A. MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
I. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân.
- Nắm vững cách ghi số tự nhiên
- Phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân.
- Hiểu rõ trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong 1 số thay đổi theo vị trí.
II. Kỹ năng:
- Học sinh biết đọc và viết được các số La Mã từ 1 đến 30.
III. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
- Rèn cho học sinh tư duy logic.
- Học sinh thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
I. Giáo viên: Sgk, giáo án, bảng các số La Mã từ 1 đến 30, bảng phụ vẽ hình mặt đồng hồ ghi các số bằng chữ số La mã
II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1/ Viết tập hợp N và N*
2/ Viết tập x N*
3/ Bài tập 8 sgk.
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’)
Ở hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí như thế nào?
2. Triển khai bài dạy
Ngày soạn: 22.8.2011 Tiết 03: GHI SỐ TỰ NHIÊN MỤC TIÊU: Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân. Nắm vững cách ghi số tự nhiên Phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong 1 số thay đổi theo vị trí. Kỹ năng: Học sinh biết đọc và viết được các số La Mã từ 1 đến 30. Thái độ: Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận. Rèn cho học sinh tư duy logic. Học sinh thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ Giáo viên: Sgk, giáo án, bảng các số La Mã từ 1 đến 30, bảng phụ vẽ hình mặt đồng hồ ghi các số bằng chữ số La mã Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số: (1’) Kiểm tra bài cũ: (5’) 1/ Viết tập hợp N và N* 2/ Viết tập x N* 3/ Bài tập 8 sgk. Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: (1’) Ở hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí như thế nào? Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (9’) GV: Giới thiệu các chữ số để ghi tất cả các số tự nhiên. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Viết số có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số, 4 chữ số? HS: 5 là số có 1 chữ số. 42 là số có 2 chữ số. 731 là số có 3 chữ số. 4325 là số có 4 chữ số. GV: Phân biệt đâu là số, đâu là chữ số? HS: Trả lời GV: Chú ý cho HS cách viết số tự nhiên, phân biệt số với chữ số. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Lấy ví dụ phân tích phân biệt số với chữ số: Số đã cho Số trăm Chữ số hàng trăm Số chục Chữ số hàng chục Các chữ số 3895 38 8 389 9 3,8,9,5 HS: Theo dõi và ghi nhớ. 1. Số và chữ số. Với 10 chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 ta có thể ghi được mọi số tự nhiên Ví dụ : 5 : là số có 1 chữ số. 42: là số có 2 chữ số. 731: là số có 3 chữ số. 4325: là số có 4 chữ số. + 4325 là 1 số gồm các chữ số 4; 3; 2; 5. Chú ý (sgk) Hoạt động 2 (8’) GV: 1357 là số có 4 chữ số được viết theo hệ thập phân. - Bao nhiêu đơn vị làm thành 1 đơn vị hàng liền trước? HS: 10 đơn vị làm thành 1 hàng liền trước GV: Các chữ số 2 trong số 222 khác nhau như thế nào? HS: Chữ số 2 ở hàng trăm gấp 10 lần chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 2 ở chục gấp 10 lần chữ số 2 ở hàng đơn vị. GV: Cho ab và abc em hiểu thế nào và viết dưới dạng tổng? HS: ab = a.10 + b ( a 0 ) abc = a.100 + b.10 + c ( a 0 ) GV: Yêu cầu HS làm ? sgk. HS: Thực hiện 2. Hệ thập phân. - 10 đơn vị = 1 chục. - 10 chục = 1 trăm. - 10 trăm = 1 nghìn. =>10 đơn vị làm thành 1 hàng liền trước. - Cách ghi số như vậy là ghi trong hệ thập phân (hệ có số 10). -Mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đã cho. Ví dụ: 222 = 200 + 20 +2 = 2.100 + 2.10 + 2 ab = a . 10 + b ( a 0 ) abc = a . 100 + b . 10 + c ( a 0 ) ab : a hàng chục, b hàng đơn vị. abc : a hàng trăm, b hàng chục, c hàng đơn vị. Hoạt động 3 (9’) GV: Thế kỷ 19 thường viết : XIX; Đại Hội Quốc Hội khoá 9: IX. Cách viết đó là cách viết La Mã. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Giới thiệu 3 chữ số La Mã: I; V; X. HS: Lắng nghe và ghi nhớ. GV: Dùng I, V, X ghi các số từ 1 đến 12 trên mặt đồng hồ. HS: Xem và đọc trên mặt đồng hồ. GV: Hãy viết thêm chữ X vào bên trái các con số trên (1). HS: Thực hiện GV: Viết thêm một chữ X vào bên trái các con số trên ta được các số La Mã từ 11 đến 20 HS: Ghi nhớ. GV: Hãy viết hai chữ X vào bên trái các con số trên (1). HS: Thực hiện GV: Viết thêm hai chữ X vào bên trái các con số trên ta được các số La Mã từ 21 đến 30. HS: Ghi nhớ. GV: So sánh vị trí các chữ số La Mã với vị trí các chữ số trong hệ thập phân với giá trị của nó. HS: Các chữ số La Mã không phụ thuộc vào vị trí của nó. Giá trị của nó bằng tổng các giá trị mỗi chữ. GV: Nhận xét sự thuận lợi về cách ghi số trong hệ La Mã với cách ghi số trong hệ thập phân. HS: Cách ghi số trong hệ La Mã không thuận tiện bằng cách ghi số trong hệ thập phân. 3. Chú ý Ngoài cách ghi số như trên, còn có những cách ghi số khác, chẳng hạn cách ghi số La Mã Chữ số I V X Giá trị trong hệ thập phân 1 5 10 II = 1 + 1 = 2 III = 1 + 1 + 1 =3 VI = 5 + 1 = 6. Đặc biệt: IV = 5 - 1 = 4 IX = 10 - 1 = 9 XXVI = 10 + 10 +5 + 1 = 26. Nhận xét: (sgk) Củng cố (10’) Cần chú ý gì khi viết các số tự nhiên. Hãy phân biệt số và chữ số. Hệ thập phân có đặc điểm gì? Nêu cách ghi số La Mã. Cho HS hoạt động nhóm làm bài tập 15. Dặn dò (2’) Nắm vững kiến thức cũ: +) Số và chữ số. +) Hệ thập phân. +) Cách ghi số La Mã. Làm bài tập: 11, 12, 13, 14 sgk. Chuẩn bị bài mới: “Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con”.
Tài liệu đính kèm: