Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2012-2013

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2012-2013

 A/. MỤC TIÊU:

 * Kiến thức:

 - Củng cố, khắc sâu các quy tắc: cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.

 * Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các quy tắc: cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.

 - Bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.

 * Thái độ:

 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ý thức liên hệ với thực tiễn.

 B/. CHUẨN BỊ:

 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

 * Học sinh: Ôn tập các quy tắc: cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.

 C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Tổ chức:

 Sĩ số: 6C: . /26, nd: . /T., HS vắng:.

 6D: . /25, nd: . /T. ., HS vắng:.

 II. Kiểm tra:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- HS 1: Làm bài tập 27 a), b) SGK

tr. 76:

- HS 2: Làm bài tập 28 a), b) SGK

tr. 76:

- Nhận xét, chính xác hóa, cho điểm. - HS 1: Bài 27 a), b) SGK tr. 76:

a) 26 + (- 6) = + (26 - 6) = 20 ;

b) (- 75) + 50 = - (75 - 50) = - 25.

- HS 2: Bài 28 a), b) SGK tr. 76:

a) (- 73) + 0 = - 73 ;

b) |- 18| + (- 12) = 18 + ( - 12)

 = + (18 - 12) = 6.

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 23/11/2012.
 Ngày giảng:  /11/2012.
Tiết 45
%5. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
 A/. MỤC TIÊU:	
 * Kiến thức: 
 - Biết quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
 * Kĩ năng:
 - Biết cộng hai số nguyên khác dấu.
 - Hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.
 - Bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.
 * Thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ý thức liên hệ với thực tiễn.
 B/. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, trục số vẽ trên giấy, thước thẳng có chia vạch.
 * Học sinh: Ôn tập về cách thực hiện phép cộng trên trục số; thước thẳng có chia vạch, trục số vẽ trên giấy, đọc trước bài.
 C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I. Tổ chức:
 Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
 II. Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút:
Đề bài
 Câu 1 (2 điểm): Cho 2 ví dụ về:
a) Số nguyên âm; 	b) Số nguyên dương.
 Câu 2 (2 điểm): Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần:
-20 ;	 5 ; 0 ; -8.
 Câu 3 (2 điểm): Tìm số đối của các số sau: 	 -9 ;	3.
 Câu 4 (4 điểm): Tính:
	a) | 8 | + |-12|	b) (-34) + (-16)
Đáp án chi tiết và thang điểm từng phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1a)
Số nguyên âm: - 2; -3
(Mỗi ví dụ đúng được 0.5 điểm)
1.0
1b)
Số nguyên dương: 2; 3
(Mỗi ví dụ đúng được 0.5 điểm)
1.0
2
Theo thứ tự tăng dần, các số nguyên được sắp xếp như sau:
-20; -8; 0; 5.
2.0
3
Số đối của -9 là 9;
Số đối của 3 là -3.
1.0
1.0
4a)
 | 8 | + |-12|
= 8 + 12 (tìm đúng giá trị tuyệt đối của mỗi số được 0.75 đ)
= 20
1.5
0.5
4b)
 (-34) + (-16)
= - (34 + 16)
= - 50
1.5
0.5
 III. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tiếp cận phép cộng hai số nguyên khác dấu.
- Cho HS đọc và tóm tắt ví dụ SGK tr. 75:
- Hướng dẫn: 
? Nhiệt độ giảm 50 có thể coi là nhiệt độ tăng bao nhiêu độ C ?
? Để tính nhiệt độ buổi chiều, ta dùng phép tính nào ?
- Giới thiệu phép cộng hai số nguyên khác dấu; tìm kết quả như thế nào?
- Hướng dẫn HS tìm kết quả phép tính (+3)+(-5) trên trục số (bảng phụ).
- Chính xác hóa.
? Tính: (-273) + 55. Nếu tìm kết quả phép tính trên dựa vào trục số thì rất khó khăn Þ cần có quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
* Tóm tắt:
+ Buổi sáng: 30C ;
+ Buổi chiều: giảm 50C so với buổi sáng.
? Tính nhiệt độ buổi chiều ?
- Nhiệt độ giảm 50C hay tăng -50C.
- Ta dùng phép cộng: (+3) + (-5) 
- Theo dõi, nhận thức vấn đề.
- Tìm kết quả phép cộng 3 + (-5) trên trục số theo sự hướng dẫn của GV.
*KQ: 3 + (-5) = -2; Vậy nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi chiều là -20C.
- Theo dõi, nhận thức vấn đề.
HĐ 2: Hình thành quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
- Tổ chức cho HS thực hiện ?1 SGK:
- Hướng dẫn: Thực hiện trên trục số để tìm kết quả.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
? Từ kết quả trên, hãy rút ra nhận xét?
[ (-3) và (+3) được gọi là hai số gì ?]
- Chính xác hóa, giới thiệu kết luận về tổng hai số nguyên đối nhau.
? Nếu hai số nguyên không đối nhau thì tính tổng như thế nào ?
- Tổ chức cho HS thực hiện ?2 SGK theo nhóm, thời gian: 5 phút.
+ Nh I, III: Làm phần a);
+ Nh II, IV: Làm phần b).
- Hướng dẫn: Dựa vào trục số để tìm kết quả của các phép tính: 
3 + (-6) và (-2) + (+4).
- Chính xác hóa, phân tích cho HS thấy trong phép cộng hai số nguyên khác dấu, ta tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số rồi lấy giá trị tuyệt đối lớn trừ giá trị tuyệt đối nhỏ. Ở phần a) do > nên dấu của tổng là dấu của (-6); còn ở phần b) do > nên dấu của tổng là dấu của (+4).
- Giới thiệu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau (bảng phụ):
+B1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số.
+B2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).
+B3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được.
- Trình bày ví dụ: Tính (-273) + 55.
- Hướng dẫn HS trình bày khi thực hành.
- Tổ chức cho HS thực hiện ?3 SGK.
- Chính xác hóa.
* ?1 SGK tr. 76: Hai HS lên bảng tìm kết quả của các phép tính trên trục số (bảng phụ), còn lại thực hiện trên trục số đã chuẩn bị.
- KQ: (-3) + (+3) = 0
 (+3) + (-3) = 0
Þ (-3) + (+3) = (+3) + (-3) = 0.
- Nhận xét: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- Nhận thức vấn đề.
* ?2 SGK tr. 76: 
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
a) 3 + (-6) = -3
 - = 6 - 3 = 3
Þ Nhận xét: Kết quả của hai phép tính là hai số đối nhau.
b) (-2) + (+4) = +2
 - = 4 - 2 = 2
Þ Nhận xét: Kết quả của hai phép tính bằng nhau.
- Nhận xét, bổ xung.
- Theo dõi, ghi nhận.
* Tính (-273) + 55:
+B1: = 273 ; = 55
+B2: 273 - 55 = 218
+B3: Kết quả của (-273) + 55 là: - 218
* Trong thực hành:
 (-273) + 55 = - (273 - 55)
 = - 218.
* ?3 SGK tr. 76: Hai HS lên bảng làm:
a) (-38) + 27 = - (38 - 27) = - 11;
b) 273 + (-123) = + (273 - 123) = 150.
 IV. Củng cố: 
 ? Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm thế nào ?
 - Bài tập trắc nghiệm: Điền đúng (Đ), sai (S) vào dấu "..." cho thích hợp.
a) (+7) + (-3) = +4 ....	b) (-2) + (+2) = 0 ....
 	c) (-5) + (+5) = 10 ....	d) (-4) + (+7) = (-3) ....
 * Đáp số: 	a) - Đ ;	b) - Đ ;	c) - S ; 	d) - S.
 V. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu; cách cộng hai số nguyên khác dấu trong thực hành.
 - Làm, hoàn thiện các bài tập 27, 28, 29, 30 SGK tr. 76; HS khá làm các bài 46, 47, 48, 54, 55, 56 SBT.
 - Chuẩn bị các bài tập 31, 32, 33, 34, 35 phần Luyện tập, giờ sau Luyện tập.
.......................................................................
 Ngày soạn: 23/11/2012.
 Ngày giảng:  /11/2012.
Tiết 46
LUYỆN TẬP
 A/. MỤC TIÊU:
 * Kiến thức: 
 - Củng cố, khắc sâu các quy tắc: cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
 * Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các quy tắc: cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
 - Bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.
 * Thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ý thức liên hệ với thực tiễn. 
 B/. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 * Học sinh: Ôn tập các quy tắc: cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
 C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I. Tổ chức:
 Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
 II. Kiểm tra: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- HS 1: Làm bài tập 27 a), b) SGK 
tr. 76:
- HS 2: Làm bài tập 28 a), b) SGK 
tr. 76:
- Nhận xét, chính xác hóa, cho điểm.
- HS 1: Bài 27 a), b) SGK tr. 76:
a) 26 + (- 6) = + (26 - 6) = 20 ;
b) (- 75) + 50 = - (75 - 50) = - 25.
- HS 2: Bài 28 a), b) SGK tr. 76:
a) (- 73) + 0 = - 73 ;
b) |- 18| + (- 12) = 18 + ( - 12)
 = + (18 - 12) = 6.
 III. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Luyện tập kĩ năng cộng hai số nguyên âm.
? Muốn cộng hai số nguyên âm, ta làm thế nào ?
- Tổ chức cho HS làm bài tập 31 a), b) SGK tr. 77:
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý HS cần áp dụng đúng theo quy tắc.
- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “ - ” trước kết quả.
- Bài tập 31 a), b) SGK tr. 77:
Hai HS lên bảng làm bài:
a) (- 30) + (- 5) = - (30 + 5) = - 35;
b) (- 7) + (- 13) = - (7 + 13) = - 20;
- Nhận xét, bổ xung.
HĐ 2: Luyện tập kĩ năng cộng hai số nguyên khác dấu.
? Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm thế nào ?
- Chính xác hóa, củng cố kiến thức.
- Tổ chức cho HS làm bài tập 32 a), b) SGK tr. 77: Lưu ý HS cách trình bày trong thực hành.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý HS cần áp dụng đúng quy tắc và chú ý cách trình bày.
- Tổ chức cho HS làm bài tập 34 SGK tr. 77:
- Hướng dẫn: Thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính cộng hai số nguyên.
- Làm mẫu phần a), cho HS làm phần b).
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
+ Hai số nguyên khác dấu đối nhau có tổng bằng 0.
+ Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau: thực hiện theo ba bước sau :
+B1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số.
+B2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).
+B3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được.
* Bài tập 32 a), b) SGK tr. 77: 
Hai HS lên bảng làm bài:
a) 16 + (- 6) = + (16 - 6) = 10;
b) 14 +(- 6) = + (14 - 6) = 8;
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
* Bài tập 34 SGK tr. 77: 
a) Với x = - 4, ta có:
x + (-16) = (- 4) + (-16) 
 = - (4 + 16) = - 20 ;
- Một HS lên bảng làm phần b):
b) Với y = 2, ta có:
 (-102) + y = (- 102) + 2
 = - (102 - 2) = - 100.
- Nhận xét, bổ xung.
`
HĐ 3: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt tình huống thực tế bằng ngôn ngữ toán học.
- Tổ chức cho HS làm bài tập 35 SGK tr. 77:
- Hướng dẫn: 
b) Giảm 2 triệu đồng có thể coi là tăng bao nhiêu triệu đồng ? Þ x = ?
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa.
* Bài tập 35 SGK tr. 77: 
- HS lên bảng làm bài, còn lại làm vào vở:
a) Số tiền tăng 5 triệu đồng Þ x = 5 ;
b) Số tiền gảm 2 triệu đồng có thể coi là tăng -2 triệu đồng Þ x = - 2.
- Nhận xét, bổ xung.
 IV. Củng cố: 
 * Bài tập trắc nghiệm:
 Bài 1: Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( ... ) để được khẳng định đúng:
 a) Tổng của hai số nguyên dương là một số ...........
 b) Tổng của hai số đối nhau thì .........
 c) Tổng của hai số nguyên âm là một số ...........
 Đáp số: 	a) nguyên dương ; 	b) bằng 0 ;	c) nguyên âm 
 Bài 2 : Thêm dấu ( + ) hoặc ( - ) vào chỗ trống để được kết quả đúng :
 a) ( ..... 10) + ( ..... 2) = ( ..... 12) ;
 b) ( ..... 10) + ( ..... 2) = ( ..... 8) 
 Đáp số: 	a) (+10) + (+2) = (+12) hoặc (- 10) + (- 2) = (- 12)
	b) (+10) + (- 2) = (+8)  hoặc (- 10) + (+2) = (- 8)
 V. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
 - Xem lại các bài tập đã chữa; làm, hoàn thiện các bài tập còn lại trong SGK tr. 76; HS khá làm các bài 46, 47, 48, 54, 55, 56 SBT.
 - Chuẩn bị bài “%6. Tính chất của phép cộng các số nguyên”.
 .......................................................................
 Ngày soạn: 23/11/2012.
 Ngày giảng:  /11/2012.
Tiết 47
%6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
 A/. MỤC TIÊU:	
 * Kiến thức: 
 - Biết bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.
 * Kĩ năng:
 - Hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên để tính nhanh và tính toán hợp lý.
 - Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
 * Thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
 B/. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 * Học sinh: Ôn tập về các tính chất của phép cộng các số tự nhiên, quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu, đọc trước bài.
 C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I. Tổ chức:
 Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
 II. Kiểm tra: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
? Nhắc lại các tính chất của phép cộng các số tự nhiên, viết dạng tổng quát ?
- Chính xác hóa. Các tính chất đó có còn đúng với số nguyên không ?
Tính chất của phép cộng các số tự nhiên
Cho a, b, c Î N
i) Giao hoán: a + b = b + a
ii) Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
3i) Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a
 * Giới thiệu: Phép cộng các số nguyên cũng có các tính chất tương tự như các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.
 III. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Tiếp cận tính chất giao hoán.
- Tổ chức cho HS làm ?1 SGK tr. 77:
- Hướng dẫn: Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa, khẳng định phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán và viết dạng tổng quát.
* ?1 SGK tr. 77: Ba HS lên bảng làm bài:
a) (- 2) + (- 3) = - (2 + 3) = - 5 ;
 (- 3) + (- 2) = - (3 + 2) = - 5 ;
Þ (- 2) + (- 3) = (- 3) + (- 2) 
b) (- 5) + (+ 7) = + (7 - 5) = 2 ;
 (+ 7) + (- 5) = + (7 - 5) = 2 ;
Þ (- 5) + (+ 7) = (+ 7) + (- 5)
c) (- 8) + (+ 4) = - (8 - 4) = - 4 ;
 (+4) + (- 8) = - (8 - 4) = - 4 ;
Þ (- 8) + (- 4) = (+4) + (- 8)
- Nhận xét, bổ xung.
* Tính chất giao hoán: a + b = b + a
(a, b Î Z)
HĐ 2: Tiếp cận tính chất kết hợp.
- Tổ chức cho HS làm ?2 SGK tr. 77 theo nhóm, thời gian: 5 phút.
+ Nh I, IV: Tính a) [(- 3) + (+ 4)] + 2 ;
+ Nh II, V: Tính b) (- 3) + (4 + 2) ;
+ Nh III, VI: Tính c) [(- 3) + 2] + 4 .
- Hướng dẫn: Tính tổng hai số trong ngoặc đơn hoặc ngoặc vuông trước, sau đó lấy kết quả cộng với số thứ ba.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa, khẳng định phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp và viết dạng tổng quát.
- Giới thiệu nội dung phần chú ý SGK.
- Tổ chức cho HS làm bài tập 36 a) SGK tr. 78:
- Hướng dẫn: Áp dụng các tính chất giao hoán và kết hợp để tính hợp lí.
- Chính xác hóa, lưu ý HS cần vận dụng các tính chất để tính hợp lí.
* ?2 SGK tr. 77: 
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
a) [(- 3) + (+ 4)] + 2 = + (4 - 3) + 2
 = 1 + 2 = 3 ;
b) (- 3) + (4 + 2) = (- 3) + 6 
 = + (6 - 3) = 3 ;
c) [(- 3) + 2] + 4 = - (3 - 2) + 4
 = - 1 + 4 = + (4 -1) = 3.
Þ [(- 3) + (+ 4)] + 2 = (- 3) + (4 + 2)
 = [(- 3) + 2] + 4.
* Tính chất kết hợp: (a, b, c Î Z)
(a + b) + c = a + (b + c)
