Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 1 đến bài 12

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 1 đến bài 12

A.Mục tiêu :

- Kiến thức: Học sinh nắm được mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.Xác định vị trí của con người trong tự nhiên và phương pháp học tập đặc thù của bộ môn.

- Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát ,so sánh,phân tích .

- Thái độ : Thấy được con người là kết quả của tiến hoá cao nhất của sinh vật,đã phá chủ nghĩa duy tâm cho rằng “con người do thượng đế sáng tạo ra”.

B. Phương pháp : Vấn đáp kết hợp với quan sát ,làm việc với sgk và hoạt động nhóm.

C.Chuẩn bị:

1. Gv: Tranh phóng to các H: 1.1 - 1.3 sgk, bảng phụ ghi BT ở mục I Trang 5 sgk.

2. Hs: Nghiên cứu bài mới.

 

doc 24 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 1 đến bài 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, tuần 1
Ngày soạn: 14/08/2011
Ngày dạy: 17/08/2011
BÀI 1: MỞ ĐẦU
A.Mục tiêu :
- Kiến thức: Học sinh nắm được mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.Xác định vị trí của con người trong tự nhiên và phương pháp học tập đặc thù của bộ môn.
- Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát ,so sánh,phân tích . 
- Thái độ : Thấy được con người là kết quả của tiến hoá cao nhất của sinh vật,đã phá chủ nghĩa duy tâm cho rằng “con người do thượng đế sáng tạo ra”.
B. Phương pháp : Vấn đáp kết hợp với quan sát ,làm việc với sgk và hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị: 
1. Gv: Tranh phóng to các H: 1.1 - 1.3 sgk, bảng phụ ghi BT ở mục I Trang 5 sgk.
2. Hs: Nghiên cứu bài mới. 
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : 
II. Bài cũ: Lồng vào trong bài giảng có liên quan đến kiến thức.
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề :Gv cho Hs trả lời 2 câu hỏi mở đầu ở mục I, từ đó chuyển tiếp: Hôm nay chúng ta nghiên cứu vị trí của con người trong tự nhiên,nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh cũng như phương pháp học tập bộ môn này:
2. Triển khai bài :
Hoạt động của gi¸o viªn vµ häc sinh
Hoạt động 1:
-Gv:Em hãy kể tên các ngành động vật đã học ở sinh học lớp7?
-Lớp động vật nào trong ngành ĐVCXS có vị trí tiến hoá cao nhất?
-Em hãy đối chiếu : Con người có những đẳc điểm nào giống Thú?
-Hs: Thảo luận qua hoạt động nhóm để trả lời 3 câu hỏi này.
-Gv:Như vậy,con người có những đặc điểm giống thú . Điều này làm cơ sở khoa học cho ta có thể khẳng định được điều gì?
-Tuy nhiên, không thể nói con người là thú được , vì con người có những đặc điểm khác thú,đó là những đặc điểm nào?
-Hs: Làm BT ở mục này bằng cách chọn các đặc điểm trong 8 đặc điểm đó.
Hoạt động 2:
-Hs: nghiên cứu thông tin sgk để trả lời câu hỏi.
-Gv: Mục đích của môn học “cơ thể người và vệ sinh’ là gì?
-Hs: nghiên cứu thông tin sgk ,quan sát H1.1-1.3 sgk để trả lời câu hỏi.
-Gv: Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?
Hoạt động 3:
- Gv: yêu cầu Hs đọc thông tin sgk để trả lời câu hỏi:
- Dựa vào đặc điểm và nhiệm vụ của môn học, em hãy nêu các phương pháp học tập tốt bộ môn?
- Gv: hướng dẫn Hs trả lời
Nội dung
I: Vị trí con người trong tự nhiên:
KL:
-Vị trí con ngươì trong tự nhiên thuộc lớp thú.
- Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định,có tư duy,tiếng nói, chữ viết.
II.Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh:
-Cung cấp những kiến về đặc điểm cấu tạo và chức năngcủa cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường;những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.
-Liên quan đến nhiều ngành nghề như:y học,giáo dục học,TDTT,hội họa,thời trang...
III. Phương pháp học tập bộ môn:
+Cần áp dụng các phương pháp:
- Quan sát: tranh mô hình, tiêu bản mẫu ngâm...
- Làm thí nghiệm: Hs làm hoặc gv biểu diễn.
- Vận dụng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình huống xảy ra trong đời sống.
IV. Củng cố - kiểm tra :
1.Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài.
2.Hướng dẫn Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
 *Giống nhau & khác nhau:
 -Giống nhau: Có lông mao, để con,có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.
 -Khác nhau : Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy,tiếng nói và chữ viết.
 *Biết được đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ thể trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe. 
 V.Hướng dẫn - dặn dò
- Học ghi nhớ cuối bài.
- Làm 2 BT cuối bài.
- Xem lại bài 46, 47 sinh học 7.
- Kẻ bảng 2 sgk Trang 9 vào vỡ B
Tiết 2, tuần 1
Ngày soạn: 14/08/2011
Ngày dạy: 17/08/2011
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
 Bài 2. CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
A. Mục tiêu :
 - Kiến thức:Học sinh kể tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người. Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động các cơ quan.
 - Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng quan sát , tìm tòi và so sánh.
 - Thái độ :Thấy được sự tiến hoá của con người từ thú qua sự tương đồng về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan.
B.Phương pháp : Vấn đáp kết hợp với quan sát và hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị : 
1. GV: -Tranh phóng to các H 2.1 - 2.3 sgk. Sơ đồ 2-3 Trang 9.
 - Mô hình tháo lắp các cơ quan trong cơ thể người.
2. HS: - Nghiên cứu bài mới và kẻ bảng 2 sgk Trang 9.
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : Nắm sỉ số lớp.
II. Bài cũ: :
1. Trình bày những đặc điểm giống nhau & khác nhau giữa người và thú?
2. Giải thích những kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến các ngành khoa học nào?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề :Gv nêu các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong năm học. Hôm nay chúng ta tìm hiểu chung một cách khái quát.
2. Triển khai bài :
Hoạt động của gi¸o viªn vµ häc sinh
Hoạt động 1:
Gv:Cho Hs quan sát H2.1-2.2 sgk . -Cơ thể người được bao bọc bằng cơ quan nào?
Hs: Nghiên cứu 4 câu hỏi ở mục này.
Gv:Hs lên tháo lắp và gọi tên các cơ quan đó.
Hs: Thảo luận qua hoạt động nhóm để trả lời 4 câu hỏi này.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc thông tin sgk .
Gv: Em hãy kể tên các cơ quan trong cơ thể người?
Hs: Hoàn thành bảng:
 *Ngoài các cơ quan nêu trên trong cơ thể người còn có da,các giác quan,hệ nội tiết. 
Hoạt động 3:
Hs: Đọc thông tin sgk
Gv:Phân tích sơ đồ H:2-3 và hướng dẫn Hs rút ra đáp án câu hỏi.
-Mỗi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.Như vậy,phải thông qua hệ thần kinh,cơ chế này nhanh và chính xác.
-Một cơ chế nữa là điều hòa bằng thể dịch thì chậm và chủ yếu ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý.
Gv:Thông báo như Trang 10 sgk. 
III:Sự phối hợp hoạt của các cơ quan: 
-Điều hòa bằng thần kinh:Vd;Khi chạm vào vật nóng tay co lại.Như vậy,có sự điều khiển của hệ thần kinh.
-Điều hòa bằng thể dịch:Vd; Adrênalin của tuyến thượng thận làm co mạch và tim đập nhanh.Acêlycholin của tuyến thượng thận làm tim co bóp đều đặn đảm bảo đủ máu đi nuôi cơ thể.
 IV.Củng cố - kiểm tra :
 1.Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài.
 2.Hướng dẫn Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
 V.Hướng dẫn - dặn dò:
 -Học ghi nhớ cuối bài.
-Làm 2 BT cuối bài.
 -Cho vài ví dụ về sự phối hợp của các hệ cơ quan trong cơ thể
Tiết 3, tuần 2
Ngày soạn: 14/08/2011
Ngày dạy: 17/08/2011
Bài 3. TẾ BÀO
A. Mục tiêu :
- Kiến thức:Học sinh nắm được các thành cấu trúc cơ bản của tế bào.Phân biệt được chức năng của từng thành phần cấu trúc trong tế bào. Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể.
- Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng quan sát ,phân tích, so sánh. 
- Thái độ :Thấy được hoạt động sống của cơ thể chính là hoạt động sống của tế bào.
B. Phương pháp: Trực quan và vấn đáp,làm việc với sgk và hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị : 
1. GV: Tranh phóng to các H :3.1 – 3.2 sgk, bảng phụ ghi BT Trang 13 sgk.
2. HS: Nghiên cứu bài mới. 
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : 
II. Bài cũ: Câu 1 của bài 2..
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề :Gv Mọi bộ phận ,cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ TB và các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào.bài học này giúp ta biết được cấu trúc và chức năng của TB? 
2. Triển khai bài :
Hoạt động của gi¸o viªn vµ häc sinh
Hoạt động 1:
-Hs:Quan sát tranh H 3.1 và hãy xác định thành phần cấu tạo của tế bào? 
-Gv:Màng sinh chất có nhiều lỗ nhỏ đảm bảo cho mối liên hệ giữa TB với máu và nước mô. Trong nhân có NST được tạo từ AND quy định cấu trúc Protein cho loài.
 Hoạt động 2:
-Hs:Nghiên cứu thông tin bảng 3sgk để trả lời chức năng của từng bộ phận trong TB:
-Gv:Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của TB?
- Năng lượng để tổng hợp Protein lấy từ đâu?
- Màng sinh chất có vai trò gì?
-Gv:Nhận xét và hướng dẫn HS trả lời.
Hoạt động 3:
-Gv: yêu cầu Hs đọc thông tin sgk để trả lời câu hỏi:
-Thành phần hóa học của tế bào bao gồm những thành phần nào?
-Gv:Hướng dẫn Hs trả lời và lưu ý thành phần quan trọng hơn cả của cơ thể sống là Prôtêin và axit Nuclêic.
-Gv:Em có nhận xét gì về thành phần hóa học của TB với các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên?
-Sự tương đồng của các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và trong tế bào là một bằng chứng nói lên điều gì?
Hoạt động 4:
Nội dung
I: Cấu tạo tế bào:
- Mặc dù có nhiều loại TB khác nhau nhưng nhìn chung đều có 3 thành phần cơ bản:
 Màng sinh chất.
TB ChấtTB:Lnc,Ri,Ti thể,gôngi,Tg thể.
 Nhân:NST và nhân con.
II.Chức năng của các bộ phận trong tế bào:
- Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp những chất riêng của TB.ti thể thực hiện sự phân giải vật chất tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt sống của TB.Nhiểm sắc thể trong nhân quy định cấu trúc Protein và được tổng hợp ở Ri. Như vậy các bào quan trong TB có sự phối hợp hoạt động để TB thực hiện được chức năng sống.
III. Thành phần hóa học của TB:
 P:C,H,O,N,S,P...
 Hữu cơ: -G
 -L
 -ADN
Thành phần
 TB -nước
 Vô cơ:
 -muối khoáng
-Các nguyên tố hóa học có trong TB là những nguyên tố có trong tự nhiên.Điều này chứng tỏ,chất sống do chất vô sinh phát triển thành hay nói cách khác sinh vật được hình thành trong tự nhiên, trong đó có con người và do đó cơ thể sống luôn có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài. 
IV. Hoạt động sống của tế bào:
-Các hoạt động sống của TB: Trao đổi chất,
 IV.Củng cố - kiểm tra :
 1. Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài và mục em có biết.
 2. Hướng dẫn Hs làm BT1 cuối bài.Đáp án:1c,2a,3b,4e,5d.
 V.Hướng dẫn - dặn dò:
 - Học ghi nhớ cuối bài.
 - Học bài theo 2 câu hỏi cuối bài.
 - Vẽ và ghi chú cấu tạo hiển vi của TB?
Tiết 4, tuần 2
Ngày soạn: 14/08/2011
Ngày dạy: 17/08/2011
Bài 4. MÔ
A.Mục tiêu :
-Kiến thức:Học sinh nắm được khái niệm mô.Phân biệt được các loại mô và chức năng của chúng 
-Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng quan sát ,so sánh. 
 -Thái độ :Thấy được hoạt động sống của cơ thể chính là hoạt động sống của tế bào.
B.Phương pháp: Trực quan và vấn đáp,làm việc với sgk và hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị : 
1. Gv: Tranh phóng to các H :4.1 – 4.4 sgk, bảng phụ ghi BT Trang 17 sgk.
2. Hs: Nghiên cứu bài mới. 
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : 
II. Bài cũ:
1 . Trình bày chức năng các bộ phận trong tế bào?
2 . Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể sống?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề :Trong cơ thể có nhiều TB, tuy nhiên xét về chức năng,người ta có thể xếp loại thành những nhóm TB có nhiệm vụ giống nhau.Các nhóm đó gọi chung là mô.Vậy mô là gì? Trong cơ thể chúng ta có những loại mô nào? Bài học hôm nay sẽ giải quyết những vấn đề này.
Hoạt động của gi¸o viªn vµ häc sinh
Hoạt động 1:
-Hs:Nghiên ...  giác, sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về TWTK. Từ 
TWTK truyền lệnh theo dây li tâm đến cơ làm cho cơ co. 
- Khi gập cẳng tay sát với cánh tay làm cơ co, khi đó các tơ cơ mãnh xuyên sâu vào vùng tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên làm bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.
III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ:
- Cơ bám vào xương, khi cơ co làm xương cử động tạo nên sự vận động của cơ thể như đi lại, lao động. Sự sắp xếp cơ trên cơ thể thường tạo thành từng cặp đối kháng.Cơ này kéo xương về phía này thì cơ kia kéo về phía ngược lại. VD: Cơ nhị đầu ở cánh tay co nâng cẳng tay về phía trước, cơ tam đầu co thì duổi cánh tay ra.
 IV.Củng cố - kiểm tra :
 1. Hs đọc tóm tắt ghi nhớ cuối bài
2. Gv Hướng dẫn Hs làm BT: 1,2, 3 cuối bài.
V. Hướng dẫn - dặn dò:
 - Học ghi nhớ cuối bài.
 - Học bài theo 3 câu hỏi cuối bài.
 - Đọc bài mới: “Hoạt động của cơ”.
 - Chuẩn bị kẽ bảng 10 sgk T 34. 
Tiết 2, tuần 1
Ngày soạn: 14/08/2011
Ngày dạy: 17/08/2011
Bài 10. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
A.Mục tiêu :
 -Kiến thức:Học sinh chứng minh được cơ co sinh ra công.Biết được nguyên nhân của sự mỏi cơ và từ đó nêu được các biện pháp chống mỏi cơ.
 -Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.
 -Thái độ : Giáo dục tập luyện TDTT và lao động vừa sức.
B.Phương pháp: Vấn đáp,quan sát và thảo luận nhóm.
C.Chuẩnbị : 
1. Gv: Tranh phóng to H :10 sgk. Máy ghi công của cơ,các quả cân 100 g ,200 g , 300 g
 400 g , 800 g.
2. Hs: Nghiên cứu bài mới , kẻ bảng 10 Trang 34 sgk.
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : Kiểm tra sỉ số.
II. Bài cũ: 
 * Câu 1,2 bài 9 T33.
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề : Ý nghĩa của sự co cơ là gì?Cần làm gì để hoạt động co cơ có hiệu quả? Đây là những vấn đề cần được giải quyết trong bài học này.
2. Triển khai bài :
Hoạt động của gi¸o viªn vµ häc sinh
Hoạt động 1:
-Hs: Đọc thông tin sgk,nghiên cứu bài tập và thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập điền từ.Trình bày đáp án .
-Gv: Giảng:khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật,làm vật di chuyển một quảng đường ,tức đã sinh ra một công.Công đó được tính theo công thức nào mà trong vật lý em đã được học?
Hoạt động 2:
-Hs: Đọc thông tin sgk và quan sát H 10.
-Gv: Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trên máy ghi công đơn giản, hướng dẫn hs cách tính và ghi kết quả vào bảng 10 sgk.
Gv: Qua kết quả trên, em hãy cho biết với khối lượng ntn thì công cơ sản ra lớn nhất?
-Em có nhận xét gì về biên độ co cơ 
trong quá trình làm thí nghiệm kéo dài?
-Khi chạy một quảng đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?
-Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là gì?
-Nguyên nhân của sự mỏi cơ?
-Gv:Khi mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi?
-Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?
Hoạt động 3: 
-Hs: thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: 
-Gv:-Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?
-Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?
-nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất?
Nội dung
I.Tìm hiểu công của cơ:
+) Đáp án điền vào chổ trống theo thứ tự: 
 - Cơ co.
 - Lực đẩy.
 - Lực kéo.
+) A = F . s (J)
*Lưu ý:Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái thần kinh và nhịp lao động.
II.Tìm hiểu sự mỏi cơ:
* Thí nghiệm:
-Cơ co tạo ra lực tác dụng vào vật làm cho vật di chuyển sinh ra công.Công cơ co có giá trị lớn nhất khi cơ co để nâng một vật có khối lượng thích hợp với nhịp co cơ vừa phải.
-Biên độ co cơ giảm dần.
-Khi chạy một quảng đường dài,ta cảm thấy 
mệt mỏi vì cơ làm việc quá sức dẫn đến mỏi cơ.
1.Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
- Đáp án : sgk
2.Biện pháp chống mỏi cơ:
-Biện pháp chống mỏi cơ là nghỉ ngơi,thở sâu kết hợp với xoa bóp để máu lưu thông nhanh đưa tới nhiều ôxi cho tế bào và thải nhanh axit lactic ra ngoài .
-Cần lao động nhịp nhàng, vừa sức và có một tinh thần thoải mái , vui vẽ thì cho năng suất cao.
III:Nên rền luyện cơ như thế nào?
-Các yếu tố ảnh hưởng tới co cơ là: trạng thái thần kinh, thể tích của cơ, lực co cơ, tính dẻo dai.
-Các hoạt động đó là: thể dục thể thao, và lao động vừa với sức lực.
-Cơ thể là một thể thống nhất: hệ vận động hoạt động sẽ kéo theo sự hoạt động của các cơ quan khác và làm cho hệ cơ phát triển, khẻo mạnh.
-Nên tập luyện đều đặn hằng ngày, vừa sức. 
 IV.Củng cố - kiểm tra :
 1. Hs đọc tóm tắt ghi nhớ cuối bài.
 2. Qua bài học này giúp em biết được những gì?
3. Gv Hướng dẫn Hs làm BT: 1,2, 3 ,4 cuối bài.
V. Hướng dẫn - dặn dò:
 - Học ghi nhớ cuối bài.
 - Học bài theo 3 câu hỏi cuối bài.
 - Đọc bài mới: “Tiến hoá của hệ vận động”.
 - Đọc mục “Em có biết ?” 
 - Chuẩn bị kẽ bảng 11 sgk T 34 vào vỡ bài tập.
Tiết 2, tuần 1
Ngày soạn: 14/08/2011
Ngày dạy: 17/08/2011
Bài 11. TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
A.Mục tiêu :
 -Kiến thức:Học sinh chứng minh được hệ cơ xương ở người tiến hoá hơn ở động vật. -Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích và hoạt động nhóm.
 -Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn và rèn luyện hệ cơ xương.
B.Phương pháp: Vấn đáp,trực quan và hoạt động nhóm.
C.Chuẩnbị : 
1. Gv: Tranh phóng to H :11.1 – 11.5 sgk. Bảng phụ ghi bảng 11Trang 38,mô hình bộ xương người và bộ xương thú.
2. Hs: Nghiên cứu bài mới , kẻ bảng 11 Trang 38 sgk vào vỡ BT.
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : Kiểm tra sỉ số
II. Bài cũ: 
 *Câu 2,3 bài 10 Trang 36.
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề : Con người có nguồn gốc từ động vật, nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất về mặt tiến hoá . Vậy hệ cơ xương của người đã có những điểm tiến hoá như thế nào? Và cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ hệ cơ xương.Đó là nội dung của bài học hôm nay. 
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của Thầy & Trò
Hoạt động 1:
-Hs:Quan sát tranh phóng to H11.1- 11.3 và mô hình bộ xương người, thú. Tìm các từ phù hợp điền vào bảng 11 Trang 38 ở bảng phụ và vỡ BT.
-Gv: Gọi 2 hs lên điền vào 2 cột của bảng?
-Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân?
 Hoạt động 2:
-Hs:Đọc thông tin sgk và quan sát H 11.4.
-Gv:Tại sao con người nét mặt biểu thị được các trạng thái tình cảm khác nhau?
Hoạt động 3(8p):
Hs: Quan sát H 15.1 và trả lời các câu hỏi sau:
Gv:Theo em trường hợp nào gây nguy hại cho xương cột sống?
-Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta phải làm gì?
-Để chống công vẹo cột sống , trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì?
Nội dung
I.Sự tiến hoá bộ xương người so với bộ xương thú:
+) Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú:(bảng 11 sgk Trang 38) .
+)Thích nghi đứng thẳng và đi bằng 2 chân: Hộp sọ phát triển xương mặt kém phát triển. Cột sống cong thành 2 chữ S giúp cơ thể có dáng đi thẳng. Lồng ngực dẹp theo chiều lưng bụng.Xương chi dưới có đai hông vững chắc và khẻo. Xương bàn chân sắp xếp dạng vòm nhằm giảm chấn động của cơ thể.Xương bánh chè đảm bảo cho tư thế đứng thẳng và bước vững chắc.
I.Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú:
*Giáo viên thông báo như sgk.
(Vì cơ mặt đã có sự phân hoá)
III:Vệ sinh hệ vận động:
* Để có hệ cơ và xương phát triển cân đối , khoẻ mạnh, vững chắc:
- Có chế độ ăn hợp lý.
- Rèn luyện đúng cách:lao động,TDTT phải đúng cách.
*Để chống cong vẹo cột sống cần phải:
- Tránh mang vác quá sức,bố trí không đều giữa 2 bên của cơ thể.
- Khi ngồi học phải ngồi ngay ngắn.
 IV.Củng cố - kiểm tra :
 1. Hs đọc tóm tắt ghi nhớ cuối bài.
 2. Qua bài học này giúp em biết được những gì?
3. Gv Hướng dẫn Hs làm BT: 1,2, 3 cuối bài.
V. Hướng dẫn - dặn dò:
 - Học ghi nhớ cuối bài.
 - Học bài theo 3 câu hỏi cuối bài.
 - Đọc bài mới: “Tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương”.
 - Chuẩn bị mỗi tổ một bộ đồ băng bó.
Tiết 2, tuần 1
Ngày soạn: 14/08/2011
Ngày dạy: 17/08/2011
Bài 12. THỰC HÀNH TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
 CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
A.Mục tiêu :
 -Kiến thức:Học sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.Biết băng bó cố định xương khi bị gãy. 
 -Kỹ năng : Rèn luyện thao tác băng bó xương cẳng tay và xương cẳng chân.
 -Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn tránh gãy xương.
B.Phương pháp: Thực hành và vấn đáp.
C.Chuẩnbị : 
1. Gv: Tranh phóng to H :12.1 – 12.4 sgk
2. Hs: Nghiên cứu bài mới , kẻ bảng tường trình và chuẩn bị như sgk.
D.Tiến trình bài dạy :
I. Ổn định : Kiểm tra sỉ số.
II. Bài cũ: 
 1.Vì sao xương vừa có tính rắn chắc vừa có tính đàn hồi?
III.Bài mới:
 1.Đặt vấn đề : Gãy xương là một hiện tượng thường xảy trong lao động và trong đời sống sẽ nguy cơ đến tính mạng. Do đó chúng ta phải biết sơ cứu kịp thời trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay. 
 2.Triển khai bài :
Hoạt động của Thầy & Trò
Hoạt động 1:
-Hs:Thảo luận để trả lời các câu hỏi;
-Gv: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
-Vì sao gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
-Khi tham gia giao thông phải chú ý điều gì?
-Khi gặp người bị gãy xương,ta nên nắn chổ xương gãy không?
-Thấy người gãy xương ta phải làm gì?
Hoạt động 2:
-Hs:Đọc thông tin sgk và quan sát H 12.2-12.4 để nắm các bước tiến hành băng bó
-Gv:Yêu cầu các nhóm hs băng bó xương cẳng tay và xương cẳng chân.Các tình huống xảy ra tai nạn.
-Gv: Hướng dẫn và nhận xét thực hành của các nhóm.
Hoạt động 3:
-Hs: Viết bản tường trình theo 2 nội dung trên.
Nội dung
I.Phương pháp sơ cứu:
-Nguyên nhân gãy xương:tai nạn giao thông,lao động và những sơ suất trong cuộc sống.
-Sự gãy xương liên quan đến lứa tuổi:ở người già tỉ lệ cốt giao giảm,nên xương xốp giòn và dễ gãy hơn người trẻ.
-Khi tham gia giao thông ,phải tuân theo luật lệ giao thông.
-Khi gặp người bị gãy xương,chúng ta không nên nắn chổ xương gãy,vì xương gãy nhọn và sắc dễ đâm thủng mạch máu gây nguy cơ đến tính mạng.
-Tiến hành sơ cứu kịp thời.
I.Băng bó cố định:
*Giáo viên phân công cho các tổ thực hành:
- 2 nhóm băng bó xương cố định xương cẳng tay.
- 2 nhóm còn lại tập băng bó cố định xương cẳng chân.
* Sau đó 4 nhóm này đổi nội dung cho nhau.
III:Viết bản báo cáo tường trình:
-Chuẩn bị: phương tiện
-Cách tiến hành băng bó xương cẳng tay và xương cẳng chân.
IV.Kết thúc giờ thực hành: :
 1. Hs nộp bản tường trình.
 2. Qua bài thực hành này giúp em biết được những vấn đề gì?
3. Hs thu dọn , vệ sinh và gv nhận xét rút kinh nghiêm giờ thực hành.
V. Hướng dẫn - dặn dò:
 - Vẽ sơ đồ và trình bày cấu tạo vòng tuần hoàn của thú.
 - Trình bày sự lưu thông máu trong 2 vòng tuần hoàn đó .
 - Đọc bài mới: “Máu và môi trường trong của cơ thể”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 8 20112012.doc