Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 43 đến tiết 52

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 43 đến tiết 52

. Mục tiêu

1. Kiến thức

Khi học xong bài này:

- HS hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.

- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thực vật.

 

doc 28 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 43 đến tiết 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:.../.../2011
Dạy:.../.../2011.
( tiết ...lớp 6).
-------------------- Tiết 43: 
Tổng kết về cây có hoa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này:
- HS hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thực vật.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác nhóm trong thảo luận để xác định sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan , giữa chức năng của các cơ quan trong cơ thể thực vật với các môi trường sống cơ bản.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tự tin khi đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng.
III.Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
- Vấn đáp- tìm tòi.
IV.Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh phóng to hình 36.1.
	6 mảnh bìa, mỗi mảnh viết tên 1 cơ quan của cây xanh.
	12 mảnh bìa nhỏ, mỗi mảnh ghi 1 số hoặc chữ: a, b, c, d, e, g, 1, 2,3, 4, 5,6 
- HS: Vẽ hình 36.1 vào vở.
	Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây.
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm?
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động thầy và trò
I. Cây là 1 thể thống nhất.
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa
Kết luận:
- Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng.
2. sự thống nhất về chức năng 
giữa các cơ quan ở cây có hoa.
Kết luận:
- Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau. Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
- GV Yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng trang 116, làm bài tập SGK trang 116.
- H/s hoạt động nhóm bàn 5 phút.
- GV treo tranh câm hình 36.1, gọi HS lần lượt lên điền:
+ Tên các cơ quan của cây có hoa.
+ Đặc điềm cấu tạo chính (điền chữ)
+ Các chức năng chính (điền số).
- Sau khi điền tranh hoàn chỉnh GV hỏi:
? Nhìn vào tranh em hãy trình bày lại 1 cách hệ thống toàn bộ đặc điểm cấu tạo và chức năng của tất cả các cơ quan ở cây có hoa?
? em có Nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?
- H/s hoạt động nhóm. Đ/d h//s trả lời.
- Gv chốt kiến thức.
- GV Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
? Qua các thông tin trên hãy cho biết giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ như thế nào ? 
+ Lấy VD chứng minh khi hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác: GV gợi ý rễ cây không hút nước thì lá sẽ không quang hợp được.
- H/s trả lời.
- Gv mở rộng: Kể chuyện về Rễ- thân - lá.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS giải ô chữ ở trò chơi trang 118.
- GV đánh giá giờ.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu đời sống cây ở nước, sa mạc, ở nơi lạnh.
Soạn:.../.../2011
Dạy:.../.../2011.
( tiết ...lớp 6).
--------------------
Tiết 44:
 Tổng kết về cây có hoa (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này:
- HS nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống.
- Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng rãi.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin.
- Kĩ năng hợp tác nhóm trong thảo luận để xác định sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mói cơ quan, giữa chức năng của các cơ quan trong cơ thể thực vật và sự thích nghi của thực vật với các moi trường sông cơ bản
- Kĩ năng tự tin khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng.
III.Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm
- Hỏi và trả lời
IV.Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh phóng to hình 36.1.
	6 mảnh bìa, mỗi mảnh viết tên 1 cơ quan của cây xanh.
	12 mảnh bìa nhỏ, mỗi mảnh ghi 1 số hoặc chữ: a, b, c, d, e, g, 1, 2,3, 4, 5,6 
- HS: Vẽ hình 36.1 vào vở.
	Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây.
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Cây có hoa có những loại cơ quan nào? chức năng của chúng?
 Mối quan hệ giữa các cơ quan của cây xanh có hoa?
3. Bài mới
Nội Dung
Hoạt động của thầy trò
II. Cây với môi trường:
 1. các cây sống dưới nước.
Kết luận:
- Các cây sống trong môi trường nước thì hình thành các đặc điểm để thích nghi với điều kiện sống trôi nổi.
2. Các cây sống trên cạn
Kết luận:
- Các cây sống trên cạn có những đặc điểm thích nghi với các yếu tố: nguồn nước, sự thay đổi khí hậu, loại đất khác nhau.
3. Cây sống trong những môi trường đặc biệt.
Kết luận:
- Nhờ có khả năng thích nghi mà cây có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất: trong nước, trên cạn, vùng nóng, vùng lạnh
- GV thông báo những cây sống ở nước chịu một số ảnh hưởng của môi trường như SGK.
- Yêu cầu HS quan sát hình 36.2 (chú ý đến vị trí của lá) và trả lời các câu hỏi mục 1.
? có nhận xét gì về hình dạng lá ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước? giải thích tại sao?
? Cây bèo tây có cuống lá phình to, xốp có ý nghĩa gì? So sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi và khi sống trên cạn?
- H/s hoạt động nhóm trả lời.
- Gv Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời các câu hỏi sau:
? ở nơi khô hạn vì sao rễ lại ăn sâu, lan rộng?
- H/s trả lời: - Rễ ăn sâu: tìm nguồn nước, lan rộng: hút sương đêm
? Lá cây ở nơi khô hạn có lông, sáp có tác dụng gì?
- H/s trả lời:- Lông sáp: giảm sự thoát hơi nước
? Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao?
- H/s trả lời: - Rừng rậm: ít ánh sáng " cây vươn cao để nhận được ánh sáng.
Đồi trống: đủ ánh sáng " phân cành nhiều
- Gv Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời :
? Thế nào là môi trường sống đặc biệt?
? Kể tên những cây sống ở những môi trường này?
? Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này?
( ? những đặc điểm trên có tác dụng gì đối với cây? )
- H/s hoạt động nhóm trả lời.
- Gv chốt lại.
? Cho biết giữa cơ thể và môi trường có sự thống nhất với nhau như thế nào?
- 1 H/s kết luận.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của cây phù hợp với môi trường sống.
- GV đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài: Tảo.
Soạn:.../.../2011
Dạy:.../.../2011.
( tiết ...lớp 6).
-------------------- Chương VIII.
 Các nhóm thực vật
Tiết 45:
Tảo
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này:
- HS nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
- Tập nhận biết một số tảo thường gặp.
- Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thực vật.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đặc điểm cấu tạo, sinh sản, phát triển của cây tảo.
III.Phương pháp dạy học:
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
- Vấn đáp- tìm tòi.
IV.Phương tiện dạy học:
- Mẫu tảo xoắn để trong cốc thuỷ tinh.
- Tranh tảo xoắn, rong mơ.
- Tranh một số tảo khác.
V.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những đặc điểm thích nghi của thực vật phù hợp với những môi trường sống khác nhau?
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của thầy trò
1. Tìm hiểu cấu tạo của tảo
a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt)
Kết luận:
- Cơ thể tảo xoắn là một sợi màu lục, gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp
b. Quan sát rong mơ (tảo nước mặn)
Kết luận:
- Tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo đơn giản, có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá.
2. Một vài tảo khác thường gặp.
a) Tảo đơn bào :
b) Tảo đa bào :
Kết luận:
- Tảo là thực vật bậc thấp, cơ thể có một hay nhiều tế bào, cấu tạo đơn giản, có màu sắc khác nhau. Hầu hết sống trong nước.
3. vai trò của tảo
Kết luận:
a) Lợi ích:
+ Cung cấp oxi.
+ Là thức ăn cho các động vật dưới nước.
+ Làm thức ăn cho người và gia súc.
+ Làm thuốc
+ Làm nguyên liệu dùng trong công nghiệp
b) Tác hại:
+ Một số trường hợp tảo gây hại.
- GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi 
- Hướng dẫn HS quan sát một sợi tảo phóng to trên tranh " trả lời câu hỏi:
+ Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào?
+ Vì sao tảo xoắn có màu lục?
- H/s trả lời.
- GV giảng giải về:
+ Tên gọi của tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa diệp lục.
+ Cách sinh sản của tảo xoắn: Sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp.
- GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh rong mơ và trả lời câu hỏi:
? Rong mơ có cấu tạo như thế nào?
?Tại sao không thể coi rong mơ như 1 cây xanh thực sự?(Gợi ý: So sánh hình )dạng ngoài rong mơ với cây bàng, tìm các đặc điểm giống và khác nhau?
Giống: Hình dạng giống 1 cây
Khác: Chưa có rễ, thân, lá thật sự
+ Vì sao rong mơ có màu nâu?
- GV giới thiệu cách sinh sản của rong mơ.
=> Rút ra nhận xét: Thực vật bậc thấp có đặc điểm gì?
? có những tảo nào thường gặp?
- Gv " giới thiệu một số tảo khác cho h/s
-Gv Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 124 , hỏi:
? Chúng có hình dạng như thế nào? 
H/s trả lời.
Gv chốt lại, bổ sung thêm.
( phần em có biết).
Tảo có vai trò gì trong đời sống con người.
4. Củng cố
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:
Câu 1: Cơ thể của tảo có cấu tạo:
a. Tất cả đều là đơn bào
b. Tất cả đều là đa bào
c. Có dạng đơn bào, có dạng đa bào.
Câu 2: Tảo là thực vật bậc thấp vì:
a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
b. Sống ở nước
c.Chưa có rễ, thân, lá.
Đáp án: 1c; 2c.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”, Chuẩn bị mẫu cây rêu.
Ngày soạn:..../ 1/2011.
Ngày dạy: .../1/ 2011.
( tiết.... lớp 6).
-------------------------- 
Tiết 46:
Rêu – cây rêu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này:
- HS xác định được môi trường sống của rêu liên quan tới cấu tạo của chúng.
- HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa.
- Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử là cơ quan sinh sản của rêu.
- Thấy được vai t ... Kính lúp cầm tay, kim nhọn, dao con.
- HS kẻ bảng theo mẫu SGK trang 135.
V. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức : Tổng số:....Vắng:....
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cơ quan sinh sản của cây thông? Cấu tạo?
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động thầy- trò.
1. Quan sát cây có hoa.
Kết luận:
- Nội dung bảng trang 135.
2. Đặc điểm của các cây hạt kín.
Kết luận:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng ( Rễ cọc, chùm, thân gỗ, cỏ, lá đơn, kép...).
- Trong thân có mạch dẫn.
- Cơ quan sinh sản: Có hoa, quả chứa hạt bên trong.
- Môi trường sống đa dạng.
- Gv kiểm tra mẫu vật của h/s đã dặn trước y/c thực hiện lệnh tam giác ( SGK - 135 ).
? Cây gồm những bộ phận nào?
( Gợi ý: Hãy tìm cơ quan sinh dưỡng .. rễ , thân , lá, hoa, quả, hạt..)
chú ý: Với những bộ phận nhỏ dùng kính lúp để quan sát.
- H/s: Hoạt động nhóm, từng nhóm quan sát cây của nhóm mình. Ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Gv kẻ bảng phụ goi các nhóm lên chữa.
- H/s chữa bài.
_ Gv nhận xét, bổ sung.
? Em hãy tìm thêm 1 số cây như dâm bụt , đậu , cải, ổi, bưởi, cà, bí ngô....lập thêm vào bảng trên.
- H/s: hoạt động nhóm lên điền.
? Nhìn vào bảng 1 hãy cho biết rễ, thân, lá, hoa, quả... của các cây trên có khác nhau không? và khác nhau ở điểm gì?
- H/s: khác nhau ở rễ, thân, lá, hoa, quả rất đa dạng ở hoa... + thônh tin ( SGK - 135 ).
? Kể tên 5 cây hạt kín có dạng thân, lá, hoa, quả khác nhau ?
- H/s: trả lời.
- Gv nhận xét, bổ sung thêm: cây hạt kín đã có mạch dẫn.
? Qua quan sát các cây + thông tin trên em rút ra được đặc điểm của cây hạt kín là gì?
- H/s: có hoa, quả... hạt nằm tromg quả.
? So sánh với cây hạt trần cho biết hạt kín tiến hoá hơn hạt trần ở điểm nào?
- H/s: trả lời dựa vào ghi nhớ SGK.
? ở Việt Nam có bao nhiêu loài thực vật hạt kín?
- H/s :9800.
GV: Trong số đó có những cây rấtkì lạ trong các cây hạt kín ( cây to nhất, nhỏ nhất, có hoa nhỏ nhất, lớn nhất...)
4. Củng cố
Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm:
Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây hạt kín?
a. Cây mít, cây rêu, cây ớt.
b. Cây ổi, cây cải, cây dừa.
c. Cây thông, cây lúa, cây đào.
Câu 2: Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là:
a. Có rễ, thân, lá.
b. Có sự sinh sản bằng hạt.
c. Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả.
Đáp án: 1b, 2c.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
Bảng phụ:
Stt
Cây
Dạng thân
Dạng rễ
Kiểu lá
Gân lá
cánh hoa
quả
( nếu có)
MT sống
1
dâm bụt
2
cà
3
bí ngô
4
ổi
5
bưởi
6
Dừa
Ngày soạn:.../2/ 2011.
Ngày dạy:.../ 2/ 2011.
( Tiết ... lớp 6).
------------------- Tiết 50:
Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khi học xong bài này HS:
- Phân biệt một số đặ điểm hình thái của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa).
- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp hai lá mầm hay một lá mầm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm tìm hiểu đặc điểm cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp một lá mầm.
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu để tìm ra đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cây thuộc lớp hai lá mầm và cây thuộc lớp một lá mầm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong nhóm.
- Kĩ năng trình bày ngắn ngọn xúc tích, sáng tạo.
III.Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Trực quan 
IV. Phương tiện dạy học:
- Vật mẫu: Cây lúa, hành, huệ, cỏ.
	 Cây bưởi con, lá rầm bụt.
- Tranh rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá.
V. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Tổng số:...... vắng:....
2. Kiểm tra bài cũ
- So sánh đặc điểm của cây hạt kín và cây hạt trần?
3. Bài mới
Nôi dung
Hoạt động thầy trò
1) Cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm
Kết luận:
Bảng phụ 1
2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp 1 lá mầm
Kết luận:
- Lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm phânbiệt nhau chủ yếu ở số lá mầm trong phôi.
- Ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt nữa như: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân
? Rễ cây được chia thành mấy loại? đó là những loại nào?
? Có mấy kiểu gân lá?
? Có mấy loại kiểu hạt?
- H/S : trả lời.
 - Gv treo tranh H. 42.1 y/c h/s thực hiện lệnh tam giác ( SGK - 137 ) + đọc thông tin SGK. làm bài tập vào bảng SGK
- H/s: hoạt động nhóm làm bài tập. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung ( nếu có)
- Gv nhận xét đúng, sai.
? Nhìn vào bảng trên hãy cho biết cây 1 lá mầm khác cây 2 lá mầm ở điểm gì?
- 1 h/s kết luận.
- Gv chốt lại: Số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân biệt lớp 1 lá mầm và 2 lá mầm...
.
- Gv y/c h/s quan sát mẫu vật đã mang đến + H.42.2 làm bài tập điền vào bảng sau:
tên cây
rễ
thân
kiểu gân lá
Thuộc lớp
Một lá mầm
Hai lá mầm
Dâm bụt
x
lúa
x
bưởi
cọc
gỗ
mạng
x
cà dại
x
cỏ mầm trầu
x
cỏ gấu
x
tre
x
- H/s: hoạt động nhóm. đ/d nhóm chữa bài. nhóm khác nhận xét ( nếu có)
- Gv nhận xét.
Bảng phụ I:
Đặc điểm
Lớp 1 lá mầm
lớp 2 lá mầm
rễ
 rễ chùm
 Rễ cọc
Kiểu gân lá
 gân song song
gân hình mạng
Số cánh hoa
 6 cánh( hoặc 3 cánh vdụ như: cây rau mác)
5 cánh ( hoặc 4 cánh như: Mẫu đơn)
Thân
thân cỏ, cột
Thân gỗ, leo
Hạt
Phôi có 1 lá mầm
Phôi có 2 lá mầm
4. Củng cố
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm nhận biết cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
- Đánh giá giờ.
5. Dặn dò.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
Ngày soạn:.../2/ 2011.
Ngày dạy:.../ 2/ 2011.
( Tiết ... lớp 6).
------------------- 
Tiết 51.
Ôn tập
I. Mục tiêu
Khi học xong bài này HS:
- Củng cố được các kiến thức đã học.
- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên tranh và trên thực tế.
- Hiểu rõ chức năng phù hợp với cấu tạo.
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm 
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong nhóm.
- Kĩ năng trình bày ngắn ngọn xúc tích, sáng tạo.
III.Phương pháp dạy học:
- Hỏi và trả lời.
- Dạy học nhóm.
- Trực quan.
IV. Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh vẽ các hình trong nội dung đã học.
- HS: Sự chuẩn bị theo nội dung SGK, nội dung đã học.
V. Tiến trình bài giảng
1. Tổ chức: Tổng số:...... vắng:....
2. Kiểm tra bài cũ: trong khi ôn tập.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động thầy trò
I. Kiến thức cần nhớ.
a. Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính
*Thụ phấn
Tự thụ phấn
Đặc điểm
Giao phấn
+ Thụ phấn nhờ gió
+ Nhờ sâu bọ
*. Thụ tinh, kết hạt, tạo quả và tạo quả.
- Nảy mầm của hạt phấn
- Thụ tinh
- Tạo quả
b. Chương VII: Quả và hạt
- Đặc điểm các loại quả
- Hạt và các bộ phận của hạt
- Phát tán
- Những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm.
( GV dùng câu hỏi thảo luận các nội dung).
c. Chương VIII: Các nhóm thực vật
Cấu tạo
Tảo
Vai trò
Đặc điểm
Rêu 	Sự phát triển của rêu
Vai trò
Quyết 	 Đặc điểm của dương xỉ 	 Cơ quan sinh sản
 Vai trò
 cơ quan sinh dưỡng.
Thụ phấn là gì?
? thế nào là hoa tự thụ phấn?
? Những cây có hoa nở về ban đem như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điêm
? Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ?
? Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
? Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
? Phân biệt thụ phấn với thụ tinh?
? Dựa vào đặck điểm nào để phân biệt quả khô hay quả thịt? Hãy lấy ví dụ về 3 loại quả?
? Nêu những điều kuện cần cho hạt nảy màm?
? Nêu cấu tạo của tảo?
So sánh tảo với cây xanh có gì khác nhau?
? vai trò của tảo?
? So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?
? Rêu có gì khác cây có hoa?
?So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu vớidương xỉ? Cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ.
5. Dặn dò:
- về nhà ôn tập.
- Học bài trọng tâm : các loại quả, sự phát tán, tảo, dương xỉ, những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Giờ sau kiểm tra 45 phút.
Ngày soạn:.../2/ 2011.
Ngày dạy:.../ 2/ 2011.
( Tiết ... lớp 6).
------------------- 
Tiết 52
Kiểm tra 45 phút
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Thực hiện nội dung kiểm tra theo đúng yêu cầu.
- Có kĩ năng tư duy làm bài.
- Có thái độ nghiêm túc khi kiểm tra.
II. Ma trận đề kiểm tra:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
tn
tl
tn
tl
tn
tl
Chương 6
C8(2)
C7(2)
chương 7
C1( 0,5)
C6(2)
C2(0,5)
chương 8
C4(0,5)
C3(0,5)
C5(2)
Tổng số câu
4 câu
2 câu
2câu
Tổng điểm
3,5 điểm
4điểm
2,5 điêm
III. Các bước lên lớp:
1. Tổ chức: Tổng số:...... Vắng:..... 
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới
Đề bài
I. Trắc nghiệm ( 4 điểm)
. Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả khô:
a. Quả cà chua, ớt, quả thìa là, chanh
b. Quả lạc, quả dừa, đu đủ, quả táo ta
c. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả cải, quả đậu Hà Lan.
d. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối, quả nho.
Câu 2: Sự phát tán là gì?
a. Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió
b. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật
c. Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống
d. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi.
Câu 3: Tảo là thực vật bậc thấp vì:
a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
b. Sống ở nước
c. Chưa có rễ, thân, lá
Câu 4: Dương xỉ tiến hoá hơn rêu vì:
a. Có lá non cuộn lại ở đầu
b. Cây non mọc ra từ nguyên tản
c. Rễ, thân, lá có mạch dẫn.
Câu 5: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:
	Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có ..(1) , chưa có .(2). thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có ..(3) Rêu sinh sản bằng (4).. được chứa trong .(5).. , cơ quan này nằm ở  (6) .. cây rêu.
II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu6: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
Câu 7: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
Câu 8:so sánh sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ?
Đáp án - Biểu điểm
I. Trắc nghiệm ( 4 điểm ).
 Câu 1- 4: Mỗi câu đúng 0,5 điểm
 Câu 5:Điền đủ nội dung: 2 điểm
 1. Thân, lá	4. Bào tử
 2. Rễ	 5. Túi bào tử
 3. Mạch dẫn	6. Ngọn
II. Tự luận ( 6 điểm)
 Câu 6:- Trả lời được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm: 2 điểm
 Câu 7:- Nêu được ích lợi của việc nuôi ong trong vườn: 2 điểm
Câu 8: so sánh được sự khác nhau ( 2 điểm).
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa
đầy đủ hoặc c.tạo phức tạp, màu sắc sặc sỡ.
Tiêu giảm
Nhị hoa
Hạt phấn to, dính và có gai
Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
Nhuỵ hoa
Đầu nhuỵ thường có chất dính
đầu nhuỵ dài và nhiều lông.
Đặc điểm khác
Có hương thơm , mật ngọt
Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành.
4. Củng cố.
- GV nhận xét, đánh giá giờ
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 43- 52KT1tiet.doc