Dạy học văn bản tự sự dân gian lớp 6 theo đặc trưng phương thức biểu đạt

Dạy học văn bản tự sự dân gian lớp 6 theo đặc trưng phương thức biểu đạt

BÁO CÁO

ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 Họ và tên : Nguyễn Thị Tình

 Đơn vị công tác : Trường THCS

 Tên đề tài : Dạy học văn bản tự sự dân gian lớp 6 theo đặc trưng phương thức biểu đạt.

 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 1. Quan điểm tích hợp của chương trình Ngữ văn THCS : lấy phân môn Tập làm văn làm trục tích hợp. Trong môn học Ngữ văn tích hợp, hệ thống văn bản sẽ không còn là đối tượng dạy học chỉ của phân môn văn. Chúng vừa là đối tượng chiếm lĩnh của hoạt động đọc văn ( đọc – hiểu), đồng thời là hình mẫu văn bản để hình thành tri thức, kĩ năng nhận biết và tạo lập các kiểu văn bản theo các phương thức biểu đạt vốn là đối tượng dạy học của phân môn tập làm văn. Từ đây sẽ thấy dạy học các văn bản Ngữ văn với tư cách môn học tích hợp mang mục đích kép : vừa thoả mãn nhu cầu khám phá và hưởng thụ thẩm mĩ văn chương, lại vừa đáp ứng yêu cầu nhận biết và kĩ năng tạo lập các kiểu văn bản theo các phương thức biểu đạt.Vì thế không thể tách bạch hoạt động đọc văn bản với các phương thức biểu đạt của chúng.

 2. Cấu tạo của chương trình Ngữ văn lớp 6 : Bắt đầu làm quen với phương pháp học tập bộ môn học đã phải tiếp xúc và rèn kĩ năng tạo lập văn bản tự sự. Vì vậy phần văn bản chủ yếu tập trung vào các văn bản tự sự dân gian với các thể loại : truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.

 

doc 27 trang Người đăng thu10 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học văn bản tự sự dân gian lớp 6 theo đặc trưng phương thức biểu đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
----------------------------
Báo cáo
đề cương bài tập nghiên cứu khoa học
 Họ và tên : Nguyễn Thị Tình
 Đơn vị công tác : Trường THCS 
 Tên đề tài : Dạy học văn bản tự sự dân gian lớp 6 theo đặc trưng phương thức biểu đạt.
 I. lí do chọn đề tài :
 1. Quan điểm tích hợp của chương trình Ngữ văn THCS : lấy phân môn Tập làm văn làm trục tích hợp. Trong môn học Ngữ văn tích hợp, hệ thống văn bản sẽ không còn là đối tượng dạy học chỉ của phân môn văn. Chúng vừa là đối tượng chiếm lĩnh của hoạt động đọc văn ( đọc – hiểu), đồng thời là hình mẫu văn bản để hình thành tri thức, kĩ năng nhận biết và tạo lập các kiểu văn bản theo các phương thức biểu đạt vốn là đối tượng dạy học của phân môn tập làm văn. Từ đây sẽ thấy dạy học các văn bản Ngữ văn với tư cách môn học tích hợp mang mục đích kép : vừa thoả mãn nhu cầu khám phá và hưởng thụ thẩm mĩ văn chương, lại vừa đáp ứng yêu cầu nhận biết và kĩ năng tạo lập các kiểu văn bản theo các phương thức biểu đạt.Vì thế không thể tách bạch hoạt động đọc văn bản với các phương thức biểu đạt của chúng.
 2. Cấu tạo của chương trình Ngữ văn lớp 6 : Bắt đầu làm quen với phương pháp học tập bộ môn học đã phải tiếp xúc và rèn kĩ năng tạo lập văn bản tự sự. Vì vậy phần văn bản chủ yếu tập trung vào các văn bản tự sự dân gian với các thể loại : truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
 II. Nội dung đề tài :
Thế nào là dạy học văn bản Ngữ văn theo đặc trưng phương thức biểu đạt?
Nhận diện văn bản tự sự và phương pháp dạy học văn bản tự sự THCS.
Dạy học văn bản tự sự dân gian lớp 6.
Dạy học truyện truyền thuyết.
 Vận dụng dạy học một văn bản cụ thể.
Dạy học truyện cổ tích
Vận dụng dạy học một văn bản cụ thể
Dạy học truyện ngụ ngôn
Vận dụng dạy học một văn bản cụ thể
Dạy học truyện cười
 III. phương pháp nghiên cứu.
Đọc, tham khảo tài liệu.
Nghiên cứu chương trình và cấu tạo chương trình.
Dạy thử nghiệm ở 1 lớp được phân công giảng dạy.
Dạy cho cả tổ dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm.
IV. Kết quả : Với cách vận dụng phương pháp dạy học văn bản theo đặc trưng phương thức biểu đạt, học sinh đã nắm chắc được đặc trưng phương thức biểu đạt, biết vận dụng vào quá trình tạo lập văn bản tự sự có hiệu quả. 
V. ý kiến của tổ :
.
VI. xác nhận của nhà trường:
VI. xác nhận của giám định viên : 
 Ngày 25 tháng 10 năm 2009
 Nguyễn Thị Tình
I. lí do chọn đề tài :
 1. Quan điểm tích hợp của chương trình Ngữ văn THCS : lấy phân môn Tập làm văn làm trục tích hợp. Điều này cho thấy mục tiêu hình thành tri thức, kĩ năng nhận biết và tạo lập các kiểu văn bản sẽ có vai trò chi phối môn học này mà trước hết là chi phối cách đọc- hiểu văn bản.Trong môn học Ngữ văn tích hợp, hệ thống văn bản sẽ không còn là đối tượng dạy học chỉ của phân môn văn. Chúng vừa là đối tượng chiếm lĩnh của hoạt động đọc văn ( đọc – hiểu), đồng thời là hình mẫu văn bản để hình thành tri thức, kĩ năng nhận biết và tạo lập các kiểu văn bản theo các phương thức biểu đạt vốn là đối tượng dạy học của phân môn tập làm văn. Từ đây sẽ thấy, dạy học các văn bản Ngữ văn với tư cách môn học tích hợp mang mục đích kép : vừa thoả mãn nhu cầu khám phá và hưởng thụ thẩm mĩ văn chương, lại vừa đáp ứng yêu cầu nhận biết và kĩ năng tạo lập các kiểu văn bản theo các phương thức biểu đạt.Vì thế không thể tách bạch hoạt động đọc văn bản với các phương thức biểu đạt của chúng.
 2. Cấu tạo của chương trình Ngữ văn lớp 6 : Bắt đầu làm quen với phương pháp học tập bộ môn , học sinh đã tiếp xúc và rèn kĩ năng tạo lập văn bản tự sự. Vì vậy phần văn bản chủ yếu tập trung vào các văn bản tự sự dân gian với các thể loại : truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
 Cụ thể: a. Truyền thuyết : 4 văn bản
 b. Cổ tích : 5 văn bản
 c. Ngụ ngôn : 4 văn bản
 d. Truyện cười : 2 văn bản.
 Vậy làm thế nào để đáp ứng được mục tiêu của môn học khi giảng dạy một văn bản? Đây là vấn đề mà bất cứ người giáo viên Ngữ văn nào khi thiết kế bài học cũng phải đặt vấn đề lên hàng đầu.
 Qua một số năm được phân công dạy môn Ngữ văn 6 và năm học vừa qua tôi trực tiếp giảng dạy 3 lớp trong khối 6, tôi đã tự rút ra cho mình một vài kinh nghiệm khi dạy cụm văn bản tự sự dân gian theo đặc trưng phương thức biểu đạt. 
 II. Nội dung đề tài :
 1.Thế nào là dạy học văn bản Ngữ văn theo đặc trưng phương thức biểu đạt?
 Phương thức biểu đạt là cách thức tạo lập và tồn tại của văn bản làm thành các đặc trưng hình thức của các kiểu văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt ở đây hiểu là cách thức, như cách kể chuyện, cách biểu cảm, cách thuyết minh, cách thức làm văn bản hành chính- công vụ cho phù hợp với mục đích giao tiếp.Cách thức tạo lập và tồn tại của văn bản là PTBĐ văn bản đó sẽ tạo thành các kiểu văn bản có đặc trưng mục đích riêng của nó.
 Dạy học theo đặc trưng phương thức biểu đạt là dạy các văn bản xuất phát từ dấu hiệu của các phương thức biểu đạt tạo lập nên văn bản đó.
Nhận diện văn bản tự sự và phương hướng dạyhọc văn bản tự sự dân gian.
 2.1.PTBĐ tự sự là cách kể chuyện ứng với mục đích giao tiếp tự sự, “tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia và đẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê” ( SGK Ngữ văn 6- tập I).Đặc trưng nổi bật của PTBĐ tự sự là cách thức tự sự “trình bày chuỗi sự việc” và mục đích tự sự “giúp người kể giải thích, tìm hiểu, nêu vấn đề và bày tỏ thái dộ”. Ngoài sự việc, các yếu tố làm thành cách thức tự sự còn là : nhân vật, chủ đề, bố cục, ngôi kể, lời văn tự sự; và hoạt động giao tiếp bằng phương thức tự sự còn làm người nghe hình dung được sự việc, hiểu ý nghĩa sự việc theo cách nhìn và thái độ của người kể.
 2.2. Hoạt động giao tiếp lâu đời nhất của con người nhằm truyền lại kinh nghiệm sống theo cách cảm nghĩ của người xưa được thể hiện chủ yếu qua phương thức tự sự dân gian. Phương thức tự sự dân gian được thực hiện qua nghệ thuật kể chuyện truyền khẩu, nên ở dạng gốc, chúng vẫn là những văn bản nói, phi vật thể và có dị bản. 
 Văn bản tự sự dân gian xuất hiện trong SGK Ngữ văn chỉ là số ít tiêu biểu cho các thể tài. Đó là văn bản truyền thuyết ( Con Rồng cháu tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm), cổ tích ( Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng), truyện ngụ ngôn (Thầy bói xem voi; đeo nhạc cho mèo; ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) và truyện cười( Treo biển; Lợn cưới áo mới). Do yêu cầu tích hợp với các tri thức tập làm văn tự sự nên các văn bản tự sự dân gian trên được dạy học tập trung ở chương trình Ngữ văn lớp 6. 
 Về cách thức biểu đạt, đặc tính chung của các văn bản tự sự dân gian là sự quan tâm đến tích truyện. Câu chuyện được kể là các sự việc tiếp diễn tự nhiên có đầu cuối, phát triển theo quan hệ nhân quả. Nhân vật có thể là thần(Thánh Gióng), bán thần ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), nửa người nửa vật ( Sọ Dừa), hoặc vật ( Đeo nhạc cho mèo). Đó là các nhân vật chức năng hoặc ẩn dụ tượng trưng mà chưa phải là các tính cách xã hội. Các hành động của nhân vật làm thành nội dung của các sự việc diễn ra trong thời gian và không gian phiếm chỉ ( Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ); lời văn thiên về kể việc, kể người, thuyết minh hành động hơn là dựng người dựng cảnh theo lối miêu tả; cách kể “như người ta kể” theo ngôi thứ ba, khách quan không pha tạp biểu cảm và nghị luận; các chi tiết đơn sơ nhưng lộng lẫy do kết hợp thật (hiện thực) với ảo( kì lạ, phi thường). Và điều đó khiến các câu chuyện được kể mang nặng ý nghĩa tượng trưng, khái quát.
 Mục đích giao tiếp của phương thức tự sự dân gian không thuần nhất mà phụ thuộc vào chức năng của mỗi thể tài tự sự. Có nghĩa là mục đích kể và nghe của truyền thuyết khác cổ tích, truyện ngụ ngôn khác truyện cười.
Dạy học truyện truyền thuyết :
3.1. Yêu cầu của phương pháp dạy học truyền thuyết :
 Là sản phẩm của phương thức tự sự dân gian, hoạt động dạy học văn bản truyền thuyết một mặt tuân theo các yêu cầu chung của PPDH Đọc- hiểu văn bản, mặt khác còn phải phù hợp với đặc trưng của phương thức tự sự dân gian biểu hiện ở văn bản truyền thuyết. Vậy, dạy học văn bản truyền thuyết cần thoả mãn các yêu cầu nào của PPDH?
Phù hợp với đặc trưng của truyền thuyết.
 Truyền thuyết là hình thức kể truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Vậy dân gian kể truyền thuyết với 2 mục đích: một mặt là giải thích các sự kiện và nhân vật lịch sử theo quan niệm của người xưa, mặt khác là tinh thần suy tôn nguồn gốc giống nòi và ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc của người Việt ( Con Rồng cháu Tiên), là quan niệm và ước mơ của nhân dân ta buổi đầu về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm (Thánh Gióng), là ước mơ về sức mạnh chế ngự thiên tai( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), là ca ngợi tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh( Sự tích hồ gươm)
 Mỗi truyền thuyết thường mang trong nó một cốt lõi lịch sử, nhưng truyền thuyết không phải là hình thức kể lịch sử mà là lịch sử được hình tượng hoá theo trí tưởng tượng của người sáng tạo. ở đây cả người kể và người nghe đều tin câu chuyện như là có thật, cho dù trong các văn bản truyền thuyết đầy rẫy những chi tiết kì ảo, siêu thực.
 Sự việc trong văn bản truyền thuyết là chuỗi các sự việc được tổ chức như một câu chuyện có đầu có cuối, gọi là cốt truyện. Tuy nhiên cốt truyện truyền thuyết còn đơn giản và còn măng tính tuyến tính.
 VD: Cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gồm chuỗi 6 sự việc :
 + Vua Hùng kén rể
 + Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn
 + Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
 + Sơn Tinh đến trước, lấy được vợ
 + Thuỷ Tinh đến sau, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng không thắng nổi
 + Hằng năm, Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn tinh nhưng đều thua.
 Học truyện dân gian trước hết là để nhớ và kể lại câu chuyện khi cần trong hoạt động giao tiếp. Vì vậy biện pháp học tương ứng sẽ là tóm tắt truyện. Việc chia nhỏ các văn bản theo từng đoạn tương ứng với mỗi sự việc để HS kể và nêu sự việc chính từ đó làm xuất hiện cốt truyện sẽ là cách tổ chức dạy học cốt truyện văn bản truyền thuyết.
 Trong văn bản truyền thuyết, sự việc gắn với nhân vật. Nhân vật bằng hành động sẽ tạo ra sự việc, sự việc phản ánh hành động của nhân vật. Vì vậy tập trung cho lời kể hành động là đặc điểm của cách xây dựng nhân vật trong truyền thuyết. Nhưng các hành động của nhân vật trong truyền thuyết khô ... u của nó khiến các con vật khác hoảng sợ
> Môi trường và thế giới sống trật hẹp, bé nhỏ, tù túng, không thay đổi.
HS nêu nhận xét
HS chú ý phần 2
- Hoàn cảnh: mưa to, nước trong giếng dềnh lên, đưa ếch ra ngoài
> khách quan. ( bản thân ếch không có ý muốn khám phá thế giới bên ngoài)
- thế gới xung quanh : mở rộng, tụ do
> ếch không nhận ra
> thái độ : nhâng nháo nhìn, không để ý xung quanh ( nghêng ngang, hợm hĩnh)
- Kết quả : bị trâu giẫm bẹp
> Tất yếu ( vì nếu không phải là trâu thì cũng sẽ là con vật khác..)
2 nguyên nhân :
+ Do điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống ( sống lâu ngày trong giếng, thiếu kiến thứcề thế giới xq..)
+ Do lối sống kiêu căng, hợm hĩnh, thiếu hiểu biết.
> vừa đáng giận vừa đáng thương
HS nêu lí do
HS thảo luận, nêu ý kiến
- khuyên con người ta phải luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng mọi cách
-Sống ở đời phải biết mình biết ta, không chủ quan, kiêu ngạo
( Những kẻ chủ quan kiêu ngạo, kém hiểu biết dễ bị trả giá đắt, thậm chí bằng cả tính mạng của mình )
( Không biết luật giao thông, đi lại nghênh ngang> tai nạn)
- Mượn chuyện con vật để nói chuyện con người
+ cái giếng : môi trường sống trật hẹp, tù túng
+ bầu trời : thế giới tri thức, sự hiểu biết rộng lớn
+ con ếch : cách nhìn nhận của con người.
- ếch ngồi đáy giếng
- Coi trời bằng vung
-Trơ như mắt ếch
-thùng kêu to là thùng rỗng
- Phần 1: câu cuối
- Phần 2: câu cuối
I. Truyện ngụ ngôn 
 ( SGK)
II. Đọc hiểu chú thích : 
1. Đọc
2. Chú thích: SGK
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bố cục : 
2 phần : + từ đầuvị chúa tể
 + còn lại.
2. phân tích 
a. ếch khi ở trong giếng.
Hiểu biết hạn hẹp, nhưng chủ quan, kiêu ngạo, huyênh hoang.
b. ếch khi ra khỏi giếng.
Nghênh ngang, nhâng nháo, không thay đổi cách nhìn về thế giới xq
>bị chết.
3. Tổng kết 
a. Bài học.
- khuyên con người ta phải luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng mọi cách
-Sống ở đời phải biết mình biết ta, không chủ quan, kiêu ngạo
b. Nghệ thuật
- Nhân hoá
- Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa
* Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập 
 *. Củng cố 
 ? Nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn
 ? Chỉ ra đặc điểm truyện ngụ ngôn trong văn bản : ếch ngồi đáy giếng.
Dạy học truyện cười
 6.1.Yêu cầu của phương pháp dạy học truyện cười.
 6.1.1.Phù hợp với đặc trương của truyện cười.
 Đọc- hiểu trên các dấu hiệu cách thức biểu đạt của truyện cười như cốt truyện chứa đựng sự việc không bình thường, nhân vật trong sự việc đó hành động và nói năng ngược đời hoặc lố bịch; lời văn tập trung kể việc và nhân vật làm việc đó, giọng kể theo ngôi thứ ba, nhanh, khách quantất cả đều gây cười. Từ đó hiểu ý nghĩa của truyện cười : tạo ra tiếng cười vui vẻ để giải trí và chế giễu những thói hư tật xấu của người đời, hướng người đọc, người nghe tới điều tốt đẹp.
6.1.2.Đáp ứng dạy học tích hợp.
 Gắn kết dạy học văn bản truyện cười của phân môn văn với các tri thức về văn bản tự sự của phân môn tập làm văn được dạy như : sự việc và nhân vật, chủ đề của văn bản, lời kể và ngôi kể, kể chuyện đời thường; đồng thời gắn kết đọc- hiểu văn bản với các tri thức mĩ học về cái hài, thể loại truyện cười trong văn học dân gian.
 6.1.3.Đáp ứng dạy học tích cực.
 Tổ chức dạy học theo hướng đa dạng hoá các hình thức đọc- hiểu phù hợp với văn bản truyện cười : kể chuyện phân vai; kết hợp đàm thoại bằng HTCH phân tích văn bản với lời giảng tóm tắt và hạn chế lời bình của giáo viên; kết hợp học cá nhân với thảo luận theo nhóm; trò chơi diễn xuất văn bản
6.2.Vận dụng dạy một văn bản cụ thể.
TREO BIỂN
A - Mục tiờu cần đạt
 1/ Giỳp học sinh hiểu thế nào là truyện cười
Hiểu được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gõy cười trong truyện "Treo biển".
2/ Rốn kỹ năng kể và cảm thụ, phõn tớch truyện cười
3/ Giỏo dục học sinh ý thức tự đấu tranh với thúi xấu của chớnh mỡnh
B- Phương tiện:
 - Giáo viên : Giáo án, bảng phụ và phiếu học tập.
- Học sinh : đọc, tóm tắt nội dung văn bản; chuẩn bị tiểu phẩm ngắn.
C. Phương pháp :
- kể chuyện, đàm thoại bằng HTCH, Thảo luận, trò chơi diễn xuất.
C- Hoạt động dạy học :
 I. Giới thiệu bài : Người VN chỳng ta rất biết cười dự ở bất kỳ hoàn cảnh, tỡnh huống nào. Vỡ vậy rừng cười dõn gian rất phong phỳ. Rừng cười ấy cú đủ cỏc cung bậc khỏc nhau: cú tiếng cười mua vui húm hỉnh nhưng khụng kộm phần sõu sắc; cú tiếng cười sõu cay, chõm biếm để phờ phỏn thúi hư tật xấu và để đả kớch kẻ thự à chỳng ta sẽ phần nào thấy được từng cung bậc ấy qua việc tỡm hiểu 2 truyện cười: "Treo biển" và "Lợn cưới ỏo mới"
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Nội dung chính
?
Em hiểu truyện cười là truyện kể về những điều gỡ?
1HS
A/ Truyện cười
(SGK - 124)
GV
Núi thờm về "hiện tượng đỏng cười" là những hiện tượng cú tớnh chất ngược đời, lố bịch trỏi với tự nhiờn, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời núi của người nào đú
GV
Cú 2 loại truyện cười: 
+ Truyện cười cốt để mua vui (truyện cười hài hước): Mất rồi, Treo biển
+ Truyện cười cốt để phờ phỏn, đả kớch (truyện cười chõm biếm): Lợn cưới ỏo mới, Thà chết cũn hơn
à Để hiểu rừ hơn về truyện cười, chỳng ta cựng tỡm hiểu 1 số truyện cười sau:
I/ Truyện "Treo biển" 
GV
Hướng dẫn đọc: Đọc với giọng hài hước nhưng kớn đỏo thể hiện qua từ bỏ ngay được lặp lại nhiều lần
Học sinh đọc văn bản
a. Đọc
? 
Em hiểu ntn là "bắt bẻ", "cỏ ươn"?
2HS 
b/ Chỳ thớch
?
Văn bản "Treo biển" là 1 truyện cười dõn gian. Văn bản bày cú mấy sự việc chớnh?
2 sv chớnh:
- Nhà hàng treo biển
- Nhà hàng chữa, cất biển
2. Phõn tớch văn bản
?
Hóy xỏc định bố cục văn bản ứng với 2 sự việc trờn?
- SV1: Cõu 1
- SV2: Cũn lại
a. Bố cục: 2 phần
Gv
Chỳng ta đi phõn tớch văn bản theo bố cục đó chia
b. Phõn tớch
Gv
Đọc biển:
"Ở ĐÂY Cể BÁN CÁ TƯƠI"
*) Nhà hàng treo biển
?
Nhà hàng treo biển để làm gỡ?
à Treo biển cốt là để giới thiệu, quảng cỏo sản phẩm nhằm mục đớch bỏn được nhiều hàng
?
Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng cú mấy yếu tố? Vai trũ của từng yếu tố?
Nội dung tấm biển cú 4 yếu tố, thụng bỏo 4 nội dung:
- Ở đõy: thụng bỏo về địa điểm
- Cú bỏn: thụng bỏo về hoạt động của cửa hàng
- Cỏ: thụng bỏo loại mặt hàng
- Tươi: thụng bỏo chất lượng mặt hàng
?
Nhận xột về nội dung tấm biển
à tấm biển đó đỏp ứng đủ thụng tin cần thiết cho người nghe
?
Theo em cú thể thờm hay bớt thụng tin nào trờn biển khụng? Vỡ sao?
Khụng: Vỡ
Tấm biển đỏp ứng đủ cỏc thụng tin cần thiết cho khỏch hàng
?
Nếu sự việc chỉ cú vậy (chỉ dừng lại ở đõy) đó thành truyện cười chưa? Vỡ sao?
Chưa, vỡ: Chưa xuất hienẹ cỏc yếu tố gõy cười (yếu tố khụng bỡnh thường) à chưa tạo ra cỏi đỏng cười
GV
Vậy lý do nào khiến nhà hàng chữa biển và cất biển à phần tiếp
*) Nhà hàng chữa biển và cất biển
?
Khi nhà hàng treo biển lờn đó cú nhiều người gúp ý về tấm biển
? Cú mấy người gúp ý về tấm biển?
4 lần
?
Nhận xột từng ý kiến gúp ý? (Lần gúp ý, nội dung gúp ý, thỏi độ của nhà hàng
HS thảo luận, điền bảng
Lần gúp ý
ND gúp ý
Thỏi độ
?
Em cú nhận xột gỡ về hành động của nhà hàng khi nghe những lời gúp ý của khỏch hàng? Điều đú cú đỏng cười khụng? Vỡ sao?
à Răm rắp làm theo sau mỗi lần gúp ý của khỏch hàng à khụng cú lập trường
- Rất đỏng cười: vỡ mỗi lần cú người gúp ý là nhà hàng khụng cần suy nghĩ, nghe núi bỏ ngay. Cười vỡ sự khụng suy xột, ngẫm nghĩ của nhà hàng, cười vỡ nhà hàng khụng hiểu những điều viết trờn bảng quảng cỏo cú ý nghĩa gỡ và treo biển quảng cỏo để làm gỡ
GV
Và đặc biệt là lần gúp ý cuối cựng, đú là sự việc đỏng cười nhất
?
Vỡ sao lần gúp ý cuối cựng là sự việc đỏng cười nhất?
Vỡ lỳc này cỏi cười được bộc lộ rừ nhất. Treo biển là để quảng cỏo à bõy giờ lại cất biển đi à nực cười
GV
Ta cười vỡ từng ý kiến nghe cú vẻ cú lý nhưng khi thực hiện à kết quả lại phi lý
Thủ tiờu biển bỏn hàng à nghió là thủ tiờu nhà hàng và khỏch hàng à đú là 1 việc làm ngớ ngẩn biến việc "treo biển" thành vụ nghĩa. Biến cỏi "cú" thành cỏi "khụng" một cỏch vớ vẩn
?
Vậy điều đỏng cười ở đõy là gỡ?
- Người nghe gúp ý à khụng biết suy xột, hoàn toàn mất hết chủ kiến (khụng cú quan điểm lập trường)
?
Nếu đặt mỡnh vào vị thế của nhà hàng em sẽ làm gỡ trước những lời gúp ý của khỏch hàng?
Lắng nghe cả 4 ý kiến, cảm ơn họ đó gúp ý cho nhà hàng. Nhưng sẽ suy nghĩ cẩn thận và để nguyờn tấm biển như ban đầu
?
Nhận xột về mức độ tiếng cười trong cõu chuyện?
Cười vui vẻ, phờ phỏn nhẹ nhàng
3. Tổng kết
?
Theo em tỏc giả dõn gian mượn truyện này để cười ai? Cười điều gỡ?
Cười những người khụng cú chủ kiến, khụng suy xột kỹ khi làm theo ý kiến của người khỏc à dẫn đến hỏng việc
?
Khỏi quỏt thành ý nghĩa của truyện cười
a. í nghĩa: Treo biển là 1 truyện hài hước, tạo tiếng cười vui vẻ, phờ phỏn nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, khụng suy xột khi nghe ý kiến người khỏc
? 
Em rút ra cho mình bài học gì từ văn bản này?
BÀI HỌC: Khi được người khỏc gúp ý, khụng nờn vọi vàng hành động theo ngay. Làm việc gỡ cũng phải cú ý thức, cú chủ kiến, tiếp thu cú chọn lọc ý kiến của người khỏc
?
Học sinh đọc ghi nhớ
b. Ghi nhớ (SGK)
4. Luyện tập
?
Nếu nhà hàng nhờ em làm lại biển, em sẽ làm ra sao? Rỳt ra bào học gỡ về cỏch dựng từ?
- Học sinh cú thể làm lại biển bằng cỏch vẽ hỡnh những con cỏ và đề " Ở đõy cú bỏn cỏ"
- Từ dựng phải cú nghĩa, cú lượng thụng tin cần thiết, khụng dựng từ thừa
 III. phương pháp nghiên cứu.
Đọc, tham khảo tài liệu.
Nghiên cứu chương trình và cấu tạo chương trình.
Dạy thử nghiệm ở các lớp được phân công giảng dạy.
Dạy cho cả tổ dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm.
IV. Kết quả :
 Với cách vận dụng phương pháp dạy học văn bản theo đặc trưng phương thức biểu đạt như trên, học sinh của tôi đã nắm được đặc trưng phương thức biểu đạt của từng thể loại văn bản, biết vận dụng vào quá trình tạo lập văn bản tự sự có hiệu quả. 
 Qua cỏc tiết học đó phỏt huy được tớnh tớch cực, chủ động, sỏng tạo của học sinh. Cỏc em tham gia xõy dựng bài học một cỏch sụi nổi và hào hứng. Nhỡn chung, học sinh đó ham thớch học mụn Ngữ văn hơn.
 Bản thõn học sinh cũng cú ý thức hơn trong việc soạn bài, làm bài theo hướng tớch hợp, biết khai thỏc, vận dụng linh hoạt cỏc kiến thức trong đời sống, trong cỏc mụn học khỏc để đưa vào trong bộ mụn Ngữ văn.
 Kiến thức truyền thụ cho học sinh luụn được liờn tục củng cố và hệ thống hoỏ trong quỏ trỡnh dạy – học.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
 Trờn đõy chỉ là một vài kinh nghiệm hết sức nhỏ bộ được rỳt ra từ việc ỏp dụng trong thực tế giảng dạy của cỏ nhõn. Tụi xin được mạnh dạn trỡnh bày như trờn và kớnh mong được sự gúp ý về mọi mặt của đồng nghiệp. 
 Tôi xin chõn thành cảm ơn! 
 ngày25 tháng 10 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Thị Tình

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van(5).doc