguyên mang dấu “+” khi nào? Mang dấu “ – “ khi nào? Bằng 0 khi nào?
Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà (1 ph)
+ Học bài trong vở ghi và trong SGK
+ BTVN: 77 tr.89 SGK + 113 à 117 (SBT)
+ Tiết sau: Tính chất của phép nhân(tiếp theo)
IV. Rút kinh nghiệm:
******************************
Ngày soạn: 13 /01/11 Ngày dạy: 17 /01/110 Tiết 63 §12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN (Tiếp theo)
(a . b) . c = a . (b . c)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân trong Z và nhận xét của phép nhân nhiều số nguyên, phép nâng lên lũy thừa.
* Kỹ năng: Học sinh hiểu và biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép để tính đúng, tính nhanh, tính giá trị của biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
* Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác về dấu và về tính toán cộng, trừ, nhân các số nguyên.
II. Chuẩn bị: 
* GV: Phấn màu, thước thẳng.
* HS: Học bài và làm bài tập
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới:
Ghi bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8 ph)
- Nêu câu hỏi:
+ HS1: Phát biểu các tính chất của phép nhân số nguyên. Viết công thức tổng quát.
Làm bài 92b tr.95 SGK: Tính:
(37 – 17).(-5) + 23. (-13 – 17)
+ HS 2: Thế nào là lũy thừa bậc n của số nguyên a?
Làm bài 94 tr.95 SGK
Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa:
a) (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5).
b) (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3)
- Sau đó GV yêu cầu 2 HS đem bài lên bảng và sửa bài của HS dưới lớp.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập, HS dướp lớp làm bài tập vào bảng phụ
HS 1 trả lời câu hỏi làm bài 92b tr.95 SGK.
(37 – 17).(-5) + 23. (-13 – 17)
= 20 . (-5) + (23 . (-30)
= -100 – 690 = -790
+ HS2: Lũy thừa bậc n của số nguyên a là tích của n số nguyên a.
Bài 94 tr.95 SGK
a) (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5) 
 = (-5)3
b) (-2). (-2). (-2). (-3). (-3). (-3)
= [(-2).(-3)].[(-2).(-3)].[(-2).(-3)]
= 6 . 6 . 6 = 63
- HS nhận xét bài của các bài trên bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập (35 phút)
- KT: Củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân trong Z và nhận xét của phép nhân nhiều số nguyên, phép nâng lên lũy thừa.
- KN: Học sinh hiểu và biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép d9ể tính đúng, tính nhanh, tính giá trị của biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
Bài 96 tr.95 SGK
a) 237.(-26) + 26 . 137
= 26 . 137 – 26 . 237
= 26.(137–237)=26.(-100)
= -2600
b) 63. (-25) + 25 . (-23) 
= 25. (-23) – 25. 63
= 25.(-23–63) = 25.(-86) = -2150
Bài 98 tr.96 SGK:
a) (-125). (-13). (-a) với a = 8
Thay giá trị của a vào biểu thức
= (-125) . (-13) . (-8)
= -(125 . 13 . 8) = - 13000
b) Thay giá trị của b vào biểu thức
=(-1).(-2).(-3). (-4). (-5). 20
=-(3.4.5.20)=-(12 . 10 . 20)
= - 240
Bài 100 tr.96 SGK:
Giá trị của tích m.n2 với m = 2; n = -3 là số nào trong 4 đáp số:
A. (-18)	B. 18
C. (-36)	D. 36
Bài 97 tr.95 SGK: So sánh:
a) Tích này lớn hơn 0 vì trong tích có 4 thừa số nguyên âm 
=> Tích dương
b) Tích này nhỏ hơn 0 vì trong tích có 3 thừa số nguyên âm
=> Tích âm
Bài 95 tr.95 SGK
(-1)3 = (-1). (-1). (-1) = (-1)
Còn có 13 = 1; 03 = 0
Bài 99 tr.96 SGK
a) -7.(-13)+8.(-13) 
 = (-7+8).(-13) = -13
b) (-5).(-4 – (-14)) 
 = (-5).(-4) - (-5).(-14)
 = 20 – 70 = -50
Bài 96 tr.95 SGK
a) 237.(-26) + 26 . 137
lưu ý HS tính nhanh dựa trên tính chất giao hoán và tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng.
b) 63. (-25) + 25 . (-23)
Bài 98 tr.96 SGK: Tính giá trị của biểu thức.
a) (-125). (-13). (-a) với a = 8
- Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức?
- Xác định dấu của biểu thức? Xác định giá trị tuyệt đối?
b) (-1). (-2). (-3). (-4).(-5). b với b = 20
Bài 100 tr.96 SGK: 
 Giá trị của tích m.n2 với m = 2; n = -3 là số nào trong 4 đáp số:
A. (-18)	B. 18
C. (-36)	D. 36
Bài 97 tr.95 SGK: So sánh:
a) (-16). 1253. (-8) . (-4) . (-3) với 0
Tích này như thế nào với số 0?
b) 13. (-24). (-15). (-8). 4 với 0
Bài 95 tr.95 SGK
Giải thích vì sao (-1)3 = (-1). Có còn số nào lập phương của nó bằng chính nó.
Bài 99 tr.96 SGK
GV treo bảng phụ có ghi sẵn đề bài lên bảng và yêu cầu HS làm bài theo nhóm trong 5 phút.
GV sửa bài của từng nhóm
Hs làm bài vào vở, Gv yêu cầu 2 HS lên bảng làm hai phần
a) = 26 . 137 – 26 . 237
 = 26.(137 – 237) = 26 .(-100)
 = -2600
b) = 25(-23)–25.63=25.(-23–63) 
= 25.(-86) = -2150
Ta phải thay giá trị của a vào biểu thức
= (-125) . (-13) . (-8)
= -(125 . 13 . 8) = - 13000
Thay giá trị của b vào biểu thức
= (-1). (-2). (-3). (-4). (-5). 20
= -(3. 4. 5. 20) = -(12 . 10 . 20)
= - 240
HS thay số vào và tính ra kết quả được kết quả bằng 18
Chọn B
HS làm bài bằng hai cách: 
C1: Tính ra kết quả, sau đó so sánh với số 0
C2: Không cần tính kết quả, dựa vào dấu của tích nhiều thừa số nguyên âm, nguyên dương
- HS suy nghĩ và tìm cách giải thích.
(-1)3 = (-1). (-1). (-1) = (-1)
Còn có 13 = 1; 03 = 0
HS hoạt động nhóm.
Sau 5 phút các nhóm nộp bài trên bảng. 
HS trong lớp nhận xét và bổ sung
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (1 ph)
+ BTVN: 142 à 148 tr. 72, 73 (SBT)
+ Tiết sau: Luyện tập
IV. Rút kinh nghiệm:
******************************
Ngày soạn: 15 /01/11 Ngày dạy: 19 /01/110 Tiết 64 LUYỆN TẬP
(a . b) . c = a . (b . c)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Tiếp tục củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân trong Z .
* Kỹ năng: Biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép để tính đúng, tính nhanh, tính giá trị của biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
* Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác về dấu và về tính toán cộng, trừ, nhân các số nguyên.
II. Chuẩn bị: 
* GV: Phấn màu, thước thẳng.
* HS: Học bài và làm bài tập
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới:
Ghi bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 ph)
- Nêu câu hỏi:
+ HS1: Phát biểu các tính chất của phép nhân số nguyên. Viết công thức tổng quát.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập, HS dướp lớp làm bài tập vào bảng phụ
của các bài trên bảng.
Hoạt động 2: Luyện tập (38 phút)
- KT: Củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân trong Z .
- KN: Học sinh hiểu và biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép d9ể tính đúng, tính nhanh, tính giá trị của biểu thức, biến đổi biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
Bµi tËp 134 (sbt) 
Thực hiện phép tính:
a) - 1932
b) 672
Bµi tËp 135 (sbt) 
a) -53.21 = -53.(20+1) 
= -53.20 – 53.1 
= -1060-53=-1113
b) 45.(- 12)
= 45.(-10)+45.(-2)
=-450-90 = -540
Bµi tËp 136 (sbt) 
Tính: 
a)(26-6).(-4)+31.(-7-13)
= 20.(-4)+31.(-20)
=- 20.(4+31) = -20.35 = -700
b)(-18).(55-24)-24(44-68)
= -18.31 – 28.(-24)
= -558 + 672 = 114
Bµi tËp 140 (sbt) 
(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).(-6).
(-7)
= - (1.2.3.4.5.6.7) = - 5040
Bµi tËp 144 (sbt): 
a) (-75).(-27).(-x) 
= (-75).(-27).(-4) 
= 
= 300.(-27) = -8100
b) 1.2.3.4.5.a
 = 1.2.3.4.5.(-10)
= -1200
Bµi tËp 145(sbt): 
a) 
Bµi tËp 145, 149a (sbt): 
Bµi tËp 134 (sbt) 
Thực hiện phép tính:
a)(-23).(-3).(+4).(-7)
b)2.8.(-14).(-3)
- GV: Gọi 2 HS lên bảng.
Bµi tËp 135 (sbt) Thay một thừa số bằng tổng để tính:
a) -53.21
b) 45.(- 12)
- GV: Gợi ý, gọi 2 HS lên bảng.
Bµi tËp 136 (sbt) 
Tính: 
a)(26-6).(-4)+31.(-7-13)
b)(-18).(55-24)-24(44-68)
- GV: Gợi ý, gọi 2 HS lên bảng.
Bµi tËp 140 (sbt) 
Tính: 
(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).(-6).(-7)
- GV: Gợi ý, gọi 1 HS lên bảng.
Bµi tËp 144 (sbt): Tính giá trị của biểu thức:
a) (-75).(-27).(-x) với x = 4
b) 1.2.3.4.5.a. với a = -10
? Để tính giá trị biểu thức em làm ntn? 
Bµi tËp 145, 149a (sbt): 
Điền số thíc hợp vào ô trống
- GV: tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ Tổ 1 : 145a.
+ Tổ 2: 145b.
+ Tổ 3: 149a.
2 HS lªn b¶ng lµm bµi tËp. 
a) - 1932
b) 672
- 2 HS lªn b¶ng lµm bµi tập theo huớng dẫn của GV.
a) -53.21 = -53.(20+1) = 
-53.20 – 53.1 = -1060-53=-1113
b) 45.(- 12)= 45.(-10)+45.(-2)
=-450-90 = -540
- 2 HS lªn b¶ng lµm bµi tập theo huớng dẫn của GV.
a)(26-6).(-4)+31.(-7-13)
= 20.(-4)+31.(-20)
=- 20.(4+31) = -20.35 = -700
b)(-18).(55-24)-24(44-68)
= -18.31 – 28.(-24)
= -558 + 672 = 114
- 1 HS lªn b¶ng lµm bµi tËp. 
(-1).(-2).(-3).(-4).(-5).(-6).(-7)
= - (1.2.3.4.5.6.7) = - 5040
- Ta thay giá trị x vào biểu thức và thực hiện phép tính.
- 2 HS lên bảng
a) -8100
b) -1200
- HS tổ chức hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm lên bảng điền
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2 ph)
+ BTVN: 37,138,141,146,148tr. 72, 73 (SBT)
+ Ôn tập bội và ước của một số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng
+ Tiết sau: Bội và ước của một số nguyên.
IV. Rút kinh nghiệm:
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct59....64.doc