Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 38 đến tiết 70

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 38 đến tiết 70

. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - HS trình bày được quá trình thụ tinh gồm sự nảy mầm của hạt phấn và hiện tượng thụ tinh (Các yếu tố tham gia và kết quả).

 - Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh

 2. Kỹ năng:

 Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức

 3. Thái độ:

 Giáo dục lòng ham hiểu biết, yêu thích bộ môn

 

doc 76 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 38 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/1/2012 Ngày giảng: 4/1/2012- Lớp 6A, 6B
Tiết 38
BÀI 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS trình bày được quá trình thụ tinh gồm sự nảy mầm của hạt phấn và hiện tượng thụ tinh (Các yếu tố tham gia và kết quả). 
	- Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh
	2. Kỹ năng: 
	Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức
 	3. Thái độ: 
	Giáo dục lòng ham hiểu biết, yêu thích bộ môn
 II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
	Tranh phóng to H31
2. Học sinh: 
	- Ôn bài cấu tạo và chức năng của hoa + Thụ phấn
	- Đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (6’) 
	a. Câu hỏi: 
 	Thụ phấn là gì? 
	Hãy nêu chức năng các bộ phận chính của hoa?
b. Đáp án: 
	- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
	- Chức năng các bộ phận chính của hoa:
	+ Đài hoa, tràng hoa có chức năng bảo vệ nhị và nhuỵ
	+ Nhị, nhuỵ có chức năng sinh sản
*ĐVĐ: (1’) 
	Tiếp theo hiện tượng thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả. Vậy thụ tinh là gì? Sự hình thành quả và hạt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay.
	 	2. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
- YC HS hoạt động cá nhân: Quan sát H31, chú thích, đọc thông tin mục 1, t = 3’.
H: Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
(gọi 2-3 HS trình bày)
- GV trình bày kết hợp trên H31
YC HS nghiên cứu thông tin mục 2 + quan sát H31.
H: Sự thụ tinh xảy ra tại bộ phận nào của hoa.
H: Sau khi thụ phấn đến lúc thụ tinh có những hiện tượng nào xảy ra.
H: Thụ tinh là gì.
( Các yếu tố tham gia: TBSD đực, TBSD cái
Kết quả: Tạo thành hợp tử)
GV: Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính
YC HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu thông tin mục 3, t= 2’.
H: Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành.
H: Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận nào của hạt.
GV: Mỗi noãn được thụ tinh sẽ phát triển thành một hạt.
H: Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? quả có chức năng gì.
GV: Các bộ phận khác của hoa héo và rụng đi, một số ít cây còn dấu tích của một số bộ phận của hoa như: Đài, vòi nhuỵ ( quả cà chua, quả chuối)
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn: (10’)
- Hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhuỵ trương lên và nảy mầm thành 1 ống phấn.
- TBSD đực được chuyển đến đầu của ống phấn.
Ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ -> vòi nhuỵ -> vào trong bầu -> noãn.
2. Thụ tinh: (12’)
- Sự thụ tinh xảy ra tại noãn
- Thụ tinh là hiện tượng TBSD đực của hạt phấn kết hợp với TBSD cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính
3. Kết hạt và tạo quả: (10’)
- Hạt do noãn của hoa tạo thành
- Noãn sau khi thụ tinh:
+ Hợp tử -> Phôi
+ Vỏ noãn -> Vỏ hạt
+ Phần còn lại của noãn -> chứa chất dự trữ.
- Quả do bầu của hoa tạo thành, quả chứa hạt.
3. Củng cố, luyện tập: ( 5’) .
H: Phân biệt thụ phấn và thụ tinh.
Thụ phấn: Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
Thụ tinh: Hiện tượng TBSD đực kết hợp với TBSD cái tạo thành hợp tử.
H: Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh.
Muốn có thụ tinh xảy ra phải có thụ phấn, thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra.
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’) 
- Học bài theo phần kết luận SGK/104
- Đọc mục em có biết
 **************************************
Ngày soạn: 2/1/2012 Ngày giảng: 6/1/2012- Lớp 6A, 6B
CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT
Tiết 39
BÀI 32: CÁC LOẠI QUẢ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả khô, quả thịt
	- Biết phân chia các nhóm quả chính.
	2. Kỹ năng: 
	- Vận dụng kiến thức để bảo quản, chế biến quả và hạt sau khi thu hoạch
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày ý kiến, hợp tác, ứng xử, giao tiếp trong thảo luận.
 	3. Thái độ: 
	Có ý thức bảo vệ quả, hạt.
 II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
	- Tranh H32/105
	- Sưu tầm một số quả: Bông, chanh, đậu cô ve
2. Học sinh: 
	- Sưu tầm mỗi em ít nhất 5 loại quả có ở gia đình (Chọn quả đã chín già)
	- Tìm hiểu cách bảo quản các loại quả ở địa phương
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
	a. Câu hỏi: 
 	Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
b. Đáp án: 
	- Quả do bầu phát triển thành, quả chứa hạt
	- Hạt do noãn phát triển thành, hạt chứa phôi.
*ĐVĐ: (1’) 
	Quả bảo vệ hạt, giúp cho việc duy trì phát triển nòi giống, nhiều quả còn chứa chất dinh dưỡng cung cấp cho con người và động vật.Biết được đặc điểm của quả ta có thể bảo quản, chế biến và tận dụng quả khi thu hoạch vì vậy tìm hiểu về quả có ý nghĩa thiết thực
	 	2. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
YC HS hoạt động nhóm 4, t = 5’, quan sát các loại quả đem đến lớp của nhóm, xếp các loại quả có nhiều điểm giống nhau vào một nhóm.Trả lời câu hỏi:
H: Phân chia quả làm mấy nhóm, dựa vào đặc điểm nào để phân chia như vậy.
Hết thời gian hoạt động, các nhóm lần lượt báo cáo kết quả của nhóm mình
(Có thể: 
- Nhóm quả nhiều hạt, một hạt, không hạt
- Nhóm ăn được, không ăn được
- Quả màu sắc sặc sỡ, quả màu nâu sám
- Quả khô, quả thịt
)
-> Phân chia quả theo mục đích, tiêu chuẩn tự đặt ra.
 Nếu căn cứ vào vỏ quả thì chia quả thành những nhóm nào?
YC HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin mục 2/106.
H: Căn cứ vào vỏ quả người ta chia quả làm mấy nhóm? đặc điểm của từng nhóm.
H: Quan sát H32/105, kể tên các quả thuộc mỗi nhóm
( Quả khô: Cải, trò, bông, đậu Hà lan, thìa là
Quả thịt: Đu đủ, mơ, chanh, cà chua, táo ta.)
YC HS quan sát quả khô, tìm đặc điểm khác nhau, phân nhóm, gọi tên mỗi nhóm, cho ví dụ trong H32.
H: Kể tên một số quả khô khác, xếp vào mỗi nhóm.
YC HS quan sát H32 + quả đem đến lớp, tìm điểm khác nhau, cho ví dụ trong H32.
H: Cho ví dụ mỗi loại quả
(Có thể: Quả mọng: Chuối, nho, hồng
Quả hạch: Xoài, đào, mận)
GV mở rộng: Ngoài các loại quả đơn như trên còn có loại quả phức hoặc quả đặc biệt:
- Quả kép: Được hình thành từ một hoa nhưng nhuỵ có lá noãn rời, mỗi lá noãn thành một quả riêng biệt. VD: dâu tây, quả hoa hồng
- Quả áo hạt: Áo hạt do cuống noãn phát triển thành. VD: Quả nhãn, quả vải
- Quả phức: Hình thành từ một cụm hoa. VD: Mít, dứa, dâu tằm, xung
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả: (15’)
 Trong thực tế căn cứ vào mục đích, tiêu chuẩn tự đặt ra để phân chia quả
2. Các loại quả chính: (17’)
- Nếu căn cứ vào vỏ quả chia quả làm hai nhóm:
+ Quả khô: Khi chín vỏ khô, cứng, mỏng.
+ Quả thịt: Khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.
a. Các loại quả khô:
- Quả khô nẻ: Vỏ có khả năng tự tách ra cho hạt rơi ra ngoài.
VD: Cải, đậu hà lan
- Quả khô không nẻ: Khi chín vỏ không tự tách ra.
VD: Trò, thìa là
b. Các loại quả thịt:
- Quả mọng: Thịt quả dày, mọng nước.
VD: Chanh, đu đủ
- Quả hạch: Trong thịt quả có hạch rất cứng chứa hạt ở trong.
VD: Táo, mơ
3. Củng cố, luyện tập: ( 5’) .
H: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi quả chín khô.
(Vì: Khi chín khô quả tự nẻ, hạt rơi ra ngoài -> thu hoạch khó, giảm năng suất)
H: Có những cách gì để bảo quản, chế biến quả thịt.
(Rửa sạch cho vào túi ni lông, để lạnh, phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu)
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’) 
 	- Học bài theo phần kết luận/106, trả lời các câu hỏi cuối bài.
	- Đọc mục em có biết
	- Tìm thêm ví dụ các loại quả có ở địa phương, tập phân loại.
 **************************************
Ngày soạn: 5/1/2012 Ngày giảng: 10/1/2012 - Lớp 6A, 6B
Tiết 40
BÀI 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
- HS mô tả được các bộ phận của hạt.
- Phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm.
- Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.
	2. Kỹ năng: 
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế
- Kĩ năng hợp tác, tìm hiểu xử lí thông tin, ứng xử giao tiếp trong thảo luận nhóm.
 	3. Thái độ: 
Biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống
 II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
- Tranh vẽ H33.1; H33.2
- Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK/108
- Dụng cụ: Kính lúp, kim mũi mác
- Vật mẫu: Hạt đỗ đen, hạt ngô đã ngâm nước.
2. Học sinh: 
- Kẻ bảng SGK/108 vào vở
- Hạt đỗ đen, hạt ngô đã ngâm nước 2-3 ngày
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
	a. Câu hỏi: 
 Hãy phân biệt quả khô và quả thịt? Kể tên 3 loại quả khô và ba loại quả thịt có ở địa phương.
b. Đáp án: 
- Phân biệt:
 + Quả khô: Khi chín vỏ khô, cứng, mỏng.
 + Quả thịt: Khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.
- Ví dụ: Có thể là:
 + Quả khô: Me, thảo quyết minh, đậu tương, bông
 + Quả thịt: Chuối, bưởi, khế
*ĐVĐ: (1’) 
 	Hạt do noãn của hoa phát triển thành, làm nhiệm vụ sinh sản. Vậy hạt có những bộ phận nào? Có mấy loại hạt? là những loại nàochúng ta cùng nghiên cứu qua nội dung bài hôm nay.
	 	2. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân, t = 5’:
- Dùng kim mũi mác bóc vỏ hạt đỗ đen -> tách đôi hạt.
- Bóc vỏ hạt ngô.
-> Dùng kính lúp quan sát, đối chiếu với H33.1, H33.2
-> Ghi kết quả vào bảng đã chuẩn bị (1 HS ghi vào bảng phụ
-> Hết t, treo bảng phụ, các HS nhận xét, bổ xung, thống nhất:
Câu hỏi
Trả lời
Hạt đỗ đen
Hạt ngô
Hạt gồm có những bộ phận nào?
Vỏ và phôi
Vỏ, phôi và phôi nhũ
Bộ phận nào bao bọc bảo vệ hạt?
Vỏ hạt
Vỏ hạt
Phôi gồm những bộ phận nào?
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Phôi có mấy lá mầm?
Hai lá mầm
Một lá mầm
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?
Ở hai lá mầm
Ở phôi nhũ
H: Hạt có cấu tạo gồm những bộ phận nào.
H: Nhìn vào bảng phụ, hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô.
( Giống nhau: Có các bộ phận (vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi ( có Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm).
Khác nhau: Hạt đỗ đen: Có hai lá mầm
 Hạt ngô: Có một lá mầm)
GV: Cây mà phôi của hạt có hai lá mầm gọi là cây hai lá mầm. Cây mà phôi của hạt có một lá mầm gọi là cây một lá mầm. 
H: Cho ví dụ về cây hai lá mầm, cây một lá mầm.
(Hai lá mầm: Bưởi, lạc đỗ đen
Một lá mầm: Ngô, lúa)
H: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo hoặc sâu bệnh.
( Hạt to, chắc mẩy: có nhiều chất dinh dưỡng và có phôi khoẻ.
Hạt không sứt sẹo, còn nguyên vẹn: Đủ các bộ phận của hạt đảm bảo cho cây con phát triển, đủ chất dinh dưỡng.
Hạt không bị sâu bệnh: Tránh gây hại cho cây non)
1. Các bộ phận của hạt: (18’)
Hạt gồm:
-Vỏ:
- Phôi: Chồi mầm
 Lá mầm
 Thân mầm
 Rễ mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ (lá mầm hoặc phôi nhũ)
2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm: (15’)
- H ... 
	Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
 II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
	Bảng phụ ghi sơ đồ các nhóm thực vật
2. Học sinh: 
	Ôn tập từ chương VIII đến chương X
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập
*ĐVĐ: (1’) 
	Để giúp các em hệ thống hoá kiến thức đã học từ chương VIII, chúng ta cùng thực hiện tiết ôn tập
	 2. Nội dung ôn tập: (43’)
H: Có các nhóm sinh vật nào trong tự nhiên
 (Vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật)
H: Vi khuẩn có đặc điểm gì chung
H: Nấm có đặc điểm gì.
H: Nêu đặc điểm của thực vật.
H: Có các nhóm thực vật nào.
H: Thực vật được phân loại như thế nào
H: Thực vật trồng có nguồn gốc từ đâu.
H: Thực vật có vai trò gì trong thiên nhiên, đối với động vật, đời sống con người.
H: Phải làm gì để bảo vệ thực vật
H: Em đã làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật 
(GV lần lượt đưa ra các câu hỏi, HS trả lời và bổ xung, GV ghi theo sơ đồ sau:
 Sinh vật trong tự nhiên
 Vi khuẩn Nấm Thực vật Động vật
(Chưa có nhân (Không có diệp lục (Có diệp lục, sống tự dưỡng
hoàn chỉnh) Sống dị dưỡng) không có khả năng di chuyển,
 phản ứng chậm với kích thích) 
 Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín
(Chưa có mạch dẫn (Đã có mạch dẫn (Thân gỗ (Có rễ, thân, lá đa dạng
Chưa có rễ chính thức Đã có rễ, thân, lá) Có mạch dẫn Có hoa, quả, hạt. Hạt 
Chưa có hoa) Hạt nằm lộ trên lá nằm trong quả.
 Noãn hở, chưa có Có mạch dẫn hoàn thiện)
 Hoa, quả)
* Phân loại thực vật: Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài.
* Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại
* Thực vật có vai trò: Đối với tự nhiên Cân bằng lượng õi và khí các bon níc
 Giảm ô nhiễm môi trường
 Giữ đất, chống xói mòn
 Hạn chế ngập lụt, hạn hán
 Bảo vệ nguồn nước ngầm
 Đối với động vật Cung cấp o xi và thức ăn
 Cung cấp nơi ở và sinh sản
 Đối với con người Có ích Cung cấp lương thực
 Cung cấp thực phẩm
 Nguyên liệu cho công nghiệp
 Làm thuốc
 Có hại cho sức khoẻ
* Thực vật Việt nam đa dạng cao (số lượng loài, số lượng cá thể, môi trường sống đa dạng). Đa dạng thực vật Việt nam đang giảm sút -. cần bảo vệ sự đa dạng thực vật
3. Củng cố, luyện tập: 
Đã kết hợp trong ôn tập
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’) 
 	Ôn tập theo nội dung đã hướng dẫn, giờ sau kiểm tra học kì II
 *************************************
Ngày soạn: 6/4/2012 Ngày giảng: 25/4/2012- Lớp 6A, 6B
Tiết 67: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	Đánh giá việc nắm kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng về các nhóm thực vật, vai trò của thực vật, vi khuẩn - nấm - địa y.
	2. Kỹ năng: 
	Rèn kĩ năng tư duy, trả lời câu hỏi đủ ý, ngắn gọn.
 	3. Thái độ: 
	Có ý thức nghiêm túc, trung thực trong học tập.
II. ĐỀ:
1. Ma trận:
Chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương VII: Quả và hạt
(6 tiết)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Mô tả được các bộ phận của hạt.
1
1
33%
Giải thích được vì sao ở một số loài thực vật quả và hạt có thể được phát tán xa
1
2
77%
2
3
30%
Chương VIII: Các nhóm thực vật
(6 tiết)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả.
1
1,5
50%
Phân biệt cây dại và cây trồng
1
1,5
50%
3
3
30%
Chương IX: Vai trò của thực vật
 (5 tiết)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật.
1
0,5
25%
Vì sao không nên hút thuốc lá, thuốc phiện. 
1
1,5
75%
2
2
20%
Chương X:
Vi khuẩn -Nấm -Địa y (5 tiết)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Nêu được vai trò của vi khuẩn
1
2
100%
1
2
20%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
4
5
50%
2
3,5
35%
1
1,5
15%
7
10
100%
* Đề:
	1. Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín.
	2. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây dại và cây trồng.
	3. Nêu vai trò của thực vật đối với động vật.
	4. Vì sao không nên hút thuốc lá và thuốc phiện? Em đã làm gì trong việc góp phần làm giảm số người hút thuốc lá ở địa phương.
	5. Nêu vai trò của vi khuẩn.
	6. Hạt gồm những bộ phận nào.
	7. Vì sao một số loại quả và hạt lại có khả năng phát tán đi xa nơi nó sống.
III.ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM 
Câu
Yêu cầu
Điểm
1
(1,5đ)
Đặc điểm chung của thực vật hạt kín:
Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả.
Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng
Có mạch dẫn hoàn thiện
Môi trường sống đa dạng
0,5
0,25
0,5
0,25
2
(1,5đ)
Phân biệt cây dại và cây trồng dựa vào tính chất:
+ Năng suất
+Phẩm chất
+ Khả năng chống chịu
0,5
0,5
0,5
3
(0,5đ)
Vai trò của thực vật đối với động vật:
Thực vật cung cấp thức ăn, o xi, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
0,5
4
(1,5đ)
Không nên hút thuốc lá, thuốc phiện vì:
- Trong thuốc lá, thuốc phiện có chất độc gây hại cho cơ thể như ung thư phổi
- Hút hút thuốc lá, thuốc phiện dễ gây nghiện gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, xã hội.
- Không hút thuốc, phân tích tác hại của thuốc lá, nhắc nhở những người trong gia đình không hút thuốc, cai thuốc
0,5
0,5
0,5
5
(2đ)
Vai trò của vi khuẩn:
Phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ.
Góp phần hình thành than đá dầu lửa
Ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp
Gây bệnh cho người, động vật, thực vật
Gây thối rữa, làm hỏng thức ăn, làm ô nhiễm môi trường.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
6
(1đ)
Hạt gồm: -Vỏ: 
 - Phôi: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
 -Chất dinh dưỡng dự trữ: Chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ
0,25
0,5
0,25
7
(2đ)
Một số loại quả và hạt có khả năng phát tán đi xa vì:
Một số quả và hạt: Thường nhỏ, nhẹ, có lông hoặc cánh giúp gió thổi đi xa
Một số quả và hạt: Có gai hoặc móc nên dễ bám vào da, lông động vật. Quả có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng là thức ăn cho động vật.
1
1
 *****************************************
Ngày soạn: 7/4/2012 Ngày giảng: /4/2012- Lớp 6A, 6B
Tiết 68, 69,70: THAM QUAN THIÊN NHIÊN 
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Tìm hiểu đặc điểm của môi trường nơi đến tham quan: Địa hình, đất đai, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm
	- Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối quan hệ giữa thực vật với môi trường: Liệt kê các loài thực vật có trong môi trường, đặc điểm hình thái của cây.Mối liên hệ giữa thực vật với môi trường.
	- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng của thực vật.
	2. Kỹ năng: 
	- Rèn kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin.
	- Rèn kĩ năng phân tích, hợp tác.
	- Rèn kĩ năng đưa ra và giải quyết tình huống trong quá trình tham quan.
	- Rèn kĩ năng thu thập và sử lí bảo quản vật mẫu.
 	3. Thái độ: 
	Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
 II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
	- Địa điểm tham quan: Ven Suối sập
	- Phân nhóm:
	- Phân chuẩn bị dụng cụ
2. Học sinh: 
	- Ôn tập kiến thức đã học
	- Chuẩn bị dụng cụ cá nhân: Bút, sổ sách, phiếu học tập theo mẫu SGK/173.
	- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm:
	+ Dụng cụ đào đất
	+ Kim mũi mác, panh, túi ni lông trong, kính lúp cầm tay, nhãn bằng giấy theo mẫu, kéo cắt cây, kẹp ép tiêu bản, vợt thuỷ sinh.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (0’) 
 	Không KT
*ĐVĐ: (1’) 
	Để quan sát các thực vật ngoài thiên nhiên xem chúng phân bố như thế nào và thích nghi ra sao trong điều kiện sống cụ thểchúng ta cùng tham quan thiên nhiên.
	 2. Nội dung: 
 Ngày giảng: /4/2012 lớp 6A,B
	 Tiết 68: QUAN SÁT NGOÀI THIÊN NHIÊN
Hoạt động của giáo viên và học sinh
1. GV: Nêu yêu cầu về thái độ, ý thức khi thực hành và nội dung thực hành tham quan: (7’)
* Yêu cầu HS hoạt động nhóm, với nội dung:
- Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật.
- Nhận dạng thực vật xếp chúng vào nhóm.
- Thu thập vật mẫu, buộc nhãn.
- Ghi chép ngoài thiên nhiên: Ghi điều quan sát được thống kê vào bảng kẻ sẵn.
- Tìm hiểu môi trường nơi đến tham quan: Địa hình, đất đai, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm
* Cách thực hiện:
a) Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường:
- Quan sát rễ, thân, lá của một số thực vật:
+ Rêu
+ Dương xỉ
+ Hạt trần (thông)
- Quan sát một số thực vật hạt kín về rễ, thân, lá, hoa, quả:
- Quan sát hình thái một số cây:
+ Mọc trên mặt nước
+ Mọc trong nước
+ Mọc trên cạn
-> So sánh tìm đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường nước.
- Lấy mẫu: + Hoa
 + Quả
 + Cành nhỏ ( đối với cây lớn)
 + Cây nhỏ
->Yêu cầu: Buộc tên nhãn để khỏi nhầm lẫn
 Chỉ thu thập vật mẫu với số lượng ít, là cây mọc dại
 Thu vật mẫu theo nhóm, bảo quản cẩn thận
b) Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm:
- Xác định nấm, địa y không phải là thực vật.
- Nhận dạng và xác định tên một số cây quen thuộc (tên thường gọi)
- Xác định vị trí phân loại: Tới ngành, lớp đối với thực vật hạt kín
 Tới ngành đối với rêu, dương xỉ, hạt trần
2. Học sinh hoạt động nhóm thực hiện các nội dung tham quan: (35’)
3. GV nhận xét giờ tham quan: (2’)
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1’)
 Ngày giảng: /4/ 2012 lớp 6A,B
Tiết 69: 	QUAN SÁT CÁC NỘI DUNG TỰ CHỌN
Hoạt động của giáo viên và học sinh
1.GV: Nêu yêu cầu về thái độ, ý thức khi thực hành và nội dung thực hành tham quan (5’)
 Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, mỗi nhóm có thể chọn một trong ba nội dung sau:
- Nội dung 1: Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá:
+ Quan sát hình thái một số cây có rễ, thân, lá biến dạng.
+ Nhận xét về môi trường sống của các cây biến dạng trên
+ Nhận xét về sự thay đổi chức năng của các cơ quan biến dạng.
- Nội dung 2: Quan sát nhận xét mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với động vật:
+ Hiện tượng cây mọc trên cây: Cây rêu
+ Hiện tượng cây bóp cổ: Cây si, cây đa mọc trên cây gỗ to
+ Hiện tượng thực vật sống kí sinh: Tầm gửi, tơ hồng
+ Quan sát sự thụ phấn nhờ sâu bọ, chim làm tổ trên cây
-> Nhận xét quan hệ TV - TV, TV - ĐV
- Nội dung 3: Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan:
+ Số loài nhiều, số loài ít
+ Số thực vật hạt kín so với các ngành khác
+ Số lượng cây trồng so với cây hoang dại
2. Học sinh hoạt động nhóm thực hiện các nội dung tham quan: (35’)
3. GV nhận xét giờ tham quan: (4’)
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1’)
 Ngày giảng: /4/ 2012 lớp 6A,B
Tiết 70: THẢOLUẬN TOÀN LỚP
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu thảo luận: (38’)
-Từng nhóm báo cáo kết quả quan sát và nhận xét của nhóm trước lớp:
+ Những nội dung chung của cả lớp phải thực hiện.
+ Những nội dung mà nhóm tự chọn
+ Những kết quả thu thập vật mẫu
+ Những thắc mắc của nhóm chưa được giải quyết
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- GV nhận xét, bổ xung từng nhóm về ưu và nhược điểm.
-> Hoàn thiện bảng SGK/173
Củng cố, luyện tập: (2’)
Thu các báo cáo của các nhóm
Hướng dẫn học sinh tự học: (5’)
 - Tập làm mẫu khô: Dùng mẫu thu hái được làm mẫu khô theo hướng dẫn/176
 - Cá nhân hoàn thiện bảng/173.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN SINH 6 KÌ II.doc