1/ Kiến thức:
- Xác định được môi trường sống của rêu liên quan đến cấu tạo của chúng.
- Nêu rõ đặc điểm cấu tạo của rêu, phan biệt nó với tảo và 1 cây có hoa.
- Hiểu rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu.
2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổ n định.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ giữa chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Tại sao không thể coi rong mơ như 1 cây xanh thật?
Tuần 23 Tiết 46 Bài 38 RÊU- CÂY RÊU I. Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: - Xác định được môi trường sống của rêu liên quan đến cấu tạo của chúng. - Nêu rõ đặc điểm cấu tạo của rêu, phan biệt nó với tảo và 1 cây có hoa. - Hiểu rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu. 2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát. 3/ Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổ n định. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ giữa chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? - Tại sao không thể coi rong mơ như 1 cây xanh thật? 3. Mở bài: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé chưa tới 1 cm thường mọc thành từng đám tạo 1 lớp thảm mục tươi, những cây tí hon là những cây rêu thuộc nhóm rêu. 4. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÂY RÊU SỐNG Ở ĐÂU? HĐGV HĐHS - Yêu cầu hs đọc sgk xác định rêu sống ở đâu? - HS: mọc nơi ẩm ướt, chân tường, đất ẩm, tản đá. * TIỂU KẾT: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA RÊU: Rêu mọc nơi ẩm ướt: chân tường, đất ẩm, trên than cây to. Mọc thành từng đám tạo 1 lớp thảm màu lục tươi. HOẠT ĐỘNG 2: QUAN SÁT CÂY RÊU: Mục tiêu: phân biệt được các bôï phận củ cây rêu và đặc điểm chính của mỗi bộ phận. HĐGV HĐHS - GV yêu cầu hs qsát cây rêu và qsát hình 38.2. - Hỏi: các em nhận thấy bộ phận nào của cây rêu? - Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm, quan sát bằng kính lúp. - Cho hs đọc thông tin sgk, gv giảng: + Rễ giả có khả năng hút nước. + Thân, lá chưa có mạch đẫn nên sống nơi ẩm ướt. - HS quan sát mẫu, quan sát hình 38.2. - HS hoạt động theo nhóm + Tách rời 1, 2 cây quan sát bằng kính túp. + Đối chiếu với tranh, xác định các bộ phận của cây rêu. - Hs rút ra các cơ quan sinh dưỡng của cây rêu: rễ giả, thân , lá. * TIỂU KẾT: QUAN SÁT CÂY RÊU: - Thân ngắn , không phân cành mang nhiều lá nhỏ. - Lá nhỏ, mỏng. - Rễ giả có khả năng hút nước. - Chưa có mạch dẫn. * HOẠT ĐỘNG 3: TÚI BÀO TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RÊU. - Mục tiêu: biết được rêu sinh sản bằng bào tử và túi bào tử , cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây rêu. HĐGV HĐHS - Cho hs quan sát tranh 38.2 có túi bào tử để phân biệt các phần của túi bào tử. - Túi bào tử nằm ở đâu? - Yêu cầu hs quan sát hình 38.2 và dọc thoonh tin hỏi: + Cơ quan sinh sản của rêu là những phần nào? + Rêu sinh sản bằng gì? + Trình bày sự phát triển của rêu - HS quan sát tranh, rút ra nhận xét túi bào tử có 2 phần: mũ ở trên, cuống ở dưới, trong túi bào tử có bào tử. - Nằm ở ngọn cây rêu. - Quan sát hình thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Là túi bào tử + Bào tử + Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu. * TIỂU KẾT: TÚI BÀO TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RÊU - Cơ quan sinh sản là túi bào tửû nằm ở ngọn cây rêu. - Rêu sinh sản bằng bào tử. - Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu. * HOẠT ĐỘNG 4: VAI TRÒ CỦA RÊU : HĐGV HĐHS - Yêu cầu hs đọc thông tin mục 4 hỏi: + Rêu có lợi ích gì? - Gv giảng thêm : hình thành đất và tạo than - Đọc sgk rút ra vai trò của rêu. - Từng cá nhân trả lời. - Các bạn nhận xét. * TIỂU KẾT: VAI TRÒ CỦA RÊU - Hình thành đất. - Rêu mọc ở đầm lầy khi chết tạo lớp than bùn làm phân bón và làm nhiên liệu. 5/ Kiểm tra đánh giá: - Điền vào chổ trống từ thích hợp sau: Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có: (rễ, thân, lá,), chưa có. ( rễ)thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có....(.mạch dẫn)..Rêu sinh sản bằng..( bào tử)..được chứa trong.( túi bào tử)., cơ quan sinh sản nằm ở( ngọn)cây rêu. 6/ Dặn dò: - Học kết luận sgk. - Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 trang 127. - Chuẩn bị mỗi em 1 cây dương xỉ. - Tìm hiểu cấu tạo cơ quan sinh dưỡng cây dương xỉ.Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ.
Tài liệu đính kèm: