. MỤC TIÊU
a- Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ.
- Trình bày được vai trò của lông hút.
b- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh.
c- Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
2. CHUẨN BỊ:
a- Giáo viên: Tranh phóng to hình 10.1; 10.2; 7.4 SGK, bảng cấu tạo chức năng miền hút của rễ.
b- Học sinh: Ôn lại kiến thức về cấu tạo, chức năng các miền của rễ, lông hút, biểu bì, thịt vỏ,.
Tiết: 09: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ (TÍCH HỢP) Ngày dạy: 1. MỤC TIÊU a- Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ. - Trình bày được vai trò của lông hút. b- Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh. c- Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. 2. CHUẨN BỊ: a- Giáo viên: Tranh phóng to hình 10.1; 10.2; 7.4 SGK, bảng cấu tạo chức năng miền hút của rễ. b- Học sinh: Ôn lại kiến thức về cấu tạo, chức năng các miền của rễ, lông hút, biểu bì, thịt vỏ,... 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Hoạt động nhóm nhỏ, trực quan. 4. TIẾN TRÌNH: 1). Tổ chức ổn định : nắm sĩ số lớp, vệ sinh. 2). Kiểm tra bài cũ : - Nêu chức năng các miền của rễ? (10đ) + Miền trưởng thành có các mạch dẫn: có chức năng dẫn truyền. (2,5đ) + Miền hút có các lông hút: hấp thụ nước và muối khoáng.(2,5đ) + Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia): làm cho rễ dài ra.(2,5đ) + Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.(2,5đ) 3). Giảng bài mới : Hoạt động GV Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ. + Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ. - GV: treo tranh phóng to hình 10.2 và 10.2 SGK. ( Lát cắt ngang qua miền hút và tế bào lông hút). - GV giới thiệu: Miền hút gồm 2 phần vỏ và trụ giữa (chỉ giới hạn các phần trên tranh). + HS theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ được 2 phần vỏ và trụ giữa. + HS xem chú thích của hình 10.1 SGK trang 32, ghi ra giấy các bộ phận của phần vỏ và trụ giữa, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: kiểm tra bằng cách gọi HS nhắc lại. + HS lên bảng điền nốt vào sơ đồ của GV, HS khác bổ sung. - GV ghi sơ đồ lên bảng, cho HS điền tiếp các bộ phận - Các bộ phận của miền hút: Biểu bì Vỏ Các bộ phận Thịt vỏ Của miền hút M. rây Bó mạch M. gỗ Trụ giữa Ruột - GV: cho HS nghiên cứu SGK trang 32. + HS đọc nội dung ở cột 2 của bảng “Cấu tạo chức năng của miền hút”, ghi nhớ nội dung chi tiết cấu tạo của biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột. + 1 HS đọc lại nội dung trên để cả lớp cùng nghe. - GV yêu cầu HS quan sát lại hình 10.2 trên bảng trao đổi trả lời câu hỏi: -GV: Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào? + HS chú ý cấu tạo của lông hút có vách tế bào, màng tế bào... để trả lời lông hút là tế bào. - GV: nhận xét và cho điểm HS trả lời đúng. Hoạt động 2: chức năng của miền hút + Mục tiêu: Trình bày được vai trò của lông hút. - GV cho HS nghiên cứu SGk trang 32 bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”, quan sát hình 7.4. + HS đọc cột 3 trong bảng kết hợp với hình vẽ 10.1 và cột 2 để ghi nhớ nội dung. - Cho HS thảo luận theo 3 vấn đề: - Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào? + Thảo luận đưa ra được ý kiến + Phù hợp cấu tạo chức năng biểu bì: các tế bào xếp sát nhau, bảo vệ. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài... -Lông hút có tồn tại mãi không? + Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ rụng. - Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút? + Tế bào lông hút không có diệp lục. + Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV gợi ý: Tế bào lông hút có không bào lớn, kéo dài để tìm nguồn thức ăn. - GV nghe, nhận xét phần trả lời của HS, đánh giá điểm để động viên những nhóm hoạt động tốt. - Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích? - HS dựa vào cấu tạo miền hút, chức năng của lông hút trả lời. - GV củng cố bài. * GDHN: Liên hệ với các kiến thức trong nông nghiệp như: trồng lúa, trồng rau, củ, quả. 1) Cấu tạo miền hút của rễ. - Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa. + Vỏ cấu tạo gồm biểu bì và thịt vỏ. + Trụ giữa gồm bó mạch (có 2 loại bó mạch là mạch rây và mạch gỗ) và ruột. 2). Chức năng của miền hút: - Chức năng chính của từng bộ phận: + Biểu bì: Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ. + Lông hút: Hút nước và muối khoáng hoà tan. + Thịt vỏ: Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. + Mạch rây: Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. + Mạch gỗ: Chuyễn nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá. + Ruột: Chứa chất dự trữ. 4). Củng cố luyện tập: - GV củng cố nội dung bài - HS trả lời câu hỏi 2, 3 GSK. 5). Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị: đọc trước bài: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tìm hiểu thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2). * Rút kinh nghiệm: --------&--------
Tài liệu đính kèm: