1. Kiến thức:
- Phân biệt các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức
năng của từng bộ phận.
- Giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
2. Kỹ năng:
Quan sát, so sánh, phân tích .
3. Thái độ:
Bảo vệ thực vật: hoa.
4. Trọng tâm:
Cấu tạo, chức năng của hoa.
II/ Chuẩn bị
GV: Tranh, kính lúp, mô hình, mẫu vật.
HS: Mẫu vật, nghiên cứu bài.
Tuần 17 NS: Tiết 33 ND: Chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA. I/ Mục tiêu Kiến thức: Phân biệt các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận. Giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Kỹ năng: Quan sát, so sánh, phân tích. Thái độ: Bảo vệ thực vật: hoa. Trọng tâm: Cấu tạo, chức năng của hoa. II/ Chuẩn bị GV: Tranh, kính lúp, mô hình, mẫu vật. HS: Mẫu vật, nghiên cứu bài. III/ Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi Hoạt động 1: Quan sát các bộ phận của hoa - GV treo tranh - HS để mẫu vật lên bàn quan sát + tranh xác định các bộ phận của hoa và ghi vào nháp - GV cho HS thảo luận nhóm xác định đúng các bộ phận của 1 hoa mà nhóm mình mang theo. - Gọi 1 HS lên bảng xác định trên mẫu vật, HS khác nhận xét, GV tổng kết trên mẫu vật. - GV hướng dẫn HS tách các bộ phận của hoa ra quan sát, nhận xét màu sắc, số lượng cánh hoa, đài, nhị và nhụy. GV hướng dẫn HS QS nhị, trả lời câu hỏi: H: Nhị gồm những bộ phận nào ? Hạt phấn nằm ở đâu ? QS nhụy HS quan sát H: 28. 3, GV hướng dẫn HS cách QS các bộ phận của nhụy. H: Nhụy gồm những bộ phận nào ? Noãn nằm ở đâu? - GV chốt kiến thức lại trên tranh, GV hướng dẫn HS tìm đĩa mật ở đáy hoa. - GV gọi lần lượt hai HS lên bảng tách hoa của nhóm mình và trên mẫu vật, giới thiệu các bộ phận của hoa. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV cho HS nêu cấu tạo các bộ phận của hoa, GV tổng kết cho ghi. GV giới thiệu cho HS về một số loại hoa khác không có đầy đủ các bộ phận của hoa như hoa không có cánh hoa (hoa lúa) Hoạt động 2: Xác định chức năng các bộ phận của hoa. - HS đọc thông tin SGK tr 95 quan sát lại hoa trả lời câu hỏi : Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu ? Vì sao ? H: Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhụy, chúng có chức năng gì ? - GV gợi ý cho HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng kết. - GV giáo dục ý thức bảo vệ, chăm sóc hoa cho HS. - HS đọc ghi nhớ SGK 1) Các bộ phận của hoa Hoa gồm các bộ phận: - Cuống hoa - Đế hoa - Đài hoa - Tràng hoa gồm nhiều cánh hoa - Nhị gồm: chỉ nhị mang bao phấn chứa hạt phấn - Nhụy gồm: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy có chứa noãn. 2) Chức năng các bộ phận của hoa. - Đài hoa, tràng hoa làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. - Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa vì: + Nhị có nhiều hat phấn mang tế bào sinh dục đực. + Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. 4. Kiểm tra đánh giá - Gọi 1 HS lên ghép các bộ phận của hoa thành 1 bông hoàn chỉnh trên mô hình - GV treo tranh câm H: 28.2, 28.3 gọi HS lên chọn các tờ bìa có ghi sẵn chữ để dán lên các bộ phận của hoa cho phù hợp. - HS khác nhận xét, GV chấm điểm HS làm tốt. 5. Dặn dò - Học bài nắm cấu tạo các bộ phận của hoa và chức năng từng bộ phận. - GV hướng dẫn HS làm BT tr 95 - Mỗi nhóm HS về nhà chuẩn bị: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa giấy, hoa ổi, .. - Kẻ bảng tr 97 SGK - Đọc bài 29 Các loại hoa. ______________________________ TUẦN 17 NS: Tiết 34 ND: CÁC LOẠI HOA I/ Mục tiêu Kiến thức Phân biệt hai loại hoa: hao đơn tính và hoa tính. Phân biệt hai cách xếp hoa trên cây. Ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm. Kỹ năng Quan sát, so sánh, tìm tòi Thái độ Yêu thực vật, bảo vệ hoa. Trọng tâm Phân biệt các loại hoa. II/ Chuẩn bị GV: Tranh, bảng phụ, mẫu vật HS: Kẻ bảng, sưu tầm các loại hoa. III/ Tiến trình dạy học Ổn định lớp KTBC: HS 1: Xác định trên mô hình cấu tạo các bộ phận của hoa. HS 2: Chức năng các bộ phận chính của hoa. Bộ phận nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Phân chia các loại hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. GV yêu cầu HS để mẫu vật lên bàn, quan sát . GV treo tranh H: 29.1 HS quan sát, thảo luận nhóm hoàn thành bảng trong 7 phút từ cột 1 đến cột 3. GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng BT, gọi đại diện các nhóm lần lượt lên điền kết quả vào bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV tổng kết lại trên tranh. H: Phân chia theo bộ phận sinh sản chia hoa thành những nhóm nào ? GV gợi ý cho HS so sánh sự khác nhau giữa hoa dưa chuột, hoa liễu với các hoa còn lại. GV treo bảng phụ cho HS điền từ vào chỗ trống. GV gọi 1 HS đọc to bài làm của mình, HS khác nhận xét, bổ sung. GV ghi ý đúng lên bảng. GV yêu cầu HS hoàn thành tiếp cột 3 của bảng. HS đọc nhanh phần bài làm của mình. GV tổng kết cho ghi. GV liên hệ thêm về một số hoa đơn tính cùng cây, hoa đơn tính khác cây, hoa ở cây đu đủ có đủ 3 loại hoa: lưỡng tính, đực, cái. GV giáo dục HS bảo vệ hoa, giúp hoa thụ phấn. Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây. GV treo tranh, HS đọc thông tin + tranh + mẫu vật chia hoa của nhóm mình thành 2 nhóm theo thông tin vừa đọc GV hướng dẫn HS tách hoa vạn thọ, hoa cúc để quan sát từng hoa. H: Dựa vào cách xếp hoa trên cây chia hoa thành mấy nhóm? Thế nào là hoa đơn độc ? Thế nào là hoa mọc thành cụm ? Cho VD. GV liên hệ mở rộng thêm về cách xếp hoa trên cây và ý nghĩa của nó. GV giáo dục ý thức bảo vệ hoa ở HS. 1)Phân chia các nhóm hoa dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Có 2 loại hoa: - Hoa lưỡng tính + Là hoa có đủ nhị và nhụy trên cùng 1 hoa. + VD: Hoa huệ, bưởi - Hoa đơn tính: + Chỉ có nhị: hoa đực. + Chỉ có nhụy: hoa cái + VD: Hoa bí, ngô. 2) Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây. Có 2 nhóm hoa: - Hoa mọc đơn độc VD: hoa sen, hoa hồng, - Hoa mọc thành cụm VD: hoa cúc, so đũa, Kiểm tra đánh giá Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên ba loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà em biết? Có mấy loại cách xếp hoa trên cây? Cho VD? Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa? Dặn dò - Học bài - Ôn lại các bài đã học, tiết sau ôn tập học kỳ I. ____________________________________________ Tuần 18 NS: Tiết 36 ND: THỤ PHẤN I/ Mục tiêu 1. Kiến thức - Phát biểu được khái niệm thụ phấn - Nêu những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn . Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. - Những đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ gió. 2. Kỹ năng Quan sát, tư duy, so sánh 3. Thái độ Yêu và bảo vệ thiên nhiên 4. Trọng tâm Khái niệm thụ phấn, phân biệt tự giao phấn và hoa giao thụ phấn II/ Chuẩn bị GV: Mẫu, tranh, bảng phụ HS: Mẫu vật, nghiên cứu bài III/ Hoạt động dạy học Ổn định lớp KTBC: không Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng thụ phấn GV dùng mẫu vật và tranh giảng giải cho HS nắm khái niệm thụ phấn là gì? GV cho HS thực hiện thụ phấn cho hoa trên mẫu vật. GV đặt vấn đề chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn * Hoa tự thụ phấn HS đọc thông tin SGK. GV treo tranh H: Hoa tự thụ phấn là gì? GV nhấn mạnh lại sự tự thụ phấn ở hoa. GV chú ý vị trí của nhị và nhụy cho HS trả lời 2 câu hỏi mục SGK. GV cho HS trả lời , HS khác nhận xét. GV tổng kết trên tranh và nhấn mạnh lại các đặc điểm của hoa tự thụ phấn trên mẫu vật. GV giải thích cho HS hiểu vì sao nhị và nhụy phải chín đồng thời. * Hoa giao phấn HS đọc thông tin SGK trả lời 2 câu hỏi về hoa giao phấn. Nêu khái niệm thế nào là hoa giao phấn, sự khác nhau giữa hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. GV dùng mẫu vật: hai hoa khác nhau để giảng cho HS hiểu hiện tượng giao phấn là gì? GV đặt vấn đề: Hoa giao phấn thực hiện nhờ những yếu tố nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. GV treo tranh, HS quan sát tranh, mẫu thảo luận nhóm trong 6 phút, hoàn thành các câu hỏi SGK/ 100 GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV nhấn mạnh lại các đặc điểm chính GV cho HS liện hệ những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ khác. Từ đó giáo dục HS ý thức bảo vệ hoa, bảo vệ các loài động vật có ích trong trồng trọt. * Khái niệm thụ phấn: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy 1) Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. a) Hoa tự thụ phấn - Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chín hoa đó - Đặc điểm: + Hoa lưỡng tính + Nhị và nhụy chín cùng một lúc. b) Hoa giao phấn - Là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. - Đặc điểm + Hoa đơn tính + Hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc. 2) Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - Hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, đĩa mật nằm ở đáy hoa. - Cánh hoa đẹp hoặc có những dạng đặc biệt. - Hạt phấn to, có gai, chất dính. - Đầu nhụy có chất dính. 4) Kiểm tra đánh giá - Thụ phấn là gí? - Thế nào là hoa tự thụ phấn? hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào? - Hãy kể tên hai loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. tìm những đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của mmõi hoa đó? - Những cây có hoa nnở về ban đem như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? 5) Dặn dò - Học bài - Sưu tầm một số hoa thụ phấn nhờ gió - Nghiên cứu đặc điểm của hoa , phân biệt hoa đực và hoa cái. - Tìm hiểu về những thành tựu của con người trong việc lai tạo giống. __________________________________ TUẦN 19 NS: Tiết 37 ND: THỤ PHẤN (TT) I/ Mục tiêu Kiến thức - Hiểu hiện tượng giao phấn - Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió. - Vai trò của con người trong việc thụ phấn cho hoa. Kỹ năng Quan sát, thực hành, so sánh Thái độ Ý thức bảo vệ thực vật Vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây 4) Trọng tâm Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió khác với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. II/ Chuẩn bị GV: Tranh, mẫu vật HS: Sưu tầm mẫu, nhgiên cứu bài, kẻ bảng BT tr 111 SGK III/ Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. KTBC: HS: Thụ phấn là gì? Hoa tự thụ phấn khác hoa giao phấn như thế nào? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió GV treo tranh, HS đọc thông tin SGK GV yêu cầu HS nhận xét vị trí của hoa đực , hoa cái? Tác dụng của vị trí mọc của hoa. GV yêu cầu HS thảo luận tác dụng của các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV tổng kết trên tranh HS tìm trên mẫu vật những loại hoa khác là hoa thụ phấn nhờ gió. Hoạt động 2: Tìm hiểu những ứng dụng thực tế về thụ phấn. HS đọc thông tin SGK GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS trả lời vai trò của con người trong việc thụ phấn bổ sung cho hoa. H: Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung? H: Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn? H: ... các loại mốc. II. NẤM RƠM Hoạt động 3: Q/s hình dạng, c. tạo của nấm rơm. H: Nấm rơm thường mọc ở đâu? Phát triển nhiều về mùa nào? GV y/c HS qs mẫu nấm rơm, tranh xđ các phần của nấm rơm. GV gọi 1 HS cầm mẫu vật lên xác định các phần của nấm rơm. Gv h/d HS cách lấy 1 phiến mỏng quan sát dưới KHV để xem bào tử của nấm. HS đọc thông tin SGK. H: Hãy nêu cấu tạo của nấm rơm. GV cho HS so sánh nấm rơm với mốc trắng. So sánh nấm rơm với tảo và vi khuẩn. HS đọc ghi nhớ SGK I. MỐC TRẮNG 1) Hình dạng và cấu tạo mốc trắng. - Hình dạng: dạng sợi phân nhánh - Cấu tạo: + Sợi mốc có chất tế bào, có nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào + Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục. * Dinh dưỡng: kiểu hoại sinh * Sinh sản bằng bào tử. 2) Một vài loại mốc khác Mốc tương, mốc xanh, mốc rượu. II. NẤM RƠM * Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: - Phần sợi nấm là cqsd gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn. Mỗi tế bào có 2 nhân, không có diệp lục. - Phần mũ nấm là cqss mặt dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử. * Nấm sinh sản bằng bào tử. Kiểm tra đánh giá - Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì? - Nấm đặc điểm gì giống vi khuẩn? - Nấm giống và khác tảo ở điểm nào? Dặn dò - Học bài - Làm câu hỏi 4 SGK - Đọc mục em có biết - Sưu tầm, tìm hiểu 1 vài loại nấm khác ngoài thiên nhiên và vai trò của chúng. - Đọc trước bài mới: Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm. + Điều kiện phát triển của nấm + Cách dinh dưỡng + Tầm quan trọng của nấm Tuần 32 NS: 20 / 4 / 2008 Tiết 64 ND: 23 / 4 / 2008 NẤM (tt) B. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM. I. Mục tiêu 1) Kiến thức - HS biết được một vài điều kiện cần cho nấm phát triển, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết. - Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người 2) Kỹ năng Quan sát, vận dụng, giải thích, liên hệ, tìm tòi.. 3) Thái độ Biết ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm. 4) Trọng tâm Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm II. Chuẩn bị GV: Tranh, mẫu vật, bảng phụ. HS: Mẫu vật III. Hoạt động dạy học Ổn định lớp KTBC: HS1: Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì? HS2: Nấm giống VK ở điểm nào? Nấm có đặc điểm gì giống và khác tảo? Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu vài đặc điểm sinh học của nấm. GV cho HS thảo luận nhóm 6 phút nội dung 3 câu hỏi SGK phần I. GV gọi đại diện các nhóm lần lượt báo cáo KQ, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV tổng kết lại các đk cần cho nấm phát triển. GD HS ý thức giữ vệ sinh. *GV gọi HS đọc thông tin phần 1 SGK ĐK phát triển của nấm. H: Nấm phát triển cần những đk nào? * Cách dinh dưỡng HS đọc thông tin SGK H: Nấm không có diệp lục vậy nấm dinh dưỡng bằng cách nào? GV cho HS lấy VD về một số nấm hoại sinh và nấm kí sinh. GV giảng thêm về một số nấm cộng sinh với tảo Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của nấm. * Nấm có ích GV treo bảng phụ gọi HS đọc to về một số vai trò của nấm có ích. GV cho HS quan sát tranh H: 51.5 nêu ví dụ về những nấm có ích trong hình và một số nấm khác ngoài thực tế. * Nấm có hại HS quan sát H: 51.6; 51.7 và đọc thông tin SGK GV cho HS quan sát mẫu cây lúa bị nấm kí sinh, gọi HS mô tả tác hại của nấm gây ra cho cây lúa và ngô trên hình SGK GV cho HS nhận dạng nấm độc. Gd HS cách phòng trừ nấm có hại. HS đọc ghi nhớ SGK I. Đặc điểm sinh học 1) Điều kiện phát triển của nấm Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn , nhiệt độ từ 25 – 300C và độ ẩm thích hợp để phát triển. 2) Cách dinh dưỡng - Nấm sống dị dưỡng kiểu hoại sinh hoặc kí sinh. - Một số nấm sống cộng sinh. II Tầm quan trọng của nấm 1) Nấm có ích - Phân giải chc thành chất vô cơ - Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì - Làm thức ăn - Làm thuốc * Nấm có hại - Nấm kí sinh gây hại cho TV, con người - Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng.. - Nấm độc gây ngộ độc: nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim. Kiểm tra đánh giá - Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Tại sao? - Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên? - Kể tên một nấm có ích và có hại cho người? Dặn dò Học bài Làm câu hỏi 4 tr 170 SGK Tìm và sưu tầm mẫu địa y đem vào lớp tiết sau học về địa y. Đọc trước bài 52: Địa y. Hình dạng và cấu tạo của địa y Vai trò của địa y __________________________________ Tuần 33 NS: 26 / 4/ 2008 Tiết 65 ND: 29 / 4 / 2008 ĐỊA Y Mục tiêu Kiến thức Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc Thành phần cấu tạo của địa y Thế nào là hình thức sống cộng sinh Kỹ năng Quan sát, tìm tòi, liên hệ Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật Trọng tâm Cấu tạo của địa y Chuẩn bị GV: Tranh, mẫu địa y HS: Mẫu vật Hoạt động dạy học Ổn định lớp KTBC: HS1: Hãy nêu đặc điểm sinh học của nấm ? HS2: Nấm có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người ? Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo của địa y GV y/c HS quan sát mẫu vật đã lấy sẵn, tranh H: 52. H: 52.2 + thông tin SGK GV cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau: - Địa y sống ở đâu? - Nhận xét về hình dạng bên ngoài của địa y? - Hãy nêu cấu tạo của địa y? GV gọi đại diện lần lượt các nhóm trình bày KQ GV tổng kết lại trên tranh. GV cần cho HS nắm được vai trò của tảo và nấm trong địa y, thế nào là hình thức sống cộng sinh ? GV tổng kết. GV giới thiệu thêm về hình thức sinh sản của địa y ( sinh sản bằng mầm nhỏ hoặc bào tử của nấm) Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của địa y HS đọc thông tin SGK và nêu vai trò của địa y. HS đọc ghi nhớ SGK 1) Hình dạng , cấu tạo của địa y - Hình dạng: hình vảy, hình cành - Cấu tạo: gồm những tế bào tảo nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu. + Nấm cung cấp nước và muối khoáng cho tảo + Tảo: quang hợp tạo chc nuôi sống cả hai. 2) Vai trò của địa y - Phân hủy đá thành đất - Là thức ăn của hươu Bắc cực - Là nguyên liệu chế biến rượu, nước hoa, phẩm nhuộm,.. Kiểm tra đánh giá Câu hỏi 1, 2, 3 SGK Dặn dò Học bài Ôn lại các bài đã học ở HKII Tiết sau ôn tập. _______________________________________________ Tuần 33 ND: 27/ 4 / 2008 Tiết 66 ND: 30 / 4 / 2008 ÔN TẬP I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức:Củng cố lại các kiến thức đã học ở HKII 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng khái quát hóa, tìm tòi 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc. II/ Chuẩn bị GV: Các câu hỏi cần ôn tập HS: Ôn lại kiến thức các bài đã học III/ Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. KTBC: - Địa y có những hình dạng nào? Chúng mọc ở đâu? - Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì? Vai trò của địa y như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung ghi HĐ1. GV nêu câu hỏi gợi mở theo các nội dung sau: Câu 1. Thụ phấn là gì? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào? Câu 2. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có những đặc điểm gì? Những cây có hoa nở về đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? Câu 3. Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn? Câu 4. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? Câu 5. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Câu 6. Hạt và các bộ phận của hạt. Câu 7. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm Câu 8. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp? Câu 9. Cấu tạo của rêu đơn giản như thế nào? So với tảo cấu tạo của rêu có gì khác? Câu 10. Đặc điểm chung của TV Hạt kín? Câu 11. Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì? Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào? Câu 12. Thế nào là phân loại TV? Kể những ngành TV đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó? Câu 13.Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của TV? Câu 14. Thế nào là VK kí sinh, VK hoại sinh? Câu 15. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm? Câu 16. Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì? Vai trò địa y như thế nào? HĐ2. HS thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi nêu trên Đại diện nhóm trình bày Nhóm khác NX Nội dung Câu 1. - Thụ phấn là hiệ tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ - Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó. - Hoa tự thụ phấn là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác. Câu 2. - Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: ( SGK/ 100) - Những cây có hoa nở về đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm: + Có màu trắng + Mùi thơm đặc biệt Câu 3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: ( SGK/ 102) Câu 4. Thụ phấn là.đầu nhuỵ Thụ tinh làhợp tử. * Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra. Câu 5. Dựa vào đặc điểm vỏ quả để phân biệt quả khô và quả thịt. Câu 6. Hạt và các bộ phận của hạt (SGK/ 108) Câu 7. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm (SGK / 113 ) Câu 8. Rau là một loại cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và MK sự quang hợp của lá giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ. Lá không thể xanh tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít CHC nên chậm lớn, cây sẽ bị còi cọc dẫn đến NS thu hoạch thấp. Câu 9. Cấu tạo của rêu: Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chhính thức, chưa có hoa. So với tảo cấu tạo của rêu có điểm khác: * Rêu: + Chỉ có dạng đa bào + Cơ thể đã phân hoá thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả * Tảo: + Có thể có dạng đơn bào hoặc đa bào. + Cơ thể chưa phân hoá rễ, thân, lá Câu 10. Đặc điểm chung của TV Hạt kín (SGK / 136) Câu 11. (ghi nhớ / 139) Câu 12. (SGK / 141) Câu 13. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của TV (SGK / 159) Câu 14. VK kí sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác VK hoại sinh: sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân huỷ. Câu 15. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm (SGK / 168 – 169 ) Câu 16. Thành phần cấu tạo của địa y: - Cấu tạo: gồm những tế bào tảo nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu. + Nấm cung cấp nước và muối khoáng cho tảo + Tảo: quang hợp tạo chc nuôi sống cả hai. - Vai trò của địa y: + Phân hủy đá thành đất + Là thức ăn của hươu Bắc cực + Là nguyên liệu chế biến rượu, nước hoa, phẩm nhuộm,.. 4. Củng cố - Dặn dò - Học bài theo nội dung ôn tập - Chuẩn bị thi HK II
Tài liệu đính kèm: