Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 2 - Tiết 4 - Bài 4: Thực hành: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 2 - Tiết 4 - Bài 4: Thực hành: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Mục tiêu chương:

- HS kể được các bộ phận của tế bào thực vật.

- Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.

- Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.

 

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tuần 2 - Tiết 4 - Bài 4: Thực hành: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHÖÔNG I : TEÁ BAØO THÖÏC VAÄT
Mục tiêu chương:
- HS kể được các bộ phận của tế bào thực vật.
- Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
- Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.
Tuần 2 - Tiết: 04
Ngày dạy: Bài 4: THỰC HÀNH: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI 
 VÀ CÁCH SỬ DỤNG
1. MỤC TIÊU
 a- Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
 b- Kỹ năng:
 - Biết sử dụng kính lúp, kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật.
 c- Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ kính lúp và kính hiển vi khi sử dụng.
2. CHUẨN BỊ:
 a- Giáo viên:
- GV: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi. Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.
 b- Học sinh:
- HS: cây rêu tường.
 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Hoạt động nhóm nhỏ + thực hành.
 4. TIẾN TRÌNH:
1). Tổ chức ổn định : nắm sĩ số lớp, vệ sinh.
2). Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?(10đ)
- Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là: hoa, quả, hạt. (5đ)
- Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả.(5đ)
 	Câu 2: Kể tên 5 cây trồng làm lương thực? Theo em, những cây lương thực trên thường là cây 1 năm hay lâu năm? (10đ)
- Lúa, lúa mì, ngô, khoai, sắn  (5đ)
- Những cây lương thực thường là cây một năm. (5đ) 	 
3). Giảng bài mới :
	 Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp và kính hiển vi.
Hoạt động GV
Nội dung
Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng.
+ Mục tiêu: Biết sử dụng kính lúp cầm tay.
* Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính lúp.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin £ SGK trang 17, cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào?
+ Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu tạo.
* Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp cầm tay.
+ GV yêu cầu HS đọc nội dung hướng dẫn SGK trang 17, quan sát hình 5.2 SGK trang 17.
+ HS cầm kính lúp đối chiếu các phần như đã ghi trên.
+ Trình bày lại cách sử dụng kính lúp cho cả lớp cùng nghe.
* Vấn đề 3: Tập quan sát mẫu bằng kính lúp.
+ HS quan sát 1 cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt lên giấy vẽ lại hình lá rêu đã quan sát được trên giấy.
- GV: Quan sát kiểm tra tư thế đặt kính lúp của HS và cuối cùng kiểm tra hình vẽ lá rêu.
Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng.
+ Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi.
* Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi.
- GV yêu cầu HS hoạt đong nhóm vì mỗi nhóm có1 chiếc kính (nếu không có điều kiện thì dùng 1 chiếc kính chung).
+ Đặt kính trước bàn trong nhóm cử 1 người đọc SGK trang 18 phần cấu tạo kính.
+ Cả nhóm nghe đọc kết hợp với hình 5.3 SGK trang 18 để xác định các bộ phận của kính.
+Trong nhóm nhắc lại 1-2 lần để cả nhóm cùng hiểu rõ đầy đủ cấu tạo của kính.
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện của 1-2 nhóm lên trước lớp trình bày.
+ Các nhóm còn lại chú ý nghe rồi bổ sung (nếu cần).
( Nêu được: 3 phần: Chân kính, thân kính, bàn kính.)
- Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
+ HS có thể trả lời những bộ phận riêng lẻ như ốc điều chỉnh hay ống kính, gương....
- GV nhấn mạnh: đó là thấu kính vì có ống kính để phóng to được các vật.
* Vấn đề 2: Cách sử dụng kính hiển vi.
+ Đọc mục £ SGk trang 19 nắm được các bước sử dụng kính.
- GV làm thao thao tác sử dụng kính để cả lớp cùng theo dõi từng bước.
- Nếu có điều kiện GV có thể phát cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để tập quan sát.
+ HS cố gắng thao tác đúng các bước để có thể nhìn thấy mẫu.
1). Kính lúp và cách sử dụng:
- Cấu tạo: Kính lúp gồm 2 phần: tay cầm bằng kim loại, tấm kính trong lồi 2 mặt.
- Cách sử dụng: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
2). Kính hiển vi và cách sử dụng:
- Cấu tạo: Kính hiển vi có 3 phần chính: 
+ Chân kính.
+ Thân kính.
+ Bàn kính.
- Cách sử dụng: 
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
+ Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật.
4). Củng cố luyện tập: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, SGK trang 19. 
5). Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài.
- Đọc mục “Em có biết”
 	- Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín.
	* Rút kinh nghiệm:
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4.doc