1. Kiến thức:- HS biết được nhu cầu cần thiết ( trong toán học và thực tế) phải
mở rộng tập N thành tập số nguyên Z.
2. Kĩ năng :- HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tế. HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên trên tia số.
3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên : Thước thẳng chia khoảng cách , phấn màu,1 bảng phụ ( phần 1)
2. Học sinh : phiếu học tập , thước thẳng có chia khoảng cách.
Ngày giảng: 11/08. Chương ii : Số nguyên Lớp: 6B,C: Tiết 37: làm quen với số nguyên âm I/ Mục tiêu: Kiến thức:- HS biết được nhu cầu cần thiết ( trong toán học và thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên Z. Kĩ năng :- HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tế. HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên trên tia số. 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận . II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Thước thẳng chia khoảng cách , phấn màu,1 bảng phụ ( phần 1) 2. Học sinh : phiếu học tập , thước thẳng có chia khoảng cách. III/ Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: (1’) 6B- Vắng : 6C- Vắng: 2.Kiểm tra bài cũ :(Không) 3. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:(4') Đặt vấn đề GV : Đưa ra 3 phép tính và yêu cầu HS phân biệt 4 + 6 = ? 4.6 = ? 4 - 6 = ? + Để phép trừ các số tự nhiên bao giờ cũng thực hiện được , người ta đưa ra 1 loại số mới . Đó là tập hợp số nguyên Z GV:Giới thiệu sơ lược về tập số nguyên Hoạt động 2:( 17') Các ví dụ GV : Đưa nhiệt kế hình 31 cho HS quan sát và giới thiệu về các nhiệt độ 0oc, trên 00c và dưới 0oc . + Giới thiệu về các số nguyên âm , hướng dẫn HS cách đọc. GV : + Đưa ra bảng phụ nội dung ?1/ SGK + Cho HS làm ?1/ SGK + Trong 8 thành phố trên thành phố nào nóng nhất ? + HS đọc và giải thích ý nghĩa các con số ? HS : Tự nghiên cứu VD2/ SGK/ 67 GV : Cho HS thực hiện ?2/ SGK theo cá nhân GV : Đưa ra VD3/ SGK + Hướng dẫn HS các cách đọc khác nhau. Hoạt động 3:( 15') Trục số GV : Gọi 1 HS lên bảng vẽ tia số GV : Nhán mạnh tia phải có gốc , có chiều, đơn vị + Hướng dẫn HS vẽ tia đối và ghi các số -1; -2; -3; ... + Giới thiệu gốc , chiều dương , chiều âm. + Giới thiệu trục số thẳng đứng. GV : Cho HS làm ?4/ SGK HS: Hoạt động cá nhân ?4, trả lời tại chỗ GV : Chốt lại và chính xác kết quả HS: Hoạt động nhóm bài tập 4; 5 SGK Tr 68 Nhóm 1; 2 làm bài 4 Nhóm 3; 4 làm bài 5 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm Thảo luận chung, tổ trưởng tổng hợp ,thư kí ghi bảng nhóm. HS: Báo cáo kết quả trên bằng bảng Nhóm Nhận xét chéo kết quả các nhóm GV: Chốt lại và chính xác kết quả. 1/ Các ví dụ Ví dụ 1: * Quan sát nhiệt kế , đọc các số ghi trên nhiệt kế : 0oc; 100oc ; 40oc ; - 10oc; -20oc; ... + Các số nguyên âm ( Số mới) Kí hiệu: - 1 ; - 2 ; - 3 ; ... ( Đọc âm 1 hoặc trừ 1) ?1: Học sinh đọc + Nóng nhất : Thành phố Hồ Chí Minh + Lạnh nhất : MatxCơVa Ví dụ 2: SGK/ 67 ?2: HS đọc độ cao + Đỉnh Phan -xi -păng là 3143m + Đáy vịnh Cam Ranh là - 30 m Ví dụ3: Có và nợ + Ông A có 10 000 đồng + Ông A nợ 10 000 đồng , có thể nói ông A có - 10 000 đồng ?3: HS đọc SGK/ 67 2/ Trục số Ta biểu diễn - 1; -2; -3 ; ... trên tia đối của tia số -3 -2 -1 0 1 2 3 4 ?4 : H33/ SGK/67 Điểm A : -6 C : 1 B : -2 D : 5 Bài 4SGK(68) Bài 5 SGK (68) 4. Củng cố (6') + Trong thực tế dùng số nguyên âm khi nào ? Cho VD dùng số nguyên âm để chỉ nhiệt độ dưới 0oc ? + HS làm bài 1 - T68 Đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế trong H35/ SGK 5.Hướng dẫn học ở nhà: ( 2') - Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi - Bài tập về nhà : 2; 3; 4; 5 - T68 * Hướng dẫn bài 5 + Lưu ý khi vẽ phải chia độ dài đơn vị trên trục số bằng nhau.
Tài liệu đính kèm: