Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:
Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần để chế tạo chất hữu cơ
Phát biếu khái niệm đơn giản về quang hợp .
Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp
II/Đồ dùng dạy học:
GV: Thực hiện trước TN “ Không có khí cacbonic lá cây không thể chế tạo được tinh bột” mang đến cho hs quan sát cách làm và kết quả thử dung dung dịch iôt trên lá của hai cây thí nghiệm
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính , người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
-Bài mới: Như nội dung SGK.
+Hoạt động 1: Tìm hiểu cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột
Tuần 13 Tiết 25 Ngày soạn: 28/10/09 BÀI : 21 QUANG HỢP (TT) I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần để chế tạo chất hữu cơ Phát biếu khái niệm đơn giản về quang hợp . Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp II/Đồ dùng dạy học: GV: Thực hiện trước TN “ Không có khí cacbonic lá cây không thể chế tạo được tinh bột” mang đến cho hs quan sát cách làm và kết quả thử dung dung dịch iôt trên lá của hai cây thí nghiệm III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính , người ta thường thả thêm vào bể các loại rong? -Bài mới: Như nội dung SGK. +Hoạt động 1: Tìm hiểu cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột Mục tiêu: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk HS tiến hành thảo luận theo nội dung : + Điều kiện thí nghiệm cây trong chuông A khác cây trong chuông B ở điểm nào ? + Lá cây trong chuông nào không thể tạo được tinh bột ? Vì sao em biết ? + Từ kết quả đó có thể rút ra kết luận gì ? GV gợi ý : Sử dụng kết quả tiết học trước để xác định lá ở chuông nào có tinh bột Cây ở chuông A sống trong điều kiện không khí không có khí CO2 Cây ở chuông B sống trong điều kiện không khí có khí CO2 Tại sao xung quanh nhà và nơi công cộng cần trồng nhiều cây xanh ? HS đọc thông tin sgk HS nhắc lại thí nghiệm Các nhóm thảo luận Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét , bổ sung Lá cây ở chuông A không thể tạo ra tinh bột được, căn cứ vào kết quả của thí nghiệm thử dung dịch iôt, lá không bị nhuộm thành màu xanh tím. HS rút ra kết luận *Tiểu kết Không có khí CO2 lá không thể chế tạo tinh bột . Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về quang hợp HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk GV gọi HS lên viết sơ đồ quang hợp lên bảng GV hỏi : + Những chất lá cần để chế tạo tinh bột là những chất gì ? các chất này được lấy từ đâu ? + Lá cây chế tạo tinh bột trong điều kiện như thế nào + Quang hợp là gì ? Ngoài tinh bột lá cây còn tạo ra những sản phẩm hữu cơ nào khác ? HS đọc thông tin sgk HS lên viết sơ đồ quang hợp lên bảng Mỗi hs tự nghhiên cứu sơ đồ quang hợp nhớ lại những chất lá cần tạo tinh bột và những chất được tạo thành trong quá trình chế tạo tinh bột , suy nghĩ để phát biểu khái niệm về quang hợp. Cả lớp nhận xét , bổ sung HS đọc thông tin HS rút ra kết luận *Tiểu kết: Quang hợp là là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục ,sử dụng nước , khí cacbonic vằnng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. Từ tinh bột cùng vớ muối khoáng hoà tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK HS nhắc lại khái niệm quang hợp Viết lại sơ đồ tóm tắt quang hợp . V/Dặn dò: Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr. 72 ở SGK. Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài 22. Soạn trước các câu hỏi ở phần ▼ tr. 75,76. VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy: Ngày soạn: 29/10/09 Tuần 13 Tiết 26 BÀI: 22 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN QUÁ TRÌNH I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: Nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp Vận dụng kiến thức , giải thích được ý nghĩa của một vài biện pháp kỉ thuật trong trồng trọt Tìm được các ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quang trộng của quang hợp . II/Đồ dùng dạy học: GV: Sưu tầm một số cây ưa bóng và một số cây ưa sáng ; Tìm một số tranh ảnh về vai trò của quang hợp vớ đời sống con người, HS: Ôn lại kiến thức cũ. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Yêu cầu hs thảo luận hai câu hỏi sau: + Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày ? + Tại sao nhiều lợi cây cảnh trồng ở chậu trong nhà ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt ? Hãy tìm một vài ví dụ + Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng cho cây hoặc chống rét cho cây ? Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ? +GV giải thích thêm: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến quang hợp của cây. Vì vậy biện pháp chống nóng hoặc chống lạnh cho cây có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp, cây sẽ chế tạo được nhiều chất hữu cơ, cây lớn nhanh sinh trưởng phát triển tốt. GV nhận xét , bổ sung HS đọc ¨ SGK HS thảo luận theo nội dung ▼ sgk. HS thảo luận, đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét, bổ sung HS rút ra kết luận *Tiểu kết Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp : ánh sáng , nhiệt độ , hàm lượng CO2, nước +Hoạt động 2: Tìm hiểu Ý nghĩa của quang hợp ở cây xanh HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -Khí Oxi do quang hợp nhả ra cần cho sự hô hấp của sinh vật như thế nào ? -Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí CO2 vào không khí nhưng -vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí nhìn chung không tăng ? -Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh xanh tạo ra đã được sinh vật nào sử dụng ? -Hãy kể tên những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp cho đời sống con người ? -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét , bổ sung . F Qua bài này giúp em hiểu được điều gì ? HS tự suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Trao đổi thống nhất đáp án đã được các bạn tìm ra. HS tự rút ra kết luận. *Tiểu kết: Nhờ quá trình quang hợp cây xanh đã tạo ra các chất cần thiết cho sự sống của các sinh vật IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK Hãy đánh x vào câu trả lời em cho cho là đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cây quang hợp Đáp ứng nhu cầu về nhiệt độ cho cây quang hợp Cây được phát triển trong điều kiện trong điều kiện thời tiết phù hợp để thoả mãn được những đòi hỏi về những điều kiện bên ngoài giúp cho sự quang hợp của cây. Cả a và b. Câu 2: không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên trái đất, điều đó có đúng không ? Vì sao? a)Đúng, vì mọi sinh vật trên trái đất hô hấp đều cần oxi do cây xanh thải ra trong quang hợp b)Đúng, vì mọi sinh vật trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh quang hợp chế tạo ra. c) Đúng vì con người con người hầu hết các sinh vật trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh thải ra. d)Không đúng, vì không phải tất cả mọi sinh vật đều phải sống nhờ vào cây xanh. V/Dặn dò: Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, 4 tr. 76 ở SGK. Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài 23 ; đọc trước thí nghiệm về sự hô hấp của cây xanh. VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy: Tuần 14 Tiết 27 Ngày soạn:29/11 /09 BÀI 23 CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG ? I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: Phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế thí nghiệm đơn giản , HS phat hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây . Nhớ được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây . Giải thích được vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp ở cây . II/Đồ dùng dạy học: GV : Dụng cụ làm thí nghiệm 1 ( GV làm trước ) Dụng cụ làm thí nghiệm 2; tranh vẽ H.23.1 sgk. HS : Xem lại sơ đồ quang hợp. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. Báo cáo lại kết quả trồng cây xanh của hs (như đã dặn ở tiết trước. -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Thí nghiệm 1 : Nhóm Lan và Hải +GV yêu cầu trả lời các câu hỏi sau: Tại sao lớp váng trắng ở chuông A nhiều hơn chuông B ? Qua thí nghiệm trên ta rút ra được điều gì ? Thí nghiệm 2 : -GV yêu cầu HS tự thiết kế thí nghiệm dựa trên những dụng cụ có sẳn và kết quả của thí nghiệm 1. GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm GV yêu cầu các nhóm trình bày thí nghiệm mà nhóm thiết kế , các nhóm khác nhận xét , bổ sung 2 bạn An và Dũng là thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ? Từ thí nghiệm trên ta rút ra được điều gì ? Từ thí nghiệm 1 và 2 ta rút ra điều gì ? HS đọc thí nghiệm , quan sát hình 23.1 ghi lại tóm tắt thí nghiệm theo trình tự : Chuẩn bị Tiến hành Kết quả HS trình bày thí nghiệm trước lớp Cả lớp theo dỏi , nhận xét , bổ sung . HS đọc thông tin sgk / 77 Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung : + Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì ? Vì sao em biết ? + Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn ? + Từ kết quả thí nghiệm 1 ta có thể rút ra kết luận gì ? Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét , bổ sung HS đọc thông tin sgk , quan sát hình 23.2 sgk/78 *Tiểu kết Khi không có ánh sáng cây đã thải ra nhiều khí CO2 Cây cần khí O2 khi hô hấp à Khi cây hô hấp sẽ hút khí Oxi và thải ra khí Cacbonic +Hoạt động 2: Tìm hiểu Hô hấp ở cây HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk / 77 Tại sao khi ngủ đêm trong rừng ta thấy khó thở , còn ban ngày thì mát và dễ thở ? Để làm đất tơi xốp ta phải sử dụng những biện pháp kĩ thuật nào ? Tại sao lại có câu tục ngữ : “ Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân “? Ý nghĩa câu tực ngữ đó là gì ? ( Đất phơi khô sẽ thoáng khí , tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều nước , mk ) Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung : Hô hấp là gì ? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây ? Những cơ quan nào tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài ? Cây hô hấp vào thời gian nào ? Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận , cac nhóm khác nhận xét , bổ sung *Tiểu kết:- Cây hô hấp suốt cả ngày đêm, tất cả các cơ quan đều tham gia vào quá trình hô hấp IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK Muốn chứng minh được cây có hô hấp không ta phải làm những thí nghiệm gì? Hãy giải thích câu thannhf ngữ sau: “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân? V/Dặn dò: Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 tr. 79 ở SGK. Chuẩn bị trước bài 24 ; kẻ sẵn bảng kết quả TN tr.81 vào vở bài tập . VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy: Tuần 14 Tiết 28 Ngày soạn: 30/11/09 BÀI 24 PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU ? I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: HS lựa chọn cách thiết kế một thí nghiệm chứng minh cho kết luận : Phần lớn nước do rễ hút được đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước . Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá . Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đế sự thoát hơi nước qua lá . Giải thích ý nghĩa của 1 số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt . II/Đồ dùng dạy học: GV: Tranh phóng to H.24.1; 21.2 Tranh về cấu tạo cắt ngang của phiến lá nhìn dưới kính hiển vi. HS: Xem lại phần biểu bì trong bài “cấu tạo trong của phiến lá” III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Hô hấp là gì? Muốn chứng minh được cây có hô hấp , ta phải làm những thí nghiệm nào? -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Một số HS đã dự đoán điều gì ? Để chứng minh dự đoán đó họ đã làm gì ? GV lưu ý để HS có hướng phân tích lí do lựa chọn của nhóm dựa vào : điều dự đoán ban đầu, nội dung chính của dự đoán là gì ? Thí nghiệm của nhóm Tuấn – Hải đã chứng minh được những nội dung nào của dự đoán ? giải thích ? Thí nghiệm của nhóm Dũng – Tú đã chứng minh được những nội dung nào của dự đoán ? Giải thích ? GV thông báo : điều kiện cần thiết để thiết kế thí nghiệm : Phải sử dụng cây tươi có rễ, thân và ngắt bỏ lá để đối chứng với cây có đủ rễ, thân, lá. Từ đó chứng minh vai trò của lá trong thí nghiệm. GV chốt kết quả của 2 thí nghiệm : Nhóm Tuấn – Hải : Mức nước lọ A giảm à Rễ cây có lá đã hút một lượng nước nên cán cân lệch về phía lọ B à Lượng nước do rễ hút lên đã được thoát ra ngoài qua lá. Mức nước ở lọ B : gần như giữ nguyên à Cây không có lá không hút nước à Không có hiện tượng thoát hơi nước qua lá à Nước ở lọ B giữ nguyên à đĩa cân ở lọ B nặng hơn đĩa cân bên lọ A . Nhóm Dũng – Tú : Chỉ mới chứng minh được lá ở cây có hiện tượng , nhưng thí nghiệm chưa chứng minh được lượng nước thoát ra là do rễ hút lên , vì trong hiện tượng hô hấp cây cũng thoát hơi nước . à Sự lựa chọn nào là đúng ? HS hoạt động theo nhóm để lựa chọn thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm và trả lời câu hỏi sgk Đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, kết quả thí nghiệm và lí do chọn thí nghiệm của nhóm mình . Các nhóm khác theo dõi , nhận xét, bổ sung Phân biệt kết quả của hai thí nghiệm. Vậy chỉ có thí nghiệm của Tuấn và Hải mới kiểm chứng được dự đoán ban đầu *Tiểu kết Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá . Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá : Tạo lực hút à Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá Giữ cho lá khỏi bị khô. +Hoạt động 2: Tìm hiểu Ý nghĩa sự thoát hơi nước qua lá HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ : GV cho HS đọc thông tin sgk Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của cây ? Hoạt động 3 : Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước qua lá. GV yêu cầu HS đọc thông tin HS trả lời câu hỏi sgk /82 Khi nào thì cây thoát hơi nước nhiều ? Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng gì ? HS trả lời , cả lớp nhận xét , bổ sung à rút ra kết luận *Tiểu kết: Cần phải tưới đủ nước cho cây nhất là vào mùa khô hạn ,nắng nóng. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK Vì sao sự thoát hơi nước có ý nghĩa quan trọng đối với cây? V/Dặn dò: Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr.82 và làm bài tập số 4 vào vở soạn. Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài Đoạn xương rồng , củ dong ta, củ hành , cành mây kẻ sẵn bảng ở trang 85 vào vở bài tập . VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy: Ngày soạn:1/12/09 Tuần 15 Tiết 29 BÀI 25 BIẾN DẠNG CỦA LÁ I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: Nêu được đặc điểm hình thái và chức năng của một số lá biến dạng , từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá II/Đồ dùng dạy học: GV : Mẫu vật : Đoạn xương rồng , củ dong ta, củ hành , cành mây . HS : Một số mẫu vật đã dặn ở tiết học trước III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: Hãy mô tả một thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước. -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu các nhóm quan sát kĩ mẫu vật kết hợp quan sát hình 25.1 , 25.7 sgk Quan sát cây xương rồng và cho biết: +Lá của cây xương rồng có đặc điểm gì? +Vì sao đặc điểm giúp cây có thể sống được ở những nơi khô hạn? -Quan sát H.25.2 và 35.3 hãy cho biết: +Một số lá chét của cây đậu hà lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với lá bình thường? +Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây? -Quan sát củ riềng hiặc của dong ta (H.25.4) +Tìm những vảy nhỏ có ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng? +Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi của thân rễ? -Quan sát củ hành (H>25.5) và cho biết: +Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì/ Có những loại lá biến dạng nào ? Các nhóm đọc thông tin trả lời câu hỏi sgk Các nhóm hoàn thành bảng sgk trang 85 Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét , bổ sung *Tiểu kết Có các loại lá biến dạng : Lá biến thành gai Lá biến thành tua cuốn Lá biến thành tai móc Lá vảy Lá dự trữ Lá bắt mồi +Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá Mục tiêu HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu HS xem lại bảng ở hoạt động 1 và nêu ý nghĩa biến dạng của lá. GV hướng dẫn HS có thể dựa vào : Đặc điểm hình thái của lá biến dạng so với lá thường Tác dụng của những biến dạng đó đối với đời sống của cây ? Mỗi hs xem lại bảng liệt kê. Nêu nhận xét về đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của các lá biến dạng so với lá bình thường, từ đó khái quát hoá tìm ra ý nghĩa biến dạng của lá. HS trả lời , các bạn khác nhận xét , bổ sung *Tiểu kết: Lá một số cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì ? Vì sao lá của một số cây xương rồng biến thành gai? V/Dặn dò: Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr.85 ở SGK. Đọc mục :Em có biết? Chuẩn bị trước bài “sinh sản sinh dưỡng do người”Chuẩn bị một số mẫu vật như ở nội dung sgk . VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy: Tuần 15 Tiết 30 Ngày soạn:2/12 /09 CHƯƠNG V : SINH SẢN SINH DƯỠNG BÀI 26: S INH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: HS nắm được khái niệm đơn giản về sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên Tìm 1 số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó II/Đồ dùng dạy học: GV: tranh hình 26.1-26.4 sgk; Vật mẫu : rau má, sài đất, gừng, nghệ, cỏ gấu HS : như đã dặn ở tiết trước. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: 1/ Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì ? Vì sao lá của một số cây xương rồng biến thành gai? 2/Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại là gì? -Bài mới: +Hoạt động 1: Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ ,thân, lá ở một số cây có hoa. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV kiểm tra mẫu vật HS mang theo GV cho hs quan sát vật mẫu hoặc các H.26.1-26.4 sgk trao đổi nhóm về các câu hỏi và tìm những thông tin để điền vào bảng trang sau: -Cây rau má khi bò trên mặt đất ẩm ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì? -Củ gừng để nới ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao? -Củ khoai lang để nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không? Vì sao? -Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi đất ẩm có thể tạo thành những cây mới được không? Vì sao? GV thông báo kết quả đúng , Cá nhân tiến hành quan sát tranh : 26.1 sgk kết hợp quan sát mẫu vật Tiến hành thảo luận nhóm hoàn thành bảng sgk / 88 Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét , bổ sung STT Tên cây Sự tạo thành cây mới Mọc từ phần nào Thuộc cơ quan Trong điều kiện 1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Có đất ẩm 2 Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 3 Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 4 Sống đời lá Cơ quan sinh dưỡng Đủ độ ẩm *Tiểu kết Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng +Hoạt động 2: Tìm hiểu Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây Mục tiêu HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và thực hiện những yêu cầu của sgk Sinh sản sinh dưỡng là gì ? Trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ? Trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó , vậy cần phải có những biện pháp nào ? và dựa vào những cơ sở khoa học nào để tiêu diệt cỏ dại ? Hs thực hiện theo yêu cầu của gv. HS báo cáo kết quả , cả lớp nhận xét , bổ sung Hs kể được 3 loại cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt được cỏ dại hại cây trồng phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm ở đất, vì cỏ dại có khả nang sinh sản băng thân rễ nên chỉ cần sót lại một mẫu thân rễ là có thể phát triển thành cây mơí rất nhanh. *Tiểu kết: Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK Tại sao cành dâm phải có đủ mắt, chồi ? Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, lá mà em biết V/Dặn dò: Học bài theo nội dung bài ghi và SGK. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, 4 tr. 88 ở SGK. Chuẩn bị Cành dâm bụt, ngọn mía, đoạn mì . Chuẩn bị trước bài :Sinh sản sinh dưỡng do người.; . VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tài liệu đính kèm: