Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 14

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 14

a, Kiến thức: Học sinh nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.

Hiểu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống

b, Kỹ năng: Quan sát, biết cách lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại xếp loại rút ra đối tượng.

c,,Thái độ: Hiểu được thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, cần phải học để biết cách bảo vệ và phát triển chúng.

 

doc 43 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22- 08- 2008
Ngày dạy 6A:...................................
 6B:....................................
 6C:....................................
MỞ ĐẦU
Tiết 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
1. MỤC TIÊU
a, Kiến thức:
Học sinh nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.
Hiểu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống
b, Kỹ năng:
Quan sát, biết cách lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại xếp loại rút ra đối tượng.
c,,Thái độ:
Hiểu được thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, cần phải học để biết cách bảo vệ và phát triển chúng.
2. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
a. Giáo viên: Tranh vẽ thể hiện 1vài động vật ăn (Thực vật, động vật)
	 Hình vẽ 46.1 SGK/146
	 Phiếu học tập.
b. Học sinh: Nghiên cứu bài mới
 Tìm hiểu các đồ vật cây con xung quanh em.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
*.Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ 
6A......................................................................................................................
6B......................................................................................................................
6C......................................................................................................................	
a. Kiểm tra bài cũ (Không)
*.Vào bài:(1 phút) Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta,chúng bao gồm các vật thể sống và vật sống (hay sinh vật). Vậy đặc điểm của cơ thể sống chúng khác với vật không sống như thế nào? Để phân biệt được ta xét?
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
HS
?
HSTB
GV
HS
?
HSTB
?
HSTB
GV
GV
HS
?
HSKG
GV
* Hoạt động 1: Nhận biết vật sống và vật không sống.
Mục tiêu: Biết nhận dạng vật sống và vật không sống.
Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
Nghiên cứu thông tin SGK mục 1/5
Lấy ví dụ về các đồ vật, cây con, con vật trong tự nhiên? đời sống?
 Con gà, cây đậu, hòn đá ...
Yêu cầu cả lớp thảo luận theo câu hỏi phần b.
1. Con gà, cây đậu, cần những điều kiện gì để sống?
2. Hòn đá có cần những điều kiện giống như con gà, cây đậu để tồn tại không?
3. Con gà, cây đậu có lớn lên sau 1 thời gian nuôi trồng không? Trong khi đó hòn đá có tăng kích thước không?
Thời gian thảo luận (5')
Hết thời gian - GV yêu cầu HS trả lời.
+ Con gà, cây đậu cần thức ăn, nước uống để sống.
+ Hòn đá không cần những điều kiện giống như con gà, cây đậu để tồn tại.
+ Hòn đá không tăng về kích thước.
Trong các ví dụ trên cho biết vật nào thuộc vật sống? Vật không sống?
Vật sống: Con gà, cây đậu
Vật không sống: Hòn đá.
Từ những điều kiện trên em hãy nêu những điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống? VD
Vật sống có hiện tượng lấy thức ăn và lớn lên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cơ thể sống.
Mục tiêu: Học sinh nêu được những đặc điểm của cơ thể sống.
Cách tiến hành: Hoạt động nhóm.
Chia HS thành 4 nhóm, phân nhóm trưởng, thư kí, giao nhiệm vụ nhóm trưởng điều hành nhóm trao đổi thảo luận. Thư kí ghi lại kết quả thảo luận của nhóm mình
Phát phiếu học tập.
Yêu cầu các nhóm đọc TT 2 SGk/ 6 hoàn thành phiếu học tập(5')
Hết thời gian gọi đại diện 1 nhóm lên điền vào bảng phụ - nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu có) 
T
T
Vídụ
Lớn lên
Sinh sản
Di
chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
Vật Vật sống sống
1
Hòn đá
-
-
-
-
-
-
+
2
Con gà
+
+
+
+
+
+
-
3
Cây đậu 
+
+
-
+
+
+
-
4
Bảng
-
-
-
-
-
-
+
5
Ghế gỗ
-
-
-
-
-
-
+
Qua bảng trên em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của cơ thể sống?
Cơ thể sống có sự lấy thức ăn, các chất cần thiết loại bỏ các chất thải vào môi trường ngoài. Để tồn tại được lớn lên và sinh sản.
Quá trình lấy các chất cần thiết từ môi trường ngoài và loại bỏ các chất thải ra ngoài môi trường gọi là sự trao đổi chất với môi trường.
Giải thích lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải ĐV, TV.
Như vậy ngoài 2 yếu tố là lớn lên và trao đổi chất mà các em đã thấy ở phần 1 thì cơ thể sống cón có khả năng sinh sản, những điều này ở vật không sống không có. 
1. Nhận dạng vật không sống và vật sống (15 phút)
Vật sống
Vật không sống
 Lấy thức ăn 
- Lớn lên 
VD: con gà, 
- Ko lấy thức ăn
 - Ko lớn lên
VD: cái bàn
2. Đặc điểm của cơ thể sống (20 phút)
- Cơ thể sống có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài (lấy các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải) thì mới tồn tại, lớn lên, sinh sản.
	c. Củng cố:(5 phút)
	- Học sinh đọc kết luận SGK/6
	- Bài tập 2SGK/6
	? Giữa vật sống, vật không sống có gì khác nhau?
	d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1 phút)
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập 1,2 SGK/6.
	- Đọc trước bài: Nhiệm vụ sinh học. Kẻ bảng SGK/7 vào vở bài tập. 
 Ngày soạn: 23- 08- 2008 Ngày dạy: 6
 6
 Tiết 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC 
A. PHẦN CHUẨN BỊ:
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	 1. Kiến thức:
	- HS nêu được 1 số VD cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi và mặt hại của chúng.
	- Kể tên 4 nhóm sinh vật chính.
	- Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng nghiên cứu gì? nhằm mục đích.
 2. Kỹ năng:
	- Quan sát nhận xét, kỹ năng lập bảng.
	 3. Thái độ:
	 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ giới sinh vật và môi trường sống của chúng.
	II. CHUẨN BỊ:
	 1. Giáo viên: Tranh xẽ quang cảnh tự nhiên gồm nhiều loài cây, phiếu học tập.
	 2. Học sinh: Tìm hiểu sự phong phú của các loài sinh vật trong thiên nhiên.
	 Nghiên cứu trước bài nhiện vụ của sinh học.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:
	*.Ổ định tổ chức: 6C
	I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	 1. Câu hỏi: Nêu những đặc điểm cơ bản của cơ thể sống? 
	 2. Đáp án:
	- Cơ thể sống có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải thì mới tồn tại được.
	- Lớn lên
	- Sinh sản 
	II. BÀI MỚI:
	*.Vào bài: Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loài sinh vật khác nhau: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm ..
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
GV
HS
GV
HS
GV
GV
?Tb
?Tb
?Kh
GV
GV
?Kh
GV
GV
?Kh
?Tb
?Kh
GV
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên.
- Mục tiêu: Tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên.
- Thực hiện: Hoạt động nhóm.
Yêu cầu học sinh đọc TT phần a SGK/7
Đọc SGK
Hướng dẫn HS điền vào bảng theo đúng yêu cầu
- Chia HS thành 4 nhóm
- Phát phiếu học tập ( nội dung bảng SGK)
- Các nhóm thảo luận thời gian (4')
Treo bảng phụ yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - nhóm # nhận xét (bổ sung)
Nhận xét - chuẩn hoá kiến thức.
Em có nhận xét gì về sự đa dạng của sinh vật?
- Sinh vật rất đa dạng và phong phú.
Sinh vật sống được ở những nơi nào? kích thước và khả năng di chuyển của chúng?
- Sống ở cạn, ở đát, nước, trên không. To, nhỏ, trung bình.
- Động vật di chuyển, cây không di chuyển.
Sinh vật có vai trò gì đối với con người?
- Có lợi và có hại cho con người.
Sinh vật không chỉ quan hệ với người mà quan hệ mật thiết với nhau có nhiều loài có ích, có hại cho con người, ĐV,TV #. Đại đa số có ích cung cấp thức ăn cho con người, sản xuất, nông nghiệp.
* Hoạt động 2: Các nhóm sinh vật trong tự nhiên.
- Mục tiêu: Xác định được các nhóm sinh vật
- Thực hiện: Cá nhân
Cho HS đọc phần b kết hợp quan sát tranh vẽ 
H 2.1
và nội dung bảng phần 1 để xếp loại các nhóm: ĐV, TV, không phải là TV, ĐV.
Theo em sinh vật được chia ra làm mấy nhóm? kể tên?
- Chia ra làm 4 nhóm: Vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật.
Sinh vật bao gồm 4 nhóm chính: Vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật. Ở lớp 6 chỉ nghiên cứu phần thực vật, vi khuẩn, nấm còn động vật nghiên cứu ở lớp 7.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học
- Mục tiêu: HS rút ra được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
- Thực hiện: Cá nhân
Cho HS nghiên cứu TT phần a SGK/8 tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học.
Các sinh vật có mối quan hệ như thế nào đối với đời sống con người? cho ví dụ?
- Nhiều sinh vật có ích cho con người: Thức ăn, đồ uống và nhiều sản phẩm khác.
VD: Có lợi :Cung cấp gạo, ngô, khoai, sắn ...
 Có hại: gây bệnh như ruồi, muỗi.
Sinh học có nhiệm vụ gì?
Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lý chúng phục vụ cho lợi ích con người.
Thực vật học có nhiệm vụ gì?
- Nghiên cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái cấu tạo, các hoạt động sống của thực vật sự đa dạng phát triển và vai trò của thực vật trong thiên thiên và đối với đời sống con người.
Chốt lại kiến thức.
Chương trình sinh học cơ sở gồm ĐV, TV, cơ thể người và vệ sinh, di chuyển và biến dị, sinh vật và môi trường.
I. SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN(20')
1, Sự đa dạng của thế giới sinh vật.
- Sinh vật rất đa dạng và phong phú.
- Sống ở các môi trường khác nhau , có quan hệ với nhau và với đời sống con người.
2.Các nhóm sinh vật trong tự nhiên
- Sinh vật bao gồm 4 nhóm
Vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
II. NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC(15')
- Sinh học nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ của sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lý chúng phục vụ cho lợi ích con người.
	*. Củng cố:(4')
	HS đọc kết luận SGK
	? Nhiệm vụ của thực vật học là gì?
	- Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng, sự đa dạng của thực vật sự phát triển và vai trò của thực vảttong thiên nhiên và đối với đời sống của con người.
	III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI:(1')
	- Về học bài theo câu hỏi SGK
	- Làm bài tập 3 SGK/9
	- Nghiên cứu trước bài: Đặc điểm chung của thực vật
	- Kẻ bảng trang 11 vào vở bài tập.
 Ngày soạn: 10/9/2007 Ngày dạy:6C
 ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI SINH VẬT
 Tiết 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
A. PHẦN CHUẨN BỊ:
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	 1. Kiến thức:
	- HS hiểu được sự đa dạng phong phú của thực vật chúng sống trong các môi trường khác nhau.
	- Nêu được đặc điểm chung của thực vật.
	 2. Kỹ năng:
	- Quan sát, nhận biết.
	 3. Thái độ:
	- HS yêu thích bộ môn, bảo vệ thực vật.
	II. CHUẨN BỊ:
	 1.Giáo viên: Tranh, ảnh chụp về TN có động vật và thực vật. Phiếu học tập.
	 2.Học sinh: - Nghiên cứu các loại cây ở các môi trường sống khác nhau.
	 - Đọc bài mới: Đặc điểm chung của thực vật
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:
	*.Ổ định tổ chức: 6C:
	I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	 1. Câu hỏi: Nhiệm vụ của thực vật học là gì? 
	 2. Đáp án:
	- Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vạt nói riêng để sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người.
	II. BÀI MỚI:
	*.Vào bài:  ...  ghi nhớ kiến thức để trả lời câu hỏi.
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? cho ví dụ?
Các loại đất trồng khác nhau
VD: Đất đá ong vùng đồi trọc: thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng sấu đến sự hút nước và muối khoáng của cây dãn đến năng xuất thấp.
- Đất đỏ bazan
- Đất phù xa màu mỡ thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây dãn đến năng suất thấp.
Ngoài điều kiện các loại đất cây trồng còn chịu ảnh hưởng của yêu tố nào?
- Khí hậu, thời tiết.
Ở địa phương em có những điều kiện nào ảnh hưởng tới sự hút hơi nước và muối khoáng của cây?
Các loại đất, thời tiết và khí hậu
Như vậy các điều kiện đất trồng , thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến sự hút hơi nước và muối khoáng của cây.
II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
1. Rễ cây hút nước và muối khoáng. (20')
- Nước và muối khoáng hoà tan được lông hút hấp thụ vào phần vỏ đến mạch gỗ.
2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây. (15')
a, Các loại đất trồng khác nhau.
b, Khí hậu, thời tiết.
	*. Củng cố: (4')
	HS đọc kết luận SGK
	? Rễ cây hút nước và muối khoáng như thế nào?
	Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút.
	? Những điều kiện nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
	- Các loại đất, thời tiết và khí hậu.
	III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI: (1')
	Học bài theo câu hỏi SGK
	Đọc mục em có biết. Chuẩn bị : Củ rắn, rễ trầu không, tơ hồng, tầm giử.
	Nghiên cứu trước bài: Biến dạng của rễ.
Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết 13: BIẾN DẠNG CỦA RỄ 
A. PHẦN CHUẨN BỊ:
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	 1. Kiến thức:
	HS phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút.
	Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ phù hợp với chức năng của chúng.
	Nhận dạng được 1 số loại rễ biến dạng.
	 2. Kỹ năng:
	Quan sát, nhận biết, so sánh.
	 3. Thái độ:
	Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
	II. CHUẨN BỊ:
	 1. Giáo viên: Tranh vẽ H 12.1
	 mẫu vật: cây trầu không, tầm giử, củ cải, tơ hồng
	 2. Học sinh: Thân cây trầu không, tầm giử, củ cải, tơ hồng.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:
	*.Ổ định tổ chức:
	I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	 1. Câu hỏi: Bộ phận nào của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng? Vì sao 1 số loại rễ thường ăn sâu lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
	 2. Đáp án:
	- Bộ phận lông hút của rễ có chức năng chủ yếu là hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan.
	- Bộ rễ của cây ăn sâu lan rộng, số lượng rễ con nhiều để tăng số lượng lông hút
	Hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây.
	II. BÀI MỚI:
*.Vào bài: Trong thực tế rễ cây không chỉ hút nước và muối khoáng mà còn có 1 số chức năng khác nữa nên cấu tạo của rễ thay đổi làm biến dạng? ta xét.
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
GV
GV
HS
GV
GV
HS
?Tb
HS
?Tb
HS
?Tb
HS
?Tb
HS
?Tb
?Kh
HS
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến dạng
+ Mục tiêu: HS thấy rõ hình thái của rễ biến dạng
+ Thực hiện: Hoạt động nhóm.
Kiểm tra mẫu vật của lớp và nhận xét.
Chia HS thành 4 nhóm.
Yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật lên mặt bàn quan sát kết hợp H 12.1 tìm hiểu vị trí của rễ so với mặt đất và chia rễ thành các nhóm.
Các nhóm quan sát mẫu vật và so sánh với H 12.1 SGK thảo luận (5')
Yêu cầu HS báo cáo kết quả - nhận xét - GV chuẩn kiến thức 
- Rễ mọc dưới đất: sắn
- Rễ mọc trên cây: tầm gửi, tơ hồng.
- Rễ bám vào tường: trầu không
- Rễ mọc ngược lên trên: Bụt mọc
Các nhóm rễ này có tên gọi như thế nào yêu cầu các nhóm quan sát mẫu vật, tranh vẽ đọc bảng TT và điền thêm những phần TT còn thiếu trong bảng sau:
HS lấy vở bài tập đã kẻ sẵn và điền (10')
Treo bảng phụ, gọi đại diện 1 nhóm báo cáo - nhận xét - GV chuẩn kiến thức.
Tên rễ biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng
chức năng đối với cây
Rễ củ
cây cải, cây cà rốt
rễ phình to
chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả
Rễ móc
Trầu không
Hồ tiêu
vạn niên thanh
Rễ phụ mọc từ thân và càng trên mặt đất, mọc vào trụ bám.
Giúp cây leo lên.
Rễ 
Mắm 
bụt mọc
Bần
Sống trong điều kiện thiếu khong khí rễ mọc ngược lên trên mặt đất
Giúp cây hô hấp lấy oxi cung cấp cho phần rễ trong đất
Giác mút
Tầm gửi
Tơ hồng
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân họăc cành của cây khác
Lấy trhức ăn từ cây chủ
Có mấy loại rễ biến dạng?
Có 4 loại rễ biến dạng Rễ củ
 Rễ móc
 Rễ thở
 Rễ giác mút
Rễ củ có đặc điểm gì? Cho ví dụ?
Là rễ phình to chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.
VD: Cà rốt, sắn
Rễ móc có đặc điểm gì? cho ví dụ?
Là rễ phụ mọc ra từ thân, cành trên mặy đất giúp cây hô hấp.
VD: Trầu không.
Nêu đặc điểm của rễ thở?
Là rễ mọc ngược lên trên mặt đất giúp cây hô hấp 
VD: Bụt mọc
Rễ giác mút có đặc điểm gì?
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác lấy nước và muối khoáng.
VD: Tầm gửi
Tại sao phải thu hoạch củ trước khi ra hoa?
Khi cây ra hoa lượng chất dinh dưỡng trong củ sẽ bị giảm nên thức ăn không ngon.
* Một số loại rễ biến dạng. (35')
- Rễ củ: Là rễ phình to chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.
VD: Cà rốt, sắn.
- Rễ móc: Là rễ phụ mọc ra từ thân, cành trên mặy đất giúp cây hô hấp.
VD: Trầu không.
- Rễ thở: Là rễ mọc ngược lên trên mặt đất giúp cây hô hấp 
VD: Bụt mọc.
- Rễ giác mút: Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác lấy nước và muối khoáng.
VD: Tầm gửi 
	*. Củng cố: ( 4')
	HS đọc kết luận SGK
	Bài tập: Đánh dấu x vào ô trống đầu câu trả lời đúng:
	 x	1. Cây trầu không, cây vạn niên thanh, cây hồ tiêu có rễ móc.
	2. Cây rắn, cây khoai tây, cây su hào có rễ củ.
	3. Cây khoai lang, cây cà rốt, cây cải củ có rễ củ.
	4. Cây bần, bụt mọc, cây mắm có rễ thở.
	5. Cây tơ hồng, cây tầm gửi, cây phong lan có rễ giác mút.
	6. Cây trầu không, hoa hồng leo, cây mây có rễ giác mút.
	Đáp án: 1, 3, 4, 5.
	III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI:(1')
	Học bài theo câu hỏi SGK, kẻ bảng/45 vào vở bài tập.
	Chuẩn bị: cây nhãn, cải, ớt, lúa, mồng tơi. Đọc trước bài cấu tạo thân.
Ngày soạn: Ngày dạy:
	Chương III: THÂN
 Tiết 14: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
A. PHẦN CHUẨN BỊ:
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	 1. Kiến thức:
	- HS biết các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
	- Phân biệt được 2 loại chồi náh là chồi lá và chồi hoa.
	- Nhận biết và phân loại các loại thân: thân đứng, thân bò, thân leo, thân cỏ.
	 2. Kỹ năng:
	Quan sát, nhận xét.
	 3. Thái độ:
	HS hiểu được cấu tạo thích nghi với chức năng của thực vật và có ý thức bảo vệ thực vật.
	II. CHUẨN BỊ:
	 1. Giáo viên: - Tranh vẽ H 13.1 đến 13.3; bẩng phụ
	 - Mẫu vật: Cây ổi, mít, su su, đậu hà lan, mồng tơi, rau má.
	 2. Học sinh: - Học bài cũ.
	 - Mẫu vật: Cây ổi, mít, su su, đậu hà lan, mồng tơi, rau má
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:
	*.Ổ định tổ chức:
	I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	 1. Câu hỏi: Có những loại rẽ biến dạng nào? Chức năng của từng loại rễ
	 2. Đáp án:
	 - Rễ củ: Chứa chất dự trũ khi cây ra hoa tạo quả.
 - Rễ móc: giúp cây leo lên.
 - Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí.
 - Rễ giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ.
	II. BÀI MỚI:
*.Vào bài: Thân là 1 bộ phận của cơ quan dinh dưỡng. Cây có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nang đỡ tán lá. vậy thân gồm ngững bộ phận nào cô cùng các em nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
GV
?Kh
GV
?Kh
?Tb
?Tb
GV
HS
GV
GV
HS
?Tb
?Kh
?Tb
?Tb
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân
+ Mục tiêu: HS biết được thân gồm chồi ngọn, chồi nách, thân chính và cành
+ Thực hiện: Hoạt động nhóm + cá nhân.
Kiểm tra mẫu vật học sinh - nhận xét.
HS đặt mẫu vật lên quan sát, đối chiếu với H 13.1 SGK. hãy xác định các bộ phận của thân?
 1 HS lên bàn giáo viên xác định các bộ phạn của thân trên mẫu vật.
HS khác nhận xét - bổ sung - GVKL
Thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
GV dùng cây xác định lại trên mẫu vật.
Thân và cành khác nhau ở điểm nào?
Đầu thân có chồi ngọn, đầu cành có chồi nách.
Em hãy xác định vị trí của chồi ngọn và chồi nách?
Chồi ngọn nằm ngọn thân và cành, chồi nách nằm ở nách lá.
Chồi ngọn và chồi nách phát triển thành những bộ phận nào của cây?
- Chồi ngọn phát triển thành thân cây, chồi nách phát triển thành cành.
Chia HS thành 4 nhóm.
Treo tranh H 13.2 cho HS quan sát kết hợp nghiên cứu TT SGK tìm hiểu chồi nách có mấy loại? phân biệt các loại chồi nách?
Các nhóm thảo luận thời gian (3')
Hết thời gian yêu cầu 1 nhóm báo cáo - nhón # nhận xét bổ xung - GV chuẩn kiến thức.
- Chồi nách có 2 loại: chồi lá, chồi hoa.
- Chồi lá phát triển thành cành mang lá
- Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa.
GV chốt lại kiến thức trên mẫu vật.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thân
+ Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt các loại thân
+ Thực hiện: Cá nhân.
Treo tranh vẽ H 13.3 cho HS quan sát.
Đặt mẫu vật lên bàn quan sát kết hợp TT SGK/44 phân chia cây thành các nhóm.
Có mấy loại thân chính là những loại nào?
Có 3 loại: thân đứng, thân bò, thân leo.
Thân đứng có những dạng nào?
Có 3 dạng; thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
Phân biệt 3 dạng thân cho ví dụ?
Thân gỗ: Cứng cao mang nhiều cành. nhãn , lát.
Thân cột: cứng cao, không mang cành. cọ, dừa, cau.
Thân cỏ: mềm yếu thấp: cà, ớt, lúa.
Thân leo có đặc điểm gì và leo lên bằng cách nào?
Thân leo mềm yếu, bám vào cây khác leo lên.
Các cách leo: thân cuốn, tua cuốn, gai móc, rễ móc.
Tua cuốn: su su, mướp
Thân cuốn: đậu ván
Rễ móc: trầu không
Gai móc: mây
Thân bò có đặc điểm gì?
mềm yếu bò lan sát đất. rau má.
I. Cấu tạo ngoài của thân. (20')
- Thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
- Chồi nách phát triển thành cành mang lá
- Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa.
II. Các loại thân. (16')
- Có 3 loại: thân đứng, thân bò, thân leo.
+ Thân đứng.
-Thân gỗ: Cứng cao mang nhiều cành. 
-Thân cột: cứng cao, không mang cành. 
-Thân cỏ: mềm yếu thấp.
+ Thân leo.
Leo bằng thân cuốn, tua cuốn, gai móc, rễ móc.
+ Thân bò: Mềm yếu bò lan sát đất.
	*. Củng cố: (4')
	HS đọc kết luận SGK
	Gọi 1 hs lên sắp xếp các mẫu vật thành từng nhóm? Vì sao?
	Bài tập: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
	Thân gồm: Thân đứng, thân leo, thân bò.
	Có 2 loại chồi là: chồi nách và chồi hoa, chồi nách phát triển thành cành mang lá, chồi hoa phát triển thành cành mang hoa.
	III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC VÀ LÀM BÀI: (1')
	Học bài và làm bài tập theo câu hỏi SGK
	Chuẩn bị thí nghiệm: mỗi nhóm gieo vài hạt đậu trên khay đất ẩm đến khi được 3 - 4 lá ngắt ngọn vài cây, còn 1 số để nguyên sâu đó chiều dài của cây ngắt ngọn và cây không ngắt ngọn ghi kết quả vào bảng:
Nhóm cây
Chiều cao cây (cm)
Ngắt ngọn
Không ngắt ngọn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Sinh lop 6.doc