- Nhờ tính chất kết hợp ta có thể viết:
(- 3) + (4) + 2
- Một HS lên bảng làm bài 36 a) SGK:
 126 + (- 20) + 2004 + (- 106)
= 126 + [(- 20) + (- 106)] + 2004
= [126 + (- 126)] + 2004
= 0 + 2004 = 2004.
- Nhận xét, bổ xung.
HĐ 3: Tiếp cận tính chất cộng với số 0.
? Tính và so sánh kết quả: 
(- 16) + 0 ; 0 + (- 16).
- Chính xác hóa, khẳng định phép cộng các số nguyên có tính chất cộng với số 0 và viết dạng tổng quát.
? Phát biểu tính chất trên bằng lời ?
- Chính xác hóa.
- Một HS lên bảng làm bài:
 (- 16) + 0 = - 16 ; 
 0 + (- 16) = - 16
Þ (- 16) + 0 = 0 + (- 16) = - 16.
* Tính chất cộng với số 0: (a Î Z)
a + 0 = 0 + a = a
- Tổng của một số nguyên với số 0 bằng chính nó.
HĐ 4: Tiếp cận tính chất cộng với số đối.
- Yêu cầu HS đọc mục 4. SGK tr. 78:
- Giới thiệu kí hiệu số đối của số a.
? Hai số đối nhau có tổng bằng bao nhiêu ?
- Giới thiệu trường hợp ngược lại:
Nếu a + b = 0 thì a = - b
 hoặc b = - a.
? Vậy hai số đối nhau là hai số như thế nào ?
- Tổ chức cho HS làm ?3 SGK tr. 78:
- Gợi ý: Trước tiên phải tìm tất cả các số đó (dựa trên trục số). 
- Chính xác hóa.
- Nhận thức vấn đề.
- Hai số đối nhau có tổng bằng 0:
a + (- a) = 0
- Hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0.
* ?3 SGK Một HS lên bảng làm bài:
-3 < a < 3 Þ a Î {- 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2}
Tổng của các số nguyên a là:
 (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 
= [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 = 0.
 IV. Củng cố: 
 ? Nêu các tính chất của phép cộng các số nguyên ? 
 So sánh với các tính chất của phép cộng các số tự nhiên ?
 - Tổ chức cho HS làm bài tập 36 b) SGK tr. 78:
 * Đáp số: 	(- 199) + (- 200) + (- 201)
	 = [(- 199) + (- 201)] + (- 200)
	 = (- 400) + (- 200) = - (400 + 200) = - 600.
 V. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững các tính chất của phép cộng các số nguyên.
 - Làm, hoàn thiện các bài tập 37, 38, 39, 40 SGK tr. 78, 79; HS khá làm các bài 62, 63, 64, 70, 71, 72 SBT.
 - Chuẩn bị các bài tập phần Luyện tập, MTCT; giờ sau Luyện tập.
.......................................................................
 Ngày soạn: 23/11/2012.
 Ngày giảng:  /12/2012.
Tiết 48
LUYỆN TẬP
 A/. MỤC TIÊU:	
 * Kiến thức: 
 - Củng cố, khắc sâu các tính chất của phép cộng các số nguyên.
 * Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính nhanh và tính toán hợp lí.
 - Rèn luyện kĩ năng tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
 * Thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
 B/. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, MTCT.
 * Học sinh: Ôn tập các tính chất của phép cộng các số nguyên, quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu, chuẩn bị bài tập, MTCT.
 C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I. Tổ chức:
 Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
 II. Kiểm tra: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- HS 1: Nêu các tính chất của phép cộng các số nguyên ? Viết dạng tổng quát ?
- HS 2 : Làm bài tập 37 a) SGK tr. 78
- Chính xác hóa, nhận xét, cho điểm.
- HS 1: Các tính chất của phép cộng các số nguyên : Cho a, b, c Î Z
+ Giao hoán: a + b = b + a
+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
+ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a
+ Cộng với số đối: a + (- a) = 0
- HS 2 : Bài 37 a) SGK tr. 78 :
-4 < a < 3 Þ a Î {-3; - 2; - 1; 0 ; 1; 2}
Tổng của các số nguyên a là:
 (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 
= (-3) + [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 = -3.
