Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá

Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho sự tạo chất hữu cơ ở lá.

- Phân biệt được 3 kiểu gân lá.

- Phân biệt được lá đơn và lá kép.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết và kỹ năng hoạt động nhóm.

 

doc 9 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2406Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Cần Kiệm
Chuyên đề: Tích hợp môi trường
Người thực hiện: Hoàng Thị Hạnh
Chương IV: Lá
Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho sự tạo chất hữu cơ ở lá.
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá.
- Phân biệt được lá đơn và lá kép.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết và kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Trọng tâm:
- Đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng.
4. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp
- Quan sát nghiên cứu và thảo luận nhóm.
III. Phương tiện:
GV: - Máy chiếu
- Mẫu vật: 1 bộ: lá đơn ( bàng, mít), lá kép ( lá xấu, hoa hồng,...)
 gân lá hình mạng ( bàng, mít,...), gân song song ( lá lúa), gân hình cung ( 
 lá địa tiền, lá bèo Nhật Bản.
 Cách xếp lá ( cành ổi, cành dâu, cành trúc anh đào)
HS: Mỗi nhóm 1 bộ mẫu vật ( như GV)
IV. Tiến trình
1. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong bài)
2. Vào bài:
	Cơ quan sinh dưỡng của cây có hoa gồm rễ, thân và lá. ở 2 chương trước chúng ta đã tìm hiểu về các đặc điểm của rễ và thân và qua đó chúng ta cũng thấy được rễ và thân có vai trò rất quan trọng đối với môi trường. Vậy còn lá có vai trò gì với môi trường hay không chúng ta cùng đi tìm hiểu ở chương 4:
Chương 4: Lá
	Trong chương 4: Chúng ta tìm hiểu về các đặc điểm của lá: Đặc điểm bên ngaòi, cấu tạo trong của lá các hoạt động sinh lý của lá.
	Lá là bộ phận rất quan trọng của cơ quan sinh dưỡng, có chức năng tạo ra chất hữu cơ để nuôi cây. Vậy lá có đặc điểm bên ngoài như thế nào để thực hiện chức năng đó.
	Ngoài chức năng đối với cây. Lá còn có những ảnh hưởng tới môi trường.
	Vậy những đặc điểm đó là gì ? Những ảnh hưởng đó là gì ? đ Chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết 22.
Tiết 22: Đặc điểm bên ngoài của lá
3. Bài mới:
GV: Chức năng quan trọng nhất của lá cây là gì ?
Là chức năng quang hợp tạo ra chất hữu cơ để nuôi cây mà lá muốn quang hợp được phải nhận được ánh sáng. Vậy lá có đặc điểm bên ngoài như thế nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng đ I.
GV: Yêu cầu học sinh các nhóm để mẫu vật lên bàn.
GV: Giới thiệu sơ lược về lá.
HS: Quan sát lá cây và xác định các bộ phận của lá.
? Lá gồm những bộ phận nào ?
HS: Trả lời.
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét: Chiếu H. 19.1: Xác định được các bộ phận của lá.
GV: Phiến lá ở Hình A khác Hình B ở chỗ nào ?
HS: Hình A: nhiều lá con
 Hình B: 1 phiến
GV: Hình A: nhiều lá con ( gọi chung là 1 phiến lá) và sự khác nhau về lá ở Hình A và Hình B chúng ta tìm hiểu kỹ hơn ở mục sau.
GV: Yêu cầu HS quan sát lá lúa (....)
? Xác định các bộ phận của lá lúa
HS: Xác định.
GV: Cuống của lá lúa và 1 số loại lá khác ôm vào thân cây hoặc cành để bảo vệ thân đ gọi là bẹ lá.
GV: Trong các bộ phận của lá, bộ phận góp phần quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng của lá. Đó là phiến lá. Vậy phiến lá có đặc điểm gì ?
- Chiếu H 19.2 và chiếu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập:
Đánh dấu vào các câu trả lời đúng trong những câu sau:
a) Phiến lá có hình bản dẹt.
b) Phiến lá là phần rộng nhất của lá.
c) Tất cả các loại phiến lá đều có hình dạng kích thước giống nhau.
d) Phần lớn phiến lá có màu xanh lục.
GV: Gọi đại diện các nhóm trả lời nhóm khác nhận xét - bổ sung.
GV: Nhận xét đ Chiếu kết quả đúng.
- Các đáp án đúng của bài tập chính là những đặc chưng của các loại phiến lá.
? Những đặc điểm chung đó có tác dụng gì trong việc thu nhận ánh sáng ?
HS: Hứng được nhiều ánh sáng.
GV: Kết luận:
GV: Cho HS quan sát 1 số lá có màu đỏ
? Tại sao lá lại màu đỏ ?
GV: Giải thích: Vì trong lá màu đỏ có chứa nhiều sắc tố đỏ hơn sắc tố lục của hạt lục lạp đ biểu hiện màu đỏ.
GV: Lá cây có đặc điểm bên ngoài giúp lá nhận được nhiều ánh sáng tạo ra nhiều chất hữu cơ để nuôi cây. Còn đối với môi trường lá cây có tác động gì và ảnh hưởng gì ? Chúng ta cùng quan sát 1 số hình ảnh sau và cùng tìm hiểu.
GV: Chiếu 1 số hình ảnh thiên tai.
HS: Quan sát.
? Nguyên nhân của những hiện tượng trên ?
HS: - Do tác động của thiên nhiên ( gió bão, mưa, băng tan,...)
- Do tác động của con người ( chặt phá rừng) ( đặc biệt là chặt phá rừng đầu nguồn).
GV: Chiếu 1 số hình ảnh: 1 số hoạt động của con người gây ảnh hưởng tới môi trường.
? Tại sao chặt phá cây, chặt phá rừng lại gây hậu quả như vậy ?
HS: Trả lời.
GV: Giải thích thêm:
- Ngoài tác dụng của rễ, thân đối với môi trường, lá cây cũng có ý nghĩa lớn đối với môi trường: Khi có mưa lớn nhờ có lá cây che phủ nước chảy xuống chậm lại đ hạn chế được sạt lở đất, xói mòn đất. Do nước chảy chậm hơn nên nước được ngấm dần xuống đất đ tăng nguồn nước ngầm và hạn chế được lũ quét ở miền núi, lũ lụt ở miền xuôi và nhờ có nguồn nước ngầm đó đ hạn chế được hạn hán.
GV: Chiếu hình ảnh về rừng cây.
HS: Quan sát.
GV: 1 số bạn đã được đi tham quan rừng hoặc xung quanh nhà ở có nhiều cây.
? Chúng ta thấy không khí ở đó như thế nào ?
HS: Không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu.
? Tại sao không khí ở đó lại mát mẻ và dễ chịu.
HS: Vì ở đó nhờ có tán lá cây che bớt ánh nắng và ngăn bụi.
GV: Ngoài tác dụng ngăn bụi, che nắng, lá cây còn tạo ra nhiều khí oxi cho môi trường nên chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.
- Quy trình tạo oxi của lá cây chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài sau.
? Vậy lá cây có vai trò gì đối với môi trường ?
HS: Trả lời.
GV: ? Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường ?
HS: - Trồng thêm cây xanh, trồng thêm 
 rừng.
- Bảo vệ rừng và khai thác rừng 
 một cách hợp lý.
- Giữ vệ sinh môi trường xanh, 
 sạch.
- Tuyên truyền cho mọi người 
 cùng biết và cùng thực hiện: Bảo 
 vệ môi trường.
- GV: ở những nơi môi trường bị ô nhiễm có nên trồng thêm cây xanh không ?
HS: Có ( không)
GV: Có cần trồng thêm cây xanh. Càng những nơi ô nhiễm càng nên trồng nhiều cây xanh để cải tạo môi trường.
GV: Một trong những đặc điểm để phân loại lá đó là đặc điểm về gân lá.
GV: Chiếu H 19.3.
- Yêu cầu HS quan sát H.19.3 và đọc thông tin về các kiểu gân lá.
? Có mấy kiểu gân lá ? Đặc điểm của mỗi kiểu gân lá.
HS: Trả lời.
? Lấy ví dụ cho mỗi kiểu gân lá.
GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật và xác định các kiểu gân lá.
HS: Xác định.
GV: Gọi 1 số HS xác định các kiểu gân lá.
GV: Cho HS quan sát mẫu vật ( lá mít và lá sấu).
? Lá mít có mấy cuống, mấy phiến ?
? Lá sấu có mấy cuống, mấy phiến ?
HS: - Lá mít: có 1 cuống đ 1 phiến.
 - Lá sấu: 1 cuống to đ nhiều cuống đ nhiều phiến.
GV: Đó là đặc điểm khác nhau đó người ta chia lá thành 2 loại: lá đơn và lá kép.
GV: Chiếu H 19.4 và yêu cầu HS quan sát.
? Lá mồng tơi gồm mấy cuống và mấy phiến.
HS: 1 cuống + 1 phiến lá.
GV: 1 cuống + 1 phiến đ lá đơn.
? Lá hoa hồng gồm mấy cuống và mấy phiến.
HS: 1 cuống to đ nhiều cuống con. Mỗi cuống con mang 1 phiến lá ( lá chét)
GV: 1 cuống to đ nhiều phiến đ lá kép
? Vậy thế nào là lá đơn ? Ví dụ
HS: Trả lời.
? Thế nào là lá kép ? Ví dụ
HS: Trả lời
GV: Lá mọc trên cây không phải mọc tự do mà phải có kiểu cách của nó. Vậy có những kiểu nào ?
GV: Chiếu H 19.5
- Yêu cầu HS đọc thôn tin và quan sát H. 19.5.
- Chiếu bảng bài tập ( SGK 63)
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập 
GV: Gọi đại diện các nhóm trả lời.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét đ Kết quả đ Kết luận
STT
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
Có mấy lá mọc từ mấu thân
Kiểu xếp lá
1
Lá cây Dâu
1 lá
mọc cách
2
Lá cây Dừa cạn
1 lá
mọc đối
3
Lá cây dây huỳnh
3 lá
mọc vòng
? Qua bài tập: Em hãy cho biết có mấy kiểu xếp lá trên cây.
HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về vị trí các lá của mấu thân trên và mấu thân dưới ?
HS: Xếp so le nhau.
? Lá xếp so le nhau có lợi ích gì đối với việc nhận ánh sáng của lá.
HS: Trả lời.
I. Đặc điểm bên ngoài của lá
- Lá gồm: cuống lá, phiến lá và trên phiến lá có nhiều gân lá
1. Phiến lá:
- Phiến lá có màu xanh lục, có hình ảnh dẹt, là phần rộng nhất của lá đ giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.
* Vai trò của lá cây đối với môi trường:
- Hạn chế một số thiên tai ảnh tới môi trường ( hạn hán, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, xói mòn đất, gió bão,...)
- Không khí trong lành, mát mẻ.
2. Gân lá:
Có 3 kiểu gân lá:
- Gân hình mạng: lá gai, lá mít.
- Gân song song: lá rẻ quạt, lá lúa.
- Gân hình cung: lá địa liều, lá bèo Nhật Bản
3. Lá đơn và lá kép
a) Lá đơn: 
Mỗi cuống chỉ mang 1 phiến lá.
Ví dụ: lá hoa hồng.
b) Lá kép: gồm 1 cuống chính phân thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến lá.
Ví dụ: lá hoa hồng, lá sấu.
II. Cách xếp lá trên cây
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây
+ Mọc cách .
+ Mọc đối
+ Mọc vòng
- Các lá trên mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
4. Củng cố:
- Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
 Phiến lá: có đặc điểm gì giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
a) Phiến lá: gồm cuống lá và gân lá.
b) Phiến lá có màu xanh lục.
c) Phiến lá có hình bản dẹt là phần rộng nhất của lá.
d) Phiến lá có vai trò rất lớn đối với môi trường.
‚ Lá trên mấu thân xếp so le nhaucó tác dụng gì ?
a) làm cho lá có hình bản dẹt.
b) Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
c)
d)
5. Dặn dò:
- Các mẫu vật ( lá) về nhà ép đ bộ sưu tập lá.
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Đọc em có biết
- Xem trước bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21 Dac diem ben ngoai cua la.doc