Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 34: Bài 18: Bội chung nhỏ nhất

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 34: Bài 18: Bội chung nhỏ nhất

Kiến thức:

v HS hiểu đuợc thế nào là BCNN của hai hay nhiều số.

v HS nắm được quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.

v HS biết phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hai quy tắc tìm BCNN và ƯCLN.

2/ Kỹ năng:

- Biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp.

II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

v GV : Bảng phụ. máy chiếu.

v HS : Phấn viết bảng.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 34: Bài 18: Bội chung nhỏ nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34
§ 18. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
I-MỤC TIÊU.
1/ Kiến thức:
HS hiểu đuợc thế nào là BCNN của hai hay nhiều số.
HS nắm được quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyênâ tố.
HS biết phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hai quy tắc tìm BCNN và ƯCLN.
2/ Kỹ năng: 
- Biết tìm BCNN một cách hợp lý trong từng trường hợp.
II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : Bảng phụ. máy chiếu.
HS : Phấn viết bảng.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp gợi mở vấn đáp đan xen HĐ nhóm
IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Th.Gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
7 ph
Hoạt động 1 : KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 1 HS kiểm tra bài cũ:
- Nội dung:
 + Nêu quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1.
 + Tìm ƯCLN(8,18,30)
GV cho HS nhận xét việc học lý thuyết và làm bài tập của bạn
GV cho điểm kiểm tra bài cũ của HS đó.
*GV đặt vấn đề:
Quy tắc tìm BCNN có gì khác so với quy tắc tìm ƯCLN ? => Bài mới.
-HS trả lời câu hỏi và làm bài tập.
ƯCLN(8,18,30) = 2
B(4) = {0,4,8,12,16,20,24,28,32,.}
B(6) = {0,6,12,18,24,} Vậy BC (4; 6) = {0; 12;24;.}
-Bội chung nhỏ nhất khác 0 của 4 và 6 là 12
12 ph
Hoạt động 2 :	BỘI CHUNG NGỎ NHẤT
Ví dụ 1 : Tìm BC(4,6)
- Để tìm BC(4,6) ta làm như thế nào?
- Số nhỏ nhất 0 trong tập hợp các BCNN của 4 và 16 là 12. Ta nói 12 là BCNN của 4 và 6.
Kí hiệu: BCNN (4, 6) = 12
- Bội chung nhỏ nhất của 4 và 6 là gì?
-GV : Vậy BCNN của hai hay nhiều số là số như thế nào?
-GV cho HS đọc phần đóng khung trong SGK trang 57
-Em hãy tìm mối quan hệ giữa BC(4,6) và BCNN(4,6)?
=>Nhận xét.
- GV cho 3 câu hỏi trắc nghiệm , yêu cầu học sinh trả lời. Từ đó rút ra chú ý
-Nêu chú ý về trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có một số bằng 1?
- Tìm B(4)
-Tìm B(6)
- Chọn ra các phần tử chung của các tập hợp đó.
- HS trả lời.
- Là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
-Tất cả các bội chung của 4 và 6 đều là bội của BCNN(4; 6).
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
1) Bội chung nhỏ nhất
a) Ví dụ 1 :
B(4)={0,4,8,12,16,20,24,28,32,.}
B(6) = {0,6,12,18,24,}
Vậy BC(4; 6) = {0; 12;24; 36.}
=> BCNN (4, 6) = 12
b) Định nghĩa: 
 (Học ở SGK trang 57)
c) Nhận xét: Tất cả các bội chung của 4 và 6 (là 0,12,24,36,) đề là bội của BCNN(4,6).
d) Chú ý:
Với a, b Ỵ N*, ta có:
BCNN(a; 1) = a
BCNN(a; b; 1) = BCNN(a; b)
Ví dụ: BCNN(5; 1) = 5
 BCNN(4; 6; 1) = BCNN (4;6)
- Qua mục 1, cho biết để tìm BCNN ta làm như thế nào?
-GV đặt vấn đề: Để tìm BCNN của hai hay nhiều số ta tìm tập hợp các bội chung của hai hay nhiêù số. Số nhỏ nhất khác 0 chính là BCNN.
Vậy còn cách nào tìm BCNN mà không cần liệt kê như vậy? Cách tìm BCNN có gì khác với cách tìm ƯCLN.
- HS trả lời
23 ph
Hoạt động 3 : TÌM BCNN BẰNG CÁCH PHÂN TÍCH CÁC SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊNTỐ
Nêu ví dụ : Tìm BCNN(8; 18; 30)
-Trước hết phân tích các số 8; 18; 30 ra TSNT.?
- Trong các cách phân tích trên, ta được các thừa số nguyên tố nào?
 GV: 2 là TSNT chung; 3 và 5 là các TSNT riêng.
- Ta sẽ lập tích các TSNT chung và riêng ; mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó.
- 2, 3, 5 lấy với số mũ bao nhiêu?
-Tích các thừa số với số mũ vừa chọn là BCNN phải tìm.
=>Rút ra quy tắc tìm BCNN
*Củng cố :
Làm . 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhõm
Tìm BCNN (8; 12)
- GV yêu cầu 1 HS làm
Tìm BCNN (5; 7; 8) => đi đến chú ý a
- GV yêu cầu 1 HS làm
Tìm BCNN (12;16;48) => đi đến chú ý b.
- GV yêu cầu HS so sánh quy tắc tìm ƯCLN và BCNN
8 = 23
18 = 2. 32
30 = 2 . 3 . 5
2, 3, 5
23. 32. 5 = 360
=> BCNN(8; 18; 30) = 360
HS phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1.
- HS hoạt động nhóm
- 1 HS trình bày 
- 1 HS trình bày
- HS so sánh.
2/ TÌM BCNN BẰNG CÁCH PHÂN TÍCH CÁC SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊNTỐ
Ví dụ 2 : Tìm BCNN(8,18,30)
8 = 23
18 = 2. 32
30 = 2 . 3 . 5
BCNN(8; 18; 30) = 23. 32. 5 = 360
Quy tắc tìm BCNN (SGK trang 58)
 trang 58 SGK
Chú ý : (SGK trang 58)
3 ph
Hoạt động 4 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài.
Xem trước mục 3.
Làm bài tập 149;150; 151 (SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docT34 - Boi chung nho nhat.doc