 III. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Luyện tập kĩ năng vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp.
- Tổ chức cho HS làm các bài tập: Yêu cầu tính nhanh:
i) Bài 41 c) SGK tr. 79 
ii) Bài 42 a) SGK tr. 79
- Hướng dẫn: Vận dụng các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số nguyên. 
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa. Lưu ý HS cần quan sát kĩ đề bài và vận dụng linh hoạt các t/c của phép cộng các số nguyên vào các bài toán tính nhanh, tính hợp lí.
- Hai HS lên bảng làm bài:
i) Bài 41 c) SGK tr. 79 :
 99 + (- 100) + 101 
= (99 + 101) + (-100)
= 200 + (-100) = + (200 - 100) = 100 ;
ii) Bài 42 a) SGK tr. 79:
 217 + [43 + (-217) + (-23)]
= [217 + (-217)] + [43 + (-23)]
= 0 + 20 = 20.
- Nhận xét, bổ xung.
HĐ 2: Luyện tập kĩ năng vận dụng tính chất cộng với số đối.
- Tổ chức cho HS làm bài tập 42 b) SGK tr. 79 theo nhóm, thời gian: 5 phút.
- Hướng dẫn: Trước tiên phải tìm tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 (dựa vào định nghĩa giá trị tuyệt đối). 
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa, lưu ý khi giải bài toán: Tìm tổng tất cả các số nguyên thuộc một khoảng cho trước, ta có thể làm như sau:
+ Liệt kê tất cả các số nguyên trong khoảng đã cho.
+ Tính tổng tất cả các số nguyên đó, chú ý nhóm từng cặp số đối nhau.
* Bài 42 b) SGK tr. 79:
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
Các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 nằm giữa - 10 và 10, đó là các số: -9 ; -8 ; -7 ; -6 ; -5 ; -4 ; -3 ; -2 ; -1; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9.
Tổng của các số nguyên trên là:
 S = (-9 + 9) + (-8 + 8) + (-7 + 7) 
 + (-6 + 6) + (-5 + 5) + (-4 + 4)
 + (-3 + 3) + (-2 + 2) + (-1 + 1) + 0
 = 0.
- Các nhóm nhận xét, bổ xung.
- Theo dõi, ghi nhận.
HĐ 3: Luyện tập kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
- Treo bảng phụ kẻ bảng ở tr. 80 SGK, giới thiệu chức năng phím +/- :
- Giải thích, minh họa các thao tác bấm phím với các ví dụ.
- Tổ chức cho HS làm bài 46 SGK 
tr. 80:
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả, yêu cầu một, hai HS viết quy trình bấm phím.
- Chính xác hóa, lưu ý HS phải thực hiện đúng quy trình bấm phím.
- Theo dõi, ghi nhận.
- Luyện tập theo hướng dẫn ở SGK và GV.
- Sử dụng MTCT làm bài 46 SGK:
a) 187 + (-54) = 133
quy trình: 1 8 7 + 5 4 +/- = 
b) (-203) + 349 = 146
quy trình: .
c) (-175) + (-213) = -388
quy trình: .
 IV. Củng cố: 
 ? Phép cộng các số nguyên có những tính chất nào ? 
 - Tổ chức cho HS làm bài tập sau: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai ? (Cho ví dụ minh họa với khẳng định sai)
 a) Nếu a và b là hai số nguyên dương thì tổng của chúng là một số lớn hơn a và lớn hơn b.
 b) Nếu a và b là hai số khác dấu thì tổng của chúng là một số dương.
 c) Nếu a và b là hai số đối nhau thì giá trị tuyệt đối của chúng bằng nhau.
 d) Nếu a và b là hai số cùng dấu thì tổng của chúng là một số âm.
 * Đáp số: 	a) Đúng ; 	b) Sai, ví dụ: (- 10) + (+2) = (- 8) , không là số dương.
	c) Đúng ; 	d) Sai, ví dụ: (+ 10) + (+2) = (+12), không là số âm.
 V. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững các tính chất của phép cộng các số nguyên.
 - Xem lại các bài tập đã chữa; làm, hoàn thiện các bài tập 41, 43, 44, 45 SGK tr. 78, 79; HS khá làm các bài 62, 63, 64, 70, 71, 72 SBT.
 - Chuẩn bị bài “%7. Phép trừ hai số nguyên”.
.......................................................................
Văn Luông, ngày: ...../11/2012.
Đã soạn hết tiết 45 ® tiết 48.
Duyệt của tổ chuyên môn
TT
Bùi Mạnh Tuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 - tiet 45, 48, mau moi.doc