Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 5 đến tuần 10

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 5 đến tuần 10

/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:

 Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. Nêu : 3 cây có rễ cọc, 3 cây có rễ chùm.

 Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ.

II/Đồ dùng dạy học:

+GV: Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3.

Vật thật : rễ cây ngô, hành, lúa, đậu, cải .

+HS : (cây đậu, cây ngô, cây lúa, cây cải, ổi, mít .

III/Tiến trình dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 5 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ HÒA
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGLL
TỔ: HÓA – SINH 
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ NỞ
NĂM HỌC: 2009-2010
Tuần 5
Tiết 9
 Ngày soạn: 08/09/09
CHƯƠNG II : RỄ
Tiết 9 - Bài 9 : CÁC LOẠI RỄ - CÁC MIỀN CỦA RỄ
 I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. Nêu : 3 cây có rễ cọc, 3 cây có rễ chùm.
Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ.
II/Đồ dùng dạy học:
+GV: Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3.
Vật thật : rễ cây ngô, hành, lúa, đậu, cải ...
+HS : (cây đậu, cây ngô, cây lúa, cây cải, ổi, mít ...
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có Ý nghĩa gì đối với thực vật ?
-Bài mới: Ở những tiết học trước chúng ta đã biết cơ quan dinh dưỡng của cây : rễ, thân, lá và rễ làm nhiệm vụ giữ cho cây đứng vững hút nước và muối khoáng cho cây. Tuy nhiên, có phải tất cả các loại cây đều có bộ rễ giống nhau ? bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu. 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu Các loại rễ .
Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV yêu cầu HS mang mẫu vật để ra bàn theo từng nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các rễ cây và phân loại các rễ cây.
- GV treo tranh 9.1
- GV cho HS đọc thứ 2 : yêu cầu các nhóm tiến hành làm bài tập củng cố kiến thức ở mục 1.
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện nêu kết quả quan sát. 
 +HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Quan sát và ghi lại thông tin về những loại rễ khác nhau.
 +HS thảo luận nhóm, trao đổi thông tin, thống nhất đáp án. 
- HS quan sát rễ thật và so với tranh vẽ để xác định tên của các loại rễ.
- HS rút ra được đặc điểm của từng loại rễ.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.và cùng rút ra kết luận : cây có 2 loại rễ chính : rễ cọc, rễ chùm.
*Tiểu kết: - Cây có 2 loại rễ
 + Rễ cọc : rễ cái và các rễ con mọc xung quanh. Ví dụ : đậu, cải, ổi. 
+ Rễ chùm : gồm nhiều rễ phụ mọc ra từ gốc thân. Ví dụ : lúa, ngô, hành
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu Các bộ phận của rễ 
Mục tiêu Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV hướng dẫn HS quan sát H9.3/30 SGK từ trên xuống dưới và đối chiếu với bảng ở bên hình vẽ để nhận biết được : cấu tạo, chức năng chính từng miền ở rễ.
- GV yêu cầu các em nghiên cứu về cấu tạo (vị trí các miền) chức năng các miền của rễ.
- GV treo tranh câm về các miền của rễ và yêu cầu học sinh lên ghi chú.
Gọi 1 vài em nêu nhận xét.
+HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+HS thảo luận nhóm, trao đổi thông tin, thống nhất đáp án. 
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*Tiểu kết Rễ cây có 4 miền:
Miền trưởng thành: Có chức năng dẫn truyền 
Miền lông hút: Hấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ: Che chở cho đầu rế
IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Phân biệt rễ cọc và rễ chùm
Rễ có mấy miền ? Chức năng của mỗi miền là gì ?
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2 tr. 31 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài 10 ; kẻ sẵn bảng cấu tạo và chức năng của miền hút vào vở .
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 5
Tiết 10
 Ngày soạn: 10/09/09
Bài 10 : CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 - Hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
 - Qua quan sát, thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.
 - Biết ứng dụng những kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng thực tế có liên quan tới rễ cây.
II/Đồ dùng dạy học:
+GV: : Tranh vẽ H10.1, H10.2, H10.4 SGK.
Bảng cấu tạo và chức năng của miền hút. Bìa trắng đủ che phần : cấu tạo tế bào, chức năng chính cuả từng bộ phận. Các mảnh bìa đã ghi sẵn nội dung từng phần trong cấu tạo tế bào, chức năng chính của từng bộ phận.
- Bảng photocopy câm H10.1.
+HS ôn kiến thức các bộ phận của rễ.
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Rễ gồm có mấy miền ? Chức năng của mỗi miền. 
 -Bài mới: Như nội dung SGK 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ
.Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV treo tranh H.10.1, H.10.2 giới thiệu tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh để xác định 2 miền : vỏ - trụ giữa
Tiếp tục xác định vị trí, cấu tạo của các bộ phận của miền vỏ : biểu bì, thịt vỏ.
- Nêu đặc điểm của lớp biểu bì ?
- Lông hút có được xem là 1 tế bào không ? vì sao ?
- Lông hút có tồn tại mãi không ? vì sao ?
GV hướng dẫn HS quan sát tranh H10.2.
Cấu tạo của tế bào lông hút gồm các bộ nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và bảng trong SGK để xác định các bộ phận và nhiệm vụ của các bộ phận.
- GV treo sơ đồ câm và yêu cầu HS tên ghi chú, nêu cấu tạo, chức năng của các bộ phận.
- GV gọi 1 vài em nhận xét phần trình bày của bạn trên bảng và rút ra kết luận.
 HS quan sát tranh, xác định được các bộ phận của miền hút gồm hai phần: Phần vỏ và trụ giữa
HS tiếp tục xác định được các bộ phận của phần vỏ: gồm biểu bì và thịt vỏ
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Yêu cầu nêu được nội dung như sgk
Tiếp tục xác định vị trí, cấu tạo của các bộ phận của trụ giữa : các bó mạch, ruột
Hs nêu được các phần là : Như chú thích sgk
Vài hs trả lời các hs khác nhận xét bổ sung
*Tiểu kết: Miền hút cấu tạo gồm :
1. Vỏ : Biểu bì, thịt vỏ
Biểu bì : bảo vệ, hút nước và muối khoáng
Thịt vỏ : vận chuyển
2. Trụ giữa : Các bó mạch (mạch gỗ, mạch rây), ruột.
-Các bó mạch :
 +Mạch gỗ : vận chuyển nước và muối khoáng
 +Mạch rây : vận chuyển chất hữu cơ
-Ruột : chứa chất dự trữ
IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
GV cho học sinh làm bài tập 1/31 sgk
Rễ cây gồm mấy miền ? chức năng của mỗi miền là gì ?
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập tr.33 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Làm thí nghiệm chứng minh sự dài ra của thân ( học vào tuần 8)
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 6
Tiết 11
 Ngày soạn: 16/09/09
Bài 11 : SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 - Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chín đối với cây.
- Xác định con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào.
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu mà SGK đề ra.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích 1 số hiện tượng trong thiên nhiên.
II/Đồ dùng dạy học:
	+GV: H11.1, H11.2 SGK
 Bảng 1 SGK.
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Chỉ trên hình vẽ các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng 
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây .
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm và rút ra kết luận về nhu cầu nước của cây 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 SGK.
. Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ?
. Hãy dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích.
- GV nhận xét
. Mục đích của việc tưới nước hàng ngày ?
. Nếu thiếu nước cây có sống được không ?
- GV yêu cầu HS thông báo kết quả thí nghiệm đã làm ở nhà.
=> GV tiểu kết phần 1 :
 - Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung:
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả trao đổi của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- HS đọc thông tin ” SGK.
- Các nhóm thảo luận theo nội dung :
. Dựa vào thí nghiệm 1 và 2, em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây.
. Những cây nào cần nhiều nước, những cây nào cần ít nước ?
. Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc thì cây sinh trưởng và phát triển tốt ?
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*Tiểu kết: - Nước rất cần cho cây. Mức độ phụ thuộc vào nước, tùy từng loại cây, các giai đoạn sống và các bộ phận khác của cây
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây
Mục tiêu 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - Quan sát hình 11.1
- GV gọi đại diện các nhóm thông báo kết quả thảo luận, các nhóm còn lại bổ sung.
- GV cho HS đọc thông tin ”.
- Bảng số liệu SGK giúp ta khẳng định điều gì?
- Hãy nêu những ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn sống của cây không giống nhau.
- Từ những thí nghiệm trên ta có nhận xét gì về nhu cầu muối khoáng cuả cây.
- GV bổ sung.
 - HS đọc thông tin ” SGK
- Các nhóm tiến hành thảo luận :
. Tìm hiểu vai trò của muối khoáng đối với cây.
. Rễ cây chỉ hút được những loại muối khoáng như thế nào ?
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*Tiểu kết - Rễ cây chỉ hấp thụ được các muối khoáng hoà tan.
Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển 
3 loại muối khoáng cây cần nhiều nhất, muối đạm, muối lân, muối kali.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Cây cần những loại muối khoáng nào ? Quá trình hút muối khoang diễn ra như thế nào ?
Vì sao cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây sinh trưởng và phát triển tốt ?
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr.37 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài sự hút nước và muối khoáng của rễ (tt)
 kẻ sẵn bài tập ▼ tr. 37 vào vở bài tập .
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 6
Tiết 12
 Ngày soạn: 20/09/09
SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ.
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
Rễ hút nước và muối khoáng hoà tan.
Hút bằng lông hút
Phân biệt các loại phân bón.
II/Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh phóng to hình 11.2
HS : cây luá, cây cải xanh.
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của nướca và muối khoáng của cây?
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
Mục tiêu: hs biết được rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất nhờ lông hút 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV treo tranh H11.2 SGK
=> Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được rễ cây hấp thụ như thế nào ?
- Nhờ đâu mà rễ hút được nước và muối khoáng hoà tan trong đất ?
=> Vai trò của lông hút là gì ?
- GV yêu cầu HS qs H11.2 và xác định con đường hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất và cây.
- Quá trình hút nước và muối khoáng hoà tan có tách rời riêng ra được không ? vì sao.
Gv rút ra tiểu kết 
- HS : QS tranh H11.2 và làm bài tập SGK
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hs đọc thông tin trong sgk, trả lời được: nhờ các lông hút 
Con đường hút nước và muối khoáng hoà tan từ ... Dác : là lớp gỗ màu sáng nằm phía ngoài làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng.
- Ròng là lớp gỗ màu thẩm rắn chắc nằm phiá trong có chức năng nâng đỡ cho cây.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
- Gọi HS lên bảng chỉ tranh vị trí của tầng phát sinh.
- Em hãy cho biết thân to ra là do đâu ?
- Xác định tuổi cây bằng cách nào ?.
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, 4 tr.52 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài Vận chuyển các chất trong thân; Chuẩn bị trước thí nghiệm trước buổi học:2 ly thuỷ tinh: Một ly có nước pha màu đỏ, một ly có nước bình thơừng, cắm hai cành hoa trắng vào hai ly đó mang đến lớp.
Tuần 9
Tiết 18
 Ngày soạn:12/10/09
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 HS biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
	Rèn luyện ý thức bảo vệ thực vật.
II/Đồ dùng dạy học:
-GV : Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa : hồng, cúc, huệ, loa kèn, cành lá dâu, dâm bụt.
 Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết ổi, hồng xiêm (nếu có đk).
- HS : làm thí nghiệm theo nhóm -> ghi kết quả.(Như đã dặn dò).
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Cây gỗ to ra do đâu? Em hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng.
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV yêu cầu nhóm trình bày lại thí nghiệm ở nhà.
GV qs kết quả của các nhóm, so sánh SGK.
GV thông báo ngay nhóm nào có kết quả tốt.
- GV biểu diễn thí nghiệm cho HS cả lớp quan sát (trên cành mang hoa, cành mang lá) nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân : mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ qua thân lên lá (đối với cành mang lá) hoặc hoa (đối với cành mang hoa).
- GV hướng dẫn HS cắt qua cành của nhóm -> quan sát bằng kính hiển vi.
- GV phát một số cành đã chuẩn bị hướng dẫn HS bóc vỏ cành.
- GV cho 1 số HS qs mẫu trên kính hiển vi -> Xác định chỗ nhuộm màu -> có thể trình bày hoặc vẽ lên bảng cho cả lớp quan sát.
-Đại diện nhóm trình bày các bước tiến hành TN, cho cả lớp qs kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nhẹ tay bóc vỏ nhìn bằng mắt thường chỗ có bắt màu, qs màu của gân lá.
*Tiểu kết : 1/Thí nghiệm: sgk
	 2/Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển các chất hữu cơ
Mục tiêu Qua hoạt động hs tự tìm ra kiến thức “Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV yêu cầu hs đọc sgk và xem h.17.2; thảo luận các câu hỏi sau:
+Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra?
+Mạch rây có chức năng gì?
+Nhân dân ta thường làm như thế nào để nhân giống nhanh cây ăn quả như: cam, bưởi nhãn , vải hồng xiêm...?
Gv rút ra tiểu kết.
Hs thực hiện theo yêu cầu của gv
Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến 
đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS có thể nêu: Khi bóc vỏ là bóc luôn cả mạch rây,vì vậy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to.
Hs tự nhận xét vai trò của mạch rây.
Hs trả lời làbằng phương pháp chiết, ghép cành...
*Tiểu kết: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
	Hs trả lời câu hỏi 1, 2 trong sgk.
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr. ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài Biến dạng của thân. Chuẩn bị các loại thân biến dạng : khoai tây, củ su hào, gừng, đoạn mía, xương rồng 
 ; kẻ sẵn bảng ▼ trang 59 vào vở bài tập .
*************************************
Tuần 10
Tiết 19
 Ngày soạn: 15/10/09
 BIẾN DẠNG CỦA THÂN.
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 	- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của 1 số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
- Nhận dạng được 1 số thân biến dạng trong thiên nhiên.
II/Đồ dùng dạy học:
- GV : Tranh H18.1, 18.2 SGK.Một số mẫu vật.
- HS : Chuẩn bị các mẫu vật đã dặn ở tiết trước.
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng?
	Vai trò của mạch rây?
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng
Mục tiêu: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS quan sát các loại củ xem chúng có đặc điểm gì chứng tỏ là thân ?(qs xem chúng có chồi, lá không ?).
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận :
+ Tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại củ.
- GV lưu ý HS :bóc vỏ của củ dong -> tìm dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ (hình vẩy) -> lá.
+ Thân củ có đặc điểm gì ? chức năng của thân củ đối với cây ?.
+ Kể tên một số cây thuộc loại thân củ và công dụng cuả chúng ?.
+ Thân rễ có đặc điểm gì ? chức năng của thân rễ đối với cây ?.
+ Kể tên1 số cây thuộc loại thân rễ và nêu công dụng, tác hại của chúng ?.
- GV nhận xét : một số loại thân biến dạng làm chức năng khác là dự trữ chất khi cây ra hoa kết trái.
- GV cho quan sát thân cây xương rồng.
+ Thân xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì 
+ Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai ?
+ Cây xương rồng thường sống ở đâu ?
+ Kể tên một số cây mọng nước ?
+ HS quan sát các loại củ, tìm đặc điểm chứng tỏ chúng là thân.
+Tiến hành phân chia củ thành nhóm dựa vào vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng ?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc ¨ -> Trao đổi nhóm theo nội dung.
HS qs thân cây xương rồng (qs gai, chồi ngọn của cây xương rồng. Dùng que nhọn chọc vào thân -> quan sát hiện tượng) -> thảo luận theo nhóm.
- HS đọc mục ¨ SGK/58 để sửa chữa kết quả.
- HS nghiên cứu SGK rồi rút ra kết luận chung cho hoạt động 1.
*Tiểu kết . Quan sát một số thân biến dạng(sgk)
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu : Đặc điểm, chức năng của 1 số loại thân biến dạng.
Mục tiêu 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV cho HS hoạt động độc lập theo yêu cầu của SGK/59.
GV treo bảng đã hoàn thành kiến thức để HS theo dõi và sửa bài.
GV gọi HS đọc to toàn bộ nội dung trong bàn của GV cho cả lớp nghe để ghi nhớ kiến thức.
HS hoạt động độc lập theo yêu cầu của SGK/59.
- HS hoàn thành bảng ở vở bài tập
-Vài hs trả lời , các hs khác nhận xét bổ sung.
*Tiểu kết: Một số loại thân biến dạng làm các chức năng khác như :
+ thân củ, thân rễ : chứa chất dự trữ
+ Thân mọng nước : dự trữ nước 
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
- Kể tên 1 số loại thân biến dạng và chức năng của chúng đối với cây ?.
- Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn.
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, và làm bài tập tr. 59 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Ôn lại tất cả các bài đã học để tiết sau ôn tập.
******************************************
Tuần 10
Tiết 20
 Ngày soạn:18/10/09
ÔN TẬP. 
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 	- Hệ thống lại cho HS những kiến thức đã học -> rút ra kiến thức trọng tâm của mỗi chương để HS nắm chắc lại những kiến thức đã học. Cấu tạo TBTV, đặc điểm chung và cấu tạo và chức năng của các cơ quan sinh dưỡng.
II/Đồ dùng dạy học:
GV : Hình 74, 9.1, 10.1, 13.1 , 13.2 , 15.1, 16.1, 17.1
HS : Ôn lại kiến thức đã học.
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: 
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu 
Mục tiêu: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Nêu đặc điểm chung của cơ thể sống?
2. Thực vật có đặc điểm chung
3. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây có hoa cây không có hoa, cho ví dụ.
4. TB thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ? chức năng của các bộ phận đó ?
-GV treo tranh HS lên gắn phần ghi chú - Nêu phần chức năng.
5. TB ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ? 
Quá trình phân chia diễn ra như thế nào?
- Ý nghĩa của quá trình phân chia ?
6. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa rễ cọc và rễ chùm
GV treo tranh -> HS qs và so sánh
7. Rễ có mấy miền ? chức năng của mỗi miền ?
8. Nêu cấu tạo miền hút của rễ.(Nêu tóm tắt bằng sơ đồ)
9. Nêu thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng như thế nào ?
10. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá.
11. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cấu tạo trong thân non và cấu tại trong miền hút của rễ.
12. Nêu thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan
- Có sự trao đổi chất
- Lớn lên
- Sinh sản
- Tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển
- Phản ứng chậm với các kích thích của môi trường.
- Dựa vào cơ quan sinh sản.
- Vách tế bào
- Màng sinh chất
- Lục lạp
- Vách TB bên cạnh
- Các TB ở mô phân sinh có khả năng phân chia 
- Quá trình phân chia :
 2. nhân phân chia.
3. Vách TB hình thành -> 2 TB con
2. Chất TB phân chia
Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Giống
- Hút nước và muối khoáng
. Giữ cho cây đứng vững
- Khác 
Rễ cọc
Rễ chùm
-1 rễ cái và 1 rễ con
- Nhiều rễ phụ mọc ra từ gốc thân
- Có ở cây 2 lá mầm
- Có ở cây 1 lá mầm.
GV treo sơ đồ HS gắn chú thích và nêu chức năng
GV treo sơ đồ miền hút của rễ HS lên gắn chú thích.
GV kẻ bảng cấu tạo và chức năng của miền hút trên bảng phụ HS lên điền phần chức năng (HS chỉ trên tranh và các bộ phận của miền hút và nêu chức năng)
+ Thí nghiệm :
- Trồng cải vào 2 chậu đất. Tưới nước vào 2 chậu cho đến khi cây bén rễ, tươi tốt như nhau sau đó chỉ tưới cho chậu A.
- Sau 1 thời gian qs rút ra kết luận.
GV treo sơ đồ hình 13.2 cho HS lên ghi chú tranh rút ra điểm giống nhau và khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá
GV treo tranh hình 10.2 và hình 15.1
Hướng dẫn HS kẻ 2 cột và lần lượt so sánh sự khác nhau ở phần vỏ và trụ giữa (đặc biệt lưu ý đến các bó mạch.
- Cắm cành gia hồng hay hoa hệu (trắng) vào bình đựng nước màu rồi để ra chổ thoáng. Sau 1 thời gian, cắt ngang cành hoa rồi dùng kính lúp quan sát mặt cắt, hoặc cắt 1 số lát mỏng quan sát dưới kính hiển vi thấy phần mạch gỗ được nhuộm màu của nước trong bình ngâm hoa trước đó.
=> Kết luận : trong thân mạch gỗ đã vận chuyển nước và muối khoáng.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
GV nhận xét tiết ôn tập
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docsi6-tiet9-20.doc