Giáo án môn Sinh học 7 - Tuần 28 đến tuần 31

Giáo án môn Sinh học 7 - Tuần 28 đến tuần 31

. Mục tiêu:

 + Giáo viên giúp học sinh nêu được tầm quan trọng của sự vận động và di chuyển ở động vật. nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài. Sự tiến hoá cơ quan di chuyển

 + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm

 + Giáo dục học sinh ya thức bảo vệ môi truờng và động vật.

II. Đồ dùng dạy học.

 GV: chuẩn bị tranh vẽ hình 53.1; 53.2 SGK

III. Tiến trình dạy học.

1.Kiểm tra bài củ

2.Bài mới

*Giới thiệu bài mới:

 Sự vận động và di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn trốn kẻ thù. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua tiết 56

 

doc 23 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 7 - Tuần 28 đến tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 28 Ngày soạn: 
 Tiết 56 Ngày dạy:
Chương 7 :SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT
Bài: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN
I. Mục tiêu:
 + Giáo viên giúp học sinh nêu được tầm quan trọng của sự vận động và di chuyển ở động vật. nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài. Sự tiến hoá cơ quan di chuyển
 + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm
 + Giáo dục học sinh ya thức bảo vệ môi truờng và động vật.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV: chuẩn bị tranh vẽ hình 53.1; 53.2 SGK
III. Tiến trình dạy học. 
1.Kiểm tra bài củ
2.Bài mới
*Giới thiệu bài mới:
 Sự vận động và di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn trốn kẻ thù. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua tiết 56
* Các hoạt động:
Nội dung 1: Các hình thức di chuyển
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật
+ Mục tiêu:
Nêu được các hình thức di chuyển chủ yếu cảu động vật
+ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Giới thiệu:
Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy...phù hợp vào tập tính và môi trường sống của chúng
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần I trang 172 SGK kết hợp quan sát hình vẽ 53.1 trả lời cau hỏi sau:
+ Động vật có các hình thức di chuyển nào ? cho ví dụ ?
GV: Treo tranh vẽ hình 53.1, yêu cầu học sinh nối các cách di chuyển phù hợp cho từng loài
GV: Đặt câu hỏi:
+ Ngoài những ĐV kể trên, em hãy nêu các hình thức di chuyển của các loài ĐV mà em biết ?
GV: Vai trò của các hình thức di chuyển trong đời sống của các loài động vật ?
GV: chốt lại kiến thức.
HS: chú ý lắng nghe
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy...phù hợp vào tập tính và môi trường sống của chúng
HS: Đại diện tham gia hoàn thành tranh vẽ, các học sinh khác nhận xét, đánh giá
HS: tham gia trả lời
HS: tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn trốn kẻ thù
+ Tiểu kết:
 Động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy...phù hợp vào tập tính và môi trường sống của chúng.
Nội dung 2: Sự tiến hoá cơ quan di chuyển
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiến hoá về cơ quan di chuyển ở động vật
+ Mục tiêu:
 Giúp HS thấy được sự phân hoá ngày càng phức tạp của bộ phận di chuyển phù hợp với cách di chuyển.
+ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tham khảo thông tin phần II trang 173 SGK kết hợp quan sát hình vẽ 53.2 hoàn thành nội dung bảng trang 174 SGK ở vở soạn
GV: Treo tranh vẽ hình 53.2, yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ trình bày cách di chuyển của từng động vật.
GV: Treo bảng phụ có nội dung bảng trang 174 SGK, yêu cầu đại diện hoàn thành nội dung bảng
GV: giảng giải.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo những câu hỏi sau:
+ Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật như thế nào ?
+ Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển có ý nghĩa gì ?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS: Quan sát tranh vẽ, đại diện nhóm tham gia trả lời các nhóm khác theo dõi bổ sung chọn ý kiến đúng nhất.
HS: tham gia hoàn thành nội dung bảng
HS: chú ý lắng nghe
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đại diện từng nhóm tham gia trả lời các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật từ chưa có(sống bám) đến có bộ phận di chuyển đơn giản và đến có bộ phận di chuyển phức tạp
+ Ý nghĩa: Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống.
+ Tiểu kết:
 Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống
IV.Kiểm tra đánh giá.
Hãy đánh dấu x vào – trả lời đúng nhất:
 Câu 1: Cách di chuyển: đi, bay, bơi có ở động vật nào ?
 a.– Chim
 b.– Dơi
 c.– Vịt trời
 d.– Hải âu đ/án: c
 Câu 2: Nhóm động vật nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám cố định ?
 a.– Hải quỳ, Đĩa, Giun
 b.– Thuỷ tức, Lươn, Rắn
 c.– San hô, Hải quỳ đ/án: c
 Câu 3: Nhóm động vật nào dưới đây có bộ phận di chuyển phân hoá thành chi có 5 ngón để cầm nắm ?
 a.– Gấu, Chó, Mèo
 b.– Khỉ, Sóc, Dơi
 c.– Khỉ, Tinh tinh, Vượn đ/án: c
V.Dặn dò.
 1. Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK, học phần ghi nhớ
 2. Đọc mục “Em có biết”
 3.Ôn lại các nhóm động vật đã học
 4. Kẻ bảng trang 176 SGK vào vở soạn
 5. Soạn bài mới theo các câu hỏi SGK 
----------------------------cd----------------------------
Tuần 29
Tiết 57 Bài: TIẾN HOÁ VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ	Ngày soạn: 
	 Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
 + Giúp học sinh nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện sự phân hoá về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng.
 + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm
 + Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi truờng và động vật.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV: + chuẩn bị tranh vẽ hình 54.1
 + Kẻ bảng trang 176 vào bảng phụ
III. Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra bài củ: sử
 Dụng câu hỏi cuối bài
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài mới:
 Trong quá trình tiến hoá của động vật các hệ cơ quan hình thành và hoàn chỉnh dần nghĩa là các cơ quan đó có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lý phức tạp, thích nghi với điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật.
*Các hoạt động:
Nội dung 1: Một số hệ cơ quan của động vật
Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật
Mục tiêu:
 + Học sinh củng cố kiến thức một số hệ cơ quan của 1 số động vật đã học
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tham khảo thông tin trang 176 kết hợp quan sát hình vẽ 54.1, tìm đặc điểm cấu tạo của một số hệ cơ quan sau:
+ Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, sinh dục của các đại diện các ngành động vật đã học.
GV: treo tranh vẽ hình 54.1 lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời về đặc điểm cấu tạo của một số hệ cơ quan
GV: giảng giải
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung bảng trang 176 SGK ở vở soạn.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tiến hành hoạt động nhóm hoàn thành nội dung thảo luận vào vở soạn.
HS: Quan sát tranh vẽ đại diện tham gia trả lời các học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung chọn ý kiến đúng nhất
HS: chú ý lắng nghe
HS: tham gia lên bảng hoàn thành nội dung bảng,. Yêu cầu học sinh nêu được như bảng sau: 
Tên ĐV
Ngành
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
Trùng biến hình
ĐV nguyên sinh
Chưa phân hoá
Chưa có
Chưa phân hoá
Chưa phân hoá
Thuỷ tức
Ruột khoang
Chưa phân hoá
Chưa có
Hình mạng lưới
Tuyến SD không có ống dẫn
Giun đất
Giun đốt
Da
Tim đơn giản, tuần hoàn kín
Hình chuỗi hạch
Tuyến SD có ống dẫn
Tôm sông
Chân khớp
Mang đơn giản
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch có hạch não
Tuyến SD có ống dẫn
Châu chấu
Chân khớp
Hệ ống khí
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch có hạch não lớn
Tuyến SD có ống dẫn
Cá chép
ĐV có xương sống
Mang
Tim có 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não hình khối trơn
Tuyến SD có ống dẫn
Ếch đồng
ĐV có xương sống
Da và phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu pha nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ hẹp
Tuyến SD có ống dẫn
Thằn lằn bóng
ĐV có xương sống
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách hụt, tuần hoàn kín, máu pha ít nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn ếch
Tuyến SD có ống dẫn
Chim bồ câu
ĐV có xương sống
Phổi và túi khí
Tim có 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não lớn có mấu 2 bên nhỏ
Tuyến SD có ống dẫn
Thỏ
ĐV có xương sống
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe rãnh, tiểu não lớn có mấu 2 bên lớn 
Tuyến SD có ống dẫn
Nội dung 2: Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể
+Mục tiêu:
 Học sinh chỉ ra được sự phân hoá và chuyên hoá của các hệ cơ quan
+Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung trong bảng vừa tìm được để trả lời câu hỏi sau:
+ Sự phức tạp hoá của các hệ cơ quan được thể hiện như thế nào qua các ngành động vật đã học ?
GV: giảng giải thêm
GV: Đặt câu hỏi:
+ Sự phức tạp hoá về tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì ?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đại diện tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Hệ hô hấp: từ chưa phân hoá ® qua da ® mang đơn giản ® mang ® da và phổi ® phổi.
+ Hệ tuần hoàn: từ chưa có tim ® tim chưa có ngăn ® tim 2 ngăn ® tim 3 ngăn ® tim 4 ngăn.
+ Hệ thần kinh: từ chưa phân hoá ® hệ thần kinh mạng lưới ® chuỗi hạch đơn giản ® chuỗi hạch phân hoá ® hình ống phân hoá (bộ não, tuỷ sống)
HS: chú ý lắng nghe
HS: tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: 
- Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn.
- Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
+ Tiểu kết:
 Sự phức tạp hoá về tổ chức cơ thể của động vật thể hiện về sự phân về cấu tạo và chuyên hoá chức năng. Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
IV.Kiểm tra đánh giá.
 *Nêu sự phân hoá và chuyên hoá 1 số hệ cơ quan (Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, sinh dục ) trong quá trình tiến hoá của các ngành động vật ?
V. Dặn dò.
 1. Về nhà học bài củ, soạn bài mới theo câu hỏi SGK.
 2. Xem lại quá trình tiến hoá về sinh sản của các ngành động vật đã học.
 3. Kẻ bảng trang 176 SGK vào vở soạn
----------------------------cd----------------------------
Tuần 29
Tiết 58 Bài: TIẾN HOÁ VỀ SINH SẢN	Ngày soạn:
	 Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
 + Giáo viên giúp học sinh nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp. Thấy được sự hoàn chỉnh của hình thức sinh sản hữu tính
 + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm
 + Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi truờng và động vật.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV:+ Chuẩn bị tranh vẽ sinh sản vô tính ở trùng roi và thuỷ tức, tranh về sự chăm sóc trứng và con
 + Kẻ bảng trang 180 vào bảng phụ
III.Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra bài củ: sử ...  xanh
----------------------------cd----------------------------
Tuần 31:
Tiết 61: ĐA DẠNG SINH HỌC ( Tiếp Theo )	Ngày soạn:
	 Ngày dạy: 
I.Mục tiêu.
 + Giáo viên giúp học sinh thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi sinh vật
 + Học sinh nêu được những lợi ích của đa dạng sinh học
 + Nêu được nguy cơ suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
 + Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp suy luận, kỹ năng hoạt động nhóm.
 + Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy học.GV: chuẩn bị tư liệu về đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa
III. Tiến trình dạy học. 
1.Mở bài:
 Môi trường nhiệt đới gió mùa có rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm tạo ra nhiều nguồn sống cho các loài động vật. Vậy với môi trường này thì sự đa dạng về loài sẽ thể hiện như thế nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiết 61.
2.Các hoạt động:
Nội dung 1: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Mục tiêu:
 Học sinh nêu được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
GV: Giới thiệu vùng nhiệt đới gió mùa và nói thêm nước ta cũng nằm trong vùng nhiệt đới
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần I và nội dung bảng trang 189 SGK, để trả lời các câu hỏi sau:
+ Giải thích vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn khác nhau cùng chung sống mà không hề cạnh tranh lẫn nhau ?
+ Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao như vậy ?
GV: Đưa ra thêm 1 ví dụ khác để chứng minh sự đa dạng ở môi trường nhiệt đới gió mùa. Ví dụ: Xét 1 ao thả cá:
-Cá kiếm ăn tầng nước mặt: cá mè....
-Cá kiếm ăn tầng đáy: cá quả...
-Cá kiếm ăn tầng bùn: lươn...
GV: Đặt câu hỏi:
+ Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào ?
GV: giảng giải
HS: chú ý lắng nghe 
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đại diện tham gia trả lời các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Do điều kiện sống và nguồn sống đa dạng và phong phú 
+ Do tận dụng được nguồn sống của môi trường 
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Sự đa dạng của các loài cá có thể có trong 1 ao thả cá 
HS: tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện ở số loài rất nhiều.
HS: chú ý lắng nghe 
+ Tiểu kết:
 Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú, số lượng loài nhiều.
Nội dung 2: Những lợi ích của đa dạng sinh học 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những lợi ích của đa dạng sinh học
+ Mục tiêu:
 Học sinh chỉ ra được những giá trị nhiều mặt của đa dạng sinh học đối với đời sống con người.
+ Tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần II trang 190 SGK tìm các thông tin để trả lời câu hỏi sau:
+ Đa dạng sinh học mang lại lợi ích gì đối với đời sống con người ?
GV: Đặt câu hỏi:
+ Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học còn có giá trị gì trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước ?
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành hoạt động nhóm, tham khảo thông tin SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu nguồn tài nguyên động vật ở nước ta có vai trò trong nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp và văn hóa.
GV: giảng giải thêm về lợi ích của đa dạng sinh học trong du lịch, cân bằng môi trường, nguyên liệu.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên,đại diện tham gia trả lời các học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Lợi ích của đa dạng sinh học đối với đời sống con người: Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản phẩm công nghiệp, tiêu diệt những loài có hại...
HS: tham gia trả lời:
+ Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao
Ví dụ: Cá Basa, tôm hùm, tôm càng xanh...
HS: Tiến hành thảo luận nhóm, đại diện nhóm tham gia trả lời các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Nguồn tài nguyên động vật có vai trò trong:
- Nông nghiệp: thức ăn gia súc, phân bón
- Sản phẩm công nghiệp: da, lông, sáp ong, cánh kiến...
- Văn hoá: cá cảnh, chim cảnh 
+ Tiểu kết:
 Đa dạng sinh học mang lại nhiều lợi ích đối với đời sống con người
Nội dung 3: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
+ Mục tiêu:
 Chỉ rõ nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ đa dạnh sinh học
+ Tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận nhóm, tham khảo thông tin phần III trang 190 SGK kết hợp với hiểu biết thực tế, tìm các thông tin để trả lời câu hỏi sau:
+Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ?
GV: Giảng giải thêm ở nước sự suy giảm đa dạng sinh học còn do sự tàn phá của chiến tranh 
GV: Đặt câu hỏi:
+ Chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học ?
GV: giảng giải thêm
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tiến hành thảo luận nhóm đại diện nhóm tham gia trả lời các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung ® chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được: 
 Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học:
+ Chặt phá rừng, khai thác gỗ tràn lan.
+ Nạn đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi. 
+ Nhu cầu phát triển xã hội: xây dựng đô thị, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Do việc thải các chất thải của các nhà máy và sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan.
HS: chú ý lắng nghe 
HS: tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Nghiêm cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.
+ Cấm săn bắn, buôn bán động vật trái phép
+ Chống ô nhiễm môi trường
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
+ Nhân giống động vật nuôi có giá trị
HS: Chú ý lắng nghe
+ Tiểu kết:
 Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
 - Nghiêm cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.
 - Cấm săn bắn, buôn bán động vật trái phép
 - Chống ô nhiễm môi trường
 - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
 - Nhân giống động vật nuôi có giá trị
VI. Kiểm tra đánh giá. 
1. Giải thích vì sao số loài động vật ở môi truờng nhiệt đới gió mùa lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng ?
2. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Lợi ích của đa dạng sinh học là:
 a. Cung cấp thực phẩm, dược liệu, sản phẩm công nghiệp
 b. Có tác dụng khống chế sinh học
 c. Có giá trị văn hoá
 d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 2: Biện pháp để bảo vệ đa đa dạng sinh học:
 a.C hống ô nhiễm môi trường, tuyên truyền ý nghĩa đa dạng sinh học
 b. Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi
 c. Cấm săn bắn, buôn bán động vật trái phép
 d. Cả a, b, c đều đúng
V. Dăn dò. 
 1. Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
 2. Tìm hiểu thêm về đa dạng sinh học qua sách, báo.
 3. Soạn bài mới theo các câu hỏi SGK và câu hỏi Ñ màu xanh.
 4. Kẻ bảng trang 193 SGK vào vở soạn.
----------------------------cd----------------------------
Tuần 31:
Tiết 62: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
I.Mục tiêu:
 + Học sinh nêu được khái niệm và mục tiêu của biện pháp đấu tranh sinh học.
 + Nêu được các biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch
 + Nêu được những ưu nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học 
 + Rèn luyện kỹ năng quan sát so sánh, tư duy tổng hợp, kỹ năng hoạt động nhóm
 + Giáo dục ý thức baoe vệ môi trường, yêu thích động vật
II.Đồ dùng dạy học 
 GV: + chuẩn bị các tranh vẽ hình 59.1; 59.2 SGK
 + Các tư liệu về đấu tranh sinh học
 HS: + Kẻ bảng trang 193 vào vở soạn
III. Tiến trình dạy học. 
1.Mở bài:
 Trong thiên nhiên, sự tồn tại giữa các loài động vật có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Con ngưòi đã lợi dụng mối quan hệ này, dùng những loài sinh vật có ích để tiêu diệt những sinh vật có hại mang lại lợi ích cho con người trong sản xuất. Để hiểu rõ hơn vấn đề này hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiết 62: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC 
2.Các hoạt động:
Nội dung 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm “ Biện pháp đấu tranh sinh học”
+Mục tiêu:
Học sinh nêu được khái niệm đấu tranh sinh học 
+Tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần I trang 192 SGK để trả lời câu hỏi sau:
+Thế nào là đấu tranh sinh học ?
GV: yêu cầu học sinh liên hệ thực tế cho ví dụ về đấu tranh sinh học.
GV: giải thích thêm: Các sinh vật tiêu diệt các sinh vật có hại được gọi là thiên địch 
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tham gia trả lời câu hỏi. Yêu cầu học sinh nêu được: 
 + Đấu tranh sinh học là sử dụng các thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật có hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật có hại 
HS: nêu được:
+Mèo diệt chuột
+Cá đuôi cờ ăn bọ gậy ...
HS: chú ý lắng nghe 
+Tiểu kết:
- Đấu tranh sinh học là sử dụng các thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật có hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật có hại 
Nội dung 2: Biện pháp đấu tranh sinh học
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp đấu tranh sinh học
+Mục tiêu:Học sinh nêu được 3 biện pháp đấu tranh sinh học chính 
HỌ VÀ TÊN.
LỚP 
KIỂM TRA 15 PHÚT
I/TRẮC NGHIỆM (4đ) Chọn câu trả lời đúng
Câu 1.Đặc điểm chung của ngành giun dẹp là gì?
 a.Cơ thể dẹp ,đối xứng hai bên,phân biệt đầu đuôi lưng bụng 	
b.Cơ quan sinh sản phát triển,ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn
c.Cơ quan tiêu hoá phát triển,ruột phân nhánh chưa có hậu môn
d.Tất cả đều đúng
Câu 2.Giun dẹp kí sinh có đặc điểm:
a.Mắt ,lông bơi phát triển b.Giác bám phát triển
c.Mắt,lông bơi tiêu giảm d.Cả b và c
Câu 3.Sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua con đường:
a.Ăn uống	 b.Qua tiếp xúc với môi trường nước bẩn
c.Qua tiêu hoá	 d.Cả a,b,c
Câu 4.Đặc điểm chung của ngành giun tròn là:
a.Cơ thể phân đốt ,đối xứng hai bên
b.Cơ thể phân đốt ,cơ quan tiêu hoá phát triễn
c.Cơ thể không phân đốt,có dạng hình trụ tròn
d.Cơ thể không phân đốt,đối xứng hai bên
II/Chọn từ thích hợp điền từ vào chỗ trống :(2đ)
Giun dẹp dù sống tự do hay kí sinh đều có chung những đặc điểm như:,đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi lưng bụng ruột phân nhiều nhánh ,chưa có..Số lớn giun dẹp sống
Còn có thêm giác bám ,cơ quan sinh sản phát triển,ấu trùng phát triển qua các vật chủ
III/Tự luận(4đ)
Câu 1:Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa?Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao ansinh 7 t58-62.doc