/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
-Trình bày được động tác thở, khái niệm dung tích sống, cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
2.Kĩ năng
- Rèn những kỹ năng quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức, hoạt động nhóm
3.Thái độ:
-Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt
II/Chuẩn bị của GV-HS:
GV: SGV,SGK
HS: Xem bài trước ở nhà.
III/Tổ chức hoạt động dạy học:
Lớp 81 82 Vắng Tuần 1 Tiết 1 BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU I/ Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: -Trình bày được động tác thở, khái niệm dung tích sống, cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào. 2.Kĩ năng - Rèn những kỹ năng quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức, hoạt động nhóm 3.Thái độ: -Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt II/Chuẩn bị của GV-HS: GV: SGV,SGK HS: Xem bài trước ở nhà. III/Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: Hoạt động GV-HS Nội dung GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các ngành động vật đã được học ở lớp 7? HS trả lời. GV chú ý cho HS sắp xếp theo trật tự tiến hóa. GV: Ngành nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất? HS: Lớp thú - Bộ linh trưởng. GV: Con người có những đặc điểm nào giống động vật? Có những điểm nào khác biệt? HS tự nghiên cứu thông tin SGK. Trả lời câu hỏi và thảo luận nhóm hoàn thành bài tập q SGK. GV yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chiếu đáp án: 1, 2, 3, 5, 7, 8. HS tự rút ra kết luận. GV: Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta biết điều gì? HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm để nêu lên được nhiệm vụ của môn học. GV chiếu hình 1.1 - 3, nêu yêu cầu: - Bộ môn cơ thể người và vệ sinh có liên quan với những môn khoa học nào? HS quan sát hình vẽ, kết hợp kiến thức có được lấy ví dụ cụ thể, phân tích mối liên quan đối với từng bộ môn. GV: Nêu phương pháp học tập bộ môn? HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Đại diện các nhóm trình bày. GV chốt: 1-3 HS đọc kết luận chung SGK 1.Vị trí của con người trong tự nhiên * Kết luận: - Loài người thuộc lớp thú. - Con người có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích nên làm chủ được thiên nhiên. 2. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh - Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan trong cơ thể. - Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể. - Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác: Y học, TDTT, điêu khắc, hội họa,... 3. Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh. Có 3 loại phương pháp học tập: - Quan sát tranh ảnh, mô hình, tiêu bản,... để thấy rõ hình thái cấu tạo. - Bằng thí nghiệm tìm ra được chức năng sinh lí của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. - Vận dụng kiến thức, giải thích các hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh, rèn luyện cơ thể. IV/ Củng cố - Hướng dẫn hoc sinh tự học ở nhà: 1.Củng cố: Hãy nêu đặc điểm khác nhau giữa người và động vật? 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài theo câu hỏi SGK. - Kẻ bảng 2 (Trang 9) vào vở bài tập. - Ôn tập kiến thức cơ bản của lớp Thú. Lớp 81 82 Vắng Tuần 1 Tiết 2 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI I/ Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Kể được tên các hệ cơ quan trong cơ thể người, xác định vị trí các cơ quan trong cơ thể mình. - Giải thích được vai trò điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết đối với các cơ quan trong cơ thể. 2.Kĩ năng - Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK. - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp. 3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể. II/Chuẩn bị của GV-HS: GV: SGV,SGK HS: Xem bài trước ở nhà. III/Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu vị trí của con người trong tự nhiên? 2.Bài mới: Hoạt động GV-HS Nội dung GV yêu cầu HS nhắc lại các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú. GV: Yêu cầu HS trả lời lệnh q trang 8 SGK HS: Hoạt động theo nhóm quan sát tranh hoàn thành câu hỏi. GV: Tổng kết ý kiến của các nhóm và thông báo ý đúng. GV: Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào? Thành phần, chức năng của từng hệ cơ quan? GV: Treo bảng 2, HS trao đổi nhóm hoàn thành bảng. GV treo bảng phụ ghi đáp án (Bảng 2) GV yêu cầu HS kể thêm một số hệ cơ quan trong cơ thể. GV: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào? HS nghiên cứu thông tin SGK trang 9 thảo luận nhóm với yêu cầu: Phân tích một hoạt động của cơ thể đó là "chạy". Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV yêu cầu lấy ví dụ 1 hoạt động khác và phân tích, yêu cầu giải thích sơ đồ hình 2.3. HS trao đổi nhóm chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể. GV nhận xét ý kiến của HS và giảng: - Điều hòa hoạt động đều là phản xạ. - Kích thích từ môi trường trong và ngoài tác động đến các cơ quan thụ cảm đến TWTK phân tích để cơ quan phản ứng trả lời các kích thích. - Kích thích từ môi trường tác động lên cơ quan thụ cảm, tuyến nội tiết tiết hoocmon làm tăng cường hay giảm hoạt động của cơ quan đích. HS vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế của bản thân GV rút ra kết luận. 1-3 HS đọc kết luận chung SGK. 1. Cấu tạo a/ Các phần cơ thể - Da bao bọc toàn bộ cơ thể. - Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, thân và chân tay. - Cơ hoành ngăn khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. b/ Các hệ cơ quan * Kết luận: Bảng 2 (Phụ lục) 2. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan - Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên một thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. * Kết luận chung: SGK IV/ Củng cố - Hướng dẫn hoc sinh tự học ở nhà: 1.Củng cố: Cơ thể người có những hệ cơ quan nào? Thành phần và chức năng của mỗi hệ cơ quan? 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài - Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật - động vật Phụ lục Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng từng hệ cơ quan Vận động Cơ, xương Vận động, di chuyển, nâng đỡ, bảo vệ cơ thể. Tiêu hóa ống, tuyến tiêu hóa Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng. Tuần hoàn Tim, hệ mạch Vận chuyển, trao đổi chất dinh dưỡng đến các TB, mang chất thải, CO2 từ tế bào đến cơ quan bài tiết. Hô hấp Đường dẫn khí, phổi Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể với môi trường. Bài tiết Thận, da Lọc từ máu các chất thải ra ngoài. Thần kinh Não, tủy sống, dây TK Điều hòa, điều khiển hoạt động của cơ thể. Lớp 81 82 Vắng Tuần 2 Tiết 3 BÀI 3: TẾ BÀO I/ Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào. - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. 2.Kĩ năng - Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK. - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp 3.Thái độ: - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II/Chuẩn bị của GV-HS: GV: Tranh phóng to h3.1SGK HS: Xem bài trước ở nhà. III/Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu vị trí của con người trong tự nhiên? 2.Bài mới: Hoạt động GV-HS Nội dung GV: Đưa ra câu hỏi: Một tế bào điển hình có cấu tạo gồm những thành phần nào? HS quan sát mô hình và H.3.1 SGK ghi nhớ kiến thức. GV treo tranh câm sơ đồ cấu tạo tế bào, gọi HS lên bảng hoàn thành những thành phần còn thiếu. Đại diện nhóm lên gắn tên, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, công bố đáp án. GV: + Màng sinh chất có vai trò gì? + Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào? + Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu? + Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào? HS nghiên cứu thông tin từ bảng 3.1 SGK trang 11 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, trình bày. Lớp trao đổi, hoàn thiện. GV: Giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất - chất tế bào - nhân? Cho HS nghiên cứu SGK. Cho biết thành phần hóa học của tế bào? HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV rút ra kết luận. Chất hóa học cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu? Tại sao cần ăn đủ Pro, Glu, Li, VTM và muối khoáng? Điều đó chứng tỏ cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ sơ đồ 3.2 SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: + Cơ thể lấy thức ăn từ đâu? + Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể? + Cơ thể lớn lên được do đâu? + Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. GV kết luận. Vậy chức năng của tế bào trong cơ thể là gì? 1-3 HS đọc kết luận chung SGK 1. Cấu tạo tế bào - Tế bào gồm 3 phần: + Màng sinh chất + Chất tế bào chứa các bào quan + Nhân chứa NST và nhân con 2. Chức năng của các bộ phận của tế bào Nội dung như bảng 3-1 trang 11 SGK 3. Thành phần hóa học của tế bào - TB gồm hỗn hợp nhiều chất vô cơ và hữu cơ: + Chất hữu cơ: Prôtêin: C,H,O,N,S,P... Gluxit: C,H,O... Lipit: C,H,O. Axit Nuclêic: ADN, ARN. + Chất vô cơ: Nước, muối khoáng (Na, K, Fe,...) 4. Hoạt động sống của tế bào - Chức năng của tế bào là thực hiện sự TĐC và năng lượng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. - Sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành tham gia vào quá trình sinh sản. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể IV/ Củng cố - Hướng dẫn hoc sinh tự học ở nhà: 1.Củng cố: - GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 SGK 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài - Đọc mục: "Em có biết?" - Ôn lại phần Mô ở thực vật Lớp 81 82 Vắng Tuần 2 Tiết 4 BÀI 4: MÔ I/ Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Hiểu được khái niệm mô,kể được các loại mô chính trong cơ thể. - Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể 2.Kĩ năng - Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK. - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp. 3.Thái độ: - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II/Chuẩn bị của GV-HS: GV: Tranh phóng to h4.1,2,3,4SGK,bảng phụ HS: Xem bài trước ở nhà. III/Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: 1/ Hãy cho biết cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào? 2/ Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? 2.Bài mới: Hoạt động GV-HS Nội dung GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Thử giải thích vì sao trong cơ thể có những tế bào có hình dạng khác nhau? HS trả lời, GV giải thích thêm: Trong quá trình phát triển của phôi, các phôi bào có sự phân hóa để hình thành nên những cơ quan khác nhau để thực hiện những chức năng khác nhau. Vậy, thế nào là mô? HS trả lời, GV bổ sung: Trong cấu trúc mô, ngoài các tế bào còn có yếu tố không phải là tế bào gọi là phi bào. Vậy, trong cơ thể chúng ta có những loại mô nào? Cấu tạo và chức năng của chúng có gì đặc biệt? GV: Giới thiệu 4 loại mô. HS ghi nhớ. GV cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập đã CHUẨN BỊ. HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất ý ... đã có những phương thức tỏa nhiệt nào? ? Vì sao vào mùa hè da hồng hào, còn mùa đông da thường tái và sởn gai ốc? ? Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức) cơ thể có những phản ứng gì để cân bằng thân nhiệt? - Gv điều khiển hướng dẫn hoạt động - Hs thảo luận nhóm các câu hỏi mục sgk Cử đại diện trình bày, các nhóm có ý kiến khác bổ sung Nêu được + Nhiệt do hoạt động cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường ngoài đảm bảo cho thân nhiệt ổn định + Qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi => người lao động nặng hô hấp mạnh và đổ mồ hôi à Mùa hè : Mạch máu ở da dãn lưu lượng máu qua da nhiều tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt => da hồng hào à Mùa đông: Mao mạch máu co lại, lưu lượng máu qua da ít=> da tím tái đồng thời cơ chân lông co lại nên sỡn gai ốc làm giảm thiểu sự thoát nhiệt qua da + Mồ hôi tiết ra nhiều khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng. Nhiệt không thoát được ta cảm thấy bức bối, khó chịu - Gv nhận xét ý kiến trả lời của các nhóm, nêu câu hỏi ? Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt ? - Hs thảo luận nhóm, đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung - Gv đánh giá, nhận xét trình bày qua bảng phụ: Da đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt + Khi trời nóng, lao động nặng : Mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi ( mồ hôi bay hơi lấy đi một lượng nhiệt ) + Khi trời rét : Mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co => giảm sự tỏa nhiệt + Ngoài ra khi trời quá lạnh còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt Gv : Mọi hoạt động diều hòa thân nhiệt của da đều là phản xạ - Hs ghi chép kiến thức - Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, giảng giải thông tin Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt ; Tăng giảm quá trình dị hóa, co giãn mạch máu, tăng giảm tiết mồ hôi....đều là phản xạ - Hs đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức Rút ra vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt Hệ thần kinh đóng vai trò chủ đạo - Gv gọi 1 HS đọc thông tin sgk, yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm các câu hỏi sgk - Gv điều khiển hoạt động - Tìm hiểu thông tin Thảo luận nhóm các vấn đề + Ăn + Mặc Nên như thế nào? Tại sao + Ở + Rèn luyện thân thể ( rèn luyện da ) + Trồng cây xanh - Gv nhận xét ý kiến trình bày của các nhóm. Nhấn mạnh + Đi nắng: Cần đội mũ nón + Không chơi thể thao ngoài trời nắng và độ ẩm không khí cao + Khi mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh + Trời rét: Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân không ngồi nơi hút gió thức ăn nóng nhiều mỡ + Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng mùa lạnh + Rèn luyện thân thể (rèn luyện da) tăng khái niệm chịu đựng của cơ thể + Trồng nhiều cây xanh=> tạo bóng mát - Hs hoàn thiện kiến thức I.Thân nhiệt Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể + Ở người khỏe mạnh thân nhiệt tương đối ổn định + Thân nhiệt ổn định ở 370C là nhờ sự II.Sự điều hòa thân nhiệt 1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt Da đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt + Khi trời nóng, lao động nặng : Mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi ( mồ hôi bay hơi lấy đi một lượng nhiệt ) + Khi trời rét : Mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co => giảm sự tỏa nhiệt + Ngoài ra khi trời quá lạnh còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt 2.Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt Hệ thần kinh đóng vai trò chủ đạo trong điều hòa thân nhiệt II.Phương pháp phòng chống nóng, lạnh. Để phòng chóng nóng, lạnh + Đi nắng: Cần đội mũ nón + Không chơi thể thao ngoài trời nắng và độ ẩm không khí cao + Khi mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh + Trời rét: Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân không ngồi nơi hút gió thức ăn nóng nhiều mỡ + Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng mùa lạnh + Rèn luyện thân thể (rèn luyện da) tăng khái niệm chịu đựng của cơ thể + Trồng nhiều cây xanh=> tạo bóng mát IV/ Củng cố - Hướng dẫn hoc sinh tự học ở nhà: 1.Củng cố: -Khi đi ra ngoài trời nắng to, không có gió lùa hoặc ở trong phòng với nhiệt độ cao ( 360C - 370C) không có gió thì hiện tư ợng gì xảy ra đối với cơ thể? (Quá trình tỏa nhiệt không xảy ra được làm cho thân nhiệt tăng -> Cảm nắng (nóng) - Tại sao khi trời mát ta lao động mồ hôi vẫn ra? (Lao động nặng cần nhiều năng lượng, quá trình dị hóa tăng -> Nhiệt độ cơ thể tăng, cơ thể điều hòa bằng cách chảy mồ hôi) 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 106 - Đọc Em có biết -Chuẩn bị bài 35 Ôn tập HKI Lớp 81 82 Vắng Tuần 18 Tiết 35 BÀI 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I I/ Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức cho học sinh, giúp nắm sâu, nắm chắc kiến thức đã học nhằm vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. 2.Kĩ năng - Rèn những kỹ năng tư duy, tổng hợp, khái quát, hoạt động nhóm 3.Thái độ: - Giáo dục có ý thức tích cực học tập II/Chuẩn bị của GV-HS: GV: Tranh ảnh có liên quan HS: Theo sự dặn dò của GV III/Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày e cần phải chú ý những điểm gì? 2.Bài mới Hoạt động GV-HS Nội dung - Gv chia lớp thành 4 nhóm (2 bàn quay lại với nhau thành một nhóm) Phân công các nhóm hoàn thành 4 bảng - Hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng kiến thức của nhóm , ghi vào trong sau khi đã thống nhất ý kiến. Cử đại diện thuyết minh đáp án. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung - Giáo viên chiếu các nhóm lên màn hình. Ghi ý kiến bổ sung của các nhóm khác vào bên cạnh Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện kiến thức bằng cách giáo viên chiếu phim trong có đáp án đầy đủ Học sinh tự hoàn thiện kiến thức I.Hệ thống hóa kiến thức Bảng phụ IV/ Củng cố - Hướng dẫn hoc sinh tự học ở nhà: 1.Củng cố: Gv nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học bài -Chuẩn bị bài 35 Ôn tập HKI(phần còn lại) Bảng 35.1: Khái quát về cơ thể người Cấp độ tổ chức Đặc điểm đặc trưng Cấu tạo Vai trò Tế bào - Gồm: màng, tế bào chất với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi..) và nhân. - Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể. Mô - Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu trúc giống nhau. - Tham gia cấu tạo nên các cơ quan. Cơ quan - Được cấu tạo nên bởi các mô khác nhau. - Tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng nhất định của hệ cơ quan. Hệ cơ quan - Gồm các cơ quan có mối quan hệ về chức năng. - Thực hiện chức năng nhất định của cơ thể. Hệ cơ quan thực hiện vận động Đặc điểm cấu tạo đặc trưng Chức năng Vai trò chung Bộ xương - Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp. - Có tính chất cứng rắn và đàn hồi. Tạo bộ khung cơ thể + Bảo vệ + Nơi bám của cơ - Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường. Hệ cơ - Tế bào cơ dài - Có khả năng co dãn - Cơ co dãn giúp cơ quan hoạt động. Bảng 35.2: Sự vận động của cơ thể Bảng 35.3: Tuần hoàn máu Cơ quan Đặc điểm cấu tạo đặc trưng Chức năng Vai trò chung Tim - Có van nhĩ thất và van động mạch. - Co bóp theo chu kì gồm 3 pha. - Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch. - Giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong cơ thể, mước mô cũng liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông. Hệ mạch - Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. - Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim. Bảng 35.4: Hô hấp Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp Cơ chế Vai trò Riêng Chung Thở Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp. Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới. Cung cấp oxi cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể. Trao đổi khí ở phổi - Các khí (O2; CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ khí CO2 trong máu. Trao đổi khí ở tế bào - Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra. Lớp 81 82 Vắng Tuần 19 Tiết 37 BÀI 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I(tt) I/ Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức cho học sinh, giúp nắm sâu, nắm chắc kiến thức đã học nhằm vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. 2.Kĩ năng - Rèn những kỹ năng tư duy, tổng hợp, khái quát, hoạt động nhóm 3.Thái độ: - Giáo dục có ý thức tích cực học tập II/Chuẩn bị của GV-HS: GV: Tranh ảnh có liên quan HS: Theo sự dặn dò của GV III/Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Bộ xương và hệ cơ có vai trò gì? 2.Bài mới Hoạt động GV-HS Nội dung - Gv chia nhóm (2 bàn quay lại với nhau thành một nhóm) -Phân công các nhóm hoàn thành bảng 35.5,35.6 - Hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng kiến thức của nhóm , ghi vào trong sau khi đã thống nhất ý kiến. Cử đại diện thuyết minh đáp án. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung - Giáo viên chiếu các nhóm lên màn hình. Ghi ý kiến bổ sung của các nhóm khác vào bên cạnh Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện kiến thức bằng cách giáo viên chiếu phim trong có đáp án đầy đủ Học sinh tự hoàn thiện kiến thức - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời 3 câu hỏi SGK trang 112. - HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức. I.Hệ thống hóa kiến thức Bảng phụ II.Câu hỏi ôn tập IV/ Củng cố - Hướng dẫn hoc sinh tự học ở nhà: 1.Củng cố: Gv nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài và hoàn thiện nội dung ôn tập. - Chuẩn bị để giờ sau kiểm tra học kì I. Bảng 35.5: Tiêu hoá Cơ quan thực hiện Loại Hoạt chất động Khoang miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Tiêu hoá Gluxit Lipit Prôtêin x x x x x Hấp thụ Đường Axit béo và glixêrin Axit amin x x x Bảng 35.6: Trao đổi chất và chuyển hóa Các quá trình Đặc điểm Vai trò Trao đổi chất Ở cấp độ cơ thể - Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài. - Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài. Là cơ sở cho quá trình chuyển hóa Ở cấp độ tế bào - Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường trong. - Thải các sản phẩm phân hủy và môi trường trong. Chuyển hóa ở tế bào Đồng hóa - Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể. - Tích lũy năng lượng Là cơ sở cho mọi hoạt động sống của tế bào Dị hóa - Phân giải các chất của tế bào - Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Tài liệu đính kèm: