Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 53 đến tiết 70

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 53 đến tiết 70

. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết phân loại thực vật là gì? Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các nghành.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng vận dụng phân loại 2 lớp của nghành hạt kín.

II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về phân loại thực vật.

III.Phương pháp dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 53 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:.../ ..../ 2011
Dạy: ..../..../2011.
( Tiết ...Lớp 6).
---------------------- 
Tiết 53.
khái niệm sơ lược về phân loại thực vật.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết phân loại thực vật là gì? Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các nghành.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận dụng phân loại 2 lớp của nghành hạt kín.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về phân loại thực vật.
III.Phương pháp dạy học:
- Hỏi và trả lời
- Vấn đáp.
IV.Phương tiện dạy học:
- Sơ đồ phân loại để trống. 
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: lớp 6:..... vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp 1 lá mầm và 2 lá mầm? 
3. Bài mới:
Nội Dung
Hoạt động của thầy và trò
1) Phân loại thực vật là gì?
- Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành từng nhóm theo quy định.
VD: Họ cam có nhiều loài: Bưởi, chanh, quất....
2) Các bậc phân loại thực vật.
Nghành- lớp- bộ- họ - chi - loài.
3) Các nghành thực vật:
Bảng phụ 1.
? Tại sao người ta xếp cây thông, cây bách diệp vào 1 nhóm?
? Tại sao rêu, tảo được xếp vào 2 nhóm khác nhau?
- Gv y/c h/s thực hiện lệnh tam giác
( SGK - 141).
? Chọn 1 trong 2 từ sau đây: Giống nhau, khác nhau để điền vào chỗ trống cho thích hợp.
- H/s chữa bài.H/s khác bổ sung.Gv chốt lại thông tin toàn bài.
? Từ VD trên cho biết phân loại thực vật là gì?
- H/s trả lời.
- GV bổ sung: Nghành là bậc phân loại cao nhất.Loài là bậc phân loại cơ sở.nhóm không phải là 1 k/n chính thức trong phân loại và không thuộc về 1 bậc phân loại nào, nó có thể chỉ là 1 hoặc 1 vài bậc phân loại lớn như nghành, lớp.VD: Nhóm tảo, nhóm quyết, nhóm TV bậc cao.....
- Gv treo sơ đồ câm lên bảng--> y/cầu h/s hoạt động nhóm điền những chỗ còn trống trong sơ đồ trên.
( Gợi ý: ? Thực vật bậc thấp hay tảo có đặc điểm chính gì?
? TV bậc cao được chia thành những nghành nào?
? nghành hạt kín có mấy lớp?)
- H/s hoạt động nhom slàm bài tập.Đ/d lên chữa
- Gv nhận xét, chốt lại.
 Thực vật bậc thấp
 (..........................)
Giới thực vật
 (...........) nghành rêu
 Thực vật bậc cao ( ................) nghành dương xỉ
(................) (................) hạt trần
 ( .............)
 (..............)
4.Củng cố: - làm BT( sgk- 168). 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (...............) hạt kín
- Học bài , trả lời câu hỏi Sgk.
Soạn:.../ ..../ 2011
Dạy: ..../..../2011.
( Tiết ...Lớp 6).
---------------------- 
Tiết 54.
sự phát triển của giới thực vật.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được quá trình phất triển của TV từ thấp lên cao gắn với sự chuyển biến đời sống từ nước lên cạn.
- Nêu được 3 giai đoạn phát triển của giới thực vật.
- Nêu rõ được mqh giữa điều kiện sống với các giai đoạn phát triển.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khái quát hoá.
3. Thái độ
- Có thái độ yêu thích và bảo vệ thiên nhiên.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự phát triển của giới thực vật qua 3 giai đoạn.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, mhóm, lớp.
III.Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Trực quan.
IV.Phương tiện dạy học:
- Tranh phóng to H44.1 
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: lớp 6:..... vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên và nêu đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học?
3. Bài mới:
Nội Dung
Hoạt động của thầy và trò
1) Quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật.
- Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tiên
- Xuất hiện dần từ dạng dơn giản nhất--> phức tạp nhất, có cùng nguồn gốc và có quan hệ họ hàng.
- Khi điều kiện sống thay đổi, những thực vật nào không thích nghi sẽ bị đào thải và thay thế bởi những dạng thích nghi hoàn hảo hơn, do đó tiến hoá hơn.
2) Các giai đoạn phát triển của giới thực vật
- Có 3 giai đoạn phát triển
+ GĐ1: Xuất hiện TV ở nước
+ GĐ2: Các TV ở cạn lần lượt xuất hiện.
+ GĐ3: Xự xuất hiện và chiếm ưu thế của TV hạt kín.
- GV y/c h/s q/s H44.1, đọc kĩ chú thích.Sắp xếp lại trậtt ự cho đúng
- H/s hoạt động nhóm làm bài tập.Đ/d báo cáo
- GV nhận xét.Đáp án: 1a, 2d,3b,4g, 5c, 6e.
? Gọi 1 h/s đọc to các câu từ 1---> 6.
- Y/c h/s thảo luận tiếp 3câu hỏi ( sgk- 143)
- H/s thảo luận.Đ/d nhóm báo cáo.
1,Tổ tiên chng của TV là cơ thể có cấu tạo đơn giản..
2,TV phát triển từ đơn giản đến phức tạp.VD. sự hoàn thiện 1 số các cơ quan: Rễ giả--> rễ thật, thân chưa phân nhánh--> Phân nhánh, sinh sản bàng bào tử--> sinh sản bàng hạt.
3, TVật có những biến đổi.chuyển từ nước lên cạn--> xuất hiện TV có rễ, thân, lá( thích nghi với ĐK ở cạn)
- Gv chốt lại.
- Gv y/c h/s đọc thông tin+ Thực hiện lệnhtam giác ( 143)
? Nhìn lại sơ đồ trên, cho biết 3 giai đoạn đó là gì?
- H/s: trả lời
- GV nhận xét, htuyết trình thêm
GĐ1: ĐK MTrường? ( Nước là chủ yếu các đại dương chiếm phần lớn diện tích)
? Nhóm thực vật nào xuất hiện và phát triển
( Cơ thể đơn giản thích hợp với môi trường nước, không có rễ , thân, lá cũng như chưa phân hoá các loại mô hoàn chỉnh để thực hiện các chức năng riêng biệt....
GGĐ2: ĐK MT?( thay đổi, các lục địa xuất hiện, S đất liền mở rộng).Các nhóm TV xuất hiện: Những TV ở cạn đầu tiên( quyết trần)
--> rêu.ở MT cạn t/ăn hoà tan trong nước không được ngấm vào cơ thể trực tiếp ma phải thông qua bộ phận hút và dẫn truyền các chất--> Từ đó xuất hiện các cơ quan và các mô khác nhau của cơ thể TV: Những Tv có rễ, thân, lá xuất hiện.
- Sự thống trị của quyết cổ đại, ĐKMT( nóng và rất ẩm).
- Sự xuất hiệnc ủa các cây hạt trần và tuyệt diệt của hàng loạt quyết cổ đại: Khí hậu thay đổi( Khô và lạnh hơn).Tính ưu việt của hạt so với bào tử: Hạt chứa phôi( sau này sẽ phát triển thành cây con) được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt nhờ có mô dinh dưỡng ở bên trong hạt và vỏ bọc bên ngoài, do đó tránh được những ĐK bất lợi của MT.
- Đặc điểm tiến hoá hơn hẳn của TV hạt kín so với các nghành TV trước nó( lá noãn khép kín, có hoa , quả....) đã tạo ĐK cho thực vật hạt kín chiếm địa vị thống trị trong thế giới ngày nay.VD: TV hạt kín chiếm gần 300.000loài, phân bos rỗng rãi khắp nơi trên trái đất, thích nghi với mọi ĐK sống: ở nước, ở cạn, vùng đồng bằng, trên núi cao, vùng nóng, lạnh, sa mạc....
? Từ các Đặc điểm trên em rút ra kết luận gì?
- H/s trả lời.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung toàn bài. 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
Soạn:.../ ..../ 2011
Dạy: ..../..../2011.
( Tiết ...Lớp 6).
---------------------- 
Tiết 55.
nguồn gốc cây trồng.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
- Phân biệt sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát- thực hành.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về nguồn gốc cây trồng, phân biệt giữa cây trồng và cây hoang dại và những biện pháp cải tạo cây trồng.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, mhóm, lớp.
III.Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Trực quan 
IV.Phương tiện dạy học:
- Tranh hình SGk,cây cải dại và cải trồng; Hoa hồng dại và hồng trồng; chuối dại và chuối nhà;Một só quả ngon: táo, cam,xoai... 
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: lớp 6:..... vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các giai đoạn phát triển của giới thực vật?
3. Bài mới:
Nội Dung
Hoạt động của thầy và trò
1) Cây trồng bắt nguồn từ đâu
- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại
- Cây trồng phục vụ nhu cầu c/s của con người.
2) cây trồng khác cây dại như thế nào?
+ Có nhiều loại phong phú.
+ Bộ phận được conngười sử dụng có phẩm chất tốt.
3) Muốn cải tạo cây trồng cần làm gì?
- Cải biến tính di truyền: lai, chiết , ghép, chọn giống, nhân giống...
- Chăm sóc: Tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh......
? Cây như thế nào được gọi là cây trồng ?
- H/s trả lời
? Hãy kể 1 vài loại cây trồng và công dụng
của chúng?
? Con người trồng cây nhằm mục đích gì?
- H/s: Phục vụ nhu cầu con ng.
- GV y/c h/s quan sát H45.1
? Tranh trong SGK vẽ gì?
? Kể tên các loại cải được trồng và các cây dại?
? Bộ phận nào của chúng được sử dụng?
? Chúng có sự khác nhau như thế nào?
- H/s: Sự khác nhau giữa cải dại và cải trồng về lá, thân , hoa....do nhu cầu sử dụng của con ng đã chọn lọc các dạng khác nhau của các bộ phận, tác dụng vào các bộ phận đó làm cho chúng ngày càng biến đổi đi và cuối cùng đưa đến nhiều dạng cây trồng khác nhau và khác xa tổ tiên hoang dại.
GV: sự khác nahu giữa cây trồng và cây hoang dại thể hiện ở bảng sau:
STT
tên cây
Bộ phận cây
 So sánh tính chất
Cây hoang dại
Cây trồng
1
Chuối
Quả
nhỏ, chát,
nhiều hạt
to, ngọt,
không hạt
2
lá lốt
3
ngót
rừng
4
Rau
má
5
rau bồ
khai.
- H/s hoạt động nhóm làm BT.Đ/d nhóm báo cáo
- GV nhận xét đúng, sai.
? Từ bảng tên có thể rút ra kết luận gì?
- H/s: Cây trồng khác cây dại ở chính bộ phận mà con người sử dụng.
GV bổ sung thêm: Từ đó ta thấy rằng kết quả của việc tạo ra nhiều loại cây trồng mới đã giúp con người trong việc cải tạo thực vật.Vd: nhiều giống cây đã được tạo ra ở trong và ngoài nước như: Lê, táo, nho, các giống lúa cao chịu đựng giỏi, các loại rau, hoa, 4 mùa....
? Muốn cải tạo cây trồng cần làm gì?
- H/s đọc thông tin trả lời.
- GV nhận xét, chốt lại,nhấn : cải tạo giống, các biện pháp chăm sóc...
4. Củng cố
- Trả lời câu hỏi SGK. 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
Soạn:.../ ..../ 2011
Dạy: ..../..../2011.
( Tiết ...Lớp 6).
---------------------- 
Tiết 57.
 thực vật bảo vệ đất và nguồn nước.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giải thích được nguyênh nhân gây ra những hiện tượng xaye ra trong tự nhiên
( xói mòn, hạn hán, lũ lụt.....) từ đó thấy được vai trò của TV trong bảo vệ đất và nguồn nước.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin để xác định vai trò bảo vệ đất, nguồn nước, hạn chế ngập lụt hạn hán của thực vật.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, mhóm, lớp.
III.Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Trực quan 
IV.Phương tiện dạy học:
- Tranh H47.1
- Tran về lũ lụt, hạn hán. 
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: lớp 6:..... vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Vai trò của thực vật đối với việc điều hoà khí hậu ? 
3. Bài mới:
Nội Dung
Hoạt động của thầy và trò
1 ... a giới thực vật từ thấp đến cao.
- Chương IX: Vai trò của thực vật. Nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người.Lấy được VD.
- Chương X: Vi khuẩn - Nấm - Địa y. Giải thích vai trò của vi khuẩn đối với thức ăn dễ bị ôi thiu.Cách bảo quản thức ăn.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy,phân tích, giải thích, vận dụng vào thực tế.
3. Thái độ:- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II/Hình thức kiểm tra: - Tự luận
 - Học sinh làm bài trên lớp.
III/ Lập ma trận :
Các chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
1. Quả và Hạt
 ( 4 tiết)
- Lấy VD về 5 loại quả khô ,5 loại quả hạch, 5 loại quả mọng.
15 % = 1,5điểm
15 % = 1,5
điểm
2. Các nhóm
 thực vật
 ( 9 tiết)
- Trình bày những đặc điểm của thực vật hạt kín tiến hoá hơn hẳn so với cây hạt trần.
- Chứng minh quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật từ thấp đến cao.
45% = 5điểm
 25% = 2,5 điểm
 20% = 2
 điểm
3. Vai trò của
 thực vật
 ( 5 tiết)
- Nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người.Lấy được VD.
30% = 3điểm
30% = 3 điểm
4. Vi khuẩn-
 nấm- địa y
 ( 4 tiết)
- Giải thích vai trò vi khuẩn gây ôi thiu thức ăn. Cách bảo quản thức ăn.
10% = 1 điểm
10% = 1 điểm
Tổng số câu
1 câu
2 câu
1 câu
1 câu
Tổng điểm
3điểm
4điểm
1điểm
2điểm
Tỉ lệ %
30%
40%
10%
20%
IV/Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Lớp 6: Tổng số:....... Vắng:......................
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: Đề bài.
Câu 1(1,5đ): Lấy VD về 5 loại quả khô , 5 loại quả hạch, 5 loại quả mọng?
Câu 2( 3đ): Nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người?
Câu 3(2,5đ): Trình bày những đặc điểm của thực vật hạt kín tiến hoá hơn hẳn so với cây hạt trần?
Câu 4:(1đ) : Giải thích tại sao thức ăn để lâu dễ bị ôi thiu? Muốn giữ thức ăn khỏi bị ôi thiu ta phải làm như thế nào?
Câu 5 ( 2đ): Chứng minh các giai đoạn phát triển của thực vật là liên tục từ thấp đến cao?
 Đáp án - biểu điểm:
Câu 1( 1,5đ)
+ 5 loại quả hạch: quả táo ta, quả đào, quả mơ, quả trám, quả dừa, quả mận(0,5đ)
+ 5 loại quả khô: Quả cải, quả rau đay, quả đỗ,quả bồ kết, quả lạc(0,5đ)
+5 loại quả mọng: Quả chanh, quả cà chua, quả nho, quả cam, quả bưởi.( 0,5đ)
Câu 2( 3đ);
* Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:
a) Lợi ích: (1,5đ)
- Là cây lương thực , thực phẩm: Vd: Lúa, ngô,khoai, sắn...
- Là cây ăn quả VD: Cam, quýt,mít, dừa, táo , lê...
- Là cây công nghiệp như:Cây thuốc lá
- Là cây lấy gỗ như: Đinh, lim, sến, tá, bạch đàn, thông
- Làm thuốc chữa bệnh như: Sài đất, nhọ nồi, cỏ xước, vỏ cây ổi..
- Làm cảnh như: Hoa mào gà, huệ, hồng, đào, mai.
b) Tác hại: (1,5đ)
- Tuy nhiên có 1 số cây có hại cho sức khoẻ của con người nếu sử dụng không đúng cách như: 
+ Cây thuốc lá.Lá được chế biến thành thuốc hút, trong thuốc lá có nhiều chất nicôtin gây độc.
+ Cây thuốc phiện: Nhựa tiết ra từ quả cây này chứa nhiều moocphin
+ Cây cần sa: Gây nghiện
Câu 3( 2,5đ)
- Có thân, lá, rễ phát triển đa dạng( thân gỗ, cỏ, rễ trụ, rễ chùm...).Trong thân có mạch dẫn
- Có hoa là đặc điểm nổi trội nhất của thực vật hạt kín.Hoa gồm đài, tràng, nhị, nhuỵ do các lá noãn khép kín lại thành bầu trong chứa noãn.Noãn được che chở trong bầu là ưu thế của cây hạt kín, ví nó được bảo vệ tốt hơn
- Hoa của các cây hạt kín có cấu tạo hình dạng, màu sắc khác nhau thích nghi với thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ
- Sau khi thụ tinh noãn phát triển thành hạt.Hạt nằm trong quả và được bảo vệ tốt hơn.Trong hạt có phôi với 1 lá mầm hoặc 2 lá mầm
- Môi trường sống đa dạng hơn so với cây hạt trần.
=> Tóm lại đây là nhóm tiến hoá hơn cả.
Câu 4( 1đ)
- Do các vi khuẩn có hại trong không khí đã làm hỏng thức ăn
- Muốn giữ thức ăn không bị hỏng ta nên để trong tủ lạnh( nhưng không nên để quá 2 ngày vì các chất trong thức ăn sẽ bị biến thành chất khác, Làm giảm chất dinh dưỡng, không tốt cho cơ thể)
Câu 5(2đ)
- Quá trình phát triển của giới thực vật là liên tục từ thấp đến cao.Trong đó trải qua 3 giai đoạn chính.
* Sự xuất hiện của các thực vật ở nước:
- Sinh vật đầu tiên xuất hiện ở các đại dương có cấu tạo cơ thể đơn bào đơn giản: Các loại tảo đơn bào rồi đến đa bào đơn giản chưa phân hoá thành rễ, thân, lá.
* Sự xuất hiện của các thực vật ở cạn:
- Khi diện tích lục địa được mở rộng thì thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện, đó là các quyết trần xuất hiện từ tảo đa bào nguyên thuỷ( tảo lục) và là tổ tiên của rêu và quyết.
* Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín:
- Khí hậu trở nên khô và lạnh hơn , quyết cổ đại chết hàng loạt.1 số sống sót phát triển thành quyết ngày nay và hạt trần.Khi mặt trời chiếu sáng liên tục các cây hạt trần nguyên thuỷ lần lượt bị chết và thay bằng cây hạt trần ngày nay và hạt kín.Với đặc điểm tiến hoá hơn hạt kín ngày càng phát triển đa dạng có mặt khắp nơi trên trái đất.
4.Thu bài, chấm, chữa trả bài.
Soạn:.../ ..../ 2011
Dạy: ..../..../2011.
( Tiết ...Lớp 6).
---------------------- 
Tiết 68.
Tham quan thiên nhiên.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tìm hiểu đặc điểm của MT nơi đến tham quan
2. Kĩ năng
- Quan sát, thu thập vật mẫu.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin khi HS quan sát, đối chiếu, so sánh, các mẫu vật trong thiên nhiên.
- Kĩ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi tham quan thiên nhiên.
III.Phương pháp dạy học:
- Trực quan
- Dạy học nhóm.
- Tham quan thiên nhiên
IV.Phương tiện dạy học:
* Gv: Địa điểm tham quan( cánh đồng, vườn hoa, vườn rau...)
* H/s: - ôn tập kiến thức
- Kính lúp cầm tay
- Bút, sổ ghi chép 
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: lớp 6:..... vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới:
Nội Dung
Hoạt động của thầy và trò
I) Chuẩn bị:
1.Địa điểm:
- Vườn cây, vườn rau nhà trường
2.Chuẩn bị:
H/s: 
a) cá nhân: - ôn tập kiến thức
- kẽ sẵn bảng ( SGK- 173) vào vở
- Kính lúp cầm tay
- Một số nhãn bằng giấy trắng.
- Bú, sổ, mũ , áo mưa
b) Nhóm:
- Bay đào đất
- Kim mũi mác
- Túi ni lông trắng
- Kéo cắt cây
- vợt
- panh
II/ Nội dung tham quan thiên nhiên
1.Quan sát ngoài thiên nhiên.
a.Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường.
b.Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm
c.Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá.
- Gv nêu mục đích, lí do của giờ thực hành
? Buổi tham quan cần chuẩn bị những dụng cụ gì cần thiết?
- H/s trả lời.
? Y/c h/s q/sát theo nhóm.mỗi nhóm 4 người.
? Qua sát 1 số cây như: Rêu, dương xỉ, thông...em thấy đặc điểm gì?
? Tìm điểm khác nhau giữa cây 1 lá mầm và 2 lá mầm?
? Quan sát hình thái của 1 số cây sống trong nước như bèo, rau muống, sen, súng, rong đuôi chó...
? Xác định nám, địa y không phải là thực vật?
? Vị trí phân loại của những thực vật quan sát được trên mặt đất, nước?
? Quan sáthình thái cây xương rồng, cây bỏng...?
- H/s q/sát theo nhóm và ghi kết quả vào bảng ( SGK- 173)
- GV đến từng nhóm hướng dẫn h/s quan sát.
4. Dặn dò:
- Giờ sau tham quan tiếp. 
- chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tiến hành thu thập vật mẫu.
Soạn:.../ ..../ 2011
Dạy: ..../..../2011.
( Tiết ...Lớp 6).
---------------------- 
Tiết 69.
Tham quan thiên nhiên (tiếp ).
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tìm hiểu thành phần và dặc điểm thực vật có trong MT, nêu lên mối liên hệ giữa thực vật với môi trường.
2. Kĩ năng
 - Quan sát, thu thập vật mẫu.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng đưa ra và giải quyết các tình huống có thể sảy ra trong quá trình tham quan thiên nhiện
- Kĩ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi tham quan thiên nhiên.
III.Phương pháp dạy học:
- Trực quan
- Dạy học nhóm.
- Tham quan thiên nhiên
IV.Phương tiện dạy học:
* Gv: Địa điểm tham quan( cánh đồng, vườn hoa, vườn rau...)
* H/s: - ôn tập kiến thức
- Kính lúp cầm tay
- Bút, sổ ghi chép 
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: lớp 6:..... vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Nội Dung
Hoạt động của thầy và trò
d. Quan sát nhận xét mqh giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với động vật.
e. Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan.
2) Thu thập vật mẫu
3) Ghi chép.
- GV y/c h/s thực hiện các công việc sau:
? Quan sát hiện tượng cây mọc trren cây?
? Quan sát hiện tượng thực vật sống kí sinh như tầm gửi, tơ hồng?
? Quan sát sự thụ phấn nhờ sâu bọ, chim làm tổ trên cây?
? Nhận xét mqh giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với động vật?
? số loài thực vật nào nhiều?
? Số cây trồng so với cây hoang dại?
- H/s hoạt động nhóm quan sát và ghi kết quả vào vở.
- Gv HD các nhóm thu thập mẫu vật theo nguyên tắc:
+ Chỉ được thu hái những vật mẫu cho phép
+ Thu hái theo nhóm
+ Lấy mẫu nào ép ngay vào kẹp ép cây không để bị hư hỏng
+ Tuyệt đối không được nhổ cây, hái hoa , bẻ cành trong vườn hoa, vườn rau, cánh đồng....
- Gv y/c h/s ghi chép ngay những điều đã q/sát được
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn
- Khi thu hái ghi nhãn ngay để tránh nhầm lẫn
- H/s: các nhóm tiến hành thu thập và ghi chép
- Gv đến các nhómhox trợ nhóm làm yếu.
4. Củng cố
- Gv nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh trong giờ thực hành
- Tuyên dương nhóm làm tốt, hang hái, tích cực.
- Phê bình nhóm chưa tích cực
- Đánh gái các nhóm.cho điểm ý thức. 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Giờ sau viết báo cáo thu hoạch
Soạn:.../ ..../ 2011
Dạy: ..../..../2011.
( Tiết ...Lớp 6).
---------------------- Tiết 70.
Tham quan thiên nhiên (tiếp ).
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thảo luận trước lớp các vấn đè đã quan sát qua 2 tiết học
- Viết báo cáo tham quan thiên nhiên
2. Kĩ năng
- Quan sát, thu thập vật mẫu.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát các đặc điểm của động vật, thực vật quan sát được trong thiên nhiên.
- Kĩ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi tham quan thiên nhiên.
III.Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm.
- Tham quan thiên nhiên 
IV.Phương tiện dạy học:
* H/s: các số liệu đã thu thập được, các vật mẫu. 
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: lớp 6:..... vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Bài mới:
Nội Dung
Hoạt động của thầy và trò
4) Thảo luận lớp
5) Viết thu hoạch
- Gv y/cầu các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình
- Đ/d từng nhóm báo cáo kết quả.Nhóm khác bổ sung( nếu có).
- GV ghi nhậnthành quả của từng nhóm.Tuyên dương nhóm làm tốt
- GV y/c h/s viết báo cáo buổi tham quan thiên nhiên theo mẫu ( sgk- 173).
- H/s viết và nộp báo cáo.
4. Nhận xét - đánh giá:
- Giải đáp thắc mắc của học sinh( nếu có)
- Hướng dẫn h/s làm mẫu cây khô, ép cây. 
5. Dặn dò:
- về nhà ép mẫu cây khô, tuần sau nộp

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53-70.